Luận văn Quản lý tài chính tại trung tâm kỹ thuật điện ảnh

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 7

7. Kết cấu của luận văn . 7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNHTẠI ĐƠN

VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP. 8

1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập và quản lý tài chính tại

đơn vị sự nghiệp công lập. 8

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập. 8

1.1.2. Quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập. 12

1.1.3. Sự cần thiết quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập . 19

1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính tại đơn vị sự

nghiệp công lập . 21

1.2. Nội dung quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập. 24

1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính . 24

1.2.2. Ban hành quy định về quản lý tài chính. 26

1.2.3. Tổ chức thực hiện . 29

1.2.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch . 33

1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp công

lập và bài học rút ra cho Trung tâm kỹ thuật điện ảnh . 35

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp công lập. 35

1.3.2. Bài học rút ra cho Trung tâm kỹ thuật điện ảnh. 37

Tiểu kết chương 1. 39

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tài chính tại trung tâm kỹ thuật điện ảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho người lao động theo lương cấp bậc và chức vụ theo chế độ chung do Nhà nước ban hành. Nhà hát thực hiện chi trả thu nhập cho nghệ sĩ và người lao động theo nguyên tắc: Người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn. Bên cạnh đó, Nhà hát có chế độ bồi dưỡng theo sự vụ và theo kết quả hoạt động doanh thu qua mỗi chương trình, buổi diễn. Nhà hát từ lâu đã thực hiện cơ chế thưởng, phạt rất rõ ràng. Mỗi năm Nhà hát thực hiện tăng lương hai lần, nhưng những người vi phạm kỷ luật lao động có thể không được hưởng chế độ này và không được tăng lương. Hoạt đồng tài chính của Nhà hát được quản lý bằng Quy chế chi tiêu nội bộ do giám đốc Nhà hát ký ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2015. Quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở cho việc quản lý 37 tài chính của Nhà hát trong cơ chế tự chủ; là văn bản quản lý tài chính cơ bản của Nhà hát nhằm hướng tới các mục tiêu cơ bản là tiết kiệm cho phí, tăng nguồn thu cho Nhà hát để từ đó có thể nâng cao thu nhập cho nghệ sĩ và người lao động, làm cho họ có thể yên tâm phấn đấu, lao động sáng tạo, gắn bó với Nhà hát và nghề nghiệp chuyên môn. Đối với hoạt động biểu diễn phục vụ mục đích chính trị trong nước, Nhà hát đảm nhận chi phí theo Quyết định 21/2015 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phòng Kế toán Tài chính có trách nhiệm đề xuất tỷ lệ trích quỹ từ Quỹ Phúc lợi; Quỹ Ổn định thu nhập và Quỹ Phát triển sự nghiệp của Nhà hát. Có thể thấy: từ những ngày đầu tiên bước vào cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Nhà hát đã gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ. Dần dần với sự năng động, sáng tạo và nỗ lực của toàn thể cán bộ, nghệ sĩ và người lao động trong đơn vị, Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam đang là đơn vị dẫn đầu về doanh thu cũng như thu nhập của nghệ sĩ và người lao động trong số các Nhà hát Quốc gia thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. 