Luận văn Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN NIỆM HẠNH PHÚC CỦA

SINH VIÊN . 21

1.1. Khái niệm . 21

1.2. Quan niệm hạnh phúc của sinh viên . 24

1.3. Một số đặc điểm tâm lý xã hội của sinh viên hiện nay. 24

1.4. Các luận điểm lý thuyết về hạnh phúc . 26

1.5. Một số quan điểm lý thuyết khác về các cấu thành của hạnh phúc . 32

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 37

2.1 Tổ chức nghiên cứu. 37

2.2 Phương pháp nghiên cứu. 40

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUAN

NIỆM HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI . 46

3.1 Các quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội . 46

3.2 Quan niệm hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội từ quan điểm Hạnh

phúc thụ hưởng và Hạnh phúc giá trị. 57

3.3 Quan niệm hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội từ quan điểm hạnh

phúc định hướng cá nhân và hạnh phúc định hướng xã hội . 61

3.4. Các lĩnh vực cuộc sống được định vị trong quan niệm hạnh phúc của

sinh viên tại Hà Nội. 63

3.5 Mối quan hệ của quan niệm hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của

sinh viên tại Hà Nội. 66

3.6 So sánh quan niệm hạnh phúc theo 1 số đặc điểm nhân khẩu xã hội

của sinh viên. 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 81

PHỤ LỤC. 89

pdf95 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một phần khá đầy đủ cấu trúc tâm lý của hạnh phúc được đa số các nhà 35 nghiên cứu trên thế giới ủng hộ. Nếu như Diener đưa ra một cấu trúc hạnh phúc gồm 3 đặc trưng nhấn mạnh tới sự gia tăng các cảm xúc tích cực giảm bớt các xảm xúc tiêu cực thì Ryff và cộng sự đưa một cấu trúc hạnh phúc đối lập (hạnh phúc giá trị) gồm 6 đặc trưng trong đó nhấn mạnh tới việc cá nhân tạo được sự tăng trưởng trong các mối quan hệ mà mình tạo lập. Seligman và Kyes không chỉ để ý tới phần cảm xúc tích cực của hạnh phúc mà còn nhấn mạnh tới phần ý nghĩa mà cá nhân cảm nhận được do các cảm xúc này mang tới. Cho dù xuất phát khác nhau, cấu trúc thành phần không giống nhau, nhưng các tác giả đều đi đến thống nhất chung đó là: hạnh phúc là sự hài lòng mà cá nhân có được khi trải nghiệm các cảm xúc tích cực và nhận thức ý nghĩa của hành động đó nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp. Tiểu kết chƣơng Nghiên cứu lý luận về quan niệm hạnh phúc cho thấy rằng: Có sự đa dạng về quan niệm, cụ thể như sau: Thứ nhất, hạnh phúc là đạo đức, đức hạnh. Xuất phát từ các nhà triết học và tư tưởng cổ đại. Các tác giả cho rằng để một người hạnh phúc, người ta cần phải có đạo đức. Thứ hai, hạnh phúc là hoạt động. Theo các tác giả thì mục tiêu và hoạt động đa dạng là chính xác những gì chúng ta cần để hạnh phúc. Thứ ba, Hạnh phúc là lợi ích. Liên quan tới mối quan hệ giữa lao động phân chia lao động và thặng dư. Khi lương bổng bằng nhau sẽ không kích thích lao động và do vậy nó không kích thích được người lao động, cũng có nghĩa là không có hạnh phúc. Thứ tư, Hạnh phúc chức năng. Lúc này hạnh phúc có tác dụng điều thích ứng và điều chỉnh hành vi. Xu hướng này nhấn mạnh tới yếu tố cảm xúc tạo ra hạnh phúc. Nhờ đó tạo ra niềm vui cho con người khiến họ hạnh phúc. Hạnh phúc được xem xét từ nhiều chiều cạnh khác nhau như: 36 Đó sự đa dạng về các chiều cạnh thể hiện của hạnh phúc. Đó