Luận văn Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI . 7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7

1.1.1. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế trên thế giới . 7

1.1.2. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế tại Việt Nam . 12

1.2. Những lý luận chung về stress và stress của nhân viên y tế . 18

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản. 18

1.2.1.1. Khái niệm stress. 18

1.2.1.2. Khái niệm NVYT và stress NVYT. 23

1.2.2. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế. 24

1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế. 24

1.2.2.2. Đăc điểm lao động của NVYT trong BVTT. 28

1.2.3. Các mức độ stress . 30

1.2.4. Những biểu hiện stress nói chung và biểu hiện stress của nhân viên y tế . 33

1.2.4.1. Những biểu hiện stress nói chung. 33

1.2.4.2. Những biểu hiện stress của NVYT . 39

1.2.5. Những nguyên nhân gây stress nói chung và nguyên nhân gây stress đối

với NVYT . 41

1.2.5.1. Những nguyên nhân gây stress nói chung . 41

1.2.5.1. Những nguyên nhân gây stress cho NVYT . 45

1.2.6. Hiện tượng kiệt sức (burn out) của nhân viên y tế . 47

1.2.7. Những ảnh hưởng của stress đến hoạt động của nhân viên y tế. 52

pdf139 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do stress : đau lưng, tim, da nổi mụn, khó tiêu, mệt mỏi và táo bón, thậm chí liên quan đến cảm cúm thông thường (Brown, 1984 ; Cohen, Tyrrell, & Smith (1993) [76] Stress tạo ra nhiều triệu chứng khác nhau về thể chất và tâm thần. Stress có thể tích cực hoặc tiêu cực. Tích cực nó sẽ khích lệ con người sáng tạo hơn để đối phó. Khi tiêu cực thì nó đưa tới rối loạn, bệnh chứng. Những dấu hiệu báo trước có thể là một sự kém tập trung, dễ quên, kém tiêu hóa, ăn ngủ rối loạn. Nếu căng thẳng kéo dài, thì triệu chứng có thể chung chung mơ hồ như chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, tim đập mau, huyết áp lên cao, hay bị đau yếu, cảm thấy buồn rầu, lo âu vẩn vơ, không còn nhiệt tình, dễ giận, cau có với 53 người khác, kém tập trung, không quyết định, thường bị ám ảnh với một ý nghĩ nào đó, đôi khi rất tiêu cực, dễ trở nên sợ hãi, đêm ngủ không yên giấc, hay có ác mộng, xa lánh bạn bè, mà khi ở một mình thì bồn chồn trong lòng. Lơ là với công việc, bỏ sở, đi trễ về sớm, hay xin nghĩ với lý do không khỏe. Rồi đi đến giai đoạn dùng rượu, dùng thuốc với hy vọng giảm căng thẳng. a) Rối loạn thể chất Trước những tình huống hiểm nghèo thì trong cơ thể có một phản ứng sinh hóa học mà Walter Cannon (1929) gọi là “Chống cự hoặc bỏ chạy.”- Fight or Flight. Phản ứng này được Walter Cannon diễn tả từ thập niên 1920. Trong phản ứng, não bộ sẽ được động viên, tiết ra các kích thích tố epinephrine, cathecholamine, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, hơi thở sâu hơn, máu dồn nhiều lên não, và cơ bắp, trí tuệ sáng suốt để tự bảo vệ. [76] Đây là một phản ứng đã được sắp đặt trước và diễn ra ở mọi người. Nhưng khi có kích thích liên tục, phản ứng kéo dài lâu hơn thì cơ thể sẽ thường trực ở trong tình trạng báo động, trở nên mỏi mệt, bệnh hoạn, thương tích. Người làm việc theo ca khác nhau nhất là ca đêm đều than phiền bị nhức đầu, viêm bao tử, huyết áp lên cao, bệnh tim, suyễn, đau nhức khớp xương ở lung và thượng chi. Nguyên nhân là có sự xáo