MỞ ĐẦU. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 4
5. Tình hình nghiên cứu đề tài . 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7
7. Kết cấu của luận văn . 7
CHưƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI TRỊ
GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU. 8
1.1. Khái quát chung về trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu: . 8
1.2. Quản lý nhà nước đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. 21
1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập
khẩu . 24
1.4.Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với trị giá tính thuế
hàng hóa nhập khẩu. 28
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập
khẩu của một số nước trên thế giới. 32
Tiểu kết chương 1. 39
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI-KONTUM. . 40
2.1. Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum với nhiệm vụ quản lý trị giá tính thuế
hàng hóa nhập khẩu. 40
2.2. Thực trạng quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải
quan Gia Lai-Kon Tum. . 43
2.3. Đánh giá công tác quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục
Hải quan Gia Lai-Kon Tum. . 69
Tiểu kết chương 2. 81
CHưƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI-KON TUM . 82
3.1. Định hướng, mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với trị giá tính
thuế hàng hóa nhập khẩu. 82
3.2. Giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với trị giá tính thuế hàng hóa
nhập khẩu . 87
3.3. Một số kiến nghị. 100
Tiểu kết chương 3. 103
KẾT LUẬN. 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 105
115 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu ở cục hải quan Gia lai – Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp dụng cho một số đối tƣợng nêu trên, Việt Nam vẫn
duy trì các nguyên tắc xác định trị giá theo bảng giá tối thiểu cho các đối
tƣợng còn lại.
- Bảng giá tối thiếu đối với hàng hóa nhập khẩu vẫn đƣợc áp dụng đối
với hầu hết các đối tƣợng hàng hóa nhập khẩu đến năm 2004 khi Thông tƣ số
87/2004/TT-BTC ngày 30/09/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ra đời, đã chính thức bãi bỏ việc xác định giá
tối thiểu đối với hàng hóa nhập khẩu và chính thức áp dụng các nguyên tắc
xác định trị giá theo GATT đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu. Đây là một
bƣớc tiến dài của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thể
hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết khi gia nhập
WTO. Giai đoạn sau này, Việt Nam đã nội luật hóa các cam kết, tuân thủ đầy
đủ các quy định nhƣ: Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của
Chính phủ quy định về xác định trị giá tính thuế hàng xuất khẩu, nhập khẩu
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006 (Nghị định này thay thế Nghị định
60/2002/NĐ-CP). Nghị định đã thể hiện việc tuân thủ đầy đủ các quy định cụ
thể: Đối tƣợng áp dụng việc xác định trị giá tính thuế: áp dụng cho toàn bộ
hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các quốc gia. Các phƣơng pháp xác định trị giá:
áp dụng đầy đủ 6 phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế. Việt Nam không áp
dụng bảng giá tối thiểu để tính thuế mà áp dụng tuần tự 06 phƣơng pháp xác
định trị giá tính thuế và dừng ngay tại phƣơng pháp nào xác định đƣợc trị giá
của hàng nhập khẩu. Ngƣời nhập khẩu đƣợc quyền yêu cầu cơ quan Hải quan
đảo lộn trình tự áp dụng phƣơng pháp trị giá khấu trừ và phƣơng pháp giá trị
tính toán để xác định trị giá tính thuế cho hàng hóa nhập khẩu. Trong trƣờng
hợp cần thiết, có thể sử dụng giá bán của hàng nhập khẩu tại nƣớc nhập khẩu
sau khi đã thực hiện gia công, chế biến thêm đối với hàng nhập khẩu khi áp
dụng trị giá khấu trừ. Khi đó, cơ quan Hải quan sẽ phải khấu trừ các chi phí
46
gia công, chế biến thêm do doanh nghiệp xuất trình các chứng từ kế toán phù
hợp với nguyên tắc kế toán mà Luật pháp quy định. Để có các hƣớng dẫn rõ
hơn khi thực hiện, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tƣ 113/2005/TT-
BTC ngày 15/12/2005 hƣớng dẫn thực hiện chi tiết Nghị định 155/2005/NĐ-
CP nói trên.
