Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dương Chi nhánh Quảng Ninh

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 6

1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 6

1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 6

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 6

1.1.3 Đặc trưng tín dụng ngân hàng 8

1.2 Một số vấn đề chung về rủi ro tín dụng 9

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 9

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 10

1.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 11

1.2.4 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 16

1.2.5 Hậu quả của RRTD 19

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM 21

1.3.1 Định nghĩa quản trị RRTD 21

1.3.2 Quy trình quản trị RRTD 22

1.3.3 Các mô hình quản trị RRTD 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH 37

2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương Chi nhánh Quảng Ninh 37

 

docx88 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dương Chi nhánh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất - Vượt hạn mức tín dụng - Các khoản nợ xấu - Các dấu hiệu cảnh báo sớm, dự phòng cho từng khoản dư nợ đơn lẻ, lợi nhuận cho từng khách hàng và sản phẩm, nhật ký theo dõi các khoản vay. Rà soát chính sách quản trị rủi ro theo từng thời kỳ Chính sách quản trị RRTD nhằm hạn chế rủi ro như: chính sách TSĐB, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợTừ chính sách này mà quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng được hình thành. Một chính sách phù hợp là phải vạch ra cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Điều này tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng Việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng ngoài mục đích đáp ứng những nhu cầu ngày càng mới mẻ và nâng cao của khách hàng, làm phong phú các loại hình tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn có tác dụng không nhỏ tới phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, góp phần giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro với một số loại tài sản nhất định. Phân tán rủi ro Ngân hàng không nên tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực bởi sẽ giống như “Bỏ trứng vào một rổ”, nếu lĩnh vực mà ngân hàng tập trung vào mà gặp những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng sẽ vô cùng lớn. Vì vậy phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư là biện pháp an toàn nhất. Tương tự như trên, không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng: Dù cho khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng hoặc kinh doanh hiệu quả thì ngân hàng vẫn nên thận trọng, bởi nếu không may khách hàng gặp rủi ro thì ngân hàng cũng phải chịu tổn thất. Hình thức cho vay đồng tài trợ cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, NHTM không cần phải bỏ ra nhiều vốn mà vẫn đầu tư vào được các dự án lớn, phân tán được rủi ro do cùng các ngân hàng thành viên khác cấp vốn cho dự án. Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh Sử dụng Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit swap), hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit option) để phòng ngừa và hạn chế RRTD. Cụ thể, hợp đồng quyền chọn tín dụng có thể được sử dụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do sự giảm sút chất lượng tín dụng của ngân hàng. 1.3.2.4 Kiểm soát RRTD Kiểm soát RRTD là một nội dung quan trọng trong quản trị RRTD và được thực hiện song hành với hoạt động quản lý rủi ro nhằm hai mục đích chính: Phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng; Đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cán bộ trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tiếp thu và triển khai các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả. Kiểm soát RRTD bao gồm 3 hoạt động: Kiểm soát trước khi cho vay: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của cán bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết. Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống TSĐB, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay. Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những năm tới. 1.3.3 Các mô hình quản trị RRTD Mô hình quản trị RRTD là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm soát RRTD nhằm khống chế RRTD trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của cán bộ tín dụng. Cụ thể hơn, mô hình quản trị RRTD chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản trị RRTD phản ánh một hệ thống các vấn đề cơ bản sau: Các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ để thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rui ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ Các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro. Các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh. Các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra. Hiện nay ở Việt Nam đang có hai mô hình quản trị RRTD phổ biến được áp dụng, đó là mô hình quản trị RRTD tập trung và mô hình quản trị RRTD phân tán với những ưu, nhược điểm đặc trưng. 1.3.3.1 Mô hình quản trị RRTD tập trung Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa ba chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. Mô hình quản trị RRTD tập trung giúp quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Bên cạnh đó, nó còn thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Các hoạt động kinh doanh, tác nghiệp, quản trị RRTD được tách biệt hoàn toàn độc lập với nhau. Chính vì vậy, mô hình này thích hợp với ngân hàng quy mô lớn. Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn. 1.3.3.2 Mô hình quản trị RRTD phân tán Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ ba chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. Khác với mô hình quản trị RRTD tập trung, cơ cấu tổ chức của mô hình quản trị RRTD phân tán gọn nhẹ, đơn giản hơn. Do đó, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Với những đặc điểm này mà mô hình phân tán hoàn toàn phù hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ. Mô hình phân tán cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu; việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo các lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng. Từ hai mô hình trên có thể nhận thấy mô hình quản trị RRTD tập trung giúp quản trị rủi ro một cách thống nhất hơn trên quy mô toàn ngân hàng, việc tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn giúp cho nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác quản trị được nâng cao hơn so với việc các cán bộ ở các đơn vị kinh doanh vừa kiêm việc phát triển kinh doanh vừa phải đảm bảo nghiệp vụ. Các hoạt động kinh doanh, tác nghiệp, quản trị RRTD được tách biệt hoàn toàn độc lập với nhau tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tập trung phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và thông lệ quốc tế, mô hình mà các NHTM nên áp dụng là mô hình quản trị rủi ro tập trung. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH 2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương Chi nhánh Quảng Ninh 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương Chi nhánh Quảng Ninh Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương chi nhánh Quảng Ninh được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 291/2007/QĐ-HĐQT ngày 31/12/2007 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương và được đổi tên thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương Chi nhánh Quảng Ninh theo Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐTV ngày 13/05/2015 của Hội đồng thành viên phiên họp thứ 3 nhiệm kỳ I ngày 13/05/2015. Chi nhánh Quảng Ninh có 61 cán bộ nhân viên, Ban giám đốc Chi nhánh gồm 03 người (01 giám đốc và 02 phó giám đốc). Mô hình tổ chức của Chi nhánh gồm 06 phòng trực thuộc chi nhánh và 01 phòng trực thuộc Hội sở Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Oceanbank Quảng Ninh (Người viết tự tổng hợp trên cơ sở cơ cấu tổ chức của Oceanbank Quảng Ninh) Giai đoạn 2015 -2017 là những năm ngân hàng Đại Dương chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Thương mại cổ phần sang Ngân hàng 