Luận văn Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự Việt Nam

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH

PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI . 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm của trường hợp phạm nhiều tội . 6

1.1.1 Khái niệm phạm nhiều tội. 6

1.1.2 Đặc điểm của phạm nhiều tội . .

1.2 Khái niệm, ý nghĩa của quyết định hình phạt trong

trường hợp phạm nhiều tội. .

1.2.1 Khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

. .

1.2.2 Đặc điểm của quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

. .

1.2.3 Ý nghĩa quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

. .

1.3 Nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt trong trường

hợp phạm nhiều tội. .

1.3.1. Những nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm

nhiều tội. .

1.3.2. Căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

.

1.4 Phân biệt quyết định hình phạt trong trường hợp phạm

nhiều tội với quyết định hình phạt trong trường hợp đặc

biệt . .

pdf23 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁP HOÀN THIỆN BLHS QUY ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ....... Error! Bookmark not defined. 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện BLHS quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và nâng cao hiệu quả áp dụng ............ Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện BLHS quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội ... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Đưa khái niệm phạm nhiều tội vào quy định trong Bộ luật hình sự ......................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Hoàn thiện quy định tại Điều 50 của Bộ luật hình sự .............. Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Hoàn thiện quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội ................................. Error! Bookmark not defined. 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội ...................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụError! Bookmark not defined. 3.3.2. Giải pháp về tổ chức cán bộ ............ Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Một số giải pháp khác ..................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CTTP Cấu thành tội phạm GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GĐHP Quyết định hình phạt TNHS Trách nhiệm hình sự TANDTC Tòa án nhân dân tối cao 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyết định hình phạt là hoạt động rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, có vai trò quyết định sự đúng đắn, chính xác của bản án hình sự. Nếu như hoạt động định tội danh nhằm làm rõ ai có tội hay không có tội thì quyết định hình phạt chỉ ra mức độ tính chất nguy hiểm như phạm tội, từ đó có những biện pháp và hình phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm mà phạm tội gây ra nhằm giáo dục, răn đe giúp người phạm tội cải tạo trở về với cộng đồng. Phạm nhiều tội là một chế định rất phức tạp trong chế định đa nhiều tội phạm. Hiện nay, trong BLHS 1999 chưa có quy định riêng về khái niệm phạm nhiều tội mà chỉ được nhắc đến trong quy định tại Điều 50: “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội”, mặt khác, về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng quy định này còn tồn tại những quan điểm khác nhau về các yếu tố định tội danh, căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp nhiều tội. Hiện nay, cả nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thực hiện nền kinh tế thị trường, giao lưu hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường kéo theo tình hình xã hội ngày càng phức tạp, tội phạm ngày càng gia tăng, hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm, đặc biệt hàng năm nhóm tội phạm và các trường hợp phạm nhiều tội có dấu hiệu tăng đáng kể. BLHS lần đầu tiên của nước ta, thông qua ngày 27/06/1985 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1986. Trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự để phục vụ kịp thời công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong từng giai đoạn cụ thể. Nhà nước ta đã 4 lần sửa đổi, bổ sung bộ luật này. Đến ngày 21/12/1999, Quốc hội nước ta đã thông qua BLHS mới thay thế BLHS năm 1985. Muốn định tội danh và quyết định hình phạt đúng và chính xác trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự. Điều tra viên, kiểm sát viên, 2 thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải xác định đầy đủ chính xác các tình tiết khách quan của vụ án, nhận thức, áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự. Qua thực tế giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố xét xử cho thấy việc định