Nhƣ vậy, quá trình xây dựng các văn bản pháp luật của Việt Nam về
quản lý trị giá tính thuế hàng nhập khẩu đã trải qua nhiều giai đoạn, đã đƣợc
sửa đổi bổ sung tƣơng đối phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế theo từng
thời kỳ, nhất là kinh tế đối ngoại của đất nƣớc, mục tiêu là hƣớng tới phù hợp
với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Từ 2007, sau nhiều năm
quyết tâm, nỗ lực đàm phán, Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO,
lúc này việc thực hiện cam kết về xác định trị giá hải quan theo GATT là yêu
cầu bắt buộc. Đồng thời đòi hỏi các văn bản quy phạm phải giải quyết triệt để
các vấn đề vƣớng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu sửa đổi, bổ sung các văn bản
pháp quy về xác định trị giá tính thuế tiếp tục đƣợc đặt ra.
- Từ thời điểm năm 2014 đến nay, những quy định về công tác quản lý
trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tƣơng đối hoàn thiện và đầy đủ với
những văn bản hiện đang có hiệu lực đã thực sự giải quyết đƣợc các vƣớng
mắc, phát sinh trong thực tiễn triển khai quản lý trị giá tính thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu, bao gồm:
+ Luật Hải quan số 12/2014/CTN đƣợc Quốc hội 13 ban hành ngày
30/6/2014: Đây là văn bản pháp lý cao nhất hƣớng dẫn các hoạt động quản lý
nhà nƣớc về hải quan nói chung, quản lý nhà nƣớc về trị giá tính thuế hàng
hóa nói riêng.
Liên quan đến lĩnh vực trị giá tính thuế, Luật đã giải quyết đƣợc tồn tại,
hạn chế phát sinh trong thực tiễn. Điều 86 quy định trị giá hải quan đói với
47
hàng hóa nhập khẩu là giá phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp
với pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là
thành viên. Để xác định cửa khẩu nhập đầu tiên theo quy định của Luật, nghị
định 08/2015/NĐ-CP (đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP)
quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan đã quy định rõ việc xác
định cửa khẩu nhập đầu tiên đối với từng phƣơng thức vận chuyển nhƣ vận
chuyển bằng phƣơng thức đƣờng biển, đƣờng hàng không, đƣờng bộ và vận
tải đƣờng sắt.
Nhƣ vậy, Luật Hải quan năm 2014 và văn bản quy phạm pháp luật dƣới
luật đã giải quyết vƣớng mắc phát sinh trong thực tiễn khi thực hiện xác định
trị giá tính thuế khi thực hiện theo Luật hải quan cũ nhƣ: Giải quyết vƣớng
mắc về xác định cửa khẩu nhập làm căn cứ tính thuế, quy định rõ việc xác
định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ GATT.
+ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2015/QH13 ngày
14/06/2005; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật quản
lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, đƣợc sửa đổi bổ sung tại Luật số
21/2012/QH13 ngày 20/11/2012, Luật số 71/2014/QH13 ngày 6/11/2014:
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2015/QH13 đã thay thế
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2001 đƣợc sửa đổi năm 2005. Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và Luật Quản lý thuế hiện hành đã tạo ra môi trƣờng
pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế và công tác quản lý thuế xuất nhập
khẩu.
Nội dung của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đƣợc đánh giá đã cụ
thể hóa các cam kết quốc tế liên quan đến thuế xuất nhập khẩu theo hƣớng ổn
định, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử, phù hợp với tiến trình cải
cách đồng bộ chính sách thuế, góp phần ổn định nguồn thu ngân sách. Luật đã
kế thừa các quy định hiện hành đang phát huy hiệu quả, bổ sung những quy
48
định chƣa đồng bộ, đảm bảo thuận lợi cho thƣơng mại, đầu tƣ trong khi vẫn
đảm bảo vai trò quản lý Nhà nƣớc trong chống buôn lậu và gian lận thƣơng
mại.
