Luận văn Rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .1

I. Sựcần thiết của đềtài: .1

II. Mục tiêu của đềtài:.1

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đềtài: .2

IV. Phương pháp nghiên cứu của đềtài: .2

V. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đềtài: .2

VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài nghiên cứu: .3

CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .1

I. Rủi ro trong hoạt động của các NHTM: .1

1. Khái niệm vềrủi ro trong hoạt động ngân hàng: .1

2. Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động ngân hàng: .1

2.1. Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp:.1

2.2. Rủi ro có tính tất yếu:.1

3. Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng: .1

II. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM:.3

1. Khái niệm vềrủi ro tín dụng: .3

2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng:.4

2.1. Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: .4

2.2. Rủi ro tín dụng có tính tất yếu:.4

2.3. Rủi ro tín dụng có thểdựbáo trước hoặc không thểdựbáo: .5

3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng:.5

4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:.6

4.1. Nguyên nhân khách quan từphía nền kinh tếvà các cơquan quản lý Nhà Nước: .6

4.1.1. Xuất phát từhệthống thông tin: .6

4.1.2. Xuất phát từhệthống văn bản luật: .7

4.1.3. Xuất phát từcông tác kiểm tra, thanh tra:.7

4.1.4. Xuất phát từcác cơquan ban ngành liên quan: .8

4.2. Nguyên nhân chủquan từphía các NHTM: .9

4.2.1. Xuất phát từcán bộquản lý, cán bộtín dụng: .9

4.2.2. Xuất phát từchính sách, quy trình tín dụng và sựvận dụng chính sách, quy trình tín

dụng chưa nghiêm túc:.10

4.2.3. Xuất phát từcông tác thẩm định:.11

4.2.4. Xuất phát từtài sản bảo đảm:.13

4.2.5. Xuất phát từthông tin tín dụng:.15

4.2.6. Xuất phát từhoạt động kiểm soát nội bộ:.15

4.3. Nguyên nhân từphía khách hàng đi vay:.16

4.3.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp:.16

4.3.1. Đối với khách hàng là cá nhân:.17

4.4. Nguyên nhân khác:.17

5. Tác động của rủi ro tín dụng: .18

5.1. Tác động đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM:.19

5.2. Đối với nền kinh tếnói chung:.19

III. Quản trịrủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại:.20

1. Khái niệm và mục tiêu của công tác quản trịrủi ro tín dụng:.21

2. Sựcần thiết phải nâng cao năng lực quản trịrủi ro tín dụng: .21

2.1. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng:.21

2.2. Hiệu quảhoạt động kinh doanh của các NHTM phụthuộc vào mức độrủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng: 22

2.3. Quản trịrủi ro tín dụng tốt là điều kiện quan trọng đểnâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM:.22

3. Khung quản trịrủi ro trong hoạt động tín dụng: .22

3.1. Hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng: .23

3.2. Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng: .23

3.3. Xây dựng các chính sách và quy trình tín dụng:.24

3.4. Giám sát và kiểm tra tín dụng: .24

3.5 Cơcấu tổchức:.24

3.6. Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng cho vay: .25

3.7. Hệthống tính điểm tín dụng: .25

4. Nguyên tắc của Basel vềquản trịrủi ro tín dụng:.25

4.1. Nguyên tắc 1: .25

4.2. Nguyên tắc 2: .25

4.3. Nguyên tắc 3: .26

4.4. Nguyên tắc 4: .26

4.5. Nguyên tắc 5: .26

4.6. Nguyên tắc 6: .27

4.7. Nguyên tắc 7: .27

4.8. Nguyên tắc 8: .27

4.9. Nguyên tắc 9: .27

5. Kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan trong việc quản trị

rủi ro tín dụng: .27

CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ KẾT QUẢ.29

I. Đềxuất bảng câu hỏi khảo sát: .29

1. Mục tiêu đềxuất bảng câu hỏi khảo sát: .29

2. Một sốhạn chếkhi thực hiện việc khảo sát: .29

II. Kết quảkhảo sát thực tế:.30

1. Khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: .31

2. Khảo sát giải pháp giúp hạn chếrủi ro tín dụng: .32

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀHOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN

CẦN THƠ.33

I. Tổng quan vềtình hình kinh tế- xã hội và hoạt động ngân hàng của

TP.Cần Thơtrong thời gian qua: .33

II. Tổng quan vềChi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ:.36

III. Thực trạng công tác huy động và sửdụng vốn của Chi nhánh

Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơtrong thời gian qua: .37

1. Công tác nguồn vốn: .37

2. Công tác sửdụng vốn:.38

2.1. Tình hình sửdụng vốn qua 03 năm:.38

2.2. Tình hình phân loại nợvà trích lập dựphòng đểxử

lý rủi ro trong 03 năm, tổng hợp và xửlý nợxấu:.40

IV. Phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại NNTVN–CNCT trong thời gian qua: .43

1. Nguyên nhân khách quan: .43

1.1. Môi trường tựnhiên: .43

1.2. Văn bản luật: .43

1.3. Thông tin tín dụng:.44

2. Nguyên nhân chủquan từphía NHNTVN–CNCT: .45

2.1. Cán bộtín dụng: .45

2.2. Thông tin tín dụng:.46

2.3. Tài sản bảo dảm: .46

2.4. Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng:.48

2.5. Công tác thẩm định: .48

2.6. Nguyên nhân khác:.50

3. Nguyên nhân khách quan từphía khách hàng vay vốn:.50

3.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp: .50

3.2. Đối với khách hàng là cá nhân: .52

CHƯƠNG 4: MỘT SỐGIẢI PHÁP GIÚP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG .53