trộn về sắp đặt sinh học trong cơ thể gây ra do giờ giấc làm việc bất thường, trái với tự nhiên. Hậu quả trầm trọng nhất vẫn là về hệ thống tim mạch. Làm việc nhiều giờ, làm trên hai việc một lúc đã được coi như tăng nguy cơ bệnh động mạch tim, các thứ bệnh hoạn khác và tử vong. Đối với bệnh tim mạch, không kiểm soát được việc làm đôi khi có hậu quả xấu hơn là khi làm nhiều việc, nhiều giờ. Tăng nhịp tim và cao huyết áp cũng xảy ra khi họ không nắm vững vai trò của mình cũng như khi có mâu thuẫn với đồng nghiệp. Có nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng căng thẳng việc làm là nguy cơ đưa tới 30% các trường hợp bệnh tim. b) Rối loạn tâm lý Lo âu, trầm cảm, bất mãn với công việc là các dấu hiệu của Stress gây ra do việc làm. Nạn nhân sẽ có các thay đổi về hành xử như uống rượu, dùng thuốc cấm, 54 hút nhiều thuốc lá, vắng mặt tại sở làm, không thích thú với công việc, có mặc cảm tự ty, không nhiệt thành tham gia đóng góp ý kiến với mọi người. - Suy giảm chức năng nhận thức: một hiệu ứng vừa phải phổ biến của căng thẳng là suy giảm chức năng tâm thần của một người. Ở một số người, căng thẳng có thể dẫn đến một hình thức của sự chú ý thu hẹp, làm giảm tính linh hoạt trong tư duy, thiếu tập trung và bộ nhớ lưu trữ ít hiệu quả hơn. Các hiệu ứng như vậy là không thể tránh khỏi. (Mandler, 1979) - Sốc và mất phương hướng: căng thẳng nghiêm trọng có thể để mọi người bàng hoàng và bối rối. (Horowitz, 1979) Có xu hướng cảm thấy cảm xúc tê liệt và họ trả lời một cách thờ ơ, bằng phẳng với các sự kiện xung quanh họ. Họ thường nhìn chằm chằm vào không gian và gặp khó khăn trong việc duy trì một đoàn tàu thống nhất của tư tưởng. Hành vi của họ thường xuyên không có chất lượng, tự động, cứng nhắc rập khuôn. - Bị phá vỡ quan hệ xã hội: có là một trong những bằng chứng rằng căng thẳng có thể dẫn đến suy giảm trong quan hệ xã hội bình thường của một người. Ảnh hưởng của căng thẳng về hành vi giữa các cá nhân đã không thu hút nhiều sự chú ý, bao gồm cảm giác xa lánh, khó khăn liên quan đến mối quan hệ vợ chồng và bạn bè, và suy yếu trong khả năng để yêu thương và tin tưởng người khác. (Blank, 1982; Shatan, 1978) b) Burn Out (kiệt sức) Kiệt sức là một từ thông dụng cho các thập niên tám mươi. Đây là một hội chứng liên quan đến căng thẳng mà trong đó hành vi của một người bị chi phối bởi cảm giác kiệt sức về thể chất, tinh thần và tình cảm. Kiệt sức về thể chất bao gồm mệt mỏi mãn tính, suy nhược, và năng lượng thấp. Kiệt sức tình cảm đề cập đến cảm giác vô vọng, bất lực, . Kiệt sức về tinh thần được thể hiện trong thái độ rất tiêu cực đối với chính mình, công việc của một người, và cuộc sống nói chung c) Thương tích Những căng thẳng trong công việc cũng đưa tới tai nạn và thương tích cho cơ thể. 55 1.2.7.2. Những phản ứng của cơ thể trước stress Phản ứng của cơ thể trước stress là sự tổng hòa hai mặt của phản ứng sinh học và phản ứng tâm lý. Phản ứng sinh học thông qua con đường thần kinh – thể dịch, ảnh hưởng đến mọi chức năng của cơ thể và gây ra những biến đổi thể chất nhất định (mạch nhanh, vã mồ hôi, run chân tay...). Còn phản ứng tâm lý cá nhân thông qua đáp ứng cảm xúc, nhận thức và ứng xử, biểu hiện như buồn rầu, lo âu, sợ hãi, bồn chồn, tức giận... a) Phản ứng sinh học của cơ thể trước stress Hans