+ Thông tƣ số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy
định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là
Thông tƣ):
Thông tƣ đã quy định rõ các khái niệm nhƣ phí môi giới, phần mềm,
phƣơng tiện trung gian, các khái niệm dễ gây nhần lẫn hoặc lợi dụng đánh
tráo khái niệm để gian lận thuế. Việc quy định đã giải quyết vƣớng mắc phát
sinh trong thực tiễn khi thực hiện quản lý xác định trị giá hàng nhập khẩu. Khi
các khái niệm không đƣợc văn bản quy phạm pháp luật quy định, sẽ dẫn đến
cách hiểu khác nhau, sự tùy tiện trong xác định các khoản phải cộng hoặc
đƣợc trừ ra khỏi trị giá tính thuế.
Thông tƣ cũng quy định rõ việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập
khẩu phải tuân thủ theo GATT, đồng thời xử lý tồn tại, bất cập khi thực hiện
thông tƣ 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 khi phân bổ các khoản điều
chỉnh cộng. Tại thông tƣ cũ, việc quy định cứng nhắc các phƣơng pháp phân
bổ trị giá đối với các khoản phải cộng vào trị giá tính thuế hàng nhập khẩu đã
gây không ít khó khăn đối với doanh nghiệp cũng nhƣ cơ quan hải quan, vì
thực tế, nhiều mặt hàng nhập khẩu, vì tính chất hàng hóa, không thể phân bổ
đƣợc trị giá theo phƣơng pháp quy định cứng tại Thông tƣ 205/2010/TT-BTC.
Đối với việc xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng
mua bán, Thông tƣ cũng quy định việc xác định trị giá theo khai báo của
ngƣời khai hải quan, tuy nhiên, nếu có cơ sở nghi ngờ, cơ quan hải quan có
quyền xác định lại trị giá tính thuế.
Việc đƣa quy định, đối với hàng hóa đã khai đủ thông tin về trị giá tính
thuế khi khai tờ khai hải quan điện tử, đủ điều kiện áp dụng trị giá giao dịch
49
thì không phải khai tờ khai trị giá tính thuế. Nhƣ vậy việc khai trị giá tính
thuế sẽ đƣợc tích hợp trên tờ khai hải quan điện tử, hệ thống hỗ trợ tự tính trị
giá tính thuế, thay thế việc phải khai riêng tờ khai trị giá tính thuế và tờ khai
hàng hóa nhập khẩu nhƣ trƣớc đây. Quy định này đã tạo điều kiện đối với
doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa, giảm thiểu thủ
tục, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Cơ sở dữ liệu trị giá của ngành hải quan trƣớc đây đƣợc ban hành theo
quyết định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, tuy nhiên đến nay đã đƣợc đƣa vào
mục III Thông tƣ. Nhƣ vậy, công cụ hữu hiệu để thực hiện quản lý nhà nƣớc
về trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung, hàng hóa nhập
khẩu nói riêng của cơ quan hải quan có khung pháp lý vững chắc, tạo điều
kiện để cơ quan hải quan thu thập thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra,
tham vấn trị giá. Đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quy định việc cơ quan hải
quan phải thực hiện việc thu thập, xây dựng, bổ sung, cập nhật đầy đủ, kịp
thời biến động về giá đối với các mặt hàng cụ thể nhằm phục vụ cho thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về trị giá tính thuế.
+ Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018 của Tổng cục Hải
quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải
quan:
Quy trình này hƣớng dẫn việc kiểm tra trị giá tính thuế khai báo, tham
vấn, xác định trị giá tính thuế; Phân định trách nhiệm của từng cấp, từng bộ
phận đối với nghiệp vụ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế và đƣợc thực hiện
đồng thời với Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu của hải quan các cấp; Quy trình kiểm tra thuế và ấn định thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong khi làm thủ tục hải quan.
