Luận văn Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Mục lục

Trang

Lời nói đầu 1

Chương 1. khái quát chung về phần mềm máy tính và các

văn bản pháp luật có liên quan

5

1.1. Khái niệm về phần mềm máy tính 5

1.2. Các loại phần mềm máy tính được bảo hộ theo quy định của

pháp luật Việt Nam

7

1.2.1. Các loại phần mềm máy tính 7

1.2.2. Các loại phần mềm máy tính được bảo hộ theo quy định

của pháp luật Việt Nam

9

1.3. Các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định về

quyền tác giả đối với phần mềm máy tính

10

1.3.1. Pháp luật trong nước 11

1.3.2. Hiệp định song phương 15

1.3.3. Bản ghi nhớ 16

1.4. Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính theo qui định của một

số Công uớc, Hiệp ước quốc tế

17

1.4.1. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 17

1.4.2. Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT- WIPO

copyright treaty)

17

1.4.3. Thoả thuận về những khía cạnh liên quan tới thương mại

của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định Trips)

18

1.5. Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính theo qui định của

một số nước trên thế giới

19

1.5.1. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 19

1.5.2. Cộng hoà Singapore 20

1.5.3. Vương quốc Thụy Điển 20

1.5.4. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 21

1.5.5. Một số quốc gia khác 22

Chương 2. Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính theo

qui định của pháp luật việt nam – thực tiễn bảo hộ quyền

tác giả đối với phần mềm máy tính

23

2.1. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền tác

giả đối với phần mềm máy tính

23

2.1.1. Chủ thể quyền tác giả đối với phần mềm máy tính 23

2.1.2. Nội dung quyền tác giả đối với phần mềm máy tính 252.1.3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính 35

2.1.4. Thừa kế quyền tác giả đối với phần mềm máy tính 35

2.1.5. Các hành vi xâm hại quyền tác giả đối với phần mềm máy tính 36

2.1.6. Một số biện pháp xử lý hành vi xâm hại quyền tác giả đối

với phần mềm máy tính

 

