MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC
NGOÀI.5
1.1. Thuế và vai trò của nó trong nền kinh tế.5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các cách phân loại thuế.5
1.1.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế.11
1.2. Nội dung và yêu cầu của hoạt động quản lý thuế.15
1.2.1. Khái niệm quản lý thuế.15
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý thuế.16
1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý
thuế.22
1.2.4. Yêu cầu của công tác quản lý thuế.25
1.2.5. Một số vấn đề phát sinh trong việc quản lý thuế.28
1.3. Đặc điểm của hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài và tác động của nó đến
công tác quản lý thuế.30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH
TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT
NAM.36
2.1. Chính sách thuế áp dụng đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài ở Việt Nam.36
2.1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp.372.1.2. Thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc
ngoài.42
2.1.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chuyển nhƣợng
vốn.43
2.1.4. Thuế giá trị gia tăng.44
2.1.5. Thuế tiêu thụ đặc biệt.46
2.1.6. Thuế xuất nhập khẩu.48
2.1.7. Thuế thu nhập cá nhân.51
2.2. Thực tiễn quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài trong thời gian qua.54
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế và quy trình quản lý
thuế.54
129 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập khẩu nhằm mục đích phù hợp với một số Luật thuế
mới đƣợc ban hành, phù hợp với các quy định thƣơng mại quốc tế mà Việt nam
đã và sẽ thực hiện. Nội dung sửa đổi chủ yếu là:
- Sửa đổi quy định về thuế suất ƣu đãi: thuế suất ƣu đãi đƣợc áp dụng cho
hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nƣớc hoặc khối nƣớc có thoả thuận về đối xử
tối huệ quốc trong quan hệ Thƣơng mại với Việt nam đƣợc quy định cụ thể cho
từng mặt hàng trong Biểu thuế thuế nhập khẩu ƣu đãi.
52
- Sửa đổi quy định về thuế suất thông thƣờng: thuế suất thông thƣờng áp
dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nƣớc hoặc khối nƣớc không có thoả
thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ Thƣơng mại với Việt nam. Thuế suất
thông thƣờng đƣợc quy định cao hơn thuế suất ƣu đãi của từng mặt hàng.
- Bổ sung thuế suất ƣu đãi đặc biệt: áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có
xuất xứ từ nƣớc hoặc khối nƣớc có thoả thuận ƣu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.
- Để tăng cƣờng công cụ pháp lý bảo vệ cho sản xuất trong nƣớc phù hợp
với thông lệ quốc tế trong diều kiện tự do hoá thƣơng mại, Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn quy định thu thuế nhập khẩu
bổ sung đối với 3 trƣờng hợp sau:
+ Hàng phá giá
+ Hàng đƣợc nƣớc xuất khẩu trợ cấp làm cho giá hàng nhập khẩu thấp
hơn giá của hàng hoá cùng loại trong nƣớc.
+ Hàng nhập khẩu từ các nƣớc có chính sách phân biệt đối xử hàng nhập
khẩu có xuất xứ từ Việt nam.
- Ngoài ra, còn sửa đổi một số nội dung khác nhƣ: nơi kê khai, kiểm tra
hàng nhập khẩu, thời hạn thông báo thuế và thời hạn nộp thuế, xét miễn thuế,
kiểm tra truy thu thuế, xử lý vi phạm...
Về cơ bản, xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện việc nộp thuế
nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo qui định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên để khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài trong thời gian 5 năm đầu thực
hiện Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, tại Nghị định 28/HĐBT ngày 6/2/1991 của Chính
phủ đã qui định: các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc miễn thuế
nhập khẩu đối với toàn bộ thiết bị, vật tƣ, phƣơng tiện vận tải, để góp vốn hình
thành xí nghiệp; ngoài ra nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
cũng đƣợc miễn thuế nhập khẩu.
Trong quá trình triển khai Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, để khuyến khích các đối
tác nƣớc ngoài chuyển giao các bí quyết kỹ thuật, qui trình công nghệ, dịch vụ
53
kỹ thuật thông qua việc góp vốn pháp định, tại Nghị định số 18/CP ngày
16/4/1993 thì ngoài trƣờng hợp đƣợc miễn thuế nhập khẩu đã qui định tại Nghị
định 28/HĐBT nêu trên, còn mở rộng việc miễn các loại thuế liên quan đến
chuyển giao công nghệ trong trƣờng hợp bên nƣớc ngoài góp vốn pháp định
bằng bí quyết công nghệ, bằng sáng chế...