1.3.2. Bài học rút ra cho Trung tâm kỹ thuật điện ảnh Thứ nhất, đối với công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: cần xây dựng và phê duyệt quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định,công khai, dân chủ; bám sát các văn bản quy phạm còn hiệulực. Cần phải có quy định cụ thể về việc quản lý thu chi đối với một số khoản thu sự nghiệp của đơn vị như: quy định về sử dụng, quản lý tài sản, trích khấu hao tài sản, nghĩa vụ nộp thuế của đơn vị trong hoạt động dịch vụ. Thứ hai, đối với công tác lập và giao dự toán. Trung tâm đã được cấp có thẩm quyền giao tự chủ, ấn định số NSNN bảo đảm trong thời kỳ tự chủ, vì vậylập, giao dự toán kinh phí chi thường xuyên thường cần phải nêu rõ nguyên nhân dự toán tăng thêm, hoặc giảm so với số NSNN cấp ổn định trong thời kỳ tự chủ.Lập, giao dự toán chi thường xuyên cần phải bao gồm cả các khoản chi đầu tư, mua sắm tài sản cố định giá trị lớn, chi dự án sửa chữa lớn. 38 Đối với dự toán chi không thường xuyên: lập dự toán chi không thường xuyên phải rõ chi tiết nội dung theo từng nhiệm vụ kế hoạch được giao;kế hoạch mua sắm tài sản cố định phải có căn cứ để xác định giá trị tài sản mua sắm; lập dự toán đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn cần đúng định mức, đơn giá, phù hợp biện pháp thi côngvv. Thứ ba, đối với việc thực hiện dự toán và thanh quyết toán các nguồn kinh phí:ban hành quy định thu phí cần đúng thẩm quyền, nằm trong danh mục phí, lệ phí theo quy định của nhà nước. Không thực hiện thu hoặc thu phí, lệ phí với mức thu cao hơn khung mức thu do nhà nước quy định. Hạch toánđúng sổ kế toán và báo cáo tài chính các khoản thu phí, lệ phí. Kê khai, quyết toán thu phí, lệ phí phải đúng thời hạn quy định; kê khai đầy đủ số phí, lệ phí phải nộp vào NSNN Đối với thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ: cần phải sử dụng hóa đơn GTGT khi thu dịch vụ, lệ phí. Đối với các khoản chi thường xuyên:Chi thanh toán khoán chi như: điện thoại di động và điện thoại cố định tại nhà riêng; khoán văn phòng phẩm, chi tiền làm thêm giờ, chi thanh toán công tác phí, chi phí hội nghị, hội thảo phải đúng tiêu chuẩn định mức (tiêu chuẩn, định mức nhà nước ban hành hoặc đơn vị ban hành được quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ). Chi các loại phụ cấp ( hụ cấp vùng miền, phụ cấp khó khăn, phụ cấp đặc thù ngành) phải đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức. Chi thanh toán không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ, thiếu thủ tục theo quy định; Đối với các khoản chi không thường xuyên: lập dự toán chi tiết theo nội dung nhiệm vụ chi trình duyệt và chi thanh toánđúng tiêu chuẩn định mức (tiêu chuẩn, định mức nhà nước ban hành hoặc đơn vị ban hành được quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ). Thứ tư, đối với việc thực hiện các khoản nghĩa vụ phải nộp NSNN:Tính đúng, tính đủ phần phải nộp ngân sách đối với một số khoản thu phí, lệ phí phải nộp NSNN;thực hiện đầy đủ việc khấu trừ thuế thu nhập các nhân khi 39 thực hiện chi trả các khoản thù lao, chi dịch vụ cho cá nhân trong và ngoài đơn vị. Tính chính xác doanh thu nộp thuế GTGT. Thứ năm, đối với việc xác định số tiết kiệm chi ( hoặc chênh lệch thu chi ): xác định tổng chênh lệch thu chi không đúng do: hạch toán phản ánh phải đầy đủ các nguồn thu phí, lệ phí, nguồn kinh doanh dịch vụ;Thanh quyết toán rõ ràng giữa nguồn chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên. Thứ sáu, đối với việc trích lập, quản lý sử dụng các quỹ: cần phải quy định rõ về trích lập các quỹ, phân phối thu nhập tăng thêm trong quy chế chi tiêu nội bộ; Chi trả thu nhập tăng thêm phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, sự đóng góp của cá nhân trong năm, không được tính cào bằng.Chi sử dụng các quỹ phát triển sự nghiệp, khen thưởng, phúc lợi phải bảo đảm trình tự thủ tục quy định. Tiểu kết chương 1 Quản lý tài chính trong các ĐVSNCL là nội dung rất quan trọng nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý cũng như của nhân dân, đặc biệt hoạt động này diễn ra trong quá trình triển khai tự chủ tài chính tại các đơn vị này. Chương 1 của luận văn tập trungnghiên cứu các nội dung về lý luận liên quan đến quản lý tài chính trong ĐVSNCL như khái niệm, đặc điểm, nội dung của quản lý tàichính trong ĐVSNCL và có thể khẳng định rằng: Quản lý tài chính ĐVSNCLlà hoạt động của các chủ thể quản lý tài chính thông qua việc sử dụng có chủđịnh các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điềukhiển hoạt động của tài chính trong ĐVSNCL nhằm đạt được các mụctiêu đã định. Trên cơ sở khái niệm, đề tài luận văn đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính trong ĐVSNCL. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề này là tiền đềquan trọng để thực hiện việc nghiên cứu thực trạng tại chương 2 của luận văn. 40 41 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT ĐIỆN ẢNH 2.1. Khái quát về Trung tâm kỹ thuật điện ảnh 2.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Trung tâm Kỹ thuật Điện ảnh là đơn vị sự nghiệp công lập, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật điện ảnh. Trung tâm Kỹ thuật Điện ảnh có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Kỹ thuật Điện ảnh quy định tại Quyết định số 3669/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2018. - Trình Bộ trưởng VHTTDLchiến lược phát triển; kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm của Trung tâm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Thực hiện dịch vụ in tráng phim nhựa, dịch vụ kỹ thuật âm thanh và hình ảnh. - Sản xuất, liên kết sản xuất phim điện ảnh, phim video và các chương trình truyền hình theo quy định của pháp luật. - Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về sản xuất phim và phổ biến phim; thực hiện thông tin khoa học và công nghệ điện ảnh. - Tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa, điện ảnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật. - Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực thực hiện có của Trung tâm theo quy định của pháp luật 42 - Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự; thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm theo quy định pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch; tổ chức, tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, công nhân, người lao động của Trung tâm và ngành điện ảnh theo quy định của pháp luật - Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng VHTTDLgiao. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Trung tâm - Lãnh đạo Trung tâm gồm có Giám đốc và Phó giám đốc. + Giám đốc và Phó giám đốc do Bộ trưởng VHTTDLbổ nhiệm, miễn nhiệm theo các quy định hiện hành của Đảng và nhà nước về công tác cán bộ; + Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng, tổ chức trực thuộc; sắp xếp, bố trí viên chức, người lao động theo cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các phòng, tổ chức trực thuộc; xây dựng, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm; + Phó giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Trung tâm về lĩnh vực công tác được phân công hoặc ủy quyền phụ trách. - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Hành chính, tổng hợp; Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm - Các tổ chức trực thuộc: Xưởng in tráng phim; Xưởng kỹ thuật âm thanh và hình ảnh; Trung tâm dịch vụ văn hóa điện ảnh (hoạt động theo cơ chế tự trang trải) 43 2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm kỹ thuật điện ảnh 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại Trung tâm kỹ thuật điện ảnh theo Quyết định số 3669/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2018 đã sát nhập phòng Kế hoạch – tài vụ thành một bộ phận của phòngHành chính, tổng hợp và có nhiệm vụ: - Tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm, lập báo cáo và gửi đúng hạn các báo cáo tài chính lên Bộ VHTTDL - Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, ngắn hạn và dài hạn. - Lập dự toán hàng năm, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch ngân sách trình Bộ VHTTDL phê duyệt. - Thực hiện quản lý thu, chi các nguồn kinh phí được giao thực hiện nhiệm vụ, dự án chuyên môn điện ảnh ngân sách cấp theo đúng qui định hiện hành. - Thực hiện chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ, chủ động đề xuất điều chỉnh bổ sung các định mức tiêu chuẩn trong quy chế cho phù hợp với hiện hành và nguồn thu tài chính hàng năm. - Phối hợp, quản lý theo dõi toàn bộ tài sản như mua sắm, sử dụng, kiểm kê, thanh lý - Thực hiện lập, gửi và chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính hàng quý, năm với Bộ VHTTDL theo đúng Luật Ngân sách, Luật Kế toán và các quy định khác. - Cung cấp đầy đủ, kịp thời số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan đến quản lý tài chính của đơn vị theo yêu cầu của Ban Giám đốc, của Bộ VHTTDL, - Lưu giữ, bảo quản chứng từ, sổ sách và tài liệu kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán. Hình 2.1 Bộ máy quản lý t người. Trình độ Đại học có 0 của từng kế toán như sau: - Kế toán trưởng: + Chịu trách nhiệm tham m chính kế toán và quản lý nguồn thu theo quy định của pháp luật xây dựng quy chế chi ti + Tổng hợp, xây dựng ch sách hàng năm; thuyết minh, giải tr tư để được bố trí ngân sách nă + Chịu trách nhiệm, kiểm tra, h mua sắm, luân chuyển chứng từ theo đúng quy định của Luật kế toán v Luật NSNN Kế toán tổng hợp 44 : Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại Trung tâm kỹ thuật điện ảnh (Tác giả tổng hợp, 2019) ài chính của Trung tâm kỹ thuật điện ảnh 3 người, Cao đẳng 01 người. Nhiệm vụ cụ thể ưu cho Giám đốc Trung tâm về công tác t êu nội bộ, quy chế tài chính, quy chế mua sắm... ương trình, kế hoạch, dự toán thu chi ngân ình với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch v m. ướng dẫn các bộ phận thực hiện Giám đốc Trung tâm Phòng Hành chính tổng hợp Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán thuế, thủ quỹ bao gồm 04 ài hiện hành; à đầu à 45 2. Kế toán tổng hợp: + Chịu trách nhiệm tập hợp chứng từ kế toán thực hiện việc hạch toán ghi sổ kế toán của Trung tâm; + Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định + Lưu trữ toàn bộ hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán hàng năm của Trung tâm theo quy định của nhà nước hiện hành. 3. Kế toán thanh toán: + Chịu trách nhiệm lập chứng từ thanh toán chuyển khoản kho bạc và ngân hàng; lập phiếu thu, phiếu chi, thực hiện đối chiếu kho bạc; + Theo dõi thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước...) và các khoản chi khác 4. Kế toán thuế, thủ quỹ: + Chịu trách nhiệm tính thuế và các khoản phải nộp NSNN. + Tính lương và các khoản phải trả nộp theo lương, làm đối chiếu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định. Theo dõi định mức lao động, theo dõi tiền làm thêm giờ; + Thực hiện nghiệp vụ thủ quỹ: thu, chi tiền mặt ghi sổ theo đúng quy định. Trên cơ sở nhiệm vụ, chức trách nhiệm vụ được giao, bộ phận kế toán tập hợp các chứng từ liên quan đến thu chi để giải quyết, nhằm đảm bảo công tác thực hiện dự toán. 2.2.2. Quy định về quản lý tài chính tại Trung tâm kỹ thuật điện ảnh Cơ chế tài chính của Trung tâm thực hiện theo quy định của Luật NSNN; Nghị định 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015 về quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL. Là ĐVSNCL đặc thù của ngành điện ảnh nên quan điểmcủa nhà quản lý trong đơn vị ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, quyđịnh cách thức tổ chức kiểm soát của Trung tâm kỹ thuật điện ảnh.Trung tâm xây dựng quy chế chi tiêu nộibộ làm căn cứ cho việc thực hiện công tác thu, chi. Bao gồm 46 chế độ thanhtoán lương, bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên trong biên chế, hợp đồng không xác định thời hạn. Chi cho nhân viên theo hợp đồng 68, hợp đồng do Trung tâm ký theo thẩm quyền. Chi sửa chữa, mua sắm hoặc nâng cấp nhỏ một số trang thiết bị chuyên ngành. Chi phúc lợi cho cán bộ, công nhân viên. Trung tâm kỹ thuật điện ảnh là ĐVSNCL có thu tựđảm bảo một phần chi phí hoạt động. Vì vậy,đối với các khoản thu từ hoạt động dịch vụ hậu kỳ phục vụ ngành điện ảnh như: in tráng, âm thanh, hậu kỳ kỹ thuật, thu từ hoạt động liên kết với Công ty cổ phần AVG, thu từ cho thuê trang thiết bị,Giám đốc trung tâm được tự quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể. Giám đốcđược chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về các mức chi quản lý, chihoạt động nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định, và các mức chi này phải được quy định trong Quy chếchi tiêu nội bộ của đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trung tâm phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các định mức chi tiêuphù hợp. Ban hành các văn bản quy định về cách thức, quy trình thực hiệnnhằm kiểm soát chặt chẽ các nội dung chi tại đơn vị trên tinh thần tiết kiệm,hiệu quả. Khai thác tốt các nguồn thu để đảm bảo cho các khoản chi thườngxuyên tại đơn vị, đầu tư mua sắm trang thiết bị, tăng thu nhập cho người laođộng, đóng góp cho ngân sách Nhà nước. 2.2.3. Tổ chức thực hiện 2.2.3.1. Lập kế hoạch tài chính Đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu của cácnguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi tài chính hàng năm của Trung tâm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Trung tâm khi lập dựtoán thu, chi tài chính của đơn vị mình cần căn cứ vào định mức, chế độ do cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ vào nhiệm vụ được giao củaTrung tâm năm kế hoạch. Việc lập dự toán có thể được thực 47 hiện theo một tronghai phương pháp: Phương pháp lập dự toán dựa trên cơ sở quá khứ, dựa vàokết quả hoạt động thực tế của năm trước liền kề, có điều chỉnh theo tỷ lệ tăngtrưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến và phương pháp lập dự toán dựa trên cơ sởnhiệm vụ , mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch. Do Trung tâm kỹ thuật điện ảnh là ĐVSNCL thuộc Bộ VHTTDL thực hiện tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên nên trung tâm sẽ là đơn vị dự toán cấp II, và nguồn thucủa Trung tâm bao gồm nguồn NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sựnghiệp và hoạt động dịch vụ của Trung tâm kỹ thuật điện ảnh. Trong đó, nguồn NSNN cấp cho Trung tâm được giao ổn định trong những năm vừa qua và hàng năm có thực hiện điều chỉnh theo các nhiệm vụ của nămkế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. Hàng năm, cơ quan tàichính căn cứ vào các quy định hiện hành về mức thu, đối tượng thu, số thu từnguồn lệ phí được để lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền, trên cơ sở đó xác định số kinh phí NSNN cấp cho Trung tâm để đảmbảo thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên. Đối với các khoản chi thường xuyên, Trung tâm tiến hành lập dự toán riêng theo từng nguồn, đối với từng mục nhóm chi trên cơ sở chế độ, định mức quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm. Dự toán các khoản chi không thường xuyên được lập cho từng nhiệm vụ chi phát sinh năm kế hoạch. Phương pháp lập dự toán thường được sử dụng tại Trung tâm là phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ. Các chỉ tiêu của dự toán năm sau sẽ được lập dựa trên cơ sở kết quả hoạt độngthực tế của năm trước liền kề và thực hiện điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng vàtỷ lệ lạm phát dự kiến. Dự toán thu Nguồn tài chính của Trung tâm kỹ thuật điện ảnh bảo gồm: 1. Kinh phí NSNN cấp 2. Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật 48 3. Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh Bảng 2.1: Dự toán thu của Trung tâm kỹ thuật điện ảnh giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: triệu đồng TT Nội dung Năm 2016 2017 2018 1 Dự toán NSNN cấp 6,385,319,486 4,750,000,000 4,864,822,600 1.1 Kinh phí thường xuyên 4,000,000,000 4,000,000,000 4,000,000,000 1.2 Kinh phí không thường xuyên 2,385,319,486 750,000,000 864,822,600 2 Dự toán thu hoạt động sự nghiệp 3,786,675,957 4,236,537,348 3,194,343,399 2.1 Thu hoạt động sản xuất 3,144,230,808 3,523,622,338 2,789,691,441 2.2. Thu hoạt động sản xuất kinh doanh TTDVVHĐA 634,803,562 704,608,642 404,651,958 2.3 Lãi suất ngân hàng 7,461,587 8,306,368 4,651,958 Tổng cộng 10,171,995,443 8,986,537,348 8,037,727,552 (Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm kỹ thuật điện ảnh) Nhìn vào bảng trên, nhận thấy trong tổng nguồn thu của Trung tâm kỹ thuật điện ảnh thì kinh phí NSNN cấp hàng năm vẫn chiếm tỷ lệ chính. Điều đó chứng tỏ khả năng tự chủ của Trung tâm hiện nay còn thấp. Nguồn thu phí từ hoạt động kinh doanh TTDVVHĐA, lãi suất ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu. Thậm chí năm sau còn thấp hơn năm trước. Dự toán thu của Trung tâm trong 02 năm 2016, 2017 được lập theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; đối với năm 2018 báo cáo tài chính thực hiện theo Thông tư107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. 49 Bảng 2.2:Dự toán chi ngân sách của Trung tâm kỹ thuật điện ảnh giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: triệu đồng TT Nội dung Năm 2016 2017 2018 1 Chi thường xuyên 4,000,000,000 4,000,000,000 4,000,000,000 Tiền lương 3,140,779,153 2,651,387,721 2,086,786,137 Phụ cấp lương 230,067,003 318,861,230 329,414,706 Phúc lợi tập thể 4,680,000 4,420,005 195,603,873 Các khoản đóng góp 434,786,804 505,689,791 524,473,488 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân 225,372,180 446,310,280 369,499,155 Thanh toán dịch vụ công cộng 155,535,053 289,730,914 341,392,764 Vật tư văn phòng 15,073,000 17,703,000 24,797,000 Thông tin, tuyên truyền , liên lạc 55,374,072 38,991,509 67,787,479 Công tác phí 57,787,149 65,382,711 72,090,000 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên 156,713,000 25,625,000 27,466,000 Chi khác 81,564,067 20,551,962 Chi lập các quỹ của đơn vị thực hiện khoán chi và ĐVSNCL 334,365,042 173,688,211 124,423,571 2 Chi không thường xuyên 2,385,319,486 750,000,000 864,822,600 Thanh toán dịch vụ công cộng 179,422,784 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 3,749,700 Hội nghị 466,800,000 497,799,912 494,895,000 Chi phí thuê mướn 363,406,484 2,200,000 268,000,000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành 179,494,000 249,064,000 249,064,000 Chi hỗ trợ giải quyết việc làm 391,319,486 114,822,600 Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn 800,000,000 Tổng cộng 6,385,319,486 4,750,000,000 4,864,822,600 (Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm kỹ thuật điện ảnh) 50 Dự toán chi Bộ phận kế toán thuộc phòng Hành chính tổng hợp tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về công tác quản lý tài chính kế toán của Trung tâm. Bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng các định mức khoán chi, xây dựng các quy trình mua