50
Trong Quy trình này, cũng quy định chi tiết về kiểm tra, xác định trị giá
tại cấp Chi Cục, tại cấp Cục; về tham vấn, về nguyên tắc, thẩm quyền ký
duyệt kết quả xác định trị giá, thời gian xác định giá, thời hạn ra quyết định ấn
định thuế của khi cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá tính thuế.
Nguyên tắc khi thực hiện Quy trình là đối với hàng hóa, trong khi làm
thủ tục hải quan, nếu đủ cơ sở bác bỏ trị giá tính thuế khai báo thì cơ quan hải
quan phải xử lý dứt điểm trong quá trình làm thủ tục, không để lại kiểm tra
sau thông quan.
+ Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/5/2015 của Tổng cục Hải
quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra sau thông quan:
Đây là Quy trình quy định trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra sau thông
quan của cơ quan hải quan các cấp, trong đó nội dung kiểm tra trị giá tính
thuế đối với hàng hóa là nội dung trọng yếu bên cạnh nội dung kiểm tra về
tuân thủ chính sách mặt hàng, việc tuân thủ thủ pháp luật hải quan.
2.2.1.2.Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
Cơ sở dữ liệu giá là thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị
giá tính thuế do ngƣời khai hải quan khai báo, cung cấp cho cơ quan Hải quan
hoặc do cơ quan Hải quan thu thập đƣợc liên quan đến hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, đƣợc quản lý và sử dụng trong nội bộ ngành Hải quan để phục vụ
công tác kiểm tra trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ sở dữ liệu giá là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý xác
định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thông qua việc cung cấp thông tin về giá
những mặt hàng giống hệt và tƣơng tự đƣợc nhập khẩu. Trên cơ sở đó cơ
quan Hải quan tiến hành kiểm tra trị giá khai báo của doanh nghiệp.
Cơ sở dữ liệu giá và việc thu thập, khai thác, quản lý và sử dụng thông
tin dữ liệu giữa Tổng cục - Cục Hải quan địa phƣơng và các Chi cục là điểm
51
then chốt, quan trọng có tính quyết định của công tác kiểm tra, xác định trị giá
tính thuế. Cơ sở dữ liệu giá tính thuế bao gồm phần mềm Hệ thống thông tin
dữ liệu giá hải quan (GTT02) và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
rủi ro về trị giá và mức giá tham khảo kèm theo:
- Hệ thống thông tin dữ liệu giá (GTT02) đƣợc tích hợp, nâng cấp từ
Hệ thống GTT01 và hệ thống GTT22 trƣớc đó. Hệ thống đƣợc tổ chức ở 03
cấp: Tổng cục, Cục Hải quan, Chi cục hải quan và tùy theo chức năng nhiệm
vụ của từng cấp để phân quyền sử dụng. Dữ liệu trong hệ thống là thông tin
về đơn giá từng mặt hàng, trị giá tính thuế đã đƣợc cơ quan hải quan kiểm tra,
xác nhận chấp thuận và đƣợc sử dụng cho việc đối chiếu với các mặt hàng
tƣơng tự khi kiểm tra trị giá tính thuế, hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ kiểm tra
giá của công chức hải quan.
Đến thời điểm hiện nay, hệ thống đã trở thành kho dữ liệu giá quan
trọng, là công cụ hữu hiệu phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu trị giá khai
báo với hàng ngàn dòng hàng nhập khẩu.