Selye (1954) đã mô tả những phản ứng sinh học của cơ thể trong "Hội chứng thích nghi tổng quát"(General Adaptation Syndrome) bao gồm ba giai đoạn sau: Giai đoạn phản ứng báo động (stage of Alarm Reaction) Trước cảm xúc mạnh, đột ngột - stress đặt ra một sự báo động trong não, cơ thể biến đổi sinh lý chuẩn bị đối phó với hoàn cảnh mới, chuẩn bị hoạt động phòng vệ, hệ thống thần kinh tăng cường và tăng chế tiết các hormon làm cho cơ thể ở vào tình trạng hưng phấn, tăng cảm giác, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, đồng tử giãn, dạ dầy như bị thắt chặt lại, hồi hộp, vã mồ hôi, nổi gai ốc, run chân tay, căng thẳng các cơ... Về mặt hoá sinh, giai đoạn này có sự tăng tiết nhóm catecholamine. Đáp ứng này (đôi khi gọi là đáp ứng đương đầu hay đáp ứng trốn tránh) là quan trọng bởi vì nó giúp cho chúng ta bảo vệ cơ thể, chống lại các tình huống đe doạ của stress ở nơi làm việc hay ở nhà. Một khi stress được loại bỏ thì cơ thể sẽ trở lại bình thường. Các tác giả Rainer Reinschied, Olivier Civelli và Hans Peter Nothacker còn phát hiện được rằng, não có khả năng sản xuất ra một loại protein có thể điều hoà phản ứng của cơ thể đối với stress gọi là Ophanin FQ hay Nociceptin. Đó là một loại protein rất nhỏ của não, được tìm thấy ở vùng hạnh nhân và vùng dưới đồi, protein này có tác dụng giúp cho cơ thể thích nghi được với stress tái diễn. Các tác giả cũng cho rằng, Ophanin FQ hay Nociceptin có tác dụng chống lại phản ứng "đương đầu hay trốn tránh" của cơ thể đối với stress, đó là phản ứng có tác dụng kích thích tuyến yên và tuyến thượng thận sản xuất các hormon và tăng hoạt động 56 của vùng não điều khiển các phản ứng báo động và vận động. (Rainer. R.) Giai đoạn đề kháng (Stage of Resistance) Giai đoạn này xẩy ra sau giai đoạn báo động. Các đợt ngắn hoặc không thường xuyên của stress tạo ra các nguy cơ nhỏ. Nhưng khi tình huống stress không thể giải quyết được, hoặc do stress tác động trường diễn. Cơ thể cố duy trì trạng thái hoạt hoá, thông qua hệ thần kinh trung ương gây kích thích trục dưới đồi-tuyến yên- vỏ thượng thận, giải phóng nhiều corticosteroid, tăng nồng độ đường trong máu để cung cấp năng lượng, tăng huyết áp, từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể. Các biến đổi này nằm trong rối loạn còn bù trừ và có tính chất lâu dài. Giai đoạn này có sự tham gia của toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ thần kinh trung ương. Nếu stress còn tiếp tục, cơ thể mất bù sẽ dẫn đến giai đoạn kiệt sức. Giai đoạn kiệt sức (Stage of Exhaustion) Do stress quá sức chịu đựng hoặc có nhiều stress tác động trường diễn làm cho những biến đổi của cơ thể mất khả năng bù trừ, cơ thể trở nên suy kiệt và mệt mỏi, khả năng điều chỉnh và tự phòng vệ bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng thích nghi bị rối loạn và xuất hiện nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau về cơ thể và tâm thần [95]. b) Phản ứng tâm lý trước stress Trước tác động của stress, nhân cách không hoàn toàn bị động mà có sự nhận thức, tiếp nhận hay chống lại stress. Phản ứng của nhân cách trước tác động của stress là phản ứng mang tính cá thể. Mỗi cá thể phản ứng theo một cách riêng, phụ thuộc vào nhận thức, hiểu biết, cá tính, tố bẩm của mỗi người. Eysenck H. và cs. đưa ra 4 dạng phản