pdf75 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ sở hữu quyền tác giả đã bán, hay nói cách khác là chủ sở hữu đã chuyển giao quyền sở hữu một bản sao cụ thể của PMMT thì chủ sở hữu bản sao PMMT đó có thể tùy ý sử dụng bản sao mà không cần phải xin phép chủ sở hữu bản quyền, thậm chí có thể bán lại bản sao đó. Phần mềm máy tính là một loại hàng hóa đặc biệt, được bảo hộ theo quy định của Công ước, Hiệp ước quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền tác giả. Pháp luật Việt Nam cho phép chủ sở hữu PMMT được quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao phần mềm. Để tránh được tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm và kiểm soát được hàng hoá lưu thông, các cơ quan chức năng có thẩm quyền được quyền kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tác giả đối với PMMT nhập khẩu. Chủ sở hữu PMMT đã được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam có quyền đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với PMMT xuất, nhập khẩu mà có căn cứ cho rằng có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan hải quan có quyền tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu khi có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT. + Quyền truyền đạt phần mềm máy tính đến công chúng Pháp luật Việt Nam cho phép chủ sở hữu tác phẩm có quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng dưới bất kỳ phương tiện và cách thức nào. Theo đó thì 33 chủ sở hữu PMMT có quyền trưng bày, giới thiệu... cho công chúng biết PMMT dưới những hình thức như hội thảo, toạ đàm, phòng trưng bày... Để thực hiện quyền này đòi hỏi phải được sự đồng ý của chủ sở hữu PMMT. Quyền kiểm soát hoạt động này không chỉ vì quyền lợi của chủ sở hữu quyền tác giả mà còn vì lợi ích của những người được tác giả cho phép, ví dụ như khi những người khác muốn tổ chức công diễn một phần mềm trước công chúng trong khi dự định cho việc xây dựng phần mềm chỉ “hạn chế ứng dụng” trong một lĩnh vực cụ thể. + Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao phần mềm máy tính Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao PMMT là quyền được thừa nhận rộng rãi, được quy định trong Hiệp định Trips và quy định trong BLDS 2005 và Luật SHTT. Quyền cho thuê này xuất phát từ việc những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã khiến cho việc sao chép PMMT khá dễ dàng. Thực tế đã cho thấy khách hàng của những nơi cho thuê đã tạo ra những bản sao, vì vậy quyền giám sát hoạt động cho thuê là cần thiết để ngăn chặn việc xâm phạm đến quyền sao chép, nhân bản của chủ sở hữu PMMT. Trong giới chuyên môn CNTT, hầu như ai cũng biết hệ quản trị cơ sở dữ liệu ORACLE là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu “rất mạnh”, có rất nhiều tính năng ưu việt trong việc quản trị dữ liệu. Tuy nhiên không phải cơ quan, đơn vị hay cá nhân nào cũng có đủ kinh phí để mua bản quyền sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu này. Khi đó việc cho thuê bản gốc hoặc bản sao PMMT là một giải pháp được các bên chấp nhận, đã được pháp luật thừa nhận về mặt pháp lý. Các bên có thể thoả thuận về thời gian thuê, địa điểm cài đặt, số lượng cài đặt... và giá cho thuê, hoặc áp dụng theo các quy định của pháp luật. 2.1.2.3. Các quyền khác của tác giả, chủ sở hữu phần mềm máy tính Luật SHTT cho phép việc chuyển nhượng quyền tác giả đối với PMMT. Đối với quyền nhân thân thì chỉ có quyền chuyển nhượng quyền công bố PMMT hoặc cho phép người khác công bố PMMT và được quyền chuyển nhượng toàn bộ quyền tài sản. Trong cả hai trường hợp đều phải được phép của chủ sở hữu PMMT mới được chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân theo hình thức hợp đồng hoặc quy định của pháp luật có liên quan (khoản 1, Điều 45). Pháp luật hiện hành không cho phép chuyển nhượng quyền nhân thân trừ quyền công bố PMMT (khoản 2, Điều 45 Luật SHTT). 34 Tác giả, chủ sở hữu PMMT cũng có quyền nộp đơn và hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm do mình là tác giả hoặc chủ sở hữu (khoản 1, Điều 49, Luật SHTT). Ngoài ra thì tác giả, chủ sở hữu PMMT cũng có quyền tự bảo vệ hay yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ khi có những hành vi xâm phạm bản quyền; yêu cầu hoặc khiếu nại thanh tra chuyên ngành văn hoá - thông tin xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính (tạm giữ người; tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm; các biện pháp khác); khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (thu giữ; kê biên; niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; cấm chuyển dịch quyền sở hữu; các biện pháp khác); ... Tóm lại, qua việc xem xét, tìm hiểu và phân tích các quyền của tác giả, chủ sở hữu PMMT, chúng ta thấy rằng nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu PMMT sẽ có đầy đủ các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với PMMT của mình. Đây là chủ thể có các quyền nhân thân và quyền tài sản rộng rãi và toàn diện nhất, bởi họ đã tham gia vào quan hệ pháp luật về quyền tác giả với tư cách vừa là tác giả, vừa là chủ sở hữu tác phẩm. Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu PMMT thì quyền được hưởng các quyền nhân thân và tài sản bị hạn chế hơn nhiều, chủ yếu là bị hạn chế các quyền tài sản. Còn trường hợp chủ sở hữu không đồng thời là tác giả PMMT cũng bị hạn chế nhiều tại các quyền nhân thân không thể dịch chuyển. Các quyền nhân thân của tác giả trong nội dung quyền tác giả PMMT được pháp luật hiện hành quy định luôn gắn liền với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm và không thể chuyển giao cho người khác. Theo đó thì chỉ có tác giả không đồng thời là chủ sở hữu phần mềm hoặc chủ sở hữu phần mềm đồng thời là tác giả mới có các quyền này. Việc pháp luật hiện hành quy định như vậy giúp công nhận địa vị của tác giả và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tác giả, khuyến khích các hoạt động sáng tạo cũng như đảm bảo lợi ích của các chủ thể, quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sáng tạo tác phẩm, người sử dụng tác phẩm v.v... Tuy nhiên qua một số vụ việc đã xảy ra trên thực tế cho 35 thấy, việc quy định “cứng” các quyền nhân thân không thể chuyển dịch này có thể là “trở ngại” đối với một số công ty sản xuất phần mềm trong nước mà với tư cách họ là chủ sở hữu tác phẩm. Những “trở ngại” này chính là mối quan hệ giữa những yêu cầu bảo vệ quyền tác giả và việc kinh doanh, phát triển phần mềm của doanh nghiệp mình. 2.1.3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính Pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả nhằm hướng tới việc bảo vệ các quyền, lợi ích thiết thực cho tác giả, người thừa kế của tác giả đồng thời hướng tới lợi ích chung của toàn xã hội. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khoảng thời gian do pháp luật quy định, trong đó các quyền của tác giả và của người thừa kế quyền tác giả được Nhà nước bảo vệ. Theo quy định của Luật SHTT, thời gian bảo hộ của quyền tác giả đối với PMMT là suốt đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, còn trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết (điểm b, khoản 2, Điều 27, Luật SHTT). 2.1.4. Thừa kế quyền tác giả đối với phần mềm máy tính Tác giả được hưởng các quyền liên quan đến tác phẩm trong suốt cuộc đời của mình. Các quyền này được chuyển dịch cho những người thừa kế của tác giả (trừ các quyền nhân thân không chuyển dịch) khi tác giả chết. - Nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu PMMT thì khi họ chết, người thừa kế của họ sẽ được thừa kế các quyền sau đây: + Quyền công bố, phổ biến tác phẩm, hoặc cho người khác công bố, phổ biến PMMT; + Quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng PMMT; + Quyền khởi kiện khi có hành vi xâm phạm sự toàn vẹn của PMMT; + Quyền hưởng tiền nhuận bút, thù lao khi PMMT được sử dụng; + Hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng PMMT dưới các hình thức khác nhau; + Nhận giải thưởng khi PMMT được giải; 36 - Nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu PMMT chết thì người thừa kế của họ được thừa kế các quyền về tài sản sau đây: + Quyền khởi kiện khi có hành vi xâm phạm sự toàn vẹn của PMMT; + Tiền nhuận bút, thù lao khi PMMT được sử dụng. + Nhận giải thưởng khi PMMT đoạt giải. Nếu người thừa kế của tác giả chết trước khi hết thời hạn bảo hộ thì người thừa kế của người đó được hưởng các quyền nói trên cho đến hết thời hạn bảo hộ. Trong những trường hợp tác giả chết mà không có người thừa kế hoặc có nhưng người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản thì các quyền nói trên thuộc về Nhà nước. 2.1.5. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm máy tính Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với PMMT được xác định bao gồm các hành vi cơ bản sau: - Chiếm đoạt quyền tác giả; - Không tham gia phát triển PMMT nhưng đề tên mình vào PMMT (mạo danh tác giả); - Chưa được sự đồng ý của người giữ quyền tác giả PMMT đã đem PMMT ra công bố, phân phối, phát hành (công bố, phân phối, phát hành tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả); - Chưa được sự đồng ý của tác giả hoặc người giữ quyền tác giả PMMT đã sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc (bảo vệ sự vẹn toàn tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả); - Chưa được sự đồng ý của tác giả hoặc người giữ quyền tác giả PMMT đã sao chép, dịch, chú giải, sao in... (làm tác phẩm phái sinh mà không được sự đồng ý của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả); - Sử dụng PMMT mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu phần mềm; không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác (sử dụng tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác tác giả); - Chưa được sự đồng ý của tác giả hoặc người giữ quyền tác giả PMMT đã cho thuê