Luận văn Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ

ÁN DÂN SỰ 7

1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự 7

1.1.1. Khái niệm quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự 7

1.1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy định pháp luật về quyền tự do khởi

kiện 15

1.2 Lược sử các quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong

pháp luật dân sự Việt Nam 18

1.2.1. Thời kỳ Nhà nước phong kiến Việt Nam 18

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 19

1.2.3. Từ năm 1989 đến năm 2005: 21

1.2.4. Từ năm 2005 đến nay 22

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền tự do khởi kiện của chủ thể 24

1.3.1 Quy định của pháp luật – yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định quyền tự

do khởi kiện của chủ thể. 25

1.3.2. Nhận thức của chủ thể - yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện quyền

tự do khởi kiện chủ chủ thể. 26

1.3.3 Trách nhiệm của Toà án, cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết các vụ án – yếu

tố ảnh hưởng tích cực đến thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể. 28

1.3.4 Hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác – yếu tố

ảnh hưởng không nhỏ đến quyền tự do khởi kiện của chủ thể. 29

KẾT LUẬN CHưƠNG 1 31

CHưƠNG 2: QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEO 32

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 32

2.1. Các quy định của pháp luật nội dung về quyền tự do khởi kiện 32

pdf39 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng qua việc đệ đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết vụ án dân sự. Đó là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Chính việc khởi kiện của của nguyên đơn là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, không có hành vi khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự thì không có quá trình tố tụng tiếp theo. Nhƣ vậy, việc xác định quyền khởi kiện của nguyên đơn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tƣ cách của các đƣơng sự khi họ tham gia tố tụng tại Tòa án. Quan điểm thứ hai cho rằng quyền khởi kiện là ngoài quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn còn quyền phản tố (kiện ngƣợc lại) của bị đơn và quyền yêu cầu độc lập Toà án bảo vệ quyền lợi của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan do họ đã không thực hiện quyền yêu cầu của mình trƣớc khi nguyên đơn khởi kiện vụ án. Nguyên đơn có quyền khởi kiện và bị đơn có quyền phản bác việc khởi kiện của nguyên đơn. Bên cạnh đó, quyền phản tố của bị đơn cũng cần đƣợc pháp luật ghi nhận. Điều này xuất phát từ sự bình đẳng giữa các đƣơng sự trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Trong những vụ án có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp có mối liên quan đến nhau thì bị đơn có quyền đƣa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và ngƣời có yêu cầu độc lập và yêu cầu này có thể đƣợc Toà án xem xét giải quyết trong cùng vụ án với yêu cầu của nguyên đơn và ngƣời có yêu cầu độc lập khi thoả mãn những điều kiện nhất định. Thực chất của phản tố là một việc kiện ngƣợc lại của bị đơn đối với nguyên đơn và ngƣời có yêu cầu độc lập nhƣng đƣợc xét cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhƣ vậy, xét theo nghĩa rộng về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện thì có thể xem quyền phản tố cũng là quyền khởi kiện nhƣng là quyền khởi kiện ngƣợc lại của bị đơn đối với nguyên đơn và ngƣời có yêu cầu độc lập do các yêu cầu này có mối liên hệ nhất định. 12 Cũng theo góc nhìn về sự bình đẳng giữa các đƣơng sự trong việc bảo vệ quyền lợi của mình thì ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có quyền đƣa ra yêu cầu độc lập của mình trong vụ án đã đƣợc thiết lập giữa nguyên đơn và bị đơn. Yêu cầu tố tụng này có thể chống nguyên đơn, bị đơn hoặc chống cả nguyên đơn và bị đơn. Bản chất của yêu cầu độc lập này là một yêu cầu tố tụng của ngƣời thứ ba nhằm bảo vệ quyền lợi của mình đang bị tranh chấp hay vi phạm trong một vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn. Khi nghiên cứu về vấn đề này TS. Nguyễn Công Bình cho rằng: “Trong vụ án dân sự, lợi ích pháp lý của ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lý của nguyên đơn và bị đơn. Thông thƣờng ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhƣng do vụ án dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn và bị đơn nên họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền và lợi ích của họ sau đó sẽ gặp khó khăn” [2, tr108]. Xét về bản chất thì quyền phản tố của bị đơn có thể hiểu là quyền khởi kiện ngƣợc lại của bị đơn, quyền yêu cầu của ngƣời có quyền nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là quyền khởi kiện chống lại cả nguyên đơn và bị đơn hoặc chỉ chống lại nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ án dân sự. Nhất trí với quan điểm thứ hai về chủ thể quyền khởi kiện, luận văn nghiên cứu chủ thể quyền khởi kiện bao hàm quyền khởi kiện của nguyên đơn, quyền phản tố hay quyền khởi kiện ngƣợc lại của bị đơn, quyền có yêu cầu độc lập hay quyền khởi kiện chống lại nguyên đơn, bị đơn hay chống cả nguyên đơn, bị đơn của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền lợi của mình khi mà vụ án giữa nguyên đơn và bị đơn đã đƣợc thiết lập. Nhƣ vậy theo pháp luật Việt Nam, khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hay bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước. 13 1.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự Wikipedia tiếng Việt “ Quyền tự do „hoặc “ tự do „ là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn, hành động theo đúng ý chí và nguyện vọng của chính mình [10].. Có thể hiểu, tự do gồm có hai thành tố quan trọng nhất là tự do nhận thức và tự do hành động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, Ở phƣơng Tây, ngƣời ta cho rằng, tự do là một quyền tự nhiên, là không gian vốn có của mỗi con ngƣời, và do đó, Nhà nƣớc dân chủ là kết quả của sự nhƣợng bớt một phần tự do cá nhân cho chính phủ để nhà nƣớc có vốn liếng điều hành xã hội. Từ đó, có thể khẳng định, sự tự nguyện nhƣợng bớt một phần tự do cá nhân cho chính phủ nhƣ một hình thức góp vốn chính là bản chất khế ƣớc xã hội. Điều hành đất nƣớc bằng pháp luật, hay các khế ƣớc xã hội chính là điểm ƣu việt của phƣơng thức quản lý theo mô hình dân chủ. Russeau viết “Với khế ƣớc xã hội, con ngƣời mất đi cái tự do thiên nhiên và hạn chế cái quyền đƣợc làm những điều muốn làm mà làm đƣợc; nhƣng mặt khác, con ngƣời thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có” [1, tr46]. Hết thảy con ngƣời khi sinh ra đều bình đẳng, và đƣợc tự nhiên ban cho những quyền không thể phủ nhận, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền này, các nhà nƣớc đƣợc hình thành trên cơ sở sự đồng thuận của các thành viên trong một xã hội. Nếu hiểu theo nghĩa này thì tự do là một khái niệm rất nhân văn, nó gắn liền với cái Tự nhiên (nói chung) và con ngƣời (nói riêng). [1, tr46] Điều này đƣợc thể hiện trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948 (đoạn 1 lời nói đầu) đã ghi rõ rằng:... thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Ở góc độ quốc gia, bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 ghi rằng:“ mọi ngƣời sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có hể xâm phạm đƣợc, trong những quyền đó có quyền đƣợc sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc „ những quyền này còn đƣợc thể hiện trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789 và Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam. Có thể hiểu quyền tự do của con ngƣời là quyền tự nhiên, vốn có nhƣng trong khuôn khổ pháp luật của mỗi nhà nƣớc. 14 Quyền tự do khởi kiện có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất: Quyền tự do khởi kiện đƣợc thể hiện ở quyền tự quyết định có khởi kiện hay không khởi kiện khi quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Giáo sƣ Serge Guinchard – một tố tụng gia đầu ngành của Pháp cho rằng, cần phân biệt các bên đƣơng sự trong vụ kiện với chủ thể của tố quyền, những chủ thể có tố quyền chỉ trở thành đƣơng sự trong tố tụng, kể từ ngày họ thực hiện quyền đi kiện của mình bằng một đơn kiện; ngƣợc lại, ngƣời ta có thể là một bên đƣơng sự trong vụ kiện mà không là chủ thể của tố quyền, đó là trƣờng hợp nguyên đơn kiện nhƣng sau đó bị phủ nhận quyền khởi kiện bằng một bản án, do không có lợi ích trong việc kiện, hoặc trƣờng hợp ngƣời bị đòi ra toà với tƣ cách là bị đơn trong vụ kiện, nhƣng vụ kiện này kết thúc bởi một phán quyết bác bỏ tƣ cách bị đơn của họ[8, tr506]. Để thực hiện đƣợc quyền tự do khởi kiện của mình, chủ thể quyền khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Điều kiện đầu tiên phải đƣợc kể đến đó là điều kiện về chủ thể. Chủ thể muốn thực hiện việc khởi kiện thì phải có năng lực pháp luật tố tụng dân sự (NLPLTTDS) và năng lực hành vi tố tụng dân sự (NLHVTTDS). NLPLTTDS là khả năng pháp luật quy định cho cá nhân, cơ qua, tổ chức có những quyền và nghĩa vụ trọng TTDS. NLPLTTDS đƣợc coi là điều kiện đầu tiên đồng thời là điều kiện cần để một chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự, từ đó một chủ thể chỉ có quyền tham gia tố tụng dân sự khi đƣợc pháp luật thừa nhận có NLPLTTDS. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là một phạm trù có liên quan đến yếu tố chủ quan nhƣ khả năng nhận thức, khả năng hành động, ý chí và lý trí, là khả năng của đƣơng sự trong việc tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho ngƣời đại diện tham gia tố tụng. Đối với cá nhân thì năng lực hành vi tố tụng của họ đƣợc xác định trên cơ sở khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của cá nhân trong việc tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Việc quy định điều kiện về năng lực hành vi của cá nhân để họ có thể tự mình thực hiện việc khởi kiện là nhằm bảo đảm cho ngƣời có quyền lợi có thể thể hiện ý chí đích thực của mình trong việc bảo vệ quyền lợi trƣớc Toà án. Tuy nhiên, đối với những đƣơng sự có đủ năng lực hành vi để thực hiện quyền khởi kiện nếu vì những lý do khác nhau mà họ không thể thực hiện đƣợc quyền khởi 15 kiện thì pháp luật cũng có thể bảo đảm điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện quyền này thông qua cơ chế uỷ quyền cho ngƣời khác đại diện thay mặt mình khởi kiện trƣớc Toà án. Việc cho phép đƣơng sự thực hiện quyền khởi kiện thông qua đại diện theo ủy quyền là phƣơng tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho đƣơng sự bằng nhiều hình thức khác nhau có thể thực hiện quyền khởi kiện một cách thuận lợi nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thứ hai, quyền tự do khởi kiện là quyền năng của chủ thể mà không ai có quyền quyết định hay hạn chế một cách tùy tiện kể cả nhà nƣớc. Trong giao lƣu dân sự, khi quyền và lợi ích bị coi là xâm phạm hoặc có tranh chấp các chủ thể có quyền khởi kiện mà không bị bất kỳ một cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nƣớc nào đƣợc phép cản trở hoặc hạn chế một cách tùy tiện. Thứ ba, quyền tự do khởi kiện thể hiện ý chí tự nguyện của chủ thể, ý chí này đƣợc thể hiện trong nhận thức và hành động, không bị ai ép buộc . Thứ tư, chủ thể có quyền tự do khởi kiện nhƣng quyền khởi kiện đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Quyền tự do của chủ thể đƣợc đặt trong mối quan hệ với quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội để đảm bảo một điều rằng, chủ thể có thể tự do thực hiện quyền khởi kiện nhƣng không phải lúc nào chủ thể cũng có thể kiện và kiện bất kỳ điều gì. Suy cho cùng, quyền tự do khởi kiện bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật, những quy định này đƣợc xây dựng trên cơ sở xem xét đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội. Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự có thể đƣợc hiểu là chủ thể được tự quyết định thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hay bảo vệ lợi ích công cộng , lợi ích Nhà nước theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự. 1.1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy định pháp luật về quyền tự do khởi kiện Quyền và lợi ích của các chủ thể là động lực để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Trong giao lƣu dân sự, quyền và lợi ích của các bên đƣợc xem nhƣ là tiền đề dẫn đến tranh chấp dân sự“ Tranh chấp pháp lý sẽ không thể xuất hiện, nếu 16 không có yêu cầu khởi kiện của các bên „ Nhƣ vậy quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là cơ sở để các chủ thể thực hiện quyền khởi kiện. Các quyền và lợi ích này có thể là các quyền về tài sản hoặc quyền nhân thân. Tự do khởi kiện vụ án dân sự chính là công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ các quyền dân sự của chủ thể. Cơ sở để pháp luật quy định khởi kiện vụ án xuất phát từ nguyên tắc quyền dân sự của cá nhân đƣợc tôn trọng và bảo