ứng của nhân cách trước tác động của stress: - Type A: Khi gặp stress, cá thể thường bùng nổ một cách giận giữ, tăng tiết ACTH dẫn đến tăng tiết cortisol và adrenaline gây giữ nước, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. - Type B: Khi gặp stress, cá thể thường thất vọng, các phản ứng thường lặn vào trong, kìm nén những phản ứng cảm xúc dẫn tới giảm niễn dịch, dễ bị nhiễm trùng, thiên hướng bị ung thư. 57 - Type C: Biểu hiện phản ứng trước stress thường là lặng lẽ, buồn rầu. Về sinh hoá có giảm canxi máu, giảm các yếu tố vi lượng, thường lão hoá sớm, dễ bị trầm cảm. - Type D: Trước tác động của stress, cá thể thường bình tĩnh, tự tin, tự khẳng định mình, không có biến đổi đáng kể, khả năng thích nghi. Stress có ảnh hưởng xấu đến con người về nhiều mặt; tuy nhiên, không phải luôn luôn xấu. Với liều lượng vừa phải, chính stress giúp ta có sự hưng phấn, cảnh giác để đối phó lại tình huống không thuận lợi. Do con người luôn sống trong môi trường có những tác nhân xâm phạm, đặc biệt, các tác nhân xâm phạm về mặt tinh thần, tâm lý. Chính nhờ stress mà ta có những phản ứng cần thiết để đối đầu với các tác nhân xâm phạm đó. Lấy ví dụ trong cuộc sống, mấy ai không từng bị khủng hoảng, khủng hoảng trong công việc làm ăn (như lãnh đạo một công ty có nguy cơ phá sản), trong học tập (sắp đến ngày thi mà còn nhiều bài vở học chưa xong thì đúng là khủng hoảng thật!), trong tình ái (chàng bị nàng gửi tuyệt tình thư sau thời gian rất đỗi mặn nồng...). Nhờ stress, ta có những suy nghĩ tích cực, tìm cách làm chủ thực tế, quyết tâm giải quyết khủng hoảng đó và thường là thành công trong việc vượt qua stress. Stress còn có thể được xem như một như một động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển tinh thần hăng say và các năng lực thuần thục. Điều này được ẩn chứa trong những ý niệm về sự thử thách (challenge), đối tượng ủy thác (commitment) và sự hỗ trợ xã hội (social support). Những người được bảo vệ tránh stress quá mức có lẽ có nguy cơ cao bởi vì họ không thể phát triển được những kỹ năng ứng phó cần thiết trong đời sống hằng ngày (Murphy, 1979). “Thiếu stress” vì thế cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực (Frankenhaeuser, 1978). Stress có thể dẫn đến những hệ quả tích cực. Giải quyết thành công những đe dọa và thách thức sẽ đưa đến những cảm xúc tích cực, tạo nên những cảm giác về tính hữu dụng của bản thân và sức khỏe thể chất. Thứ hai, các hệ quả thích nghi là kết quả của một số yếu tố đi kèm theo tình trạng stress. Sẽ là sai lầm khi thay thế lý thuyết về mầm mống sinh-y học gây ra bệnh tật bằng quan niệm cho rằng stress là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất giúp 58 thích nghi về thể chất và tâm lý - xã hội. Để xử lý stress, mà chỉ tạo nên một lý thuyết về mầm mống tâm lý - xã hội, thì cũng sẽ không hoàn hảo giống như chỉ dựa vào một lý thuyết về sinh - y học vậy. Chúng ta sẽ xem xét những phương thức mà stress có thể ảnh hưởng đến sự thích nghi về sinh lý. I. Levi và H. Selye từng nói “Cuộc sống không thể thiếu stress, nếu không có nó thì có thể dẫn tới cái chết, stress là một chất muối làm cho cuộc đời thêm ý vị, thiếu nó không không có cuộc sống. Cuộc sống không có stress sẽ chẳng có thách thức gì, chẳng có trở ngại nào phải vượt qua, chẳng có địa