tội danh và quyết định hình phạt thường gặp khó khăn và có nhiều sai sót. Trong đó có quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Thực tiễn xét xử của các tòa án ở nước ta hiện nay cho thấy còn có những thiếu sót, hạn chế nhất định nhất là trong hoạt động quyết định hình phạt trong nhiều trường hợp định tội danh sai hoặc bỏ lọt tội phạm dẫn đến việc quyết định hình phạt không tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (quá nặng hoặc quá nhẹ) hoặc oan sai, trong đó số vụ án bị áp dụng hình phạt không chính xác trong trường hợp đặc biệt (đa nhiều tội phạm, trong đó có phạm nhiều tội) chiếm tỷ lệ cao hơn so với quyết định hình phạt trong trường hợp thông thường. Trước sự đòi hỏi mới của cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm việc nghiên cứu về hoạt động quyết định hình phạt đối với chế định phạm nhiều tội trong luật hình sự việt nam hiện nay có ý nghĩa quan trọng không những về mặt lý luận mà còn là đòi hỏi của thực tiễn áp dụng nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế định này trong bộ luật hình sự Việt Nam. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự Việt nam” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với ngành Tòa án nhân dân nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung trong tình hình hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là một đề tài khá mới, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về đề tài này. Một số công trình của các nhà khoa học mới chỉ tập trung đi sâu vào một vấn đề hoặc là định tội danh hoặc là quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội như: - Quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam trong sách “ Tội phạm học luật hình sự và tố tụng hình sự” của PGS.TS Võ Khánh Vinh, NXB Chính trị quốc gia,1995; 3 - “Quyết định hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam” trong sách “Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam’của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, NXB Chính trị Quốc Gia, 1995; Ngoài ra còn nhiều bài viết và những công trình nghiên cứu khác như: - “ Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”( Luận văn tiến sĩ Luật học, HN, 2003) của tác giả Dương Tuyết Miên; - “ Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”( Luận văn thạc sĩ Luật học, HN, 1996 của tác giả Trần Văn Sơn; Nhìn chung các công trình trên mới đề cập đến một số khía cạnh cụ thể có tính chất khái quát về quyết định hình phạt, mà chưa đi nghiên cứu vấn đè quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội một cách toàn diện và chi tiết cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy , đây vẫn là đề tài cần được tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ , phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục tiêu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, thực tiễn áp dụng quy định các quy định này; từ đó đề xuất ý kiến hoàn thiện những quy định đó, góp phần nâng cao hiệu quả của quyết định hình phạt; Nhiệm vụ: Làm rõ những vấn đề chung về phạm nhiều tội, quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội; đánh giá khái quát về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Phân tích những nội dung của các quy định và đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự hiện hành về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, từ đó đưa ra kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật; Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đề tài dưới góc độ Luật hình sự, chủ yếu dựa trên cơ sở của BLHS 1999, sửa đổi , bổ sung 2009. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách Hình Sự; quan điểm, đường lối xử lý tội phạm phạm nhiều tội; 4 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – Leenin. Một số phương pháp cụ thể như: phương pháp thống kê, phân tich và tổng hợp số liệu dựa trên những bản án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cấp Tòa án. Phương pháp so sánh pháp luật để đối chiếu với các quy định của pháp luật với nha nhằm tìm ra những điểm mới trong quá trình nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội nói riêng luôn là một trong những hướng cơ bản, đồng thời cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của khoa học luật hình sự. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, được thể hiện trên ba bình diện chủ yếu dưới đây: - Về mặt lập pháp, bên cạnh các quy định hiện hành như BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội vẫn còn rời rạc, nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như thông tư liên tịch số 02/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ công an, Nghị quyết số 01/2001/NQ – HĐTP ngày 15/03/2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao dẫn đến việc thiếu thống nhất , thiếu đồng bộ trong việc giải thích pháp luật. - Về mặt thực tiễn, chính xuất phát từ thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn cả nước đã cho thấy sự yếu kém của một bộ phận cán bộ , công chức trong việc nhận thức cũng như áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật hình sự , dẫn đến hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm chưa cao, đôi khi còn bỏ lọt tội phạm, gây thiệt hại cho các quyền và tự do của công dân, làm giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội phạm. - Về mặt lý luận, vấn đề quyết định hình phạt đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu khác nhau, nhưng hiện chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội giữa mối quan hệ tương quan của chúng với nhau. Vì vậy: 5 - Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những khía cạnh pháp lý về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội góp phần xây dựng, hoàn thiện lý thuyết định tội danh và quyết định hình phạt trong khoa học pháp lý hình sự. - Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án trong việc quyết định hình phạt, giải quyết vụ án hình sự được đúng đắn. 6. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội Chương II: Các quy định của BLHS hiện hành về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và thực tiễn áp dụng Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện BLHS quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và nâng cao hiệu quả áp dụng 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI 1.1 Khái niệm, đặc điểm của trường hợp phạm nhiều tội 1.1.1 Khái niệm phạm nhiều tội Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về tội phạm và trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Tội phạm quy định trong BLHS Việt Nam là tội phạm riêng lẻ và các tội phạm được thực hiện có thể mang tính chất độc lập hoặc liên quan đến nhau. Thực tế cho thấy rằng , trường hợp phạm nhiều tội xảy ra rất nhiều trên thực tế với tính chất và mức độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều so với trường hợp phạm tội đơn lẻ. Do sự khác nhau về tính chất mức độ nguy hiểm dẫn đến sự khác nhau về trách nhiệm hình sự giữa trường hợp phạm nhiều tội và phạm tội đơn lẻ mà không đơn thuần chỉ là phép cộng hình phạt thông thường. Chính vì vậy, Ở 2 BLHS 1985 và BLHS 1999 đều đề cập và quy định khá cụ thể về định tội danh và quyết định hình phạt liên quan đến trường hợp phạm nhiều tội. Mặc dù vậy, cả hai Bộ luật hình sự này đều chưa đưa ra khái niệm “ phạm nhiều tội’, do đó để có cơ sở pháp lý vững chắc cho việc định tội danh và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội ta cần phải xác định khái niệm phạm nhiều tội. Qua nghiên cứu và thực tiễn đã có tổng kết về khái niệm phạm nhiều tội, “Phạm nhiều tội” gồm 2 khái niệm “ phạm tội” và “nhiều”. Trong đó phạm tội là hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm được mô tả trong các quy định của BLHS, nhiều được hiểu là từ hai trở lên. Theo nghĩa này Từ điển luật học đã xây dựng khái niệm phạm nhiều tội như sau: “ Chủ thể có nhiều hành vi phạm tội độc lập hoặc chỉ có một hành vi mà hành vi đã thực hiện đó thỏa mãn cấu thành tội phạm khác nhau thì phạm nhiều tội”[29, tr.45]. Theo nghĩa hẹp, phạm nhiều tội gắn với hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt và là một trường hợp đặc biệt của quyết định hình phạt. 7 Theo nghĩa này, điều 50 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và Điều 51 BLHS quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án thì thời điểm đưa ra xét xử của các tội danh này khác nhau còn theo Điều 50 khi đưa ra xét xử cùng một lần người phạm tội, do đó cần phải áp dụng đúng quy định của BLHS về định tội danh và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Hiểu theo nghĩa như vậy thì Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra khái niệm về phạm nhiều tội như sau: “Phạm nhiều tội là trường hợp người có nhiều hành vi phạm tội hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau và bị đưa ra xét xử cùng một lần về các tội phạm đó”[31, tr.285]. Còn theo Luật hình sự một số nước trên thế giới, đã có nước đã đưa khái niệm phạm nhiều tội vào quy định trong luật của nước mình. Ví dụ như Điều 45 BLHS Nhật Bản quy định : “Phạm nhiều tội là trường hợp một người thực hiện hai hoặc nhiều tội phạm mà đối với các tội đó chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án, khi bản án phạt tù không có quy định lao động bắt buộc hoặc hình phạt nặng hơn của tòa án được tuyên đối với một tội phạm đã có hiệu lực pháp luật thì chỉ có thội phạm đó và tội phạm khá được thực hiện trước khi bản án nói trên có hiệu lực pháp luật mới tạo thành trường hợp