2.1.7. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân đƣợc ban hành dƣới dạng Pháp lệnh thuế thu nhập
đối với ngƣời có thu nhập cao và đƣợc Quốc hội Việt Nam thông qua lần đầu tiên
vào năm 1991. Trong vòng 10 năm, Pháp lệnh về thuế TNCN đầu tiên này đã
đƣợc sửa đổi, bổ sung 3 lần là vào các năm 1994, 1997, 1999. Đến tháng 6 năm
2001, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao lần thứ 2 đƣợc
Quốc hội Việt Nam thông qua và đƣợc sửa đổi, bổ sung 1 lần vào năm 2004.
Nội dung cơ bản của thuế TNCN quy định tại Pháp lệnh lần 2 và Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung cho Pháp lệnh lần 2 là:
- Đối tƣợng nộp thuế thu nhập là mọi công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc
ngoài có các khoản thu nhập phát sinh tại Việt nam.
- Các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập bao gồm các khoản
thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập không thƣờng xuyên.
+ Thu nhập thƣờng xuyên đƣợc hiểu là thu nhập thƣờng xuyên dƣới
các hình thức: tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thƣởng; các
thu nhập từ dịch vụ khoa học, kỹ thuật, tiền bản quyền sử dụng sáng chế,
nhãn hiệu, dịch vụ tin học, dịch vụ tƣ vấn, đào tạo, dịch vụ đại lý; thu nhập về
tiền nhuận bút; hoa hồng môi giới; các khoản thu nhập ngoài tiền lƣơng, tiền
công do tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối
tƣợng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trừ các khoản thu nhập không chịu
thuế.
+ Thu nhập không thƣờng xuyên bao gồm thu nhập không thƣờng
xuyên dƣới hình thức: chuyển giao công nghệ trừ trƣờng hợp biếu, tặng;
54
trúng thƣởng xổ số; thu nhập quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nƣớc ngoài
chuyển về.
- Đối với ngƣời nƣớc ngoài có phân biệt: ngƣời đƣợc coi là cƣ trú tại Việt
Nam là ở Việt Nam trên 183 ngày, đƣợc coi là không cƣ trú nếu ở tại Việt nam
dƣới 183 ngày.
- Một số khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân, đó
là: lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ
phiếu, cổ phiếu; tiền công tác phí, bồi dƣỡng làm ca, độc hại, tiền thƣởng về cải
tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, tiền trợ cấp hƣu trí, trợ cấp thôi việc; thu nhập
của chủ hộ kinh doanh cá thể thuộc diện chịu thuế thu nhập theo quy định của
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thuế thu nhập đƣợc tính dựa trên thu nhập và thuế suất.
+ Đối với thu nhập thƣờng xuyên, thuế thu nhập đƣợc tính luỹ tiến từng
phần với các thuế suất đối với ngƣời Việt Nam từ 0% đến 40% chia thành 5
bậc và khởi điểm chịu thuế là 5 triệu đồng, đối với ngƣời nƣớc ngoài và
ngƣời Việt Nam lao động và công tác tại nƣớc ngoài thuế suất từ 0% đến
40% chia thành 5 bậc và khởi điểm chịu thuế là 8 triệu đồng. Riêng đối với
ca sỹ, nghệ sỹ xiếc múa, cầu thủ bóng đá, vận động viên chuyên nghiệp đƣợc
trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế. Ngƣời nƣớc ngoài đƣợc
coi là không cƣ trú tại Việt Nam thì áp dụng thuế suất là 25% tổng thu nhập.
+ Đối với thu nhập không thƣờng xuyên, thuế thu nhập đƣợc tính cho
từng lần, đợt phát sinh thu nhập từ 15 triệu đồng. Thu nhập về chuyển giao
công nghệ trên 15 triệu đồng/lần thuế thu nhập đƣợc tính theo tỷ lệ thống
nhất là 5% và thu nhập do trúng thƣởng xổ số trên 15 triệu đồng/lần thì thuế
thu nhập đƣợc tính theo tỷ lệ thống nhất là 10%.