hạt mới đẻ chiếm lĩnh, chẳng có lý do gì để trau dồi trí tuệ hoặc nâng cao năng lực. nhưng điều tai hại gây chết người là trong nhiều tình huống, nó buộc ta xài quá mạnh”. Như vậy, stress là động lực của sự phát triển tâm lý người. Chính ảnh hưởng của stress làm cho nhân cách, tâm lý con người phát triển ngày càng hoàn thiện hơn 1.2.8. Những cách ứng phó với stress của NVYT Ứng phó là quá trình xử lý các đòi hỏi bên trong hoặc bên ngoài được cho là tác nhân gây ra căng thẳng hoặc vượt quá khả năng sẵn có của cơ thể Ứng phó là những hành động thuộc về nhận thức và hành vi nhằm chế ngự những đòi hỏi của một sự kiện được nhận định là có tính gây stress. Khi đối đầu với một sự kiện gây stress, đương sự sẽ cố gắng “hóa giải” sự nguy hại và phòng tránh sự đe dọa. Vẫn còn có ít dữ liệu về việc làm thế nào mà đương sự ứng phó được với các tác nhân gây stress trong môi trường sống tự nhiên. Sự biến hóa của các chiến lược ứng phó là vô hạn. Có hai đích điểm chính của sự ứng phó: tự thay đổi bản thân mình (changing ourselves) hoặc thay đổi môi trường xung quanh (changing the environment). Đương sự có thể lựa chọn hoặc thích nghi để phù hợp tốt hơn với môi trường (“gió chiều nào theo chiều đó”) hoặc thay đổi môi trường để thích hợp với nhu cầu bản thân của mình (phân hóa và chế ngự). Những cố gắng ứng phó có thể hoặc định hướng theo cảm xúc (emotion-oriented) hoặc định hướng theo vấn đề (problem- oriented). Sự ứng phó định hướng cảm xúc nhắm vào việc giảm bớt sự khuấy động cảm xúc gây nên bởi stress. Sự ứng phó định hướng vấn đề nhắm vào việc thay đổi 59 sự kiện được xem là có hại. Cả hai hướng ứng phó có thể được thực hiện đồng thời, hoặc riêng biệt, và cũng có khi là không tương hợp với nhau. Trong hầu hết các tình huống gây stress, các cố gắng ứng phó đều tập trung vào cả hai hướng (Folkman, Lazarus, 1980). Việc ứng phó định hướng vấn đề là làm sao tập trung vào công việc. Ứng phó định hướng cảm xúc có thể dùng thuốc để giải bớt lo âu. Dường như việc ứng phó định hướng vấn đề được ưa chuộng hơn vì nó giải quyết được “gốc rễ” của vấn đề; nhưng ứng phó định hướng cảm xúc cũng rất quan trọng. Cảm xúc thường là khổ sở và lo lắng, và có hậu quả bắt nguồn từ stress. Sự khuấy động cảm xúc cũng có thể can thiệp vào các cố gắng về nhận thức và hành vi của đương sự khi ứng phó với vấn đề. Trong vài trường hợp (như thiên tai hoặc bị thương tật), ít có khả năng để chúng ta làm được điều gì nhằm giải quyết vấn đề; việc cơ bản là ứng phó với tình trạng khuấy động cảm xúc được khơi lên từ các sự kiện ấy. Các chiến lược ứng phó có ba hình thức: * Chiến lược ứng phó về nhận thức (cognitive coping strategy) Chúng ta có thể ứng phó với những tác nhân gây stress hoặc với cảm xúc của chính mình bằng cách giải quyết vấn đề, tự nói chuyện (self-talk) và tái nhận định (reappraisal). Giải quyết vấn đề bao gồm việc phân tích tình huống để đề ra những hành động khả thi, đánh giá những hành động đó và lựa chọn kế hoạch hành động hữu hiệu (Janis, Mann, 1977). Tự nói chuyện một mình ngụ ý chỉ những câu nói hoặc ý nghĩ thầm kín được dùng để hướng dẫn những cố gắng của chúng ta vào việc ứng phó với sự kiện gây stress cùng những khuấy động cảm xúc kèm theo nó. “Lời nói bên trong” ấy hướng sự chú tâm đến những kích thích thích đáng, tạo điều