I. Nhóm giải pháp đối với Chính Phủvà các cơquan ngang bộ(Ngân

hàng Nhà Nước, BộTài Chính, BộTài Nguyên và Môi Trường,.): .53

1. Các vấn đềliên quan đến văn bản luật:.53

2. Các vấn đềliên quan đến thông tin tín dụng:.53

3. Các vấn đềliên quan đến tài sản bảo đảm: .55

II. Nhóm giải pháp đối với NHNTVN – CN Cần Thơ:.56

1. Các vấn đềliên quan đến cán bộtín dụng:.56

1.1. Đối với bản thân cán bộtín dụng: .56

1.2. Đối với ngân hàng: .57

2. Các vấn đềliên quan đến thông tin tín dụng:.58

3. Các vấn đềliên quan đến tài sản bảo đảm: .59

4. Các vấn đềliên quan đến chính sách tín dụng, quy trình tín dụng: .59

5. Các vấn đềliên quan đến công tác thẩm định:.63

pdf71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giám sát và kiểm tra tổng thể danh mục tín dụng. - Chuyển sang bộ phận xử lý nợ các khoản cho vay cần giám sát kỹ (có dấu hiệu khó thu hồi). 3.5 Cơ cấu tổ chức: Về cơ cấu tổ chức, cần bảo đảm tạo môi trường hoạt động tín dụng có kiểm soát. Các bộ phận chủ chốt có trách nhiệm liên quan đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ủy ban quản lý rủi ro tín dụng, Ban giám đốc chi nhánh, các trưởng phó phòng tín dụng. Tiến tới mô hình quản lý tập trung: tập trung thông tin, tập trung quy trình xử lý các hoạt động hỗ trợ,... 25 3.6. Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng cho vay: Con người là nhân tố quyết định chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Do đó cần có cơ chế thù lao phù hợp, đảm bảo lựa chọn nhân viên đủ năng lực đảm đương công việc. Ngoài ra cũng cần có cơ chế bổ nhiệm, thưởng phạt có hiệu quả, cơ chế đào tạo và đào tạo lại nhằm khuyến khích nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng tín dụng. 3.7. Hệ thống tính điểm tín dụng: Hệ thống tính điểm tín dụng cần được tiến hành thực hiện trên cơ sở các thông tin định lượng và thông tin định tính nhằm thống nhất đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng theo một thang điểm chuẩn. Cần xây dựng hệ thống tính điểm tín dụng riêng theo từng đối tượng khách hàng. Hệ thống tính điểm tín dụng chính là cơ sở quan trọng để phân loại và xếp hạng khách hàng cũng như khoản vay. 4. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng: 4.1. Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét chiến lược về rủi ro tín dụng và các chính sách về rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chiến lược về rủi ro tín dụng phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng với mức sinh lời nhất định mà ngân hàng kỳ vọng. Chiến lược cần thể hiện tuyên bố của ngân hàng trong việc sẵn sàng cấp tín dụng dựa trên loại hình rủi ro tiềm năng, ngành kinh tế, vị trí địa lý, dòng tiền, kỳ hạn và mức sinh lời dự kiến. Chiến lược cũng có thể xác định thị trường mục tiêu và các đặc tính tổng quát mà ngân hàng muốn đạt được trong danh mục tín dụng. 4.2. Nguyên tắc 2: Ban điều hành có trách nhiệm thực hiện chiến lược chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu được Hội đồng quản trị phê duyệt, phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu. Các chính sách và thủ tục này cần nhằm vào rủi ro nợ xấu phát sinh trong mọi hoạt động của ngân hàng, ở cấp độ từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư. 26 Các thủ tục, quy trình, văn bản cần được xây dựng, triển khai cũng như các trách nhiệm phê duyệt, xem xét khoản cho vay cần được phân định rõ ràng và phù hợp. 4.3. Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần xác định và quản trị rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đối với các sản phẩm và hoạt động mới, ngân hàng cần xây dựng biện pháp quản trị rủi ro và kiểm soát phù hợp trước khi được đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được Hội đồng quản trị phê duyệt. Điều quan trọng là Ban điều hành cần xác định rằng các nhân viên liên quan trong bất kì hoạt động nào có rủi ro tín dụng, cho dù là đã thực hiện hay là hoạt động mới, cơ bản hay phức tạp, điều phải có đủ năng lực thực hiện với những tiêu chuẩn cao nhất và tuân thủ các chính sách và thủ tục của ngân hàng. 4.4. Nguyên tắc 4: Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Những tiêu chí này cần chỉ rõ thị trường mục tiêu của ngân hàng và đồng thời ngân hàng phải hiểu biết rõ về khách hàng vay vốn cũng như mục đích và cơ cấu của khoản tín dụng. Hay nói cách khác các tiêu chí cần chỉ rõ đối tượng khách hàng đủ tiêu chuẩn được cấp tín dụng, các loại hình tín dụng và các điều khoản và điều kiện cấp tín dụng. 4.5. Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trong sổ sách kế toán của ngân hàng và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bản và ngoại bản. Cần xây dựng giới hạn đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể. Cũng như các giới hạn rủi ro trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng mà có liên quan đến rủi ro tín dụng. Những giới hạn này giúp bảo đảm các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đa dạng. Giới hạn tín dụng là rất quan trọng trong quản lý toàn bộ hộ sơ rủi ro tín dụng hoặc rủi ro đối tác của một ngân hàng. Để có hiệu quả, các giới hạn này cần mang tính ràng buộc và không đi theo nhu cầu của khách hàng. 27 4.6. Nguyên tắc 6: Để có được danh mục đầu tư tín dụng lành mạnh, ngân hàng cần có qui trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại. Ngân hàng cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra nhận định thận trọng trong việc đánh giá phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. 4.7. Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. Đặc biệt, các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có liên quan phải được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ cần theo dõi cẩn thận và triển khai các bước cần thiết để kiểm soát nhằm loại trừ rủi ro. Việc gia hạn tín dụng cần được thực hiện theo các tiêu chí và trình tự cụ thể và rõ ràng. Việc này, tạo ra hệ thống hồ sơ và chứng từ nhằm tăng cường việc ra quyết định tín dụng đúng đắn. 4.8. Nguyên tắc 8: Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng. 4.9. Nguyên tắc 9: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm việc xác định mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ. 5. Kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan trong việc quản trị rủi ro tín dụng: Mặc dù có bề dầy hoạt động hàng trăm năm, nhưng vào năm 1997 - 1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á. Nhiều công ty tài chính và NHTM bị phá sản hoặc buộc phải sáp nhập. Trước tình hình đó buộc các ngân hàng Thái Lan phải xem xét lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro…Đi đôi với việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ, xác định khách hàng, mục tiêu, chủ động tiếp thị khách 28 hàng…một loạt các thay đổi căn bản trong hoạt động tín dụng đã được các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để: - Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay, ví dụ điển hình như: * Tại Bangkok Bank: trước đây, các bộ phận trong quy trình cấp tín dụng chỉ là một, nay, đã tách hẳn thành hai bộ phận độc lập: bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Trong đó, bộ phận thẩm định phải có báo cáo thẩm định tín dụng, gồm: chiến lược và kế hoạch kinh doanh, báo cáo xếp hạng rủi ro…Đây là một thay đổi căn bản của Bangkok Bank nhằm bảo đảm tính độc lập, khách quan trong quá trình thực thi cấp tín dụng. * Tại Siam Comercial Bank (SCB): cũng đã xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của ba bộ phận: Marketing khách hàng, thẩm định và quyết định cho vay. Ngân hàng đã phân loại khách hàng theo từng nhóm, từ đó nhận rõ tính chất khác nhau làm cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thẩm định và ra quyết định. - Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề mang tính nguyên tắc trong hoạt động tín dụng. Trước đây rất nhiều ngân hàng Thái Lan không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay, chỉ quan tâm đến TSBĐ, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng. Vì thế, hậu quả là nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997-1998). Nhưng hiện nay, các ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm nhiều đến các thông tin của khách hàng, coi trọng đến chu chuyển dòng tiền và việc thu hồi vốn. - Tiến hành cho điểm khách hàng để quyết định cho vay. - Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. - Coi trong việc giám sát khoản vay sau khi cho vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin khách hàng, thường xuyên đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro. - Coi