100% vốn do nhà nước làm chủ sở hữu, bước vào giai đoạn thực hiện lộ trình tái cơ cấu theo chỉ đạo của NHNN, với sự tham gia quản trị điều hành của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Trước bối cảnh hoàn toàn mới với, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Do chuyển đổi hình thức sở hữu nên ngân hàng phải nghiên cứu và ban hành lại gần như toàn bộ hệ thống văn bản nội bộ nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật đối với mô hình ngân hàng do nhà nước làm chủ sở hữu. Đây cũng là giai đoạn ngân hàng có sự biến động lớn về nhân sự khi một lượng lớn các cán bộ quản lý và nhân viên lần lượt xin nghỉ việc, số lượng nhân sự có kinh nghiệm thiếu hụt là rất lớn điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái cơ cấu và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Sau hàng vụ việc xảy ra tại Hải Phòng liên quan đến tiền gửi của khách hàng bị “bốc hơi”, ngân hàng đã khó khăn lại càng thêm khó khăn khi uy tín bị sụt giảm nghiêm trọng, nên đây cũng là giai đoạn ngân hàng tập trung ổn định thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng để lấy lại hình ảnh và uy tín. Nợ xấu vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn nên nhiệm vụ chính của OceanBank trong giai đoạn này là đẩy mạnh thu hồi và xử lý nợ có vấn đề đồng thời từng bước phát triển các hoạt động kinh doanh, tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế như tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng. Oceanbank là ngân hàng 100% vốn nhà nước hoạt động dưới sự giám sát đặc biệt của ngân hàng nhà nước, Ban lãnh đạo ngân hàng không được quyền chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của ngân hàng. 2.1.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Oceanbank Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2017 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Tổng tài sản 551,537 504,707 (8.49%) 614,239 21.70% Tiền gửi 521,065 487,776 (6.39%) 603,347 23.69% Dư nợ 54,137 83,521 54.28% 238,345 185.37% Lợi nhuận trước thuế 21,400 4,511 (78.92%) (8,855) (296.30%) (Tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh và Cân đối kế toán các năm 2015,2016,2017) Nhận xét: Trong giai đoạn 2015-2017 ngân hàng tập trung mọi nguồn lực vào công tác thu hồi và xử lý nợ xấu, đồng thời cũng đầu tư vào việc thay đổi hình ảnh diện mạo cho ngân hàng, tăng chi phí cho hoạt động kinh doanh nhằm thu hút khách hàng, dần lấy lại thương hiệu và thị phần trên thị trường. Kể từ đầu năm 2017 lãi suất huy động của Oceanbank dần duy trì về mức ổn định, lãi suất trung dài hạn tăng nên tổng huy động vốn năm 2017 tăng 23.69% so với năm 2016, tổng tài sản cũng tăng 21.70%. Đầu năm 2016 hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ chính thức được thông qua, dư nợ khách hàng cá nhân tăng trưởng 54,28% so với năm 2015, năm 2017 dư nợ tăng hơn 154 tỉ so với năm 2016, tăng trưởng 185.37%, con số này tuy còn khiêm tốn so với các đơn vị bạn nhưng là cố gắng rất lớn của CBNV chi nhánh trong giai đoạn khó khăn này. Trong giai đoạn 2015-2017, tổng huy động và tổng dư nợ của ngân hàng đều tăng, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại giảm do giai đoạn này ngân hàng đang cần khuyếch trương để tăng thị phần và lôi kéo khách hàng nên lãi suất tín dụng đang ở mức ưu đãi rất thấp, lãi suất huy động cao nên doanh thu về tín dụng tuy có tăng nhưng chi phí về chi lãi tiền gửi, chi điều chuyển vốn, chi phí cho nhân viên, chi phí dự phòng và chi phí tài sản đều tăng. Trước mắt ngân hàng chấp nhận giảm lợi nhuận để dần lấy lại thị phần và khách hàng. Bảng 2.2 Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn của Oceanbank Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Dư nợ cho vay 54,137 83,521 238,345 Vốn huy động 521,065 487,776 603,347 Tổng tài sản 551,537 504,707 614,239 Dư nợ cho vay/Vốn huy động 10.39% 17.12 % 39.50% Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản 9.82 % 16.55 % 38.80% (Báo cáo tài chính năm 2015,2016,2017) Tỷ lệ dư nợ cho vay/Vốn huy động và Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản của chi