phạm nhiều tội”[3, tr.21] Từ những phân tích nêu trên, có thể nêu lên khái niệm về phạm nhiều tội một cách đầy đủ nhất là: Trường hợp một chủ thể phạm từ hai tội trở lên hoặc khi hành vi của người phạm tội có dấu hiệu của từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại các điều luật khác nhau (hoặc các khoản các khác nhau của cùng một điều luật nếu các đối tượng của tội phạm khác nhau) được quy định trong phần các tội phạm của BLHS và người phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số tội ấy. * Phân biệt phạm nhiều tội với phạm tội nhiều lần Xuất phát từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu trong lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, sự nhầm lẫn giữa trường hợp phạm nhiều tội và 8 phạm tội nhiều lần đã xảy ra bởi chúng đều có những điểm chung. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt về chứng cứ pháp lý, nên để đưa ra một khái niệm phản ánh chính xác nhất bản chất của “phạm nhiều tội” chúng ta cần nghiên cứu phân biệt 02 trường hợp này như sau: - Thứ nhất: Bản chất của phạm nhiều tội và phạm tội nhiều lần Phạm tội nhiều lần Phạm nhiều tội - Là một tình tiết tăng nặng được quy định tại Điểm g khoản 1 Điều 48 phản ánh trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc cùng một khoản của Điều tương ứng trong phần các tội phạm của BLHS đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội chưa bị xét xử). Như vậy người phạm tội thực hiện từ 2 lần trở lên hành vi phạm tội mà mỗi lần có đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản , nhưng lần thứ nhất chưa bị phát hiện và chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo mức độ tương ứng với cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc đặc biệt tăng nặng. VD: Các tội theo Khoản 2, 3 của một số Điều trong BLHS năm 1999, cũng như luật sửa đổi bổ sung một số Điều của BLHS năm 2009, - Là trường hợp một người phạm vào hai tội khác nhau trở lên có thể vào thời điểm khác nhau hoặc cùng một thời điểm và tất cả những lần phạm tội đó đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự lần nào, nay đưa ra truy cứu cùng một lần. 9 Điểm D khoản 2 Điều 111 (tội hiếp dâm), điểm C khoản 3 Đ 112 (tội hiếp dâm trẻ em), điểm b khoản 2 Điều 113 (tội cưỡng dâm) điểm b khoản 3 Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em) điểm a khoản 2 Điều 115 (tội giao cấu với trẻ em). Điểm a khoản 2 Điều 116 (tội dâm ô với trẻ em), điểm d khoản 2 Điều 123 (tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật) - Thứ hai: Khách thể xâm hại Phạm tội nhiều lần Phạm nhiều tội - Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào một khách thể (một quan hệ xã hội) mặc dù đối tượng bị xâm hại (đối tượng tác động) có thể có khác nhau. VD: Nguyễn Quang Huy và Đặng Hoài Thu mở quán Karaoke, tại đây Huy và Loan đã bàn bạc nếu có khách mua dâm được Huy đồng ý thì Loan sẽ bán dâm cho khách mỗi lần thu được 100.000đ. Trong tháng 9/2010 Long đã 2 lần thực hiện hành vi chứa Lê Thị Loan bán dâm cho khách tại buồng nhà riêng của mình. Trong đó 1 lần vào sáng ngày 27/09/2010 và lần 2 vào sáng ngày 30/09/2010, lần 3 vào khoảng 20h ngày 30/09/2010 bán dâm cho Nguyễn Văn - Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại cho khách thể (các quan hệ xã hội) khác nhau. VD: Nguyễn Đình Thung sau khi biết Đỗ Hoàng Quân có hành vi ăn cắp tài sản, Thung đã không thông báo với cơ quan công an mà còn che giấu, ngoài ra Thung lại còn mua lại chiếc máy tính xách tay của Quân để tiêu thụ. Như vậy trong trường hợp này Thung bị truy tố và xét xử về hai tội là tội che giấu tội phạm (Điều 313) và tội tiêu 10 Tiến bị công an Huyện B bắt quả tang. ở đây hành vi của Long đã phạm tội “Chứa mại dâm” với tình tiết là phạm tội nhiều lần theo Điều 254 BLHS. thụ tài sản do người khách phạm tội mà có theo Điều 250 của BLHS năm 1999. Thứ ba: Khi định tội danh và quyết định hình phạt Phạm tội nhiều lần Phạm nhiều tội - BLHS quy định phạm tội nhiều lần được coi là tình tiết tăng nặng khi đưa ra xét xử cùng một lúc (cùng một vụ án). Nếu truy tố và xét xử ở các thời điểm khác nhau thì khi định tội danh và quyết định hình phạt không áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần mà phải theo nguyên tắc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo Điều 51 BLHS. Vụ án được đưa ra xét xử cùng một vụ án, Hội đồng xét xử xem xét định tội danh và quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt của bản án. Trên thực tế khi xét xử, chúng ta cũng cần phân tích hành vi phạm tội của từng tội, xem có thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần hay không thì áp dụng tình tiết tăng nặng cho tội đó (có thể áp dụng điểm g cho khoản 1 Điều 48 BLHS hoặc những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng). Sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội đối với bị cáo. [51, tr.15-16]. 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hà Nội. 2. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hà Nội. 3. Bộ tư pháp (1999), BLHS nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1985), Dân chủ và pháp luật, Hà Nội. 4. Bộ luật hình sự Nhật Bản, bản dịch Bộ tư pháp. 5. Bộ luật hình sự Thuỵ Điển (2010), NXB Công an nhân dân. 6. Bộ tư pháp (2000), BLHS nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1999), Dân chủ và pháp luật, Hà Nội. 7. Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2002), Chuyên đề những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, Hà Nội. 8. Bộ luật hình sự của Cộng hoà Liên Bang Nga, Luật hình sự của một số nước trên thế giới, Bản dịch bộ tư pháp. 9.Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (năm 1946; 1959; 1980, 1992,2013), 2013, Nxb chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 10. Nxb chính trị quốc gia (2009), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 11. Thông tư liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996 của Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) – Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 12. Thông tư kiên nghành số 05/TTLN ngày 14/02/1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ, Bộ tư pháp - hướng dẫn việc áp dụng pháp luật đối với hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới. 13. Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-TANDTC, VKSNDTC, BNV ngày 02/01/1998 của Bộ nội vụ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân 12 dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985. 14. Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC, VKSNDTC, BCA, BTP ngày 05/07/2000 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an và Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Điều 7 BLHS năm 1999 và mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội. 15. Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC, VKSNDTC, BCA, BTP ngày 25/12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp, hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS 1999. 16. Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT giữa Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài. 17. Thông tư liên tịch số 17/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao - Bộ tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS. 18. Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC- BTP ngày 25/12/2008 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo. 19. Toà án nhân dân tối cao (2012 - 2014), Báo cáo tổng kết ngành Toà án nhân dân từ năm 2012 đến năm 2014, Hà Nội. 20. Toà án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, Hà Nội. 13 21. Toà án nhân dân tối cao (1979; 1999; 2000; 2003; 2005), Hệ thống hoá luật hình sự, Hà Nội. 22. Toà án nhân dân tối cao (1995), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 23. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 24. Toà án nhân dân tối cao (1964), Báo cáo công tác ngành Toà án của Toà án nhân dân tối cao, Hà Nội. 25. Toà án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cách tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, Hà Nội. 26. Toà án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1998 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cách tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và bị phạt tù giam, Hà Nội. 27. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), “phần chung”, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 28. Toà án nhân dân tối cao (1973), Công văn số 612 – NCPL ngày 14/09/1973 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. 29. Trường đại học luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 31. Trường Đại học quốc gia Hà Nội, khoa Luật (2001), “phần chung” Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 32. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr.99. 33. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ tư pháp (2002), chuyên đề những vấn đề cơ bản của pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, Thông tin khoa học pháp lý. (8). 14 34. Viện khoa học pháp lý Bộ tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Bộ Tư pháp, Nxb Từ điển Bách khoa. 35. Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp (1997), Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 36. Lê Cảm (2001), chế định đa (nhiều) tội phạm và mô hình lý luận của nó trong Luật hình sự Việt Nam, Dân chủ và pháp luật (6). 37. Lê Cảm và Trịnh Tiến Việt (2002),

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvan_hoan_8298_2010067.pdf
Tài liệu liên quan