kiện cho việc hình thành và thực hiện các chiến lược ứng phó và cung cấp một sự phản hồi chính xác. Tái nhận định gồm việc giảm bớt tác động của sự kiện bằng cách thay đổi cách diễn giải sự kiện. Nói cách khác, sự kiện sẽ được gán cho một ý nghĩa khác. * Chiến lược ứng phó về hành vi (behavioral coping strategy) Đương sự cũng phải ứng phó với stress bằng hành vi. Nói chung, có bốn loại đáp ứng với stress bằng hành vi: tìm kiếm thông tin, hành động trực tiếp, kiềm chế 60 hành động và quay sang người khác. Tìm kiếm thông tin (seeking information) là thâu thập dữ liệu về bản chất của tác nhân gây stress và về các chiến lược ứng phó khả thi. Một người khi biết mình bị ung thư có thể tìm kiếm thông tin về tiên lượng của bệnh này thông qua một nhân viên y tế (Haan, 1977). Người đó có thể dựa vào sự thay đổi kích thước của khối u có thể sờ nắn được để đánh giá hiệu quả của điều trị (Norenz, Leventhal, Love, 1982). Thông tin vì thế sẽ giúp ích cho các chiến lược ứng phó và tăng cường cảm giác về khả năng kiểm soát và tiên đoán sự kiện. Hành động trực tiếp (direct action) là công khai các đáp ứng bằng lời nói hoặc hành động nhằm làm thay đổi tác nhân gây stress hoặc các khuấy động cảm xúc liên quan đến stress. Một người bị bong gân cổ chân có thể nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau hoặc đến bác sĩ khám. Một người vừa bị mất đi người mà mình thương yêu có thể tự “chôn” mình trong công việc, hoặc xem những bức hình cũ của người quá cố cho vơi bớt nỗi buồn. Kiềm chế hành động (inhibiting action) là không làm một điều gì đó nhằm làm giảm bớt stress và các khuấy động cảm xúc. Một người bị ho kinh niên có thể ngưng hút thuốc lá. Tránh các tình huống tạo nên lo âu cũng thích hợp với loại đáp ứng này. Ví dụ, đương sự thường hay “quên” các cuộc hẹn với nhân viên y tế vì bị đau hoặc bị ngượng ngùng khi được khám bệnh. Loại ứng phó sau cùng về hành vi - quay sang người khác (turning to others) - theo truyền thống thường được gọi là sự hỗ trợ xã hội (social support). Hỗ trợ xã hội (Social support) Cụm từ “quay sang người khác” được dùng ở đây vì nó nhấn mạnh vào bản chất tích cực và tương hỗ của chiến lược ứng phó này. Mối tương quan giữa bản thân chúng ta và những người khác tạo nên nguồn lực quan trọng để ứng phó với stress. Chúng ta có thể nhận được sự hỗ trợ vật chất, tinh thần và thông tin từ những người khác. Hỗ trợ vật chất gồm tiền bạc, hàng hóa và các dịch vụ sẵn có từ những người khác (Cohen, McKay, 1984). Hỗ trợ tinh thần là khi cảm thấy mình được người khác yêu thương, đánh giá cao và có cơ hội để trao đổi những cảm giác ấy 61 (Cobb, 1976). Hỗ trợ thông tin là khi được người khác cho ý kiến về ý nghĩa của những sự kiện gây stress, hoặc cho lời khuyên về những chiến lược ứng phó và cung cấp một phản hồi về tính đúng đắn của các cố gắng ứng phó này (Cohen, McKay, 1984). Hỗ trợ xã hội có thể điều chỉnh stress bằng hai cách. Đầu tiên, một sự hỗ trợ như thế có thể phòng ngừa được stress. Biết được những người khác sẽ chăm sóc và giúp đỡ mình là một cách để phòng ngừa stress vì các sự kiện khi ấy sẽ được xem là ít có tính đe dọa (Singer, Lord, 1984). Việc thiếu sự hỗ trợ xã hội có liên quan đến tình trạng sức khỏe kém. Ví dụ Berkman và Syme (1979) đã thấy rằng hỗ trợ xã hội là một yếu tố tiên