nhánh tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với mức thông thường chứng tỏ nguồn vốn chưa được sử dụng tối ưu. Trong những năm tiếp theo Oceanbank Quảng Ninh phấn đấu cân bằng các tỷ lệ này để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Bảng 2.3: Chỉ tiêu hệ số Nợ quá hạn của Oceanbank Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 NQH có khả năng thu hồi 822 375 682 NQH không có khả năng thu hồi 22,982 7,112 6,858 Nợ quá hạn 23,804 7,487 7,540 Tổng dư nợ 54,137 83,521 238,345 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 43.97% 8.96% 3.16% Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi/Tổng dư nợ 3.45% 5.01% 9.05% Tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi/Nợ quá hạn 96.55% 94.99% 90.95% (Báo cáo tài chính năm 2015,2016,2017) Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ giảm dần qua thời gian và đang tiến sát về mức an toàn 3%. Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi/Tổng dư nợ đang ở mức dưới 10% và vẫn trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi/Nợ quá hạn vẫn cao ở mức trên 90%, đây là những khoản cấp tín dụng quá hạn trước đây mà chi nhánh đang tập trung thu hồi. Trong giai đoạn 2015-2017 chi nhánh đã xử lý được gần 1/3 số dư nợ quá hạn không có khả năng thu hồi và gần như không phát sinh dư nợ quá hạn không có khả năng thu hồi mới, điều này thể hiện hướng đi đúng đắn của Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh. Với những khoản cấp tín dụng quá hạn còn lại chi nhánh đã và đang thực hiện các thủ tục pháp lý gửi lên tòa án để tiếp tục xử lý trong thời gian sắp tới. Bảng 2.4: Tỷ lệ trích lập dự phòng và bù đắp RRTD Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 Giá trị Giá trị Thay đổi (%) Giá trị Thay đổi (%) DP cụ thể 3,884 2,658 (31.56%) 3,584 34.84% DP chung 674 563 (16.53%) 1,683 199.04% Cộng quỹ dự phòng 4,558 3,221 (29.34%) 5,268 63.53% Dư nợ cho vay 54,137 83,521 54.28% 238,345 185.37% DP/dư nợ cho vay 8.42% 3.86% 2.21% (Báo cáo tài chính năm 2015,2016,2017) Việc trích lập dự phòng được thực hiện bởi một bộ phận riêng biệt thuộc Khối Quản trị rủi ro và thực hiện trích lập theo đúng tỷ lệ quy định của Ngân hàng nhà nước. Dư nợ tăng nên chi phí dự phòng cũng có xu hướng tăng dần qua các năm, 2.2 Thực trạng công tác quản trị RRTD của NH TM TNHH MTV Đại Dương Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TM TNHH MTV Đại Dương Chi nhánh Quảng Ninh được thực hiện theo quy định và chính sách chung của NH TM TNHH MTV Đại Dương. 2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Quản trị rủi ro tín dụng của Oceanbank Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Quản trị rủi ro tín dụng của Oceanbank (QĐ 893/2016/QĐ-HĐTV ngày 13/10/2016 về việc ban hành Quy định khung quản trị rủi ro tín dụng) Hội đồng thành viên (HĐTV) có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lý mọi loại rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng. Ủy ban quản lý rủi ro và Chính sách trực thuộc HĐTV tham mưu, giúp việc cho HĐTV trong các vấn đề liên quan đến QTRRTD Ban điều hành chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tuân thủ các quy định QTRRTD của HĐTV, đảm bảo Oceanbank sử dụng phương pháp QTRRTD hiệu quả và phù hợp. Đơn vị kinh doanh thực hiện QTRRTD theo chiến lược QTRRTD đã được Ban lãnh đạo phê duyệt; xây dựng, phát triển thị trường mục tiêu, phát triển khách hàng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhưng phải đảm bảo QTRRTD theo khẩu vị rủi ro của Oceanbank trong từng thời kỳ; Chủ động nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát, giám sát và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi có các dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng; Thực hiện báo cáo QTRRTD theo quy định. Khối thẩm định tín dụng thực hiện chức năng thẩm định/đánh giá rủi ro độc lập đối với hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng; Thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng trong phạm vi thẩm quyền hoặc làm đầu mối trình cấp có thẩm quyền cao hơn đối với các trường hợp vượt thẩm quyền. Khối quản