là hạnh phúc đơn chiều hạnh phúc thụ hưởng hoặc hạnh phúc giá trị; Hạnh phúc chủ quan hoặc hạnh phúc khách quan. Và có cả nhìn nhận tích hợp giữa hai chiều cạnh thụ hưởng và giá trị. Mang tính văn hóa: từ góc độ này, hạnh phúc được thể hiện dưới dạng hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội. Thể hiện các đặc điểm cá nhân: hạnh phúc thể hiện nhận thức, là xúc cảm, là lối sống, là niềm tin của một cá nhân. 37 Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổ chức nghiên cứu Nghiên cứu được tổ chức theo các giai đoạn. Mỗi giai đoạn có mục đích và nội dung thực hiện chủ yếu sau đây. 2.1.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận  Mục đích Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận cho đề tài.  Nội dung và cách thức tiến hành Nghiên cứu lý luận bao gồm các hoạt động tìm kiếm nguồn tài liệu trong nước và quốc tế về chủ đề hạnh phúc và tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu này. Tài liệu gồm hai nhóm nội dung chính. Thứ nhất là các nghiên cứu thực tiễn xoay quanh quan niệm về hạnh phúc và những vấn đề có liên quan đến quan niệm này để chỉ ra các hướng nghiên cứu chính đã được thực hiện về vấn đề nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó xác định khoảng trống của vấn đề nghiên cứu và các nội dung có thể kế thừa để thực hiện đè tài luận văn. Thứ hai là các lý thuyết hay những luận điểm lý thuyết cơ bản về hạnh phúc để xây dựng cơ sở lý luận lý luận, định hướng cho nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Nguồn tìm tài liệu gồm tài liệu tại thư viện và tài liệu trên các cổng thông tin điện tử. Từ khóa tìm kiếm bao gồm hạnh phúc, quan niệm hạnh phúc, khái niệm hạnh phúc (tiếng Việt) và happiness, concept of happiness, well-being, subjective well-being, theory of happiness, theory of well-being (tiếng Anh). Các tài liệu được lựa chọn theo tiêu chuẩn: là các tài liệu khoa học (các nghiên cứu thực chứng, phương pháp nghiên cứu được trình bày rõ ràng), có nguồn gốc và tác giả rõ ràng (được xuất bản bởi các nhà xuất bản có 38 địa chỉ rõ ràng, hoặc có tên trang web cụ thể của các trường đại học, hoặc chỉ số doi (viết tắt từ tiếng Anh: digital object identifier) tức là định danh vật thể kỹ thuật số. Các tài liệu sau khi sàng lọc theo các tiêu chuẩn sẽ được tổng hợp và phân tích theo từng hướng phù hợp với mục đích của đề tài đã đặt ra. 2.1.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn  Mục đích Tìm kiếm những minh chứng từ thực tiễn để trả lời câu hỏi nghiên cứu.  Nội dung Nội dung của giai đoạn này gồm các nhiệm vụ - Chọn thiết kế nghiên cứu và xây dựng công cụ nghiên cứu - Chọn mẫu và thu thập dữ liệu - Xử lý và phân tích dữ liệu - Viết báo cáo Với mục đích phát hiện tính phong phú, đa dạng của quan niệm hạnh phúc của mỗi cá nhân, học viên lựa chọn thiết kế định tính kết hợp định lượng, trong đó ưu tiên thiết kế định tính để thực hiện đề tài. Khách thể nghiên cứu là sinh viên, có trình độ học vấn thuộc loại cao trong xã hội, nên công cụ bảng hỏi có các câu hỏi mở là chính, được thiết kế phù hợp với họ. Các thông tin định tính và định lượng trong bảng hỏi sẽ cung cấp nguồn dữ liệu tốt cho nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập trên mẫu sinh viên từ 3 trường đại học tại Hà nội: Đại học công nghệ (Đại học