lượng khiêm tốn nhưng rất quan trọng về tình trạng tử vong, ngay cả khi tình trạng sức khỏe ban đầu, các hành vi gây tổn hại sức khỏe và tình trạng xã hội đã được kiểm soát. Những ai ít có những mối quan hệ xã hội thường có tỷ lệ tử vong cao hơn. [13], [19], [30], [34], [42], [44], [45], [75], [80] Hỗ trợ xã hội cũng có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của stress khi nó đã xuất hiện. Ví dụ, hỗ trợ xã hội có liên quan đến thời gian sống còn được kéo dài hơn ở những bệnh nhân ung thư (Weisman, Worden, 1975). Một số lớn vấn đề được báo cáo ở những bệnh nhân là các vấn đề về giao tiếp. Chúng bao gồm sự khó giao tiếp với người khác về bệnh ung thư, nói chuyện với những thành viên trong gia đình về tương lai và việc thu thập thông tin từ những nhân viên y tế (Wortman, Dunken-Schetter, 1979). Nhân viên y tế, gia đình và bạn bè có thể giúp bệnh nhân ung thư làm rõ vấn đề và đoan chắc điều gì sẽ xảy đến với họ, biểu hiện tình yêu thương, sự chăm sóc, và cùng nhau phát triển những chiến lược ứng phó với các nhu cầu về thể chất và tinh thần của bệnh ung thư cùng việc điều trị bệnh này. Hỗ trợ xã hội cũng kích thích sự lành bệnh bằng cách thúc đẩy người bệnh gắn bó hơn với việc điều trị (Suls, 1982). * Những yếu tố xác định nên chiến lược ứng phó Một số lớn chiến lược ứng phó có thể được áp dụng để đáp ứng với stress. Việc chọn lựa chiến lược chịu ảnh hưởng bởi các thông số thuộc về bản thân đương 62 sự cũng như các thông số thuộc về tình huống. Những thông số cá nhân như giá trị (value) và niềm tin (belief) sẽ làm phát sinh hoặc loại bỏ một số cách thức hành động và ảnh hưởng đến cách thức của đương sự ứng phó như thế nào với tác nhân gây stress. Một kiểu cách đáp ứng cũng phải có sẵn trong “vốn sống” của đương sự trước khi nó có thể được sử dụng để ứng phó với các tác nhân gây stress. Tình huống xảy ra tác nhân gây stress cũng có thể ảnh hưởng đến phương thức mà đương sự áp dụng để ứng phó. Hiển nhiên rằng, tác nhân gây stress tự nó có thể thúc đẩy tính khả dụng và hiệu quả của các chiến lược ứng phó. Những cố gắng ứng phó do vậy thường phải làm sao phù hợp với những áp lực và đòi hỏi của môi trường. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng phân biệt hai chiến lược ứng phó : nhắm vào giải quyết vấn đề, trong đó mục tiêu là đối mặt trực diện với vấn đề, và nhắm vào điều hòa cảm xúc, trong đó mục tiêu là làm giảm nhẹ sự khó chịu do stress gây ra. Giải quyết vấn đề bao gồm hết thảy mọi chiến lược nhằm xử lý trực tiếp tác nhân gây stress hoặc thông qua hành động công khai hoặc thông qua các hoạt động có ý nghĩa thực tiển giải quyết vấn đề. Ta phải đối mặt với một con người hoặc bỏ chạy. Ta cố gắng vượt qua một thử thách bằng các phương tiện hoặc nguồn lực nào đó. Cách tiếp cận thứ hai có lợi cho việc xử lý tác động của các tác nhân gây stress không thể kiểm soát được. Ta không tìm kiếm các cách là thay đổi tình huống gây stress từ bên ngoài ; thay vì ta cố gắng làm thay đổi những tình cảm và ý nghĩa của mình về stress chẳng hạn, điều hòa cảm xúc do chịu ảnh hưởng của stress cũng là một chiến lược ứng phó có ý nghĩa điều trị. Chiến lược này không loại trừ được stress tận gốc mà tìm cách làm dịu bớt những cảm nghĩ đau buồn bằng cách biện minh hoặc chấp nhận nguyên trạng. [19, 23, tr 