trị rủi ro chịu trách nhiệm đầu mối tổ chức triển khai khung QTRRTD của Oceanbank, thực hiện quản lý và đánh giá tính hiệu lực của các quy trình QTRRTD. Khối tuân thủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định nội bộ trên toàn hệ thống nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm, các rủi ro đã phát sinh hoặc các khả năng phát sinh, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Oceanbank. Kiểm soát nội bộ chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán các hoạt động QTRRTD đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Oceanbank; Chủ động nhận diện RRTD trọng yếu đề xuất các biện pháp tín dụng phù hợp để ngăn ngừa giảm thiểu rủi ro trong công tác QTRRTD; Cung cấp các kiến nghị nhằm cải tiến hoạt động tín dụng, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống QTRRTD và thông tin báo cáo tín dụng của Oceanbank. 2.2.2 Các chính sách cơ bản trong quản trị RRTD 2.2.2.1 Định hướng tín dụng Trong giai đoạn 2015-2017, Oceanbank tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách tín dụng, tập trung mọi nguồn lực vào công tác xử lý và thu hồi nợ xấu; Tuân thủ các quy định pháp luật về cấp tín dụng, các chỉ đạo của NHNN về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản cấp tín dụng, cân đối lợi ích giữa Khách hàng và Oceanbank, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của Oceanbank; Ưu tiên phát triển tín dụng theo các kỳ hạn ngắn hạn để tăng dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong cơ cấu tổng dư nợ của toàn hệ thống; Chú trọng phát triển tín dụng thuộc phân khúc Khách hàng bán lẻ và những ngành hàng/lĩnh vực tiềm năng sử dụng nhiều dịch vụ, tiện tích của Oceanbank; Ưu tiên cấp tín dụng theo các chương trình mục tiêu của Chính phủ, NHNN; Chú trọng phát triển tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên gồm xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp thuộc lĩnh vực tiềm năng, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các ngành thương mại, dịch vụ có giá trị gia tăng cao như xuất khẩu dịch vụ, logistics, du lịch, Ưu tiên cấp tín dụng mới, tái cấp tín dụng đối với khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của Oceanbank; Thúc đẩy hoạt động bán chéo các sản phẩm của Oceanbank phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng; Giám sát chặt chẽ khi cấp tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (bao gồm nhưng không giới hạn: đầu cơ/kinh doanh bất động sản, vận tải biển, kinh doanh cổ phiếu, dự án thu hồi vốn trong thời gian dài). Thận trọng khi cấp tín dụng với những phương án, dự án gây tác động lớn đến môi trường, xã hội và phải đảm bảo các dự án đó đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: Ưu tiên nhân TSBĐ của khách hàng trước khi nhận TSBĐ của Bên thứ ba; Ưu tiên nhận TSBĐ có tính thanh khoản cao trước khi nhận TSBĐ có tính thanh khoản thấp (như máy móc thiết bị, kho hàng). Việc định hướng tín dụng rõ ràng giúp các đơn vị kinh doanh chủ động trong hoạt động phát triển kinh doanh và hạn chế được rủi ro tín dụng. 2.2.2.2 Giới hạn cấp tín dụng và tỷ lệ nợ xấu tối đa Không tập trung cấp tín dụng cho một KH, nhóm KH liên quan, 01 ngành nghề/lĩnh vực, 01 loại tiền tệ và 01 loại địa bàn. Triển khai áp dụng việc kiểm soát giới hạn cấp tín dụng đối với 01 KH, nhóm KH liên quan nhằm hướng hoạt động Quản trị rủi ro tại Oceanbank tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Ngân hàng cũng xây dựng tỷ lệ giới hạn tín dụng để phân tán rủi ro, tránh tập trung rủi ro tín dụng vào một số khách hàng hay một ngành nghề nhất định. Bảng 2.5: Các giới hạn cấp tín dụng và tỷ lệ nợ xấu tối đa STT Tiêu chí Tỷ lệ tối đa/Mức quy định tối đa 1 Tổng dư nợ cho vay không có TSBĐ của tất cả khách hàng cá nhân trên toàn hệ thống. 10% vốn tự có của Oceanbank. 2 Tổng dư nợ cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản của mỗi Đơn vị cấp tín dụng. 25% tổng dư nợ cấp tín dụng tại ĐVCTD. 3 Tỷ lệ nợ xấu tính trên Tổng dư nợ cho vay của Oceanbank. 3% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống Oceanbank. 