Nhờ có hệ thống GTT02 mà quỹ thời gian giành cho nghiệp vụ kiểm
tra xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, cũng nhƣ nguồn
nhân lực giành cho mảng công việc này giảm đáng kể. Hệ thống này còn là
công cụ hỗ trợ cho cơ quan Hải quan thông tin xác định trị giá, tham vấn hàng
hóa xuất nhập khẩu. Thông qua hệ thống, công chức Hải quan có thể khai
thác các thông tin từ kho dữ liệu giá tính thuế, tra cứu mặt hàng đã nhập
khẩu để đƣa ra các quyết định đúng với quy định của pháp luật. Hệ thống
đã giúp cho cấp Tổng cục, cấp Cục, cấp Chi cục căn bản kết nối đƣợc với
nhau, phục vụ công tác xử lý các vấn đề nghiệp vụ đƣợc nhanh hơn do đó rút
ngắn đƣợc thời gian thông quan cho doanh nghiệp.
Thực tế trong thời gian qua nhờ có hệ thống dữ liệu giá mà việc khai
thác thông tin để phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, xây dựng các bảng
52
giá kiểm tra, đánh giá rủi ro, xác định nhóm hàng trọng điểm cần tập trung
quản lý có thể tiến hành thuận tiện hơn.
- Danh mục quản lý rủi ro về giá là bảng danh mục các mức giá của
một số mặt hàng, nhóm hàng trọng điểm, có khả năng gian lận thƣơng mại
caodo cơ quan hải quan xây dựng nhằm để so sánh, đối chiếu, kiểm tra tính
trung thực của giá trị hàng nhập khẩu do doanh nghiệp khai báo. Danh mục
này đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích, tổng hợp từ các nguồn thông tin, dữ
liệu có sẵn trên hồ sơ nhập khẩu và các nguồn thông tin dữ liệu khác do cơ
quan hải quan thu thập đƣợc.Thông thƣờng những mặt hàng thuộc danh mục
là những mặt hàng có thuế suất cao, có kim ngạch nhập khẩu lớn chẳng hạn
nhƣ mặt hàng ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh
2.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức quản lý trị giá tính thuế
hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum
2.2.2.1.Tổ chức bộ máy
- Đối với công tác quản lý giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu, cơ cấu
tổ chức quản lý đƣợc thực hiện theo ngành dọc. Tổng cục Hải quan là cơ quan
đứng đầu sau đó là Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố, cơ quan trực tiếp kiểm tra
giá hàng hóa nhập khẩu là Chi cục Hải quan cửa khẩu. Có thể mô phỏng nhƣ
sau:
53
Mối quan hệ trực thuộc
Bộ phận chức năng
Mối quan hệ về nghiệp vụ giá
Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo Ngành
dọc
Căn cứ quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 6/9/2016 về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Tỉnh,
thành phố thì cơ cấu tổ chức của các Cục Hải quan địa phƣơng tùy thuộc vào
quy mô hoạt động mà có từ 3 đến 9 phòng ban. Đối với Cục Hải quan lớn nhƣ
Hà Nội, Hải phòng, TP Hồ Chí Minh thì phòng Thuế xuất nhập khẩu chịu
trách nhiệm về công tác giá. Đối với các Cục Hải quan có quy mô nhỏ thì
phòng Nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ này.
- Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum thuộc Cục Hải quan tỉnh có quy mô
nhỏ, vì vậy công tác quản lý trị giá tính thuế thuộc Phòng Nghiệp vụ và là một
mảng nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu của Phòng.
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TỈNH,
THÀNH PHỐ
PHÒNG GIÁ- CỤC THUẾ
XUẤT NHẬP KHẨU
PHÒNG THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU / PHÒNG
NGHIỆP VỤ
BỘ PHẬN KIỂM TRA TRỊ
GIÁ TÍNH THUẾ (thuộc Đội
nghiệp vụ)
CHI CỤC HẢI QUAN
54
Đối với mảng công tác quản lý trị giá tính thuế, phòng Nghiệp vụ có
chức năng sau đây:
+ Nghiên cứu, thu thập các thông tin thuộc lĩnh vực trị giá tính thuế để
phân tích, tổng hợp, xử lý và cung cấp; hỗ trợ cho các Chi cục Hải quan thống
nhất xác định trị giá tính thuế và quyết định thông quan hàng hoá; Hỗ trợ
công tác kiểm tra sau thông quan.
