MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 3
1. Lý do chọn đề tài . 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 10
7. Kết cấu cấu của luận văn: . 10
NỘI DUNG. 11
CHưƠNG 1: KHÁI LưỢC VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ TÍN
NGưỠNG THỜ MẪU CỦA NGưỜI VIỆT. 11
1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. 11
1.1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam . 11
1.1.2. Sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. 16
1.1.3. Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam . 21
1.2. Khái lược về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt . 25
1.2.1. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu. 25
1.2.2. Đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu. 28
1.3. Cơ sở cho sự dung hợp của Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu. 35
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và cơ sở tâm lý cho sự dung hợp giữa Phật
giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu . 36
1.3.2. Cơ sở triết lý của Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu . 40
CHưƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT
GIÁO VỚI TÍN NGưỠNG THỜ MẪU CỦA NGưỜI VIỆT . 49
2.1. Sự dung hợp thể hiện qua hình tượng Phật Mẫu Man Nương và thờ
Tứ Pháp. 492
2.1.1. Sự dung hợp thể hiện qua hình tượng Phật Mẫu Man Nương. 49
2.1.2.Sự dung hợp của Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua hệ thống
điện thờ và nghi lễ thờ Tứ Pháp. 58
2.2. Sự dung hợp thể hiện qua hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. 67
2.2.1. Sự dung hợp của Phật Giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua hình
tượng Mẫu Liễu Hạnh . 67
2.2.2. Sự dung hợp của Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua hệ thống
nghi lễ và điện thờ . 77
2.3. Những biểu hiện và giá trị của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. 85
2.3.1. Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
khẳng định tính độc đáo của Phật giáo Việt Nam. 85
2.3.2. Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt làm
phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam . 86
KẾT LUẬN . 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 92
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự dung hợp của phật giáo với tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo vệ nền độc lập của quốc gia.
Vào khoảng những năm 1920-1930, trong không khí tưng bừng của
phong trào chấn hưng Phật Giáo trên thế giới, đặt biệt ở Nhật Bản, Trung Hoa,
21
Ấn Ðộ và Miến Ðiện, một số tăng sĩ và cư sĩ đã phát động phong trào chấn hưng
Phật Giáo tại Việt Nam, từ đó đưa đến sự thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt
Nam tại miền Bắc vào năm 1934 đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, và xuất bản tạp chí
Ðuốc Tuệ. Ở miền Trung, Hội An Nam Phật Học cũng ra mắt tại chùa Từ Ðàm
và cho xuất bản tạp chí Viên Âm vào 1934, đặt biệt hội đã mở các Phật Học
Viện cho tăng chúng tu học như phật học đường Báo Quốc và Kim Sơn, Trúc
Lâm và Tây Thiên. Ở Bình Ðịnh có hội Phật Học Bình Ðịnh, ở Ðà Nẵng có hội
Phật học Ðà Thanh, ra tạp chí Tam Bảo. Tại miền Nam, năm 1920, hội Lục Hòa
được thành lập để đoàn kết và vận động phong trào chấn hưng Phật Giáo. Hội
nghiên cứu Phật học Nam Kỳ ra đời, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn; xuất bản tạp
chí Từ Bi Âm (1932). Năm 1933 Liên Ðoàn Học Xã ra đời. Năm 1934, hội Phật
Học Lưỡng Xuyên ra đời, xuất bản tạp chí Du Tân Phật học và mở Phật Học
đường Lưỡng Xuyên.
1.1.3. Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam
Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông Nam Châu Á nên Việt Nam
thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình. Tất cả những đặc
trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rất rõ
nét trong đặc trưng văn hóa Việt Nam.
Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc
vào nhiều yếu tố thiên nhiên như : thời tiết, nước, khí hậu,... “ trông trời, trông
đất, trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm” nên về mặt
nhận thức, hình thành nên lối tư duy tổng hợp, nặng về kinh nghiệm chủ quan
cảm tính: sống lâu lên lão làng, trăm hay không bằng tay quen Người làm
nông quan tâm không phải là từng yếu tố riêng lẻ mà là những mối quan hệ giữa
chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các
loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Được mùa lúa thì úa mùa
cau, được mùa cau thì đau mùa lúa; chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì
nắng, bay vừa thì râm...