- Thuế thu nhập đƣợc xét giảm hoặc miễn trong các trƣờng hợp đời sống
của ngƣời nộp thuế bị ảnh hƣởng do bị thiên tai, tai nạn bất ngờ và một số trƣờng
hợp đặc biệt do Chính phủ quy định
55
Sau 15 năm áp dụng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập
cao, thuế thu nhập cá nhân thực sự đã đi vào cuộc sống. Để đảm bảo tính công
bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cƣ cũng nhƣ tiến tới sự hội
nhập quốc tế, Luật thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam trong tƣơng lai gần sẽ
đƣợc ban hành. Việc lựa chọn áp dụng mức thuế suất nào để áp dụng cho ngƣời
nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam là rất quan trọng. Bởi vì nếu áp dụng thuế suất
cao thì sẽ làm tăng chi phí về thuế của doanh nghiệp dẫn đến giảm thu nhập từ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng
đầu tƣ còn nếu áp dụng thuế suất thấp thì sẽ gây ra sự tổn hại cho ngân sách nhà
nƣớc.`
Tóm lại, trên đây là những loại thuế chủ yếu áp dụng cho các đối tƣợng
nộp thuế thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài . Ngoài ra, còn có một
số các loại thuế cũng nhƣ thu khác đƣợc áp dụng cho đối tƣợng nộp thuế này
nhƣ: thuế tài nguyên, tiền thuê đất, thuế quốc tế
2.2. THỰC TIỄN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế và quy trình quản lý thuế
* Tổ chức bộ máy quản lý thuế:
Do lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài có nhiều điểm đặc thù và cần có sự theo dõi
quản lý nhà nƣớc một cách sát sao, chặt chẽ nên bộ máy quản lý thuế đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong thời gian qua đƣợc tổ chức theo
mô hình quản lý theo đối tƣợng nộp thuế, thống nhất từ trung ƣơng cho đến địa
phƣơng. Tại Tổng Cục thuế có Ban quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài, tại các Cục thuế địa phƣơng có Phòng quản lý thuế đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
56
Tại Tổng Cục thuế, Ban Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
thực hiện những nhiệm vụ cơ bản là:
- Nghiên cứu, xây dựng quy trình nghiệp vụ, biện pháp quản lý thuế đối
với doanh nghiệp và hƣớng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra cơ quan thuế cấp dƣới thực
hiện
- Nghiên cứu trả lời hoặc trình cấp có thẩm quyền trả lời các vƣớng mắc
của cơ quan thuế cấp dƣới và doanh nghiệp về pháp luật thuế sau khi có ý kiến
thẩm định của Ban Pháp chế- chính sách
- Đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện pháp luật thuế, quy trình nghiệp
vụ, biện pháp quản lý thuế đối với doanh nghiệp; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung
và hoàn thiện pháp luật thuế, các quy trình nghiệp vụ, biện pháp quản lý thuế đối
với doanh nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc giao nhƣ: xây dựng chiến lƣợc phát
triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về quản lý thuế đối với
doanh nghiệp, cải cách hành chính thuế; xây dựng dự toán thu thuế hàng năm
của doanh nghiệp; đề xuất các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế cấp dƣới
tổ chức thực hiện dự toán đƣợc duyệt; đánh giá, phân tích và tổng hợp tình hình
thực hiện dự toán thu thuế và các quy định về quản lý thuế, tình hình kinh tế tài
chính của các doanh nghiệp ảnh hƣởng đến thu nộp ngân sách; xác định nguyên
nhân thất thu, đề xuất biện pháp chỉ đạo chống thất thu, chống gian lận thuế ...
Tại các Cục thuế địa phƣơng, Phòng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện những nhiệm vụ chính nhƣ sau:
- Theo dõi tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố liên
quan đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tổng hợp tình hình
thành lập, hoạt động, giải thể, phá sản... đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi
quản lý.
- Tổ chức quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp đƣợc phân công:
57
+ Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế; lập biên bản các trƣờng
hợp vi phạm, xử lý và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật,
+ Xem xét, kiểm tra các hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, hồ sơ
quyết toán thuế của doanh nghiệp đƣợc phân công quản lý, lập tờ trình và dự
thảo quyết định miễn, giảm, hoàn thuế trình cấp có thẩm quyền quyết định,
+ Thực hiện kiểm tra quyết toán thuế các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản
lý tại cơ quan Cục Thuế; phối hợp với Phòng Thanh tra trong việc thanh tra các
hồ sơ hoàn thuế, quyết toán thuế tại doanh nghiệp,
+ Quản lý, theo dõi số thuế nợ đọng và lập danh sách các doanh nghiệp nợ
đọng thuế, các vụ việc cần thanh tra chuyển Phòng Thanh tra,
+ Tổ chức công tác bảo quản, lƣu trữ hồ sơ của doanh nghiệp thuộc phạm vi
quản lý: báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế,
các quyết định, biên bản, phiếu xác minh hoá đơn, phiếu điều chỉnh kết quả
kiểm tra quyết toán, các chứng từ, tài liệu khác có liên quan vào hồ sơ doanh
nghiệp nộp thuế phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra thuế và tra cứu các tài liệu
phục vụ cho công tác quản lý,
- Thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc giao nhƣ: xây dựng dự toán thu thuế
thuộc doanh nghiệp do phòng quản lý để tổng hợp vào dự toán thu của Cục
Thuế; lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Cục Thuế
Tóm lại, với cách thức tổ chức bộ máy quản lý thuế nhƣ vậy, có thể hiểu
nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý thuế là thu thuế cho Ngân sách Nhà
nƣớc đƣợc cơ quan thuế địa phƣơng đảm nhiệm . Ở góc độ là cơ quan chủ quản
của các Cục thuế địa phƣơng thì Tổng cục thuế có nhiệm vụ chỉ đạo toàn diện
việc thực hiện công tác quản lý thu thuế trong cả nƣớc đồng thời tham gia cùng
Bộ tài chính trong công tác xây dựng chính sách thuế.