vệ. Điều 8 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 có ghi “Mọi ngƣời đều có quyền đƣợc bảo vệ bằng các Tòa án quốc gia có thẩm quyền với phƣơng tiện pháp lý có hiệu lực chống lại những hành vi vi phạm các quyền căn bản đã đƣợc Hiến pháp và pháp luật công nhận”. Nhƣ vậy, quyền khởi kiện đƣợc ghi nhận trong pháp Luật quốc tế và là cơ sở vững chắc cho việc ghi nhận quyền này trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, nếu nhƣ Hiến pháp 1992 của nƣớc CHXHCN Việt Nam, quyền khởi kiện đƣợc ghi nhận gián tiếp tại Điều 50: “Ở nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con ngƣời về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội đƣợc tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và đƣợc quy định trong Hiến pháp và luật” thì đến Hiến Pháp 2013 quyền con ngƣời, quyền dân sự đƣợc đề cao, khẳng định trực tiếp, rõ nét hơn tại điều 14 Hiến pháp 2013: “ 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. „ Tuy nhiên, dù là đạo luật cơ bản nhƣng để Hiến pháp đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng thì cần phải có một hệ thống văn bản luật và dƣới luật thực sự đồng bộ, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp. Các quy định của Hiến pháp cũng chỉ là quy định “ treo „ nếu không đƣợc luật hóa một cách chính xác và cụ thể. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, một loạt các văn bản Luật và dƣới luật đã đƣợc sửa đổi bổ sung đã đƣợc Quốc hội thông qua, quyền khởi kiện của các chủ thể đƣợc ghi nhận cụ thể trong các văn bản pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng. Trên cơ sở quy định 17 BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 quy định cụ thể, chính xác và đầy đủ hơn quyền dân sự trong đó có quyền tự do khởi kiện của chủ thể: 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. (Điều 2 BLDS năm 2015). Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình; Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ; Buộc bồi thƣờng thiệt hại; Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, ngƣời có thẩm quyền; Yêu cầu khác theo quy định của luật. Việc ghi nhận quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự chính là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền dân sự của chủ thể trong Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Có thể nói khởi kiện là“ phƣơng thức luật định mở rộng cho hết thảy những ai muốn cầu cứu đến công lý, để xin che chở quyền lợi lâm nguy „[30, tr109]. Tuy nhiên để thực hiện quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể của quyền khởi kiện phải chứng minh giữa chủ thể và ngƣời bị kiện trƣớc đó đã tồn tại quan hệ pháp luật dân sự mà theo quan hệ pháp luật này chủ thể quyền khởi kiện bị ảnh hƣởng, xâm phạm về quyền và lợi ích.Việc chứng minh đƣợc thể hiện ở việc cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh quan hệ pháp luật dân sự giữa các bên. Điều này đƣợc quy định trong các luật về nội dung nhƣ Bộ luật dân sự; Luật Doanh nghiệp, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình...... Ngoài điều kiện chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm thì điều kiện tƣ cách pháp lý của chủ thể có cho phép chủ thể đƣợc đứng đơn khởi kiện hay không? Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đƣợc ban hành trên cơ sở kế thừa các quy định Bộ luật tố tụng dân sự 2005 đã quy định cụ thể về chủ thể thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự. Thông thƣờng chủ thể của quyền khởi kiện là nguyên đơn, ngƣời có quyền và lợi ích hợp pháp bị coi là xâm phạm hoặc có tranh chấp. Để thực hiện đƣợc quyền tự do khởi kiện, 18 chủ thể phải có đủ NLPLTTDS và NLHVTTDS. Để thực hiện quyền tự do khởi kiện, chủ thể phải đảm bảo độ tuổi do luật định, từ 18 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Đối với những ngƣời mất năng lực hành vi dân sự hoặc dƣới 15 tuổi việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trƣợc tòa phải do ngƣời đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Đối với ngƣời từ đủ 15 đến chƣa đủ 18 tuổi, trong điều kiện nhất định nhƣ đã tham gia độc lâp quan hệ dân sự trƣớc đó, có tài sản riêng vẫn có thể tham gia quan hệ tố tụng dân sự với tƣ cách chủ thể độc lập. Ngoài ra yêu cầu, vụ việc đƣợc khởi kiện chƣa đƣợc giải quyết bằng một bản án hay quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣơc có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ các trƣờng hợp đặc biệt; việc thực hiện quyền tự do khởi kiện phải tuân thủ các điều kiện khác nhƣ đúng thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ, thẩm quyền xét xử và các điều kiện về hình thức khởi kiện. Tất cả những điều kiện trên đƣợc quy định cụ thể trong Bộ LTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2015. 