+ Tiếp nhận, đề xuất trình Cục trƣởng chỉ đạo, giải quyết khiếu nại của
các tổ chức, cá nhân. Đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung danh mục quản lý
rủi ro và danh mục trọng điểm về giá; đề xuất, kiến nghị để Cục trƣởng báo
cáo Tổng cục những trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền của Cục trƣởng.
+ Nghiên cứu hoạt động nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát công tác xác
định trị giá tính thuế tại các Chi cục và đề xuất trang bị phƣơng tiện kỹ thuật,
ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật quản lý rủi ro vào công tác quản lý trị
giá tính thuế của Cục; theo dõi.
+ Tham mƣu, giúp Cục trƣởng quản lý, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn của Cục trƣởng về công tác quản lý trị giá tính thuế tại các địa
điểm làm thủ tục hải quan; chuẩn bị nội dung, tài liệu về trị giá tính thuế cho
lãnh đạo Cục dự họp, hội thảo, hội nghị.
+ Trực tiếp kiểm tra sau thông quan về trị giá tính thuế tại trụ sở ngƣời
khai hải quan, ấn định thuế và tham mƣu lãnh đạo Cục xử lý các vi phạm
hành chính về hải quan trong lĩnh vực xác định trị giá tính thuế.
Đối với Chi cục Hải quan, công tác quản lý trị giá tính thuế hàng hóa
nhập khẩu đƣợc thực hiện tại các Chi cục hải quan gồm: Chi cục hải quan cửa
khẩu quốc tế Lệ Thanh; Chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y; Chi cục hải
quan Kon Tum. Tại các đơn vị Chi cục không có bộ phận giá riêng mà thuộc
Đội Nghiệp vụ, thực hiện kiêm nhiệm, không bố trí công chức chuyên trách.
Chi cục Hải quan theo quy trình hiện hành là cơ quan đầu tiên tiếp nhận xử lý
55
các thông tin liên quan đến giá hàng nhập khẩu, thực hiện đánh giá và phân
loại việc chấp hành của doanh nghiệp trong việc khai báo và tính chính xác
của trị giá khai báo. Chính vì thế, vai trò của Chi cục Hải quan trong công tác
quản lý trị giá tính thuế là rất quan trọng và đóng vai trò quyết định.
2.2.2.2. Đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý trị giá tính thuế
hàng hóa nhập khẩu
Thực hiện Quyết định số 16/2011/QĐ-TTg ngày 10/03/2011 của Thủ
tƣớng Chính phủ thì ngành Hải quan không đƣợc phép tăng thêm biên chế
(trừ trƣờng hợp thành lập đơn vị mới) nên nguồn nhân lực đƣợc phân công
theo dõi, phụ trách công tác quản lý trị giá tính thuế còn rất nhiều hạn chế và
thiếu hụt. Tại Cục Hải quan Gia lai-Kon Tum, công chức làm công tác quản
lý trị giá tính thuế hầu hết là kiêm nhiệm trong nhiệm vụ quản lý thuế, kiểm
tra hồ sơ, chiếm số lƣợng ít so với biên chế (trung bình chiếm 14%) cụ thể:
Bảng 2.1. Số lượng công chức quản lý trị giá tính thuế
từ năm 2014 - 2018
Năm
Tổng số lƣợng
công chức
(ngƣời)
Số lƣợng công chức
kiêm nhiệm quản lý
trị giá tính thuế
(ngƣời)
Tổng số thu thuế
(Đồng)
2014 92 13 278.864.164.145
2015 92 14 400.835.540.627
2016 96 14 246.247.451.308
2017 96 14 482.228.182.156
2018 96 14 350.632.868.138
Nguồn: Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum
Việc tổ chức, bố trí công chức làm công tác quản lý trị giá tính thuế cụ
thể nhƣ sau:
56
- Tại Chi cục: Trung bình là 03 công chức kiêm nhiệm, làm công tác
kiểm tra, xác định trị giá tính thuế trong khi kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc
kiểm tra thực tế hàng hóa. Không bố trí công chức chuyên trách về quản lý trị
giá tính thuế. Công chức thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ kiêm nhiệm công
tác quản lý trị giá tính thuế, thuộc biên chế Đội nghiệp vụ.
- Tại Cục Phòng Nghiệp vụ: Phân công nhiệm vụ quản lý trị giá tính
thuế gồm 02 công chức, trong đó có 1 công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp
Phòng, kiêm nhiệm trong thực hiện công tác quản lý thuế. Không bố trí công
chức chuyên trách về trị giá tính thuế.
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập
khẩu
2.2.3.1. Thực trạng số lượng khai báo trị giá khi làm thủ tục hải quan:
Tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum trƣớc năm 2013 việc thực hiện thủ
tục hải quan đƣợc thực hiện bằng phƣơng thức thủ công, theo đó công tác tiếp
nhận đƣợc thực bởi công chức hải quan. Giai đoạn từ năm 2013 đến 31/12/2014
Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum bắt đầu triển khai thực hiện thủ tục hải quan
điện tử theo quy định tại Nghị định 187/2012/NĐ-CP của Chính phủ, thủ tục hải
quan đƣợc thực hiện vừa bằng phƣơng thức thủ công, vừa bằng phƣơng thức
điện tử, trong giai đoạn này thủ tục hải quan bằng phƣơng thức điện tử chỉ ở
dạng khuyến kích doanh nghiệp thực hiện không mang tính bắt buộc.
Từ ngày 01.01.2015, thời điểm Luật Hải quan số 54/2014/QH13 có hiệu
lực, thủ tục hải quan bắt buộc phải thực hiện bằng phƣơng thức điện tử thì
việc tiếp nhận khai báo hải quan đƣợc thực hiện hoàn toàn bằng Hệ thống xử
lý dữ liệu điện tử hải quan, nên việc tiếp nhận khai báo, kiểm tra điều kiện
khai báo, kiểm tra logic đƣợc thực hiện bởi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan. Tuy nhiên, để hỗ trợ ngƣời khai hải quan tại các Chi cục thƣờng bố trí
từ 01-02 công chức có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, có khả năng khai
57
thác tốt các ứng dụng công nghệ thông tin để sẵn sàng hỗ trợ, hƣớng dẫn việc
khai báo cho ngƣời khai hải quan.
Bảng 2.2. Số lượng hồ sơ hải quan làm thủ tục tại Cục Hải quan
Gia Lai – Kon Tum giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: Bộ
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Xuất khẩu 5.069 4.901 3.703 2.622 2.582
Nhập
khẩu
1.660 1.795 1.652 1.745 1.617
Tổng cộng 6.729 6.696 5.355 4.367 4.199
Nguồn: Báo cáo tổng kết Cuc̣ Hải quan Gia Lai – Kon Tum
Biều đồ 2.1. Số lượng hồ sơ hải quan tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum
giai đoạn 2014-2018
Từ số liệu Bảng 2.2 và Biều đồ 2.1 cho thấy số lƣợng hồ sơ phát sinh
làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum giai đoạn 2014 đến
2018 giảm về số lƣợng, từ tổng số hồ sơ phát sinh năm 2014 là 6.729 bộ, đến
58
2018 là 4.199 bộ, sau 5 năm, số lƣợng giảm 37%. Tuy nhiên, qua sơ đồ cho
thấy, hầu hết số lƣợng hồ sơ giảm tập trung ở lƣợng hồ sơ xuất khẩu. Đối với
hồ sơ nhập khẩu số lƣợng phát sinh tƣơng đƣơng nhau từ năm 2014 đến 2018,
ở mức trung bình năm là gần 1700 hồ sơ trên 1 năm. Nhƣ vậy cho thấy mặc
dù lƣợng hồ sơ giảm nhƣng thực tế công tác kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, kiểm
tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu phát sinh hàng năm không giảm đối với
công chức trực tiếp làm công tác kiểm tra trị giá tính thuế tại Cục và các Chi
cục hải quan.