427-428] Một cách có hiệu quả xử lý stress mang tính thích ứng hơn chính là làm thay đổi cái cách ta đánh giá các tác nhân gây stress và thay đổi những nhận thức tự cho là thất bại về phương cách xử lý với stress. Về mặt tâm trí, có hai cách ứng phó với stress là đánh giá lại bản chất các tác nhân gây stress và cấu trúc lại các ý tưởng của mình về các phương cách xử lý với stress. Đánh giá lại tác nhân gây stress : Nên 63 học cách tư duy một cách khác đi về một số tác nhân gây stress. Dán cho chúng một cái nhãn khác và tưởng tượng ra chúng đặt trong một bối cảnh ít có khả năng đe dọa hơn là những hình thái đánh giá lại về mặt nhận thức khả dĩ giảm nhẹ hậu quả của stress. Cấu trúc lại nhận thức : Hai yếu tố quan trọng trong việc tri giác stress là tình trạng không biết chắc của con người về những sự kiện sắp xảy ra và ý thức kiểm soát chúng. [23, tr 29-30] Là điều đặc biệt khó khăn nếu chỉ đơn phương độc mã ứng phó với stress. Tạo ra những mối liên kết với người khác là cần thiết cho việc ứng phó có hiệu quả. Hổ trợ xã hội chỉ những nguồn lực được người khác mang lại, cung cấp thông tin rằng con người được yêu thương, được chăm sóc, được tôn trọng, được gắn bó với những người khác trong một màng lưới giao lưu và cùng có nghĩa vụ đối với nhau. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể và tùy vào phản ứng của từng nhân cách, cũng như tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa – xã hội, mà mỗi người có thể chọn cho mình một phương thức phản ứng tối ưu nhất. Cách phản ứng chịu đựng và bỏ chạy là phản ứng thụ động và không hề có sự tham gia của ý chí, nghĩa là con người không hề huy đông ý chí trong việc chống lại stress. Đó thường là cách phản ứng của những người tự ti, bi quan, có kiểu thần kinh yếu. Sự phản ứng bằng cách trút cơn thịnh nộ là cách phản ứng bột phát, thường mang màu sắc cảm xúc hơn là lý trí và là cách phản ứng của những người thuộc nhân cách bùng nổ hoặc những người trí tuệ kém phát triển. Trên thực tế chúng ta không né tránh được sự tác động của stress, do vậy cách tốt nhất là phải luôn chuẩn bị để đối đầu và chống lại stress. Tuy nhiên để đối đầu và chống lại stress cần phải có bước chuẩn bị và rèn luyện, nghĩa là cần phải huy động cả nhận thức, tình cảm, ý chí và toàn bộ nhân cách trong việc chống lại stress. Đó là quá trình rèn luyện khả năng thích nghi của cá nhân, bao gồm nhiều biện pháp để từ đó cá nhân học cách chuẩn bị tâm lý nằm đối đầu có hiệu quả với những tình huống stress thường gặp. [45, tr 346) Các nhà tâm lý học đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc mô tả khái niệm và đo lường sự ứng phó với stress. Chúng ta đều biết con người có một tiềm năng to lớn có thể thích ứng không những về mặt sinh học, mà cả về mặt tâm lý. 64 Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai chiến lược ứng phó là: Thay đổi cách đánh giá tác nhân gây stress và thay đổi những nhận thức tự cho là thất bại về phương cách xử lý với stress; Chấp nhận stress như là thách thức, qua đó thử nghiệm sự rèn luyện bản lĩnh của cá nhân. Nếu vì bực bội hay khiếp sợ mỗi khi nghĩ đến stress chỉ làm tăng khả năng rối loạn thần kinh chức năng, còn tự nói với mình “t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_21_9596717821_4477_1871082.pdf
Tài liệu liên quan