1.2 Lƣợc sử các quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong pháp luật dân sự Việt Nam Quyền khởi kiện của chủ thể có thể nói đƣợc thể hiện rõ nét, cụ thể nhất trong hệ thống pháp luật về tố tụng và một số quy định trong pháp luật dân sự, do vậy luận văn tập trung nghiên cứu kỹ quyền khởi kiện qua các thời kỳ chủ yếu trong pháp luật tố tụng dân sự. 1.2.1. Thời kỳ Nhà nước phong kiến Việt Nam Quyền khởi kiện đƣợc ghi nhận một cách gián tiếp trong Bộ Luật Hồng Đức và Bộ Luật Gia Long. Tuy nhiên, những quy định trong các Bộ luật này thể hiện quyền khởi kiện không có sự phân biệt các vụ kiện về dân sự hay hình sự, tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều bị các chế tài về hình sự kể cả những vụ việc mà ngày nay chúng ta coi chỉ có tính chất dân sự. Căn cứ để khởi kiện là các hành vi phạm tội đƣợc ghi nhận trong luật Hồng Đức và Luật Gia Long. Ngƣời đứng đơn khởi kiện đƣợc gọi là nguyên cáo, là ngƣời có quyền lợi bị xâm phạm phải chứng minh đƣợc quyền khởi kiện của mình bằng việc đƣa 19 ra những bằng chứng và chứng cứ để chứng minh về cơ sở của việc kiện. Chẳng hạn, khởi kiện về điền thổ phải có văn tự, về tài sản phải có chúc thƣ, về nợ phải có giấy tờ ghi nhận nợ. Ngƣời bị nguyên cáo kiện đƣợc gọi là bị cáo, cũng có quyền phản đối yêu cầu của nguyên cáo bằng hình thức tƣơng tự, đƣa ra bằng chứng chứng minh làm cơ sở cho việc phản đối nộp cho nha môn. Nhƣ vậy, Cổ luật Việt Nam đã có những quy định cơ bản về điều kiện khởi kiện. Tuy nhiên, Cổ luật cũng có những quy định hạn chế quyền khởi kiện của các thành viên trong gia đình. Cụ thể là cấm con cháu kiện ông bà, cha mẹ, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng (Điều 511 Luật Hồng Đức, Điều 306 Luật Gia Long); con cháu cũng không đƣợc tố cáo ông bà cha mẹ, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng (Điều 504 Bộ Luật Hồng Đức, Điều 304 Bộ luật Gia Long)...v.v. Chính các quy định này đã hạn chế quyền khởi kiện của công dân. Trong thời kỳ Pháp thuộc thì các Bộ luật dân sự đƣợc áp dụng riêng rẽ cho ba kỳ. Các bộ luật quan trọng ta phải kể đến đến đó là Bộ Luật Dân sự Nam Kỳ giản yếu ra đời năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kỳ ra đời năm 1931 và Bộ dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) ra đời năm 1936. Các Bộ luật trên đều ghi nhận quyền công dân trong lĩnh vực dân sự. 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 Trong thời kỳ đầu của cách mạng Tháng 8 năm 1945 Nhà nƣớc ta chủ yếu ban hành các sắc lệnh nhƣ Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho giữ tạm thời những luật lệ hiện hành của chế độ cũ. Sau đó, Nhà nƣớc đã ban hành hàng loạt các sắc lệnh trong lĩnh vực dân sự quyền dân sự, quyền khởi kiện đã đƣợc ghi nhận cụ thể, trong đó phải kể đến Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950“ Sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật „ có một ý nghĩa đặc biệt đặt cơ sở, những nguyên tắc cho sự hình thành và phát triển của dân luật. Đó là nguyên tắc“ Những quyền dân sự đều đƣợc luật bảo vệ khi ngƣời ta hành xử nó đúng với quyền lợi của nhân dân „ ( Điều 1) hoặc nhƣ“ ngƣời ta chỉ đƣợc hƣởng dụng và sử dụng các vật thộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân „ ( Điều 12)... Trong lĩnh vực tố tụng Nhà nƣớc ban hành các Sắc lệnh cho phép Tòa án áp dụng thủ tục tố tụng để 20 giải quyết tranh chấp dân sự nhƣ: Sắc lệnh 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa án và ngạch Thẩm phán; Sắc lệnh 52/SL ngày 17/04/1946 quy định thẩm quyền của các Tòa án; Sắc lệnh 112/SL ngày 28/06/1946 bổ sung Sắc lệnh 51; Sắc lệnh 130/SL ngày 19/07/1946 quy định về thể thức thi hành án; Sắc lệnh 85/SL ngày 22/05/1950 cải cách bộ máy tƣ pháp và tố tụng; Sắc lệnh 159/SL ngày 07/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn. Tuy nhiên, trong