Luận văn Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 trong dạy học văn nghị luận xã hội

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .2

MỞ ĐẦU.5

1. Lí do chọn đề tài.5

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .6

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.15

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .15

5. Phương pháp nghiên cứu.16

6. Cấu trúc luận văn .16

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .17

1.1. Cơ sở lí luận .17

1.1.1. Kỹ năng sống và một số kỹ năng sống trong giáo dục .17

1.1.2. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống.20

1.1.3. Một số kĩ năng sống hình thành cho HS lớp 12 trong dạy học Làm

văn NLXH.22

1.1.4. Khái quát về văn nghị luận xã hội.28

1.2. Cơ sở thực tiễn .32

1.2.1. Thực trạng của việc dạy và học nghị luận xã hội ở lớp 12 THPT .32

1.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 12.35

1.2.3. Thực trạng vận dụng kỹ năng sống của HS lớp 12 trong cuộc sốnghàng ngày. .37

1.2.4. Mục đích của việc dạy Làm văn nghị luận xã hội choHS . .39

Tiểu kết chương 1.40

CHưƠNG 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12

TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

2.1. Các nguyên tắc định hướng việc hình thành và rèn luyện kỹ năng sống

cho HS lớp 12 THPT trong dạy học làm văn nghị luận xã hội.

2.1.1. Dạy học bám sát nội dung.4

2.1.2. Đảm bảo tính giáo dục .

2.1.3. Đảm bảo nguyên tắc về lượng.

2.1.4. Đảm bảo tính thường xuyên, liên tục.

2.2. Kỹ năng sống cho HS lớp 12 trong dạy học làm văn NLXHError! Bookmark not defined

2.2.1. Kĩ năng tự nhận thức.

2.2.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề.

2.2.3. Kỹ năng tư duy phê phán .

2.2.4. Kỹ năng ra quyết định.

2.3. Đề xuất quy trình dạy học bài lý thuyết nghị luận xã hội có kết hợp rèn

luyện kỹ năng sống.

2.3.1. Quy trình dạy học bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” có kết

hợp rèn luyện KNS.

2.3.2 Quy trình dạy học bài “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” có kết

hợp rèn luyện kỹ năng sống. .

Tiểu kết chương 2.

CHưƠNG 3: THỰC NGHIỆM Sư PHẠM .

3.1. Mục đích thực nghiệm .

3.2. Phạm vi thực nghiệm sư phạm.

3.3. Phương pháp thực nghiệm .

3.4. Tổ chức thực nghiệm.

3.5. Các biện pháp và phương pháp đánh giá thực nghiệm

3.6. Giáo án thực nghiệm .

3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm .

3.7.1. Đánh giá giờ dạy học thực nghiệm .

3.7.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm đối chứng .

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .

TÀI LIỆU THAM KHẢO.41

PHỤ LỤC.