* Quy trình quản lý thuế:
Theo quy định của ngành thuế quy trình quản lý thu thuế đối với từng khu
vực thu ở Cục thuế địa phƣơng đƣợc thực hiện tách 3 bộ phận nhƣ sau:
58
Bộ phận 1( do phòng Tin học - Xử lý dữ liệu thuế đảm nhận): Là bộ
phận thực hiện chức năng quản lý đăng ký thuế và xử lý tờ khai thuế.
Xử lý tờ khai thuế bao gồm các việc nhƣ nhập tờ khai thuế, phát hiện lỗi
tờ khai, xác định số thuế phải nộp, xử lý lỗi kê khai bằng cách thông báo
lỗi tờ khai đến doanh nghiệp. Bên cạnh đó bộ phận này còn có quyền ấn
định thuế đối với những trƣờng hợp không nộp tờ khai thuế, nhập và xử
lý chứng từ nộp thuế
Bộ phận 2 ( do phòng thuế chuyên quản theo khu vực đảm nhận - cụ thể
trong trƣờng hợp này là do Phòng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện ): Là bộ phận đảm nhận các chức
năng là quản lý kê khai thuế, quản lý thu nợ thuế, quản lý việc hoàn
thuế, quản lý việc miễn thuế và giảm thuế, quản lý việc quyết toán thuế.
+ Trong quản lý kê khai thuế, các công việc chính là phân tích
thông tin kê khai thuế, phân loại và xử lý dấu hiệu kê khai sai, theo dõi
việc xử lý tờ khai thuế có dấu hiệu kê khai sai và lƣu trữ tờ khai thuế
vào hồ sơ doanh nghiệp.
+ Trong quản lý thu nợ thuế, các công việc cần thực hiện là thông
báo đôn đốc nợ thuế, phân tích tình trạng nợ thuế, lập kế hoạch thu nợ,
thực hiện các biện pháp thu nợ.
+ Quản lý quyết toán thuế bao gồm các công việc nhƣ đôn đốc và
quản lý tình trạng quyết toán thuế, phân tích số liệu báo cáo quyết toán
thuế, thông báo điều chỉnh quyết toán thuế trong những trƣờng hợp làm
sai, tiến hành kiểm tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp và lƣu trữ hồ sơ
kiểm tra quyết toán thuế vào hồ sơ doanh nghiệp.
+ Trong quản lý miễn giảm thuế, các công việc đƣợc thực hiện là
tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ miễn, giảm thuế; xác định số thuế đƣợc miễn
giảm; lập hồ sơ trình xét miễn giảm và lƣu giữ vào hồ sơ doanh nghiệp.
59
+ Khâu quản lý hoàn thuế thực hiện các công việc là: tiếp nhận và
kiểm tra thu tục hồ sơ hoàn thuế, phân tích đối chiếu số liệu của hồ sơ
hoàn thuế, thực hiện thủ tục hoàn thuế đối với doanh nghiệp thuộc diện
hoàn thuế trƣớc kiểm tra sau và kiểm tra tại doanh nghiệp đối với trƣờng
hợp doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra trƣớc hoàn thuế sau, lƣu giữ hồ sơ
hoàn thuế.
Bộ phận 3 ( do phòng thanh tra đảm nhận ): Bộ phận này thực hiện việc
thanh tra quyết toán thuế các doanh nghiệp nằm trong kế hoạch thanh tra
hàng năm đồng thời thanh tra và xử lý các trƣờng hợp khiếu nại trong
nội bộ và ngoài ngành thuế.
2.2.2. Phân tích hoạt động quản lý thuế theo các nội dung của nó
Với cách thức tổ chức bộ máy quản lý thuế nhƣ trên đã đề cập, chúng ta có
thể thấy rằng: chỉ thông qua hoạt động quản lý thuế trực tiếp tại các địa phƣơng,
các cơ quan quản lý tài chính cấp trên mà cụ thể là Tổng cục thuế và Bộ tài chính
mới có thể hiểu rõ hơn bản chất hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh
doanh và để từ đó có những căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng
chính sách thuế và các biện pháp quản lý thu thuế đúng đắn, kịp thời và phù hợp
với tình hình phát triển của nền kinh tế - xã hội nƣớc nhà. Chính vì vậy, thông
qua việc phân tích các nội dung quản lý thuế tại các Cục thuế địa phƣơng, chúng
ta sẽ hiểu rõ hơn về công tác quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua.
Tuy q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_thue_doi_voi_khu_vuc_kinh_te_co_von_dau_tu.pdf