PMMT; 37 - Chưa được sự đồng ý của tác giả hoặc người giữ quyền tác giả PMMT đã xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao PMMT. 2.1.6. Một số biện pháp xử lý khi xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm máy tính Có một số hình thức xử lý có thể áp dụng khi có các hành vi xâm hại quyền tác giả đối với PMMT, đó là: hoà giải; xử lý hành chính; xử lý hình sự; trọng tài và tư pháp. Sau khi có sự tranh chấp, vi phạm về quyền tác giả PMMT, cơ quan chức năng có thể yêu cầu hoà giải hoặc các bên tự hoà giải với nhau. Các bên cũng có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoà giải, hoặc có thể mời trọng tài giải quyết theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không có điều khoản trọng tài thì hai bên có thể thương lượng để có trọng tài. Các bên có thể khởi kiện vụ việc tại toà án nhân dân cấp có thẩm quyền xét xử. Căn cứ vào tính chất, mức độ vụ việc xâm phạm quyền tác giả đối với PMMT mà cơ quan chức năng có thể áp dụng hình thức xử lý hành chính (như áp dụng hình thức phạt tiền) hoặc hình thức phạt bổ sung (tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm). Còn nếu các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với PMMT mà gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử lý hành chính về một trong những hành vi quy định hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì cơ quan chức năng có thể áp dụng hình thức xử lý hình sự. 2.2. Cơ chế thực thi quyền tác giả đối với phần mềm máy tính 2.2.1. Khái niệm về thực thi quyền tác giả đối với phần mềm máy tính Như đã đề cập, quyền tác giả bao gồm các quyền tài sản và quyền nhân thân. Thực thi quyền tác giả được hiểu là các phương thức, biện pháp, phương tiện nhằm mục đích bảo vệ quyền của tác giả, quyền của các chủ thể hưởng quyền khác trong việc hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do chính tác giả sáng tạo ra. Việt Nam hiện đang nỗ lực trong việc thực thi quyền tác giả, đáp ứng các yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực thi quyền tác giả đối với PMMT cũng không thể tách rời thực thi quyền tác giả nói chung. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với PMMT còn 38 mới mẻ ở Việt Nam, mang nhiều tính đặc thù hơn so với các loại hình tác phẩm được bảo hộ về quyền tác giả khác. 2.2.2. ý nghĩa của việc thực thi quyền tác giả đối với phần mềm máy tính Thực thi quyền tác giả, quyền tác giả đối với PMMT có những ý nghĩa cơ bản sau đây: 1/ Thông qua việc pháp luật công nhận địa vị của tác giả và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tác giả; 2/ Khuyến khích các hoạt động sáng tạo chung; 3/ Đảm bảo lợi ích của các chủ thể, quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sáng tạo tác phẩm, người sử dụng tác phẩm; 4/ Bảo vệ các nhà sản xuất phần mềm và ngành công nghiệp phần mềm; 5/ Tạo ý thức coi trọng giá trị sáng tạo, tạo thói quen tuân thủ pháp luật; 6/ Nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, đảm bảo cho việc hội nhập quốc tế; 7/ Tôn vinh bản sắc nền văn hoá, thuần phong mỹ tục Việt Nam; 8/ Điều chỉnh quan hệ giữa tác giả và người sử dụng, xử lý tranh chấp bản quyền. 2.2.3. Pháp luật về thực thi quyền tác giả đối với phần mềm máy tính Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả đã cơ bản bản đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả nói chung, thực thi các Hiệp định song phương về quyền tác giả và thương mại và cơ bản thoả mãn theo yêu cầu chung của quốc tế, đặc biệt là WTO. Luật SHTT được Quốc hội biểu quyết thông qua với số phiếu gần như tuyệt đối (368 phiếu/370 đại biểu) là sự kiện pháp lý và văn hoá quan trọng, là bước ngoặt mới trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam nói chung và quyền tác giả đối với PMMT nói riêng. Luật SHTT đã tạo ra một cơ chế pháp lý khác rõ ràng và hiệu năng với các quy định về bảo vệ và thực thi quyền tác giả và các quyền liên quan với các cơ chế xử lý vi phạm. Các tác giả và chủ sở hữu PMMT đã có đủ các biện pháp để bảo vệ quyền của mình, bao gồm các biện pháp dân sự, hình sự và các biện pháp hành chính. 39 Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp phần mềm trong và ngoài nước vẫn phải “hứng chịu” tình trạng vi phạm bản quyền tới 92% với các lý do như: các quy định về bảo hộ SHTT chủ yếu nằm trên giấy, thực tế ít được thực hiện; chậm ban hành các văn bản hướng dẫn; biện pháp thực thi chưa đúng; thiếu các quy định về trình tự, thủ tục; phân định trách nhiệm của các cơ quan giám sát chưa đồng nhất, và nhất là nhận thức của công chúng còn rất hạn chế trong việc bảo vệ quyền tác giả... 2.2.4. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính Theo quy định tại Điều 11, Luật SHTT thì Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Bộ Văn hoá -Thông tin trong p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quyen_tac_gia_doi_voi_phan_mem_may_tinh_mot_so_van.pdf
Tài liệu liên quan