trọng việc cập nhật hiểu biết nghề nghiệp, đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng và khả năng thực thi độc lập nhiệm vụ cho cán bộ tín dụng. - Áp dụng Sổ tay tín dụng được viết rất công phu, rõ ràng, dễ áp dụng; có chính sách cho vay riêng đối với bất động sản là lĩnh vực có rủi ro rất cao. 29 CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ KẾT QUẢ I. Đề xuất bảng câu hỏi khảo sát: 1. Mục tiêu đề xuất bảng câu hỏi khảo sát: Với mong muốn tìm hiểu nhận định của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng về sự đồng tình đối với các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như các giải pháp để có thể khắc phục, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ - Thực trạng và giải pháp” nên tác giả đã đề xuất bảng câu hỏi khảo sát gởi đến 60 cán bộ tín dụng hiện đang cùng công tác với tác giả tại bộ phận tín dụng của NHNTVN-CNCT để ghi nhận các ý kiến. 2. Một số hạn chế khi thực hiện việc khảo sát: Bảng câu hỏi điều tra được thiết kế với mong muốn ban đầu của tác giả là có thể sử dụng phần mềm nghiên cứu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố như tuổi, trình độ chuyên môn, số năm công tác trong lĩnh vực tín dụng của các cán bộ tín dụng cũng như mức dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản tác động như thế nào đến nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng, đề từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc khục, hạn chế rủi ro tín dụng một cách tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi và với tình hình thực tế tại NHNTVN-CNCT, tác giả nhận thấy: - Về trình độ chuyên môn: do yêu cầu xét tuyển khi vào làm việc ở bộ phận tín dụng nên tất cả 60 cán bộ hiện đang công tác tại bộ phận tín dụng (gồm 03 phòng nghiệp vụ: Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Quản lý nợ) đều có trình độ đại học với hai chuyên ngành Tài chính – Tín dụng và Ngoại Thương. - Về nhân tổ tuổi của cán bộ tín dụng: 80% số cán bộ tín dụng có độ tuổi từ 22 tuổi đến 32 tuổi. Số cán bộ có độ tuổi trên 32 tuổi hiện đang giữ các chức vụ quản lý (trưởng phòng, phó phòng, kiểm soát các phòng nghiệp vụ và Phó Giám đốc phụ trách tín dụng). Do phần lớn cán bộ tín dụng có độ tuổi không chênh lệch nhiều nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Độ tuổi của cán bộ tín dụng đều trẻ vừa có tác dụng tích cực, vừa có tác dụng tiêu cực. Cán bộ trẻ thông 30 thường sẽ năng nổ, hoạt bát, sáng tạo, được đào tạo bài bản (chính sách giáo dục đào tạo ngày một tiến bộ hơn để phù hợp với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế), tuy nhiên các cán bộ trẻ sẽ không có nhiều kinh nghiệm, đôi khi thiếu sự chính chắn trong việc ra quyết định, bên cạnh đó chưa có cái nhìn tổng quát về con người, sự việc cũng như chưa có các mối quan hệ rộng rãi. - Về dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản và số thâm niên công tác: do Ngân hàng Ngoại Thương không có chính sách quy định mức dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng phải chuyên quản mà thông thường sẽ dựa vào số năm công tác, và năng lực của từng cán bộ để phân công quản một số đơn vị. Sau một thời gian sẽ có sự phân công luân chuyển các đơn vị giữa các cán bộ. Thêm vào đó, Ngân hàng Ngoại Thương đang áp dụng theo quy trình tín dụng mới, có sự phân chia rõ ràng giữa ba bộ phận (quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý nợ). Chính vì những nguyên nhân trên nên việc xác định dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản rất khó thực hiện. Do tình hình thực tế như đã phân tích nên tác giả rất khó có thể tổng hợp số liệu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tuổi, trình độ chuyên môn, số năm công tác trong lĩnh vực tín dụng của các cán bộ tín dụng cũng như mức dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản tác động như thế nào đến nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng. Thêm vào đó, các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế, các cơ quan ban ngành có liên quan, từ phía khách hàng dẫn đến rủi ro tín dụng rất khó thống kê và xác định. Trên đây là những khó khăn, hạn chế của quá trình đề xuất, thiết kế bảng câu hỏi, thu thập thông tin, xử lý kết quả khảo sát điều tra, và cũng là