quốc gia Hà nội), Đại học Công đoàn và Học viện phụ nữ. Tuy các trường này đều đóng tại Hà nội nhưng sinh viên của trường là những người xuất thân từ nhiều tỉnh phía bắc, bao gồm cả nông thôn và thành thị. Mẫu được chọn theo cách thuận tiện. Số phiếu được phát ra chia đều cho 3 trường với số lượng là 315 phiếu. Mẫu mỗi trường gồm khoảng ½ sinh viên năm đầu và số còn lại là năm cuối. 39 Đặc điểm của mẫu được hiển thị ở bảng dưới đây Bảng 2.1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Các đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 101 34,1 Nữ 195 65,9 Tổng 296 100 Khuyết thiếu 19 Khu vực Thành thị 95 30,7 Nông thôn 214 69,3 Tổng 308 100 Khuyết thiếu 7 Trƣờng đại học Công nghệ 94 29,8 Công đoàn 144 45,7 Học viện phụ nữ 77 24,4 Tổng 315 100 Năm học Năm 1 131 42,5 Năm 4 177 57,5 Tổng 308 100 Khuyết thiếu 7 Điều kiện kinh tế Thiếu thốn 31 9,9 Đủ sống 246 78,3 Dư giả 33 7,3 Rất đầy đủ 14 4,5 Tổng 314 100 Khuyết thiếu 1 *Chú ý: Bảng hiển thị giá trị sau khi loại bỏ missing. Bảng hỏi được phát cho sinh viên tại lớp học, họ tự trả lời sau khi được hướng dẫn đầy đủ về cách thức và yêu cầu. Việc trả lời theo nguyên tắc ẩn danh và tự nguyện. Sinh viên được quyền dừng trả lời vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình thu thập thông tin. Bảng hỏi thu về được đánh số và mã hóa dữ liệu định tính theo mục đích nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan và tin cậy, dữ liệu được mã hóa và kiểm tra chéo bởi 2 nhóm độc lập. Sau khi đối chiếu, những mã không nhất quán được đưa ra thảo luận để đi đến cách mã hóa thống nhất giữa hai nhóm. 40 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Bảng hỏi được thiết kế gồm các thông tin định lượng và định tính. Nội dung cụ thể của bảng hỏi gồm những vấn đề như sau. - Quan niệm về hạnh phúc: khách thể được đề nghị trả lời câu hỏi: “Theo anh/chị, thế nào là hạnh phúc?. Họ có thể tự do viết ra 5 câu (tương ứng 5 mô tả về hạnh phúc) theo suy nghĩ của mình để trả lời câu hỏi trên. Tuy nhiên, con số đó là không bắt buộc, họ có thể viết nhiều hơn hoặc ít hơn 5 mô tả theo quan điểm của riêng họ. - Mức độ hạnh phúc: Khách thể đánh giá mức độ hạnh phúc chung trong cuộc sống mà họ cảm nhận được trên thang điểm từ 1 đến 10, với ý nghĩa điểm càng cao càng hạnh phúc. - Thông tin cá nhân: một số thông tin của người trả lời liên quan tới các đặc điểm nhân khẩu xã hội của họ. 2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu  Phương pháp mã hóa dữ liệu Dữ liệu định tính được mã hóa theo nguyên tắc tương đồng về nội dung. Các mô tả có chung nội dung, và khác với các nội dung khác sẽ được mã thành một nhóm. Do quan niệm hạnh phúc mang tính cá nhân và rất đa dạng, nên để bao quát toàn bộ nội dung ở mức cao nhất có thể, các nội dung của dữ liệu được nhìn nhận theo 4 góc độ. Thứ nhất, các quan niệm đa dạng khác nhau về hạnh phúc. Thứ hai, loại hạnh phúc được phản ánh quan niệm hạnh phúc của sinh viên, mã hóa từ tiếp cận hạnh phúc thụ hưởng và hạnh phúc giá trị. Thứ ba, loại hạnh phúc được phản ánh trong quan niệm hạnh phúc của sinh viên, mã hóa từ tiếp cận hạnh phúc định hướng cá nhân và định hướng xã hội. Thứ tư, các lĩnh vực cuộc sống được phản ánh trong quan niệm hạnh phúc của sinh viên. Như vậy, mỗi mô tả sẽ được mã hóa bốn lần khác nhau, theo các nội 41 dung khác nhau để phản ánh 4 góc độ khác nhau của quan niệm hạnh phúc của sinh viên hiện nay. Có thể thấy ở đây, theo các góc độ mã hóa này, là tổng hợp những quan điểm lý thuyết về hạnh phúc của các tác giả khác nhau đã được trình bày ở cơ sở lý luận. Cách mã hóa này cho phép đối chiếu kết quả nghiên cứu từ thực tiễn Việt Nam với các quan điểm khác nhau về hạnh phúc trên thế giới, để thấy được đặc trưng của văn hóa Việt.  Hệ thống mã Tổng số thu được 1295 mô tả về hạnh phúc từ 315 sinh viên. Tính trung bình, mỗi sinh viên đưa ra hơn 4 mô tả về quan niệm hạnh phúc của họ, người thấp nhất có 1 mô tả và người nhiều nhất có 11 mô tả. Dưới đây là 4 hệ thống mã hóa đã được đề cập và định nghĩa của các loại mã như sau. (1) Quan niệm về hạnh phúc Tên mã Định nghĩa 1.Sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân Hạnh phúc liên quan tới sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Ví dụ: ăn, mặc, ngủ, đi lại, chơi 2. Vật chất Hạnh phúc khi có được các điều kiện về vật chất để các nhu cầu của cá nhân trong cuộc sống có thể thỏa mãn. Ví dụ: Có tiền, Có điều kiện vật chất đầy đủ, mặc đẹp, kiếm ra tiền 3. Các cảm xúc Hạnh phúc là sự trải nghiệm cảm xúc dương tính. Ví dụ: Vui vẻ, Thoải mái 4. Sự thành đạt Hạnh phúc là khi cá nhân dựa vào năng lực lực của bản thân để đạt được thành công hoặc một vị thế nào đó trong xã hội. Ví dụ: Học giỏi, Thi qua môn 5. Được thừa nhận Hạnh phúc là được người khác thừa nhận về bản thân làm cho cá nhân cảm thấy hài lòng. Ví dụ: Được thừa nhận 6. Sức khỏe của bản thân Hạnh phúc là khi bản thân khỏe mạnh, đủ sức để thực hiện những hoạt động. Sống thật lâu, sống thọ. Ví dụ: Khỏe mạnh, không ốm đau, không tàn tật 7. Tự chủ, tự trọng Hạnh phúc là sự phát triển về mặt tâm lý, cá nhân được tự quyết định cho các vấn đề của bản thân trong cuộc sống. 42 Ví dụ: được làm chính mình, được làm điều mình thích, tự quyết định các vấn đề bản thân 8. Quan hệ gia đình Hạnh phúc là gia đình của mình có được những điều tốt đẹp như các thành viên trong gia đình hòa thuận, cá nhân cảm thấy thoải mái an toàn khi ở với gia đình. Ví dụ: gia đình yêu thương, Gia đình đầm ấm, Các thành viên yêu thương nhau, Gia đình đầy đủ 9. Mối quan hệ thân thiết Hạnh phúc là có mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với người khác giới. Ví dụ: có người yêu và được yêu, có chồng, có vợ 10. Quan hệ bạn bè Hạnh phúc là khi cá nhân có được mối quan hệ bạn bè tốt, thân thiết mang lại sự thoải mái cho bản thân. Ví dụ: có bạn tốt, được bạn bè tin tưởng, được bạn trợ giúp 11. Quan hệ xã hội Hạnh phúc là khi những mối quan hệ xã hội khác mang lại cho cá nhân cảm giác thoải mái. Ví dụ: đồng nghiệp tốt, ông chủ tin tưởng, chủ dễ chịu, ra đường không gặp phải kẻ điên 12. Đức hạnh Hạnh phúc sống tốt, sống đẹp và làm những việc tốt. Suy nghĩ tích cực đối với bản thân và với người khác, sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực. Ví dụ: chia sẻ, giúp đỡ mọi người 13. Số phận Hạnh phúc là may mắn. Ví dụ: Số phận, May mắn, không cần làm vẫn có ăn 14. Khác Là tất cả những gì không thuộc 16 nhóm trên 15. Sức khỏe người thân Hạnh phúc khi người thân khỏe mạnh và vui vẻ. Người thân sống khỏe để cá nhân không phải trải nghiệm sự mất mát và chia xa. Ví dụ: bố mẹ khỏe mạnh, Gia đình khỏe mạnh 16. Tự tại, lạc quan Hạnh phúc là khi cá nhân không trong trạng thái cảm xúc tiêu cực, không có suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận các vấn đề theo chiều hướng lạc quan. Ví dụ: Không lo lắng, không suy nghĩ 17. Được yêu thương Hạnh phúc là khi cá nhân cảm thấy được người khác chăm sóc, yêu thương và mang lại cho cá nhân sự ấm áp và vui vẻ. Ví dụ: được yêu thương, được chăm sóc 43 (2) Dựa vào cách định nghĩa về thành phần của hạnh phúc thụ hưởng và hạnh phúc giá trị, tác giả tổng hợp và đưa ra bộ mã như sau: Tên mã Định nghĩa 1. Hạnh phúc thụ hƣởng Thụ hưởng những điều tốt đẹp (cảm xúc dương tính, không có cảm xúc âm tính, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần, sức khỏe, gia đình đầm ấm, các mối quan hệ tốt) 2. Hạnh phúc giá trị Con người có giá trị (người tốt, thành tích, tự quyết, có năng lực, tự chủ, được thừa nhận, hành động của họ mang lại lợi ích cho xã hội, cho người khác) 3. Khác Số phận, May mắn (3) Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội được xây dựng như sau: Tên mã Nội dung mã 1. Hạnh phúc định hướng cá nhân Hạnh phúc chỉ liên quan tới cá nhân như: sự thoải mãn các nhu cầu vật chất và tính thần, có các cảm xúc tích cực, bản thân được thừa nhận, được tự chủ, và thành đạt 2. Hạnh phúc định hướng gia đình Hạnh phúc liên quan tới gia đình: xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong gia đình đầm ấm, hòa thuận 3. Hạnh phúc định hướng xã hội Hạnh phúc liên quan tới xã hội bên ngoài và người khác 4. Khác Các nội dung không thuộc 3 nhóm trên (4) Các lĩnh vực cuộc sống mà quan niệm hạnh phúc định vị vào: Tên mã Định nghĩa 1. Đời sống vật chất Khía cạnh đời sống vật chất được đề cập trong quan niệm hạnh phúc như tiền bạc, đồ đạc, ăn uống 2.Đời sống tinh thần Khía cạnh đời sống tinh thần được đề cập trong quan niệm hạnh phúc như: Giải trí, hoạt động vui chơi 3.Công việc, học tập Khía cạnh trách nhiệm và hoạt động xã hội chính liên quan việc làm, học tập 4.Gia đình Khía cạnh gia đình được đề cập trong quan niệm hạnh phúc: mối quan hệ của cá nhân với gia đình, những mong đợi thuộc về kết cấu gia đình, tình cảm gia đình, sự phát triển của gia đình mang lại sự hài lòng của sinh viên với gia đình. 5.Quan hệ xã hội Khía cạnh quan hệ xã hội được đề cập tới trong quan niệm hạnh phúc của sinh viên: đó là quan hệ bạn bè, quan hệ tình cảm hay quan hệ đồng nghiệp, các mối quan hệ này mang lại sự hài lòng cho sinh viên. 6.Cộng đồng/Xã hội Là sinh viên đóng góp và cống hiến cho cộng đồng. Họ làm những việc tốt, giúp đỡ những người khác trong xã hội mang lại sự hài lòng cho họ. 7.Sức khỏe Là sự hài lòng về sức khỏe của bản thân và của người thân trong gia đình, bao gồm cả sức khỏe thể chất và tinh thần. 8.Sự tăng trưởng cá nhân Là sự hài lòng của sinh viên với một số lĩnh vực hoạt động của họ, đó là: sự thành đạt, sự thừa nhận, năng lực cá nhân 9.Khác những câu nói chung chung/ những câu không thuộc những nhóm trên 44 Cụ thể, đã thu được 16 mã cho các định nghĩa về hạnh phúc nói chung, 8 mã cho các định nghĩa liên quan tới các lĩnh vực cơ bản trong cuộc sống của sinh viên, 3 mã liên quan tới hạnh phúc thụ hưởng/hạnh phúc giá trị và 3 mã cho hạnh phúc cá nhân/hạnh phúc xã hội. Thông qua việc lấy mẫu và mã hóa sơ bộ này, có thể xác minh rằng tất cả các câu trả lời cho các câu hỏi mở có thể được phân loại một cách hợp lý và phân loại của chúng có thể tham khảo một cách hữu ích các lĩnh vực cuộc sống.  