2.2.3.2. Thực trạng khai báo trị giá tính thuế, nộp thuế khi nhập khẩu
hàng hóa
Theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, ngƣời khai hải quan tự kê
khai, tự tính số thuế phải nộp theo từng lần phát sinh hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
Về thời hạn nộp thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục tại Cục
Hải quan Gia Lai – Kon Tum đều thuộc trƣờng hợp phải nộp thuế trƣớc khi
thông quan hoặc giải phóng hàng, theo đó ngƣời khai hải quan thực hiện nộp
thuế bằng tiền mặt tại trụ sở cơ quan hải quan, bằng chuyển khoản qua ngân
hàng hoặc đƣợc tổ chức tín dụng bảo lãnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với trƣờng hợp ngƣời khai hải quan nộp tiền mặt tại trụ sở cơ quan
hải quan, công chức thu thuế viết Biên lai thu thuế, cập nhật thông tin nộp thuế
vào Hệ thống kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu để chuyển thông tin hoàn
thành nghĩa vụ thuế sang Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để quyết định thông
quan hoặc giải phóng hàng. Đối với trƣờng hợp ngƣời khai hải quan nộp thuế
bằng chuyển khoản qua ngân hàng cơ quan hải quan căn cứ thông tin hoàn
thành nghĩa vụ thuế do ngân hàng chuyển đến cổng thanh toán điện tử hải quan
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử sẽ quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng.
59
Đối với trƣờng hợp ngƣời khai thực hiện bảo lãnh sau khi công chức kiểm tra
tính hợp lệ của bảo lãnh sẽ cập nhật thông tin bảo lãnh vào Hệ thống kế toán
nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu để Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử lấy thông tin
quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng và quản lý nợ thuế theo quy định.
Bảng 2.3. Số thu thuế nôp̣ ngân sách của Cuc̣ Hải quan Gia Lai – Kon Tum
giai đoaṇ 2014-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2017 2018
Thuế XK 1.492,76 2.122,54 1.390,05 3.811,68 2.148,06
Thuế NK 5.160,88 17.423,36 5.254,54 4.786,68 5.612,78
Thuế GTGT 296.379,14 377.781,56 238.792,92 472.400,55 341.920,26
Thuế TTĐB 4,87 0,34 0,59 0,14 2,9
Thu khác 2.900,56 3.507,72 809,33 1.215,12 984,86
Tổng cộng 287.938,23 400.835,54 246.247,54 482.228,18 350.632,86
Nguồn: Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum
Số liệu Bảng 2.3 cho thấy tổng số thu thuế của Cục Hải quan Gia Lai –
Kon Tum giai đoạn 2014-2018 nguồn thu chủ yếu từ sắc thuế giá trị gia tăng
hàng hóa nhập khẩu. Thu từ sắc thuế nhập khẩu chiếm tỉ lệ thấp do hầu hết
hàng hóa là nông sản đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi 0% theo biểu thuế ƣu đãi
đặc biệt Việt Nam-ASEAN (nhập từ Camphuchia và Lào). Bên cạnh đó một
số lƣợng lớn hàng hóa nhập khẩu là gỗ nguyên liệu từ Lào, Camphuchia có
thuế suất thuế nhập khẩu 0%; Mặt hàng máy móc thiết bị tạo tài sản cố định
của các Dự án đầu tƣ đƣợc ƣu đãi miễn thuế nhập khẩu theo Luật đầu tƣ. Số
thu khác chủ yếu là thu từ tiền phạt vi phạm hành chính về hải quan, tiền tính
60
chậm nộp đối với số thuế đối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_tri_gia_tinh_thue_hang_hoa_nhap_khau_o_cuc.pdf