một phần hạn chế của đề tài nghiên cứu. II. Kết quả khảo sát thực tế: Như đã phân tích về các khó khăn, hạn chế của quá trình điều tra khảo sát, nên kết quả của việc điều tra chỉ mang tính thống kê để thấy được sự đồng tình của các ý kiến nhận được đối với các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục rủi ro tín dụng do tác giả đề ra. Số mẫu điều tra được phát ra là 60 mẫu và tất cả các mẫu đều hợp lệ do tác giả có điều kiện thuận lợi là các cán bộ tín dụng được lấy ý kiến cùng công tác với tác giả tại NHNTVN-CNCT, được tác giả hướng dẫn cách thức cụ thể khi đánh giá. 31 1. Khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: Bảng khảo sát đưa ra 32 nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng xuất phát từ phía ngân hàng, trong đó, mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng được khảo sát thông qua đánh giá mức độ phổ biến theo thang điểm từ 01 đến 10, với mức độ 01 là không phổ biến và mức độ 10 là rất phổ biến. Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân tổ các ý kiến đánh giá đối với nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, tác giả phân chia làm ba tổ: nguyên nhân không phổ biến (thang điểm từ 1-4), nguyên nhân phổ biến (thang điểm từ 5-7), nguyên nhân rất phổ biến (thang điểm từ 8-10). Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng Tổng hợp kết quả nghiên cứu (xem phần Phụ lục). Từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có 10 nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến dựa trên mức điểm trung bình từ 8,00 trở lên. Theo nhận định của tác giả, 10 nguyên nhân được chọn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của NHNTVN-CNCT, tác giả cũng đồng tình với những nguyên nhân chủ yếu này. BIỂU ĐỒ 1: 32 2. Khảo sát giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng: Bảng khảo sát đưa ra 29 giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng, trong đó, mỗi giải pháp sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng được khảo sát thông qua đánh giá mức độ quan trọng theo thang điểm từ 01 đến 10, với mức độ 01 là không quan trọng và mức độ 10 là rất quan trọng. Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân tổ các ý kiến đánh giá đối với giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng, tác giả phân chia làm ba tổ: giải pháp không quan trọng (thang điểm từ 1-4), giải pháp quan trọng (thang điểm từ 5-7), giải pháp rất quan trọng (thang điểm từ 8-10). Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng Tổng hợp kết quả nghiên cứu (xem phần Phụ lục). Từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có 10 giải pháp được đánh giá là rất quan trọng dựa trên mức điểm trung bình từ 8,00 trở lên. Theo nhận định của tác giả, 10 giải pháp được chọn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của NHNTVN–CNCT và tác giả cũng đồng tình với những giải pháp chủ yếu này. BIỂU ĐỒ 2: 33 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN CẦN THƠ I. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng của TP.Cần Thơ trong thời gian qua: Thành phố Cần Thơ nằm ở phía nam tả ngạn hạ lưu Sông Hậu, trên quốc lộ 1A, quốc lộ 91, với hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện cho việc giao lưu từ TP.Hồ Chí Minh tới các tỉnh Nam Sông Hậu và ngược lại. Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội, TP.Cần Thơ còn được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và của cả nước. Mặc dù nằm trong vùng ngập lũ hàng năm vào mùa mưa, song vì là vùng đất nông nghiệp hạ lưu, điều kiện về đất đai, lao động, thời tiết, khí hậu, độ ẩm của Cần Thơ rất thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng ngành nghề, và các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của thành phố. Đầu năm 2004, thực hiện Nghị Quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính Trị về “Xây dựng và phát triển TP.Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, Tỉnh Cần Thơ đã được chia tách thành Tỉnh Hậu Giang và TP.Cần Thơ trực thuộc Trung Ương. Đây là một Nghị quyết quan trọng mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của TP.Cần Thơ. Một số thành tựu nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội, và riêng về hoạt động ngân hàng TP.Cần Thơ đạt được sau thời gian triển khai Nghị quyết: Năm 2005: Sau hai năm chuyển đổi lên thành phố trực thuộc Trung Ương, kinh tế TP. Cần Thơ có bước phát triển khá toàn diện, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,7%, với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp-xây dựng (tỷ trọng 43,14%), dịch vụ- thương mại (tỷ trọng 39,59%), nông nghiệp (tỷ trọng 17,37%). Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,6 triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu đề ra 8,4 triệu) tăng gấp 1,84 lần so với năm 2000. 34 Giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao đạt 8.013 tỷ đồng, tăng 21,57% so với thực hiện năm 2004. Trong đó, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh có mức tăng trưởng cao nhất (52,8%), công nghiệp quốc doanh địa phương giảm 10%. Tổng mức hàng hóa bán ra, doanh thu dịch vụ đạt được 25.500 tỷ đồng, tăng 31,88% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thành phố đạt 624 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ (xuất khẩu đạt 372 triệu USD, nhập khẩu đạt 252 triệu USD).Tình hình thu ngân sách cũng có bước tăng trưởng, đạt 1.998 tỷ đồng, tăng 21,83%, chi ngân sách đạt 1.741 tỷ đồng, tăng 40% so với thực hiện năm 2004. Tổng vốn huy động từ nền kinh tế trên địa bàn đạt 4.811 tỷ đồng, trong đó, huy động bằng VND đạt 4.140 tỷ đồng, chiếm 86% và ngoại tệ quy VND đạt 671 tỷ đồng chiếm 14%. So với tổng vốn huy động, huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 1.690 tỷ đồng (chiếm 35%), huy động tiết kiệm đạt 3.121 tỷ đồng (chiếm 65%). Tuy vốn huy động tăng khá nhưng chỉ chiếm 46,7% trên tổng dư nợ, phần còn lại vẫn là vốn điều chuyển từ Trung Ương và vay các TCTD khác. Tổng dư nợ nền kinh tế tại các TCTD trên địa bàn đạt 10.300 tỷ đồng, trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 7.562 tỷ đồng, chiếm 73,42% tổng dư nợ; dư nợ trung dài hạn đạt 2.738 tỷ đồng, chiếm 26,58% tổng dư nợ. Nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ chờ xử lý là 340 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,3% tổng dư nợ. Năm 2006: Trong năm 2006, mặc dù sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn như biến động giá vật tư, nguyên nhiên vật liệu, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn là trên lúa, tuy nhiên, với quyết tâm, TP.Cần Thơ đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại các DNNN nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 16,18% so với năm 2005. So với cùng kỳ, các chỉ tiêu kinh tế thành phố đạt được lần lượt là: tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.983 tỷ đồng, tăng 21%; tổng mức hàng hóa bán ra đạt 26.554 tỷ đồng (tăng 25%), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 748 triệu USD, tăng 16% (trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 466 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 282 triệu USD). Tổng thu ngân sách toàn thành phố đạt 2.462 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2005 và đạt 117% so với kế hoạch Trung Ương giao; chi ngân sách đạt 2.090 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2005 và đạt 129% dự toán kế hoạch năm 2006. 35 Tổng vốn huy động từ nền kinh tế năm 2006 là 5.880 tỷ đồng, trong đó, huy động bằng VND đạt 5.070 tỷ đồng, chiếm 86%; huy động bằng ngoại tệ quy VND đạt 810 tỷ đồng, chiếm 14%. Trong 5.880 tỷ đồng vốn huy động, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 1.880 tỷ đồng, chiếm 32%; vốn huy động tiết kiệm đạt 3.500 tỷ đồng chiếm 59%, vốn huy động bằng hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi đạt 500 tỷ đồng, chiếm 9%. Tổng dư nợ nền kinh tế tại các TCTD trên địa bàn đạt 11.430 tỷ đồng, trong đó, dư nợ VND đạt 9.480 tỷ đồng chiếm 82,95% tổng dư nợ; dư nợ ngoại tệ quy VND đạt 1.950 tỷ đồng, chiếm 17,06% tổng dư nợ. Trong tổng dư nợ 11.040 tỷ đồng, thị phần của các NHTMNN chiếm 60%, tương đương 6.858 tỷ đồng, các NHTMCP và liên doanh chiếm 40%, tương đương 4.572 tỷ đồng. Nợ xấu trên địa bàn tính đến cuối năm là 316 tỷ đồng, chiếm 2,76% trên tổng dư nợ, trong đó, nợ khoanh và nợ chờ xử lý là 13 tỷ đồng, chiếm 0,11% tổng dư nợ. 6 tháng đầu năm 2007: Trong 06 tháng đầu năm 2007, tình hình kinh tế, xã hội của TP.Cần Thơ tiếp tục phát triển ổn định so với cùng kỳ năm 2006. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 5.379 tỷ đồng, tăng 18%, trong đó, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh địa phương và Trung ương giảm 19%. Tổng mức doanh thu bán lẻ ước đạt 6.750 tỷ đồng, tăng 36%. Kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 333 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ (kim ngạch xuất khẩu đạt 198 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 135 triệu USD). So với cùng kỳ, tình hình thu ngân sách đạt 1.198 tỷ đồng, giảm 6%, chi ngân sách đạt 1.025 tỷ đồng, tăng 28%. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thành phố trong sáu tháng đầu năm đạt 7.350 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ, trong đó, huy động bằng VND đạt 6.321 tỷ đồng, chiếm 86%; huy động bằng ngoại tệ quy VND đạt 1.029 tỷ đồng, chiếm 14%. Huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 2.058 tỷ đồng, chiếm 28%, huy động tiết kiệm đạt 4.776 tỷ đồng, chiếm 65%, huy động bằng hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi đạt 516 tỷ đồng, chiếm 7% trên tổng vốn huy động. Tổng dư nợ nền kinh tế tại các TCTD ước đạt 12.450 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, trong đó dư nợ VND đạt 10.333 tỷ đồng, chiếm 83% tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ quy VND đạt 2.117 tỷ đồng, chiếm 17% tổng dư nợ. Trong tổng dư nợ 12.450 tỷ đồng, thị phần của các NHTMNN chiếm 57%, tương đương 7.096 tỷ đồng, các NHTMCP và liên doanh chiếm 43%, tương đương 5.354 tỷ đồng. Nợ xấu trên địa bàn ước tính đến cuối tháng 06/2007 là 210 tỷ đồng, 36 chiếm 1,68% tổng dư nợ, trong đó, nợ khoanh và nợ chờ xử lý là 12 tỷ đồng, chiếm 0,09% trên tổng dư nợ. II. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ: NHNTVN–CNCT được thành lập theo quyết định số 16/NH-QĐ ngày 25/01/1989 trên cơ sở Phòng Ngoại Hối trực thuộc Chi nhánh NHNN Tỉnh Cần Thơ. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/10/1989, và là chi nhánh thứ 11 trực thuộc NHNTVN. Từ khi mới thành lập, bộ máy hoạt động của Chi nhánh chỉ gồm có 04 phòng ban (Kế Toán, Kế hoạch – Tín dụng, Phi mậu dịch, Ngân quỹ - hành chính nhân sự) với 18 cán bộ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, chi nhánh đã thành lập được 13 phòng nghiệp vụ và phòng giao dịch (Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Quản lý nợ, Phòng Kế toán, Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng Kinh doanh dịch vụ, Phòng Ngân quỹ, Phòng Vốn, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Kiểm tra nội bộ, Phòng Vi tính, và hai phòng giao dịch) với số lượng cán bộ, nhân viên gần 200 người. Với đội ngũ cán bộ khá khiêm tốn buổi ban đầu và từng bước được bổ sung, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên chi nhánh hiện nay đã có bước trưởng thành, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ có được như ngày nay, trước hết là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn của NHNTVN, NHNN CN Cần Thơ và sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đặc biệt là tinh thần quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, nhân viên chi nhánh đã đưa Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ vượt qua khó khăn, thử thách và trưởng thành về nhiều mặt, thực hiện tốt chức năng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm thanh toán quốc tế ở các tỉnh phía Nam, phục vụ nhiệm vụ mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, chi phối các hoạt động tín dụng, thương mại và dịch vụ ngoại hối trong khu vực. Hoạt động của NHNTVN-CNCT trong thời gian qua có tác dụng và ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế sản xuất hàng hóa, quan hệ thị trường trong và ngoài nước của TP.Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực, tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển với tốc độ ngày càng cao. Đặc biệt trong gần 20 năm, NHNTVN-CNCT luôn hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao và lập được nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào thành tích và thắng lợi của hệ thống NHNTVN nói chung và NHNTVN-CNCT nói riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfRủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - Thực trạng và giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan