Luận văn Đánh giá công chức tại sở tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ

CÔNG CHỨC

1.1. Những vấn đề chung về công chức. 8

1.1.1. Định nghĩa công chức--------------------------------------------------- 8

1.1.2. Phân loại công chức---------------------------------------------------- 11

1.1.3. Đặc điểm công chức Sở Tài nguyên và Môi trường --------------- 12

1.2. Đánh giá công chức. 13

1.2.1. Khái niệm, mục đích đánh giá công chức --------------------------- 13

1.2.2. Các văn bản quy định về đánh giá công chức ---------------------- 15

1.2.3. Nguyên tắc đánh giá công chức -------------------------------------- 17

1.2.4. Tiêu chí đánh giá công chức ------------------------------------------ 20

1.2.5. Phương pháp đánh giá công chức ------------------------------------ 23

1.2.6. Quy trình đánh giá công chức----------------------------------------- 26

1.3. Bài học kinh nghiệm về đánh giá công chức. 30

1.3.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới --------------------------- 30

1.3.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương ở nước ta ----------------------- 35

Tiểu kết Chương 1 . 38

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI CƠ QUAN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Những vấn đề chung về công chức Sở Tài nguyên và Môi trường.39

2.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Sở Tài nguyên và Môi trường--------------------------------------------------- 39