Phân tích dữ liệu Phân tích dữ liệu được tiến hành bằng hai phương pháp: định tính và định lượng. Phương pháp định tính xem xét nội dung từng nhóm mã, phân tích nội dung và ngữ nghĩa của từng mô tả trong mỗi nhóm và phân tích những quan niệm chi tiết, mối liên quan giữa các quan niệm trong từng nhóm mã. Phương pháp định lượng được bắt đầu từ việc chuyển dữ liệu định tính thành định lượng. Các dữ liệu sau khi được mã hóa sẽ chuyển từ phần mềm Excel sang phần mềm SPSS, cấu trúc dữ liệu không thay đổi. Lượng hóa các câu trả lời (số lượng, tỷ lệ %) cho phép hình dung bức tranh về qua niệm hạnh phúc, những quan niệm phổ biến, hay không phổ biến của sinh viên hiện nay về hạnh phúc. Trong nghiên cứu này, do ưu tiên định tính nên chúng tôi chú trọng phân tích mô tả tỷ lệ % theo các câu trả lời (tổng số câu trả lời là tổng thể 100%) chứ không theo tổng số mẫu nghiên cứu (tổng mẫu là 100%). Có nghĩa là, cách tiếp cận phân tích như thế này cho thấy sự phổ biến của quan niệm trên tổng số câu trả lời thu được (mỗi người đưa ra trung bình hơn 4 câu trả lời) chứ không phải sự phổ biến của quan niệm trên tổng mẫu sinh viên. Để tìm hiểu mối quan hệ của quan niệm hạnh phúc với các biến số khác, phân tích bảng chéo (Crosstab) đã được áp dụng nhằm tìm hiểu sự khác biệt trong quan niệm về hạnh phúc giữa nam và nữ sinh viên; giữa sinh viên sống ở thành thị và sinh viên sống ở nông thôn. Tương tự ở trên, ở đây phân tích so sánh quan tâm đến tổng số quan niệm do nam và nữ, hay sinh viên sống xuất thân từ nông thôn và đô thị đưa ra chứ không phải trên tổng số mẫu theo các lát cắt giới tính và nơi xuất thân. 45 Tiểu kết chƣơng 2 Xác định đây là nghiên cứu khám phá nên phương pháp nghiên cứu định tính được ưu tiên hơn là phương pháp định lượng. Tuy nhiên, để đảm bảo mục đích nghiên cứu là tìm ra cấu trúc hạnh phúc theo quan niệm của sinh viên, tác giả đã kết hợp hai phương pháp này theo tiêu chí bổ trợ để vừa phát hiện, vừa tổng hợp. Cách mã hóa dữ liệu được thực hiện bởi hai nhóm độc lập và có sự giám sát của bên thứ ba, các khác biệt trong mã hóa được đưa ra thảo luận và đi đến thống nhất. Đây là phương pháp cho phép có được bộ mã dữ liệu khách quan và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào. Phương pháp mã hóa dữ liệu theo 4 góc độ khác nhau đã đưa ra bức tranh đa diện về quan niệm hạnh phúc của sinh viên. Phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng cho thấy rõ hơn một số đặc trưng của quan niệm hạnh phúc của sinh viên hiện nay. 46 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUAN NIỆM HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI Có nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận về quan niệm hạnh phúc. Trong phần dưới đây, quan niệm hạnh phúc sẽ được phân tích từ 3 góc nhìn độc lâp, thể hiện cách phân loại, nhóm gộp các mô tả về hạnh phúc của sinh viên. Góc độ thứ nhất xem xét tổ hợp rộng nhất các quan niệm xuất phát từ tổng hợp các quan điểm tâm lý học về hạnh phúc để thấy được tính phong phú và đa dạng của chúng. Góc độ thứ hai xem xét quan niệm hạnh phúc của sinh viên từ quan điểm hạnh phúc thụ hưởng và