pdf46 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 trong dạy học văn nghị luận xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m văn trong chƣơng trình Ngữ văn 12 hiện nay đề tài :“Rèn luyện KNS cho HS lớp 12 trong dạy học văn nghị luận xã hội” mong muốn đƣợc đóng góp thêm tiếng nói riêng của mình vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học Làm văn NLXH, tạo ra những giờ học hấp dẫn và bổ ích. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày cơ sở lí luận về KNS, về văn NLXH. - Xác định các KNS có thể hình thành và rèn luyện cho HS lớp 12 trong dạy học văn NLXH. - Bƣớc đầu đề ra những định hƣớng rèn luyện KNS cho HS lớp 12 khi học văn NLXH. - Thử nghiệm các đề xuất đã nêu. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đề tài hƣớng vào đối tƣợng là dạng bài NLXH trong chƣơng trình Ngữ văn 12. - HS lớp 12 – THPT. 16 - Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong việc tìm ra các biện pháp giáo dục KNS cho HS khi dạy học Làm văn NLXH lớp 12 và nghiên cứu một số KNS cơ bản có thể tích hợp giáo dục cho HS qua dạy học phần làm văn (Ngữ văn 12, tập 1) nhƣ : Kĩ năng nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tƣ duy phê phán, kĩ năng ra quyết định, 5. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu một số công trình khoa học về Tâm lí học, Giáo dục học, Giáo dục văn học và tài liệu liên quan đến đề tài: nghiên cứu nội dung, chƣơng trình, SGK văn học bậc THPT. - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp GV và HS về việc tổ chức dạy học NLXH trong dạy học Ngữ văn (kỹ năng sống) ở trƣờng THPT. - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: + Xử lí số liệu kết quả khảo sát và kết quả sau thực nghiệm sƣ phạm. + Phân tích số liệu khảo sát và số liệu thực nghiệm. + Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học và các thành tựu của công nghệ thông tin để xử lí kết quả thực nghiệm. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. Chƣơng 2: Rèn luyện kỹ năng sống cho HS lớp 12 trong dạy học làm văn nghị luận xã hội. Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm. 17 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Kỹ năng sống và một số kỹ năng sống trong giáo dục 1.1.1.1. Khái niệm KNS KNS (Life skills) là một khái niệm đƣợc sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, khi nói về KNS thì có nhiều quan niệm khác nhau: Theo WHO (1993): KNS là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tƣơng tác với ngƣời khác, với nền văn hóa và môi trƣờng xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. KNS là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này. Theo UNICEF (UNICEF Thái Lan, 1995): KNS là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năng tránh đƣợc các tình huống. Các KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tƣởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng. UNESCO (2003) quan niệm: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con ngƣời có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. 18 Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc "Giáo dục KNS là một quá trình với những hoạt động giáo dục cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển để HS biết cách chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp HS biết phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống " [26, tr.108 -109] Từ các quan niệm về KNS nêu trên, có thể rút ra nhận xét: Có nhiều cách biểu đạt khái niệm KNS với quan niệm rộng hẹp khác nhau tùy theo cách tiếp cận vấn đề. Khái niệm KNS đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những năng lực tâm lý xã hội. Theo nghĩa rộng, KNS không chỉ bao gồm năng lực tâm lý xã hội mà còn bao gồm cả những kĩ năng tâm vận động. 1.1.1.2. Các loại KNS KNS đƣợc quan niệm đa dạng và cũng có nhiều cách phân loại KNS. Theo tổng hợp của tác giả Nguyễn Thanh Bình [7], KNS đƣợc phân loại nhƣ sau: + Nhóm thứ nhất: nhóm kĩ năng nhận thức gồm: tƣ duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, tƣ duy phân tích, khả năng sáng tạo, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị... + Nhóm thứ hai: các kĩ năng đƣơng đầu với xúc cảm gồm các kĩ năng: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế sự căng thẳng, kiềm chế đƣợc cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều chỉnh + Nhóm thứ ba: là nhóm kĩ năng xã hội (hay kĩ năng tƣơng tác): giao tiếp, quyết đoán, thƣơng thuyết, từ chối, hợp tác, sự cảm thông chia sẻ, khả năng nhận thấy thiện cảm của ngƣời khác. - UNESCO cho rằng cách phân loại KNS theo 3 nhóm nêu trên mới chỉ dừng ở các KNS chung, trong khi đó, còn có những KNS thể hiện trong những vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội. Vì thế, UNESCO đề xuất thêm các KNS nhƣ: vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dƣỡng; các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản; ngăn ngừa và chăm sóc ngƣời 19 bệnh HIV/AIDS; phòng tránh rƣợu, thuốc lá và ma túy; phòng ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro; hòa bình và giải quyết xung đột; gia đình và cộng đồng; giáo dục công dân; bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng; phòng chống buôn bán trẻ em và phụ nữ. Với mục đích giúp ngƣời học ứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tự hoàn thiện mình, UNICEF phân loại KNS theo các mối quan hệ của cá nhân với các nhóm KNS gồm: + Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình gồm các kĩ năng: kĩ năng tự nhận thức, lòng tự trọng, sự kiên định, đƣơng đầu với cảm xúc, đƣơng đầu với căng thẳng; + Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với ngƣời khác gồm các kĩ năng: kĩ năng quan hệ tƣơng tác liên nhân cách, sự cảm thông, đứng vững trƣớc áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của ngƣời khác, thƣơng lƣợng, giáo tiếp có hiệu quả. + Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả gồm các kĩ năng: tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề. Những cách phân loại nêu trên đã đƣa ra bảng danh mục các KNS có giá trị trong nghiên cứu phát triển lý luận về KNS và chỉ có tính chất tƣơng đối. Nhƣ vậy, theo UNESCO, WHO, và UNICEF có thể xem KNS gồm các kĩ năng cốt lõi sau: + Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving skills); + Kĩ năng giao tiếp hiệu quả (effective communication skills); + Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân (interpersonal relationship skills); + Kĩ năng ra quyết định (decision making skills); +Kĩ năng suy nghĩ/tƣ duy phê phán (critical thinking); + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông (empathy); + Kĩ năng tƣ duy sáng tạo (creative thinking); + Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc (coping with stress and emotion); 20 + Kĩ năng tự nhận thức/ tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị (Self awareness skills/self esteem and self confidence, and valuation skills); - Các nhà giáo dục Thái Lan xem KNS là thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đƣơng đầu với tất cả tình huống hàng ngày một cách có hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tƣơng lai để có thể sống hạnh phúc bao gồm: + Kĩ năng ra quyết định một cách đúng đắn. + Kĩ năng sáng tạo. + Kĩ năng giải quyết xung đột. + Kĩ năng phân tích và đánh giá tình hình. + Kĩ năng giao tiếp. + Kĩ năng quan hệ liên nhân cách. + Kĩ năng làm chủ đƣợc cảm xúc. + Kĩ năng làm chủ đƣợc cú sốc. + Kĩ năng đồng cảm. + Kĩ năng thực hành. Trên thực tế, các KNS có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi khi tham gia vào một tình huống cụ thể, con ngƣời cần phải sử dụng rất nhiều kĩ năng khác nhau. Ví dụ, khi cần quyết định một vấn đề nào đó, cá nhân phải sử dụng những kĩ năng nhƣ: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tƣ duy phê phán, kĩ năng tƣ duy sáng tạo và kĩ năng kiên định,... Việc phân loại KNS chỉ mang tính tƣơng đối tuỳ thuộc vào khía cạnh xem xét và nghiên cứu. Qua một số cách phân loại trên có thể thấy rằng cách phân loại của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) là dễ hiểu hơn cả, phù hợp với nghiên cứu giáo dục KNS cho HS ở Việt Nam. 1.1.2. Mục tiêu của giáo dục KNS Xã hội hiện đại ngày nay đặt ra những nguy cơ mới cho con ngƣời nói chung và đặc biệt là trẻ em nói riêng. Nhịp sống nhanh của xã hội hiện đại làm cho gia đình không dành nhiều thời gian cho con cái nhƣ trƣớc kia, kết 21 quả là trẻ em nhận ít nhận đƣợc sự chăm sóc cũng nhƣ dạy bảo của bố mẹ. Thêm vào đó sự thay đổi nhanh chóng của xã hội cũng làm cho giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội cũng nhƣ phong cách sống thay đổi. Rất dễ dàng nhận thấy trong xã hội sự khác biệt về cách suy nghĩ, cách sống và ứng xử giữa cha mẹ và con cái. Điều này làm gia tăng mâu thuẫn gia đình tạo căng thẳng cho trẻ. Bên cạnh đó là sự bùng nổ thông tin làm cho con ngƣời dễ mất kiểm soát và dễ bị ảnh hƣởng hơn, con ngƣời cũng trở nên cô độc hơn, sống phụ thuộc hơnNhững vấn đề về hành vi có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe nhƣ nghiện rƣợu, nghiện thuốc lá, ăn uống vô đọ dẫn đến béo phì có một phần lớn nguyên nhân từ xã hội. KNS làm giảm thiểu các tệ nạn xã hội và hành vi phạm pháp, giúp xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội, đồng thời góp phần thúc đẩy năng suất lao động xã hội do dựa trên tinh thần lao động có trách nhiệm, có kế hoạch, sáng tạo và hợp tác của