2.1.2. Thực trạng đội ngũ công chức Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi

pdf117 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công chức tại sở tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phòng ngừa, bảo vệ, khắc phục, cải tạo môi trường, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ, để xác định thiệt hại đối với môi trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; chủ trì xây dựng năng lực và huy động lực lượng khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố gây ra theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, sửa đổi, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để; xác nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để; kiểm tra công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm, môi trường nghiêm trọng, việc thực hiện hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích theo quy định của pháp luật; công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn theo quy định; Thực hiện việc đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về môi trường và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật; Chủ trì tổng hợp, cân đối nhu cầu kinh phí, thẩm định kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trường hàng năm của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế 47 hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trường sau khi được phê duyệt; Tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, bồi thường và phục hồi môi trường, thu phí và lệ phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương (nếu có); Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường và đa dạng sinh học của địa phương; tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc, quản lý số liệu quan trắc môi trường và đa dạng sinh học theo thẩm quyền; Tổ chức điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, đánh giá các hệ sinh thái, loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm) và nguồn gen bị suy thoái; đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp, mô hình bảo tồn, phục hồi, sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học tại địa phương; Hướng dẫn, tổ chức điều tra, lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại và thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; hướng dẫn kiểm tra các hoạt động về quản lý nguồn gen trên địa bàn tỉnh; Tổ chức thu thập, quản lý, thống kê, lưu trữ và cung cấp dữ liệu về môi trường; xây dựng, cập nhật, duy trì và vận hành hệ thống thông tin, tư liệu, cơ sở dữ liệu môi trường cấp tỉnh; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh; tổ chức đánh giá, dự báo và cung cấp thông tin về ảnh hưởng của ô nhiễm và suy thoái môi trường đến con người, sinh vật; 48 tổng hợp và công bố thông tin về môi trường cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học. * Về khí tượng thủy văn: Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng ở địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện; Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn chuyên dùng; tham gia xây dựng phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, kiểm tra việc thực hiện các quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai trên địa bàn; Thẩm định nội dung về khí tượng thủy văn trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng ở địa phương theo quy định của pháp luật; Thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, thiết bị đo của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng, thiết bị quan trắc, định vị sét do địa phương xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang an toàn kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn của Trung ương trên địa bàn; Thu thập, khai thác và sử dụng dữ liệu về khí tượng thủy văn ở địa phương theo quy định của pháp luật. * Về biến đổi khí hậu: Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương; hướng dẫn, điều phối việc tổ chức thực hiện; 49 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi của Sở Tài nguyên và Môi trường trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu, các đề án, dự án, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu trong các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án biến đổi khí hậu trên địa bàn quản lý; Theo dõi, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và phát triển kinh tế - xã hội để đề xuất các biện pháp ứng phó; Hướng dẫn thực hiện các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương; thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. * Về đo đạc và bản đồ: Thẩm định hồ sơ và đề nghị Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cấp, cấp bổ sung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật; Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy hoạch, kế hoạch; giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, thẩm định chất lượng các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ; quản lý hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ tại địa phương; quản lý việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ; quản lý việc bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ theo quy định; Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tại địa phương; Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật. * Về quản lý tổng hợp thống nhất biển và hải đảo (đối với các tỉnh có biển, đảo): 50 Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích, lồng ghép các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo phù hợp với các mục tiêu về bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án quản lý tổng hợp biển, vùng ven biển, hải đảo thuộc địa bàn cấp tỉnh; Thống kê, đánh giá tài nguyên, tiềm năng và thực trạng khai thác, sử dụng các vùng biển, ven biển, hải đảo và đề xuất nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo của địa phương; Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các đề án, dự án nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển trên địa bàn cấp tỉnh; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Tổ chức thực hiện quan trắc biến động và dự báo xu thế biến động; xác định các vùng bờ biển dễ bị tổn thương và biến đổi lớn (bãi bồi, vùng biển xói lở, vùng bờ cát, rừng phòng hộ và đất ngập nước ven biển) trên địa bàn quản lý; đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ bờ biển; Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật; Thẩm định các quy hoạch chuyên ngành về khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, quy hoạch mạng lưới dịch vụ, đề án thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường; Tổ chức