hạnh phúc giá trị. Và góc độ thứ ba xem xét quan niệm hạnh phúc từ quan điểm hạnh phúc định hướng cá nhân và định hướng xã hội. Tiếp theo, chương này còn chỉ ra những lĩnh vực cuộc sống mà quan niện hạnh phúc của sinh viên định vị vào đó để thấy được mối quan tâm cơ bản của thanh niên sinh viên hiện nay thuộc lĩnh vực nào. Và sau cùng, chúng tôi thử so sánh quan niệm về hạnh phúc theo một số chiều cạnh khác nhau. Cách phân tích này nhằm đưa lại bức tranh đa diện về quan niệm hạnh phúc của sinh viên, đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường xây dựng một cấu trúc lý thuyết về hạnh phúc của tuổi trẻ đầy ước vọng hiện nay. 3.1 Các quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội Với câu hỏi: “Theo anh/ chị thế nào là hạnh phúc”, từ mẫu nghiên cứu 315 sinh viên thu được 1295 câu trả lời, mô tả hạnh phúc là gì. Như vậy, trung bình, mỗi người đưa ra hơn 4 mô tả khác nhau, người ít nhất đưa ra một mô tả, và người nhiều nhất đưa ra 11 mô tả. Số lượng người đưa ra 5 mô tả chiếm đa số. Sắp xếp mã hóa các mô tả này theo hướng qui nạp, trong đó các mô tả tương đồng được xếp vào một phạm trù và các phạm trù thể hiện những nội dung khác nhau của hạnh phúc. Với cách nhìn hệ thống về các phạm trù này, có thể nhận diện những thành phần cơ bản trong quan niệm hạnh phúc 47 của sinh viên. Đồng thời cũng nhìn thấy ở đây những điều làm nên cuộc sống hạnh phúc của giới trẻ. Dưới đây, chúng tôi xin phác thảo bức tranh chung về các thành phần quan niệm hạnh phúc của sinh viên từ góc độ lượng hóa, và sau đó là các mô tả những quan niệm cụ thể nổi bật về hạnh phúc. 3.1.1 Phác thảo các thành phần của hạnh phúc trong quan niệm của sinh viên Tổng hợp ý kiến từ các mô tả hạnh phúc, nghiên cứu tổng hợp được 16 thành phần hay yếu tố xuất hiện trong quan niệm hạnh phúc của sinh viên. Kết quả hiển thị ở bảng 3.1. Các thành phần này bao quát toàn bộ cuộc sống cũng như mối quan tâm của sinh viên về cuộc sống hạnh phúc, hướng đến sự hài lòng về cuộc sống này. Các thành phần này là khá đa dạng, thể hiện phần nào sự phân hóa trong quan niệm về hạnh phúc trong giới sinh viên. Bảng 3.1. Các thành phần của hạnh phúc trong quan niệm của sinh viên tại Hà nội Các thành phần Tỷ lệ % 1. Quan hệ gia đình 16,8 2. Sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân 12,2 3. Điều kiện vật chất cho cuộc sống 12,1 4. Sự thành đạt 10,0 5. Sự tự chủ 7,6 6. Đức hạnh 6,6 7. Cảm xúc dương tính 5,6 8. Sức khỏe bản thân 5,6 9. Các mối quan hệ thân mật 4,6 10. Được yêu thương 4,0 11. Sức khỏe người thân 3,9 12. Tự tại, lạc quan 3,6 13. Quan hệ bạn bè 1,9 14. Sự thừa nhận 0,6 15. Quan hệ xã hội 0,5 16. Số phận 0,3 17. Khác 4,2 Số liệu cho thấy, phân bố của các thành phần này là không giống nhau. Thành phần hạnh phúc được nhiều người nhắc đến nhất liên quan đến mối quan hệ gia đình (16,8%), tiếp đó là các thành phần liên quan tới những gì mà 48 sinh viên coi là chất lượng cuộc sống như thỏa mãn nhu cầu cá nhân (12,2%) cũng như điều kiện vật chất (12,1%). Các thành phần được đề cập ít nhất là sự thừa nhận cá nhân (0,6%), các mối quan hệ xã hội (0,5%) và số phận (0,3%). Các yếu tố liên quan tới sự phát triển và thể hiện bản thân cũng được đề cập đến như Sự thành đạt – 10% và sự tự chủ - 7,6%. Đối với sinh viên, quan hệ bạn bè cũng như