cá nhân Những hành vi tích cực, mang tính chất xây dựng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống vốn là đặc tính của con ngƣời có KNS, do vậy nếu mọi cá nhân trong xã hội đều có KNS sẽ giúp xã hội phát triển một cách bền vững. Ngƣợc lại, việc thiếu KNS của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề trong xã hội nhƣ: nghiện rƣợu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc, bạo lựcGiáo dục KNS còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc ghi trong luật pháp Việt Nam và Quốc tế. Giáo dục KNS là vấn đề cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi các em chính là những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, là những ngƣời sẽ quyết định sự phát triển của đất nƣớc. Nếu không có KNS, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nƣớc. Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ƣớc mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trƣờng hiện nay, thế hệ trẻ 22 thƣờng xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn đƣợc đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đƣơng đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không đƣợc giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tƣợng tiêu cực của HS phổ thông trong thời gian qua nhƣ: nghiện hút, bạo lực học đƣờng, đua xe máy, ăn chơi sa đọa chính là do các em thiếu những KNS cần thiết nhƣ: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thƣơng lƣợng, kĩ năng giao tiếp 1.1.3. Một số KNS hình thành cho HS lớp 12 trong dạy học Làm văn nghị luận xã hội Chƣơng trình Ngữ văn lớp 12 THPT, NLXH đƣợc chia làm 2 dạng là nghị luận về một TTĐL và nghị luận về một HTXH. Dù ở các vấn đề bàn luận khác nhau song mục đích của việc tạo lập văn bản nghị luận nói chung, văn bản NLXH nói riêng là giúp cho HS biết cách tạo lập những kiểu văn bản mà con ngƣời thƣờng sử dụng trong đời sống hàng ngày. Theo đó khi trình bày những vấn đề của cuộc sống, con ngƣời cũng cần phải biết thể hiện những suy nghĩ, nhận thức, tình cảm, thái độ và chính kiến của bản thân về cuộc sống. Chính vì thế, hƣớng dẫn HS tạo lập văn bản NLXH trƣớc hết là giúp cho các em biết và có những kĩ năng thiết yếu tạo lập một kiểu văn bản đƣợc con ngƣời sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa gắn với những vấn đề thuộc đời sống xã hội, trong quá trình tạo lập văn bản, ngƣời tạo lập văn bản bao giờ cũng phải thể hiện nhận thức và chính kiến của bản thân. Bởi vậy, khi hƣớng dẫn HS tìm hiểu NLXH, GV có thể hình thành và rèn luyện cho HS một số KNS nhất định. Mỗi bài học lại có một số KNS cơ bản có thể triển khai tích hợp giáo dục cho HS. KNS rất phong phú, tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận văn thạc sĩ, chúng tôi đƣa ra một số KNS cơ bản có thể hình thành cho HS lớp 12 qua việc dạy học văn NLXH 23 nhƣ sau: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tư duy phê phán. 1.1.3.1. Kĩ năng tự nhận thức (Self awareness skills) Kỹ năng tự nhận thức là một KNS cơ bản, là khả năng con ngƣời có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị và động cơ, hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi ngƣời. Tự nhận thức là nền tảng hỗ trợ con ngƣời trong việc giao tiếp, ứng xử phù hợp với mọi ngƣời. Trƣớc tiên là những ngƣời thân yêu trong gia đình, lớp học, cơ quan, sau đó là những ngƣời trong cộng đồng. Tự nhận thức giúp con ngƣời sống nhân ái, cƣ xử đúng mực với mọi ngƣời. Ngoài ra, nó còn giúp chúng ta hiểu đúng về bản thân, từ đó có những quyết định và lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng, điều kiện hoàn cảnh thực tế và yêu cầu của xã hội. Ngƣợc lại, đánh giá sai về bản thân có thể dẫn đến những hạn chế hoặc ảo tƣởng về năng lực, sở trƣờng của con ngƣời và gây thất bại cho việc giao tiếp với ngƣời khác trong cuộc sống. Quá trình tự nhận thức về bản thân gồm: - Tự lắng nghe: đây là một quá trình suy ngẫm và tự sự với chính mình để đƣa ra những nhận định về ƣu điểm, nhƣợc điểm, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng, mong muốn, cảm xúc... của bản thân. Một ngƣời biết nhìn nhận về mình một cách chính xác sẽ sống khiêm tốn, trung thực, cởi mở với mọi ngƣời. Đây là công việc mà mỗi cá nhân cần thực hiện thƣờng xuyên và dành thời gian cho nó. Hãy lắng nghe ngƣời khác một cách tích cực và có tính chọn lọc. Ngƣời lắng nghe tốt luôn có thái độ tôn trọng, cầu tiến, chấp nhận những phản hồi của ngƣời khác thể hiện sự sẵn sàng không ngừng học hỏi. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội để phát triển trong tƣơng lai. - Tự bộc lộ chính mình: Trong giao tiếp, đây là sự cởi mở, hòa đồng với ngƣời khác thông qua quá trình tƣơng tác với nhau. Điều này sẽ giúp 24 ngƣời khác hiểu rõ hơn về chính bạn, đồng thời họ cũng sẽ chỉ ra những khía cạnh tích cực cũng nhƣ mặt hạn chế mà bạn chƣa nhìn thấy, làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp. Với một số cá nhân còn tự ti, nhút nhát và gặp khó khăn trong việc bộc lộ bản thân mình thì hãy tìm cơ hội bày tỏ với những ngƣời thân yêu, gần gũi với bạn. 1.1.3.2. Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving skills) Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân biết quyết định, lựa chọn phƣơng án tối ƣu và hành động theo phƣơng án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra quyết định và cần nhiều KNS khác nhƣ: giao tiếp, xác định giá trị, tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, Để giải quyết vấn đề có hiệu quả chúng ta cần: - Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, kể cả tìm kiếm thêm thông tin cần thiết. - Liệt kê các cách giải quyết vấn đề, tình huống đã có. - Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phƣơng án giải quyết nào đó. - Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phƣơng án giải quyết đó. - So sánh các phƣơng án để đƣa ra quyết định cuối cùng. - Hành động theo quyết định đã lựa chọn. - Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần ra quyết định và giải quyết vấn đề sau. Cũng nhƣ kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con ngƣời có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trƣớc những vấn đề, tình huống của cuộc sống. 1.1.3.3. Kĩ năng tư duy phê phán (Critical Thinking Skills) 25 Kĩ năng tƣ duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tƣợngxảy ra. Để phân tích một cách có phê phán, con ngƣời cần: Sắp xếp các thông tin thu thập đƣợc theo từng nội dung và một cách hệ thống. - Thu thập thông tin về vấn đề, sự vật, hiện tƣợngđó từ nhiều nguồn khác nhau. - Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập đƣợc, đặc biệt là các thông tin trái chiều. - Xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tƣợnglà gì? - Nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tƣợng,.đó, xem xét một cách thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống. Kĩ năng tƣ duy phê phán rất cần thiết để con ngƣời có thể đƣa ra đƣợc những quyết định, những tình huống phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con ngƣời luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn của cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạpthì kĩ năng tƣ duy phê phán càng trở lên quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kĩ năng tƣ duy phê phán phụ thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân. Một ngƣời có đƣợc kĩ năng tƣ duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị. 1.1.3.4. Kĩ năng ra quyết định (decision-making skills) Trong cuộc sống hàng ngày, con ngƣời ta luôn luôn phải đối mặt với những tình huống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đƣa ra quyết định hành động. Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phƣơng án tối ƣu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. 26 Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ thuộc vào ngƣời khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những ngƣời tin cậy trƣớc khi ra quyết định. Để đƣa ra quyết định chúng ta cần: - Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải. - Thu thập thông tin về vấn để hoặc tình huống đó. - Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/tình huống đã có. - Hình dung đầy đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phƣơng án giải quyết. - Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phƣơng án đó. - So sánh giữa các phƣơng án để quyết định lựa chọn phƣơng án tối ƣu. Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con ngƣời có đƣợc sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngƣợc lại, nếu không có kĩ năng ra quyết định con ngƣời ta có thể có những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và tƣơng lai cuộc sống của bản thân, đồng thời còn có thể làm ảnh hƣởng đến gia đình, bạn bè và những ngƣời có liên quan. 1.1.3.5. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông (skills express sympathy) Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của ngƣời khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận ngƣời khác vốn là những ngƣời rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của ngƣời khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ. Kĩ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cƣờng hiệu quả giao tiếp và ứng xử với ngƣời khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông cũng giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện gần gũi với những ngƣời cần sự giúp đỡ. 27 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông đƣợc dựa trên kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, thƣơng lƣợng, kiên định và kiềm chế cảm xúc. 1.1.3.6. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng (Skill coping with stress) Trong cuộc sống hàng ngày, con ngƣời thƣờng gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳng cho ngƣời này nhƣng lại không gây căng thẳng cho ngƣời khác và ngƣợc lại. Khi bị căng thẳng mỗi ngƣời có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng có khi là những cảm xúc tích cực nhƣng thƣờng là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hƣởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con ngƣời. Ở một mức độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đƣơng đầu với căng thẳng thì đó có thể là một tác động tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình, bứt phá thành công. Nhƣng mặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo dài và không giải tỏa nổi. Khi bị căng thẳng, tùy từng tình huống, mỗi ngƣời có thể có cách ứng phó khác nhau. Cách ứng phó tích cực hay tiêu cực khi căng thẳng phụ thuộc vào cách suy nghĩ tích cực hay tiêu cực của cá nhân trong tình huống đó. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con ngƣời bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng nhƣ là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu đƣợc nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng nhƣ biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng. Chúng ta cũng có thể hạn chế những tình huống căng thẳng bằng cách sống và làm việc điều độ, có kế hoạch, thƣờng xuyên luyện tập thể dục thể thao, sống vui vẻ, chan hòa, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi 28 ngƣời xung quanh, không đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản thân, Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con ngƣời: - Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng. - Duy trì đƣợc trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân. - Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hƣởng đến ngƣời xung quanh. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng có đƣợc nhờ sự kết hợp của các KNS khác nhƣ: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xử lý cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, tƣ duy sáng tạo, kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kĩ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh những kĩ năng nói trên, các kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng kiên định, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung rèn luyện cho HS lớp 12 một số KNS cơ bản nhất giúp các em tự tin hơn khi bƣớc vào cuộc sống. 1.1.4. Khái quát về văn nghị luận xã hội 1.1.4.1. Khái niệm nghị luận xã hội Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề đƣợc nêu ra nhƣ một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để ngƣời ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Văn nghị luận chia thành 2 dạng: Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. Trong đó, đề tài của chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu NLXH. “Văn NLXH là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội – chính trị: một tư tưởng đạo lý; một lối sống cao đẹp; một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực 29 của đời sống; một vấn đề về thiên nhiên, môi trường,” – Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 nâng cao, tập 1 – Nxb Giáo dục [15] “Văn NLXH nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy người viết phải biết trình bày ý kiến của mình và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Nghĩa là phải biết lập luận. Thông thường, để xây dựng một lập luận, người viết phải xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ thuyết phục và biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí,” – Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2 – Nxb Giáo dục [13, tr 109] Ứng với văn NLXH là các đề NLXH - Dạng đề nghị luận về một TTĐL: dạng đề này thƣờng đi kèm một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu ngƣời viết bàn luận và thể hiện tƣ tƣởng, quan điểm, thái độ của mình về: + Lí tƣởng (lẽ sống) + Cách sống + Hoạt động sống. + Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con ngƣời với con ngƣời (cha con, vợ chồng, anh em và những ngƣời thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè - Dạng đề nghị luận về một HTĐS: dạng đề này thƣờng nêu lên một hiện tƣợng, một vấn đề có tính thời sự, đƣợc dƣ luận xã hội trong nƣớc cũng nhƣ cộng đồng quốc tế đang qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002724_4688_2006260.pdf
Tài liệu liên quan