sắm tài sản, luân chuyển chứng từ, theo dõi lương, phụ cấp, BHXH nhằm tính toán chính xác số tiền chi của đơn vị, đồng thời làm cơ sở chính xác cho việc xây dựng dự toán. Trong phạm vi nguồn kinh phí được giao, Trung tâm chủ động bố trí, sử dụng kinh phí bảo đảm các nội dung, yêu cầu công việc được giao theo tiêu chuẩn, định mức, mức chi hiện hành do nhà nước và Bộ tài chính quy định. 2.2.3.2. Triển khai thực hiện kế hoạch Quản lý thu Thứ nhất, quản lý thu từ nguồn kinh phí NSNN cấp. Nguồn kinh phí NSNN cấp hàng năm cho TTKTĐA gồm: - Kinh phí chi hoạt động thường xuyên bao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho cán bộ tại Trung tâm; các khoản chi theo quy định phục vụ cho hoạt động bộ máy của Trung tâm. - Kinh phí không thường xuyên: Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ theo đúng chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật điện ảnh. Trên cơ sở giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chingân sách của Bộ VHTTDL, Vụ kế hoạch tài chính thẩm tra phương án phân bổ dự toán chiNSNN, Trung tâm tiến hành phân bổ và phê duyệt dự toán chi tiết theo từngnội dung tới các phòng, ban chuyên môn để thực hiện. Ngoài ra, Trung tâmcũng gửi quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách của Bộ VHTTDL, văn bảnthẩm tra phân bổ của Vụ kế hoạch tài chính, các quyết định phê duyệt dự toán của đơnvị đến Kho bạc nhà nước Ba Đình nơi giao dịch để theo dõi, quản lý, thực hiện thu, chi và kiểmsoát chi. 51 Cũng qua bảng tổng hợp nguồn thu của Trung tâm cho thấy kinh phí ngân sách sử dụng giảm theo các năm. Năm 2017 giảm 26% so với năm 2016; năm 2018 giảm 24% so với năm 2016. Trong đó kinh phí NSNN bảo đảm hoạt độngchi thường xuyên vẫn giữ nguyên; chỉ có kinh phí NSNN không thường xuyên là có sự thay đổi. Nguyên nhân do Trung tâm tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ. Bên cạnh đó, các mục chi của Trung tâm cũng giảm như: chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định. 52 Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn thu của Trung tâm kỹ thuật điện ảnh giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: triệu đồng TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự toán Thực hiện % TH/ DT Dự toán Thực hiện % TH/ DT Dự toán Thực hiện % TH/DT 1 NSNN cấp 6,385,319,486 6,384,755,970 4,750,000,000 4,749,063,912 4,864,822,600 4,858,781,600 1.1 Kinh phí thường xuyên 4,000,000,000 4,000,000,000 100% 4,000,000,000 4,000,000,000 100% 4,000,000,000 4,000,000,000 100% 1.2 Kinh phí không thường xuyên 2,385,319,486 2,384,755,970 99% 750,000,000 749,063,912 99% 864,822,600 858,781,600 99% 2 Nguồn thu hoạt động sự nghiệp 3,786,675,957 3,786,675,957 4,236,537,348 4,236,537,348 3,194,343,399 3,194,343,399 2.1 Thu hoạt động sản xuất 3,144,230,808 3,151,872,395 100% 3,523,622,338 3,531,928,706 100% 2,789,691,441 2,789,691,441 100% 2.2 Thu hoạt động sản xuất kinh doanh TTDVVHĐA 634,803,562 634,803,562 100% 704,608,642 704,608,642 100% 404,651,958 404,651,958 100% 2.3 Lãi suất ngân hàng 7,461,587 8,306,368 4,651,958 Tổng cộng 10,171,995,443 10,171,431,927 8,986,537,348 8,985,601,260 8,059,165,999 8,053,124,999 53 Thứ hai, quản lý nguồn thu sự nghiệp - Nguồn thu từ hoạt động sản xuất, cụ thể như: + Đáp ứng dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, tư vấn thiết kế, thẩm định kỹ thuật, thi công lắp đặt, bảo hành, bảo trì, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực: Văn hóa thông tin, điện ảnh, nhiếp ảnh, phát thanh, truyền hình, viễn thông, giáo dục, y tế, môi trường, nội thất, quảng cáo... + Chuyê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_tai_chinh_tai_trung_tam_ky_thuat_dien_anh.pdf
Tài liệu liên quan