4 Tỷ lệ nợ xấu của ĐVCTD đối với tất cả các sản phẩm cấp tín dụng được ban hành theo từng thời kỳ. 3% tổng dư nợ cấp tín dụng theo sản phẩm. 5 Tỷ lệ nợ xấu theo từng sản phẩm cấp tín dụng của toàn hệ thống đối với tất cả các sản phẩm cấp tín dụng được ban hành theo từng thời kỳ. 3% tổng dư nợ cấp tín dụng theo từng sản phẩm của toàn hệ thống. Các đơn vị cấp tín dụng thực hiện việc kiểm tra, giám sát sau cho vay theo đúng quy định, hướng dẫn kiểm tra, giám sát sau cấp tín dụng và kịp thời báo cáo Lãnh đạo đơn vị hoặc cấp quản lý cao hơn trong trường hợp phát hiện những vấn đề bất thường của khách hàng, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng để có phương án xử lý kịp thời tránh tổn thất cho ngân hàng. 2.2.2.3 Phân thẩm quyền quyết định trong hoạt động cấp tín dụng - Thẩm quyền quyết định trong hoạt động cấp tín dụng sẽ được phân cấp từ PGD, CN cho đến Trụ sở chính. Đối với các dự án lớn, quyết định cấp tín dụng sẽ được thực hiện theo hình thức tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết của Hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan. Các bước xác định thẩm quyền phê duyệt của một hồ sơ cấp tín dụng Bước 1: Xác định giới hạn tín dụng/khoản tín dụng của khách hàng (1)= Tổng giá trị các khoản tín dụng mà khách hàng đang đề xuất + giới hạn tín dụng/khoản tín dụng của khách hàng (nếu có). Bước 2: Xác định phần tín dụng được bảo đảm bằng toàn bộ TSBĐ loại 1 của khách hàng (2). Bước 3: Mức thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng (3)=(1)-(2) --->xác định thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. Bước 4: Lựa chọn cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bảng 2.6: Mức thẩm quyền phê duyệt tối đa về cấp tín dụng và cơ cấu nợ của Oceanbank Đơn vị: Tỷ đồng STT Đối tượng Khách hàng XHTD CỦA KHÁCH HÀNG CẤP CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT GĐ PGD GĐ Chi nhánh TP TĐTD DN/KHBL GĐ Khối TĐTD TGĐ HĐTD A TRƯỜNG HỢP THÔNG THƯỜNG I Phân khúc KHDN 1 Cấp tín dụng thông thường i GHTD; Khoản tín dụng ngắn hạn; Khoản tín dụng trung hạn (≤5 năm) AAA,AA,A 2 10 15 30 50 350 BBB,BB 1 5 10 20 40 350 B↓ 5 10 30 350 ii GHTD; Khoản tín dụng dài hạn (từ trên 5 năm đến 15 năm) AAA,AA,A 10 30 50 350 BBB,BB 5 20 40 350 B↓ 10 30 350 iii GHTD; Khoản tín dụng có thời hạn cho vay >15 năm 30 350 1 Trường hợp bảo đảm toàn bộ bằng TSBĐ loại 1 i Khoản tín dụng 2 10 20 50 100 350 II Phân khúc khách hàng bán lẻ 2 Cấp tín dụng có TSBĐ i Tổng giá trị các khoản tín dụng; Khoản tín dụng ngắn hạn; Khoản tín dụng trung hạn(≤5 năm) AAA,AA,A 1 2 3 10 50 350 BBB,BB 1 1 2 5 40 350 B↓ 2 10 350 ii Tổng giá trị các khoản tín dụng; Khoản tín dụng dài hạn (từ trên 5 đến 15 năm) AAA,AA,A 0,5 1 2 10 50 350 BBB,BB 0,5 1 5 40 350 B↓ 2 10 350 ii Tổng giá trị các khoản tín dụng; Khoản tín dụng có thời hạn cho vay >15 năm AAA,AA,A 0,3 0,5 1 5 40 350 BBB,BB 0,3 0,5 5 40 350 B↓ 2 10 350 2 Cấp tín dụng không có TSBĐ i Tổng giá trị các khoản tín dụng; Khoản tín dụng ngắn hạn; Khoản tín dụng trung hạn(≤5 năm) AAA,AA,A 0,05 0,1 0,2 5 40 350 BBB,BB 0,05 2 10 350 B↓ 350 ii Tổng giá trị các khoản tín dụng; Khoản tín dụng dài hạn (từ trên 5 đến 15 năm) AAA,AA,A 0,1 5 40 350 BBB,BB 350 B↓ 350 ii Tổng giá trị các khoản tín dụng; Khoản tín dụng có thời hạn cho vay >15 năm 350 2 Trường hợp bảo đảm toàn bộ bằng TSBĐ loại 1 i Khoản tín dụng 2 5 10 20 50 350 B ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU i Khoản đầu tư trái phiếu ≤10 năm AAA,AA,A 50 350 BBB,BB 40 350 B↓ 30 350 Khoản đầu tư trái phiếu >10 năm 30 350 Khoản đầu tư trái phiếu được bảo đảm đầy đủ bằng bảo lãnh thanh toán của Chính phủ hoặc bằng TSBĐ loại 1 30 350 - Cùng với việc phân thẩm quyền quyết định trong hoạt động cấp tín dụng, Ban lãnh đạo ngân hàng cũng đưa ra trách nhiệm đối với các đơn vị khi để xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn vượt quá hạn mức quy định: cắt thẩm quyền, điều chuyển vị trí công tác, gắn trách nhiệm với mức thu nhập 2.2.2.4 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Ocean

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_thuong_mai_t.docx
Tài liệu liên quan