thực hiện việc đăng ký, cấp phép đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 51 Điều tra, đánh giá và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường biển và hải đảo từ các nguồn phát sinh do các hoạt động khai thác, sử dụng biển, hải đảo và các sự cố hoặc thiên tai trên biển trên địa bàn cấp tỉnh; Chủ trì thẩm định, đánh giá hiệu quả về sử dụng tài nguyên và các tác động về môi trường đối với các dự án, công trình khai thác, sử dụng biển, hải đảo thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham gia thẩm định các đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn về công tác bảo tồn biển trên địa bàn tỉnh; Phối hợp theo dõi, giám sát sự cố tràn dầu trên biển, các hoạt động chuyên ngành về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển, vùng ven biển và hải đảo; Xây dựng và tổ chức quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trắc tài nguyên và môi trường biển, cảnh báo và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển thuộc phạm vi quản lý của Sở; Kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn; phối hợp với các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo thuộc phạm vi quản lý. * Về viễn thám: Chủ trì tổng hợp nhu cầu khai thác, sử dụng dữ liệu viễn thám của địa phương; đề xuất việc mua, trao đổi dữ liệu viễn thám trong nước và quốc tế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Quản lý, lưu trữ, bổ sung, cập nhật, công bố dữ liệu viễn thám và xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám của địa phương để cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. * Về thông tin tư liệu và ứng dụng công nghệ thông tin: Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thu thập, cập nhật, lưu trữ, và khai thác thông tin tư liệu tài nguyên và môi trường; ứng dụng, phát triển 52 công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường của địa phương thuộc phạm vi quản lý của Sở; Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý của Sở; Tổ chức thực hiện công tác tin học hóa quản lý hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở; hướng dẫn, kiểm tra, quản lý các hệ thống thông tin và các phần mềm quản lý chuyên ngành; Quản trị vận hành hạ tầng kỹ thuật, duy trì hoạt động của cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, thư viện điện tử, bảo đảm việc cung cấp dịch vụ hành chính công trên mạng thuộc phạm vi quản lý của Sở; Bảo đảm an toàn và bảo mật hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu điện tử về tài nguyên và môi trường; quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý của Sở. * Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. * Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. * Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ về tài nguyên và môi trường. Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các đề tài, đề án, dự án nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ có liên quan đến tài nguyên và môi trường của địa phương. * Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của địa phương. 53 * Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. * Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. * Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Sở; quản lý biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công chức thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và công chức chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. * Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. * Thống kê, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật. c) Cơ cấu tổ chức * Lãnh đạo Sở: 54 Sở Tài nguyên và Môi trường có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc; riêng Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 04 Phó Giám đốc; Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; báo cáo trước Hội đồng nhân dân, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo yêu cầu; Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và theo quy định của pháp luật; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức trực thuộc Sở theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân. Việc miễn nhiệm, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật. * Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ: Các tổ chức giúp việc cho Ban Giám đốc Sở gồm: Văn phòng; Thanh tra; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám; Phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; 55 Phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và Biển đảo; Chi cục Bảo vệ môi trường; Quản lý đất; Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường; Trung tâm Phát triển quỹ đất; Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường; Văn phòng Đăng ký đất đai; Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường 2.1.2. Thực trạng đội ngũ công chức Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh a) Số lượng công chức Từ năm 2012 đến năm 2017, số công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường giảm 7 người (giảm 3,43%), trong đó giảm mạnh nhất kể từ năm 2014 đến năm 2015 (giảm 7 người, chiếm 3,5%) trở đi do thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Kể từ khi Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường luôn thực hiện tốt công tác tổ chức thực hiện, góp phần tinh gọn đội ngũ cán bộ, công chức. Số lượng công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường được thống kê ở Hình 2.1. 56 Hình 2.1: Thống kê số lượng công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2012 - 2017 (Nguồn: Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường) 180 185 190 195 200 205 Số lượng (người) 203 200 199 192 190 196 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 b) Theo giới tính Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước: Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đạt từ 35 - 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết phải có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức hài hòa giữa nam và nữ. Từ cơ cấu giới tính công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường tại Hình 2.2 cho thấy tỷ lệ nữ qua các năm đạt tỷ lệ vượt chỉ tiêu theo yêu cầu tai Nghị quyết số 11-NQ/TW (năm 2012: 47,78%; năm 2013: 48%; năm 2014: 47,2%; năm 2015: 47,9%; năm 2016: 48,4%; năm 2017: 44,39%). Từ số liệu thống kê cho thấy, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường có sự quan tâm đúng mức, thấy được sự cần thiết tham gia bộ máy quản lý nhà nước của nữ tại Cơ quan Sở . 