22
Hơn nữa, bản tính của người Việt Nam là cởi mở, bao dung chứ không
hẹp hòi, kỳ thị, khép kín. Dù là tín ngưỡng nào, tôn giáo gì, từ đâu đến, thì cộng
đồng người ở đây cũng sẵn sàng tiếp nhận – miễn là nó không vi phạm đến lợi
ích quốc gia và đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Khác với một số nước
phương Tây, ở Việt Nam không có tôn giáo nào giữ vai trò thống trị suốt chiều
dài lịch sử dân tộc, mà vị trí, vai trò của từng tôn giáo gắn liền với sự hưng
thịnh, suy tàn của các triều đại phong kiến trong tiến trình phát triển nhất định
của lịch sử dân tộc. Chính vì thế khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam với khế lý,
khế cơ của mình, đã hoà nhập, thích nghi và kết hợp với đời sống tâm linh, văn
hoá của người dân Việt nên có những đặc trưng riêng biệt làm cho Phật giáo
Việt Nam trở lên linh hoạt, phong phú.
Thứ nhất, Phật giáo VIệt Nam có tính tính tổng hợp
Tổng hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống
Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã dung hợp các tín ngưỡng truyền
thống của người Việt vào hệ thống thờ cúng của mình như: thờ cúng Tổ tiên, thờ
Thần, thờ Mẫu nhưng Phật giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo để làm nên đạo Phật
Việt Nam. Bởi Phật giáo nguyên thủy thì chỉ thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng
truyền thống Việt Nam là thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ. Tuy nhiên,
trong khuôn viên thờ tự của chùa của người Việt, nhất là các chùa ở vùng Bắc
Bộ, luôn có phủ Mẫu (cũng gọi là điện Mẫu) thờ chư vị thánh Mẫu và đức thánh
Cha (Trần Hưng Đạo hiển thánh). Đặc biệt, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là
Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên, bốn vị thần này đã được "Phật hóa".
Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật
Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc
theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80
vẽ đẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế, những khế ấn,
và khuôn mặt đầy lòng từ mẫn... Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau
tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu". Người
23
Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân
tộc... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các
linh hồn đã khuất.
Tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo
Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn
lẫn với nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị
thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,... đều
giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa. Thiền tông còn kết hợp với
Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát.Các điện
thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng Phật, BồTát, La
Hán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết
hợp Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật
Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên
cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo
vàng còn có áo nâu, áo lam.
Tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác
Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công
nguyên. Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi
tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn
giáo có cùng một gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn giáo có cùng một mục
đích). Điều đó được chứng minh rõ nét từ những buổi đầu xây dựng nền phong
kiến độc lập, chúng ta đã thấy các vị danh tăng Phật giáo thông hiểu Nho giáo,
uyên thâm Lão giáo, và vận dụng tam giáo nhuần nhuyễn trong cuộc sống, tu
hành của mình. Các vị ấy hành trì Phật pháp, tham gia chính sự bàn quốc kế dân
sinh như một vị thạc Nho, khi xong việc lớn lại rút về núi rừng thanh bạch ẩn tu
như một đạo sỹ. Đây là điều hiếm có ở đặc trưng văn hóa mà chưa từng thấy của
bất kỳ một dân tộc nào.
24
Thứ hai, Phật giáo Việt Nam có tính hài hòa âm dương
Sau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác
của lối tư duy nông nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm
cho Phật giáo Việt Nam có phần thiên về nữ tính.
Ở nước ta, dù mẫu quyền đã được thay thế bởi phụ quyền từ lâu, song chế độ
mẫu quyền vẫn còn kéo dài và dai dẳng đến tận ngày nay vẫn chưa kết thúc. Lịch
sử dân tộc Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm, người phụ nữ có vai trò, vị trí
quan trọng trong xã hội không chỉ vì họ phải gánh vác công việc nặng nề thay
chồng nuôi con ở hậu phương, mà còn có người trực tiếp xông pha trận mạc.
Đối với Phật giáo, các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt
Nam bị biến thành "Phật ông - Phật bà". Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán
Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á nên còn được gọi là Quan
Âm Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như
Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên khác:
Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà
chúa Ba).
Dưới con mắt của một số tín đồ Phật giáo thì Phật Bà Quan Âm có khi
còn gần gũi, thân thiết và quan trọng hơn cả Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhiều nơi
như đền, miếu, phủtrở thành là