điều kiện kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1954 các Sắc lệnh do Nhà nƣớc ban hành chủ yếu quy định chung quyền dân sự, về thủ tục tố tụng mà không có quy định cụ thể về quyền khởi kiện. Sau khi Hiến pháp 1959 đƣợc ban hành, Điều 22 Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận nguyên tắc “ Công dân nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đều bình đẳng trƣớc pháp luật” các BLDS của phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc hết hiệu lực thi hành bởi Chỉ thị số 772/TATC ngày 10/7/1959 “ Về vấn đề đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của phong kiến đế quốc”, trong giai đoạn này các văn bản pháp luật đƣợc ban hành dƣới dạng Nghị định của Chính phủ , Quýet định của thủ tƣớng chính phủ về kinh tế, không có văn bản dƣới luật mang tính dân sự, các quy định này mang nặng tính chất hành chính, không có quy định điều chỉnh vấn đề thừa kế....Việc giải quyết các vụ án căn cứ chủ yếu vào các Thông tƣ, chỉ thị, nghị quyết của TAND tối cao. Trong lĩnh vực tố tụng Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định các nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật nhƣ Luật Tổ chức Tòa án, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát đã ghi nhận và đảm bảo đầy đủ nguyên tắc đó. Để cụ thể hóa nguyên tắc trên Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có hƣớng dẫn về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự tạo cơ sở cho việc áp dụng trên thực tế quyền này của công dân. Các văn bản tố tụng đƣợc ban hành thời kỳ này trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện. Đó là công văn số 1111/NCLP ngày 13/07/1963 của Tòa án nhân dân tối cao về thủ tục xử chia tài sản ly hôn đối với ngƣời mất trí; công văn số 05/NCLP ngày 29/06/1966 của Tòa án nhân dân tối cao về tƣ cách bị đơn; Thông tƣ số 39/NCLP ngày 21/01/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn về thụ lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân và gia đình và tranh chấp dân sự; Công văn số 96/NCLP ngày 08/02/1977 21 của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự. Sau này Công văn số 546/DS ngày 07/07/1989 về quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức vì lợi ích của Nhà nƣớc có quy định khi Viện kiểm sát khởi tố vụ kiện thì cần đƣa cơ quan Nhà nƣớc hoặc hợp tác đứng vào vai trò nguyên đơn trong vụ kiện vì họ là đƣơng sự chính trong vụ kiện. Tiếp đến là công văn số 05/NCLP ngày 29/06/1986 của Tòa án nhân dân tối cao về tƣ cách của bị đơn trong vụ kiện dân sự; Nghị quyết 01/NQ/H ĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 20/01/1988. Có thể nhận xét trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1989, vấn đề quyền khởi kiện tiếp tục đƣợc ghi nhận và củng cố. Tuy nhiên để xác định chủ thể có quyền khởi kiện thì cần phải căn cứ vào pháp luật nội dung, trong đó sẽ xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia các quan hệ cụ thể, từ đó mới xác định đƣợc chủ thể mang quyền và chủ thể có nghĩa vụ. Các văn bản này cũng đề cập đến việc thực hiện quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện. Theo đó, nguyên đơn có đủ tƣ cách để đi kiện phải là ngƣời có năng lực hành vi dân sự và có quyền lợi bị xâm phạm. 1.2.3. Từ năm 1989 đến năm 2005: Kế thừa và phát triển các quy định về pháp luật dân sự của giai đoạn trƣớc đó, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật dân sự nhƣ Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991, Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp, pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, pháp lệnh Thừa kế năm 1990....., Bộ luật dân sự năm 1995 đƣợc ban hành đã thay thế một loạt các pháp lệnh trƣớc đó trong lĩnh vực dân sự, quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức đƣợc hình thành, ghi nhận rõ nét hơn. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự Nhà nƣớc đã ban hành ba Pháp lệnh về thủ tục tố tụng. Đó là Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) ngày 29/11/1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (PLTTGQCVAKT) ngày 06/03/1994, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLĐ) ngày 11/04/1996. Đây là những văn bản pháp luật qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050008274_9079_2002964.pdf
Tài liệu liên quan