57 Hình 2.2: Tình hình số lượng, cơ cấu giới tính công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2012-2017 (Nguồn: Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường) 0 20 40 60 80 100 120 S ố l ư ợ n g ( n g ư ờ i) Nam 106 104 105 100 98 109 Nữ 97 96 94 92 92 87 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 c) Theo ngạch công chức Về cơ cấu ngạch công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường có số lượng công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương chiếm tỷ lệ không đáng kể; công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương chiếm đại đa số. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại số công chức giữ ngạch cán sự và ngạch nhân viên. Qua khảo sát về cơ cấu ngạch công chức từ năm 2012 đến năm 2017, cho thấy: Công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương có xu hướng dao động không nhiều (năm 2012: có 3 công chức, chiếm 1,48%; năm 2013: có 2 công chức, chiếm 1,00%; năm 2014: có 3 công chức, chiếm 1,50%; năm 2015: có 2 công chức, chiếm 1,48%; năm 2016: có 0 công chức, chiếm 0%; năm 2017: có 0 công chức, chiếm 0%), nguyên nhân là do số công chức này chủ yếu là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý lớn tuổi và đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. 58 Công chức giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương có xu hướng gia tăng về số lượng qua các năm (năm 2012: có 12 công chức, chiếm 5,91%; năm 2013: có 12 công chức, chiếm 6,00%; năm 2014: có 13 công chức, chiếm 6,53%; năm 2015: có 15 công chức, chiếm 7,81%; năm 2016: có 17 công chức, chiếm 8,95%; năm 2017: có 25 công chức, chiếm 12,7%). Số lượng công chức giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương chủ yếu là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương chiếm tỷ lệ cao qua các năm (năm 2012: có 149 công chức, chiếm 73,4%; năm 2013: có 147 công chức, chiếm 73,5%; năm 2014: có 149 công chức, chiếm 74,87%; năm 2015: có 143 công chức, chiếm 74,48%; năm 2016: có 141 công chức, chiếm 74,21%; năm 2017 có 142 công chức, chiếm 72,44%), đây cũng là lực lượng công chức có trình độ chuyên môn cao từ đại học trở lên có khả năng đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra của công tác quản lý hành chính nhà nước. Công chức giữ ngạch cán sự chiếm tỷ lệ đáng kể (năm 2012: có 22 công chức, chiếm 10,83%; năm 2013: có 21 công chức, chiếm 1,05%; năm 2014: có 18 công chức, chiếm 9,05%; năm 2015: có 17 công chức, chiếm 8,85%; năm 2016: có 17 công chức, chiếm 8,95%; năm 2017: có 14 công chức, chiếm 7,1%), chủ yếu được bố trí làm công tác văn thư của một số phòng, ban. Hiện nay số công chức này đã và đang tự học tập nâng cao trình độ và tham gia kỳ thi nâng ngạch công chức do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức định kỳ hàng năm. Công chức giữ ngạch nhân viên chủ yếu là bảo vệ, phục vụ, quản trị, lái xe thuộc Văn phòng Sở (năm 2012: có 17 công chức, chiếm 8,37%; năm 2013: có 16 công chức, chiếm 8,00%; năm 2014: có 16 công chức, chiếm 8,04%; năm 2015: có 15 công chức, chiếm 7,81%; năm 2016: có 15 công chức, chiếm 7,89%; năm 2017: có 15 công chức, chiếm 7,65%). 59 Hình 2.3: Tình hình số lượng, cơ cấu ngạch công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường, giai đoạn 2012-2017 (Nguồn: Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường) 0 20 40 60 80 100 120 140 160 S ố l ư ợ n g ( n g ư ờ i) Chuyên viên cao cấp 3 2 3 2 0 0 Chuyên viên chính 12 12 13 15 17 25 Chuyên viên 149 147 149 143 141 142 Cán sự 22 21 18 17 17 14 Nhân viên 17 16 16 15 15 15 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 d) Theo chuyên môn, nghiệp vụ Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức là một yêu cầu mang tính chất thường xuyên, liên tục và lâu dài. Với xu hướng chuyển từ một nền hành chính trai trị sang nền hành chính phục vụ, trình độ cán bộ, công chức phải từng bước được nâng cao để đáp ứng với tình hình mới của đất nước. Một số công chức chưa qua đào tạo được bố trí làm lái xe, bảo vệ, phục vụ. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường có trình độ chuyên môn như sau: Tiến sĩ: 02/196 người, chiếm tỷ lệ 1,02%; Thạc sĩ: 47/196 người, chiếm tỷ lệ 23,97%; Đại học: 126/196 người, chiếm tỷ lệ 64,28%; Cao đẳng: 05/196 người, chiếm tỷ lệ 2,55%; Trung cấp: 01/196 người, chiếm tỷ lệ 0,051%; chưa qua đào tạo: 15/196 người, chiếm tỷ lệ 7,65%. Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại Cơ quan, Sở Tài nguyên và môi trường cần đẩy mạnh công tác đào tạo, khuyến khích cán bộ, công 60 chức học tập nâng cao trình độ, trong đó chú trọng tăng số lượng công chức có trình độ từ Đại học trở lên, giảm dần công chức có trình độ dưới Đại học. Hình 2.4: Tình hình phân loại trình độ chuyên môn công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường, giai đoạn 2012-2017 (Nguồn: Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường) 0 20 40 60 80 100 120 140 S ố l ư ợ n g ( n g ư ờ i) Tiến sĩ 0 0 2 2 2 2 Thạc sĩ 37 39 40 39 39 47 Đại học 132 130 128 125 124 126 Cao đẳng 8 8 6 5 5 5 Trung cấp 9 7 7 6 5 1 Chưa qua đào tạo 17 16 16 15 15 15 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 đ) Theo trình độ lý luận chính trị Nếu như trình độ chuyên môn quyết định phần lớn điều kiện cần khả năng thực thi công vụ của công chức là trình độ chính trị là điều kiện đủ để tạo nên một công chức vừa hồng vừa chuyên. Trình độ lý luận chính trị còn bổ trợ cho công chức trong việc nhận thức diễn biến chính trị trong nước và quốc tế, giúp công chức nâng cao bản lĩnh chính trị, góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, công chức tại Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường có trình độ lý luận chính trị như sau: Cử nhân: 5/190 61 người, tỷ lệ 2,63%; Cao cấp: 10/190, chiếm tỷ lệ 5,26%; Trung cấp: 40/190, chiếm tỷ lệ 21%; Sơ cấp và chưa qua đào tạo: 135 người, chiếm tỷ lệ 71,1%. Theo kết quả thống kê tại Hình 2.5 cho thấy, số lượng công chức có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên tăng dần qua các năm, cho thấy tình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức được cải thiện so với trước. Tuy nhiên, con số nêu trên vẫn còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Bên cạnh những thành tích đáng khích lệ, một bộ phận công chức có biểu hiện sa sút về phẩm chất chính trị, không có lập trường tư tưởng vững vàng trước những cám dỗ về vật chất, tiền bạc dẫn đến làm trái, làm sai quy định của Nhà nước, tham nhũng là do nhận thức, trình độ lý luận chính trị còn hạn chế. Hình 2.5: Tình hình phân loại trình độ lý luận chính t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_cong_chuc_tai_so_tai_nguyen_va_moi_truong.pdf
Tài liệu liên quan