các mối quan hệ xã hội thường sẽ được coi trọng, tuy nhiên kết quả thực tiễn không phản ánh điều này. Các mối quan hệ này đều nằm ở tốp dưới trong mối quan tâm của các em khi bàn đến hạnh phúc. Từ dữ liệu trên, có thể tạm phác họa các thành phần trong quan niệm của sinh viên như sau. Bảng 3.2: Diễn giải các thành phần/ yếu tố trong quan niệm hạnh phúc Hạnh phúc là khi các mong muốn của bản thân được thỏa mãn Hạnh phúc khi có được các điều kiện về vật chất để có thể đáp ứng các nhu cầu của cá nhân trong cuộc sống Hạnh phúc là khi vui vẻ, thoải mái, hứng thú... Hạnh phúc là khi cá nhân đạt thành tích, có được thành công trong học tập, trong công việc dựa vào năng lực của bản thân Hạnh phúc là được người khác thừa nhận Hạnh phúc là khi cá nhân được tự quyết định cho các vấn đề của bản thân trong cuộc sống. Hạnh phúc là khi bản thân có sức khỏe, đủ sức để thực hiện những hoạt động, không ốm đau, không tàn tật Hạnh phúc là khi có gia đình hạnh phúc, yêu thương, đùm bọc nhau, được gần gia đình Hạnh phúc là có mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với người khác giới. Hạnh phúc là khi cá nhân có mối quan hệ bạn bè có chất lượng Hạnh phúc là khi những mối quan hệ xã hội khác mang lại cho cá nhân cảm giác thoải mái. Hạnh phúc là sống tốt, sống lành mạnh và suy nghĩ tích cực Hạnh phúc là có được sự may mắn. Hạnh phúc khi người thân khỏe mạnh và vui vẻ. Hạnh phúc là khi cá nhân không trong trạng thái cảm xúc tiêu cực, không có suy nghĩ tiêu cực, Hạnh phúc là khi cá nhân cảm thấy được người khác chăm sóc, yêu thương và mang lại cho cá nhân sự ấm áp và vui vẻ. 49 Có thể thấy trong các thành phần của hạnh phúc bao gồm trạng thái cảm xúc cá nhân (nhiều cảm xúc dương tính, không có cảm xúc âm tính), có được/ nhận được những điều tốt đẹp cho bản thân, đáp ứng mong muốn (bao gồm cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần, sự thành công, sự công nhận, sự phát triển của cá nhân) và những điều tốt đẹp cho người khác (chủ yếu là cho gia đình, hoặc cộng đồng nhỏ mà họ là thành viên) Đối chiếu bảng 3.1, có thể thấy hạnh phúc trong quan niệm của sinh viên chủ yếu tập trung vào bản thân, lấy mình làm trung tâm. Hộp 3.1: Một số ví dụ về quan niệm hạnh phúc của các cá nhân Có sự tin tưởng Có bạn bè Có gia đình Có công việc ổn định Có người yêu thương Nữ, nông thôn Vui vẻ Gia đình Sự nghiệp Tự do Nam, thành thị Khi sống cùng gia đình Khi công việc suôn sẻ Khi bên cạnh người mình yêu thương Khi gia đình khỏe mạnh Nam, nông thôn Được thấy ba mẹ mạnh khỏe, hạnh phúc Được làm những điều mình thích Sống và hiện thực ước mơ của mình Được ngủ Được nói ra suy nghĩ Nữ, nông thôn Thấy người thân xung quanh mình mạnh khỏe, bình an Đoàn tụ sum vầy gia đình sau những tháng ngày xa nhà Sống vui vẻ, chan hòa, thoải mái, không gò ép khuôn mẫu Được công nhận năng lực sau quãng thời gian rèn luyện phấn đấu miệt mài Thân không bệnh tật Nữ, nông thôn Trong các quan niệm này, có thể thấy những điều kiện, những tiêu chuẩn để một cá nhân có thể hạnh phúc. Quan sát một số quan niệm hạnh phúc theo quan điểm của sinh viên minh họa trên hộp 3.1 thì thấy, có nhiều thành tố cùng xuất hiện, mặc dù thứ tự ưu tiên c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_niem_ve_hanh_phuc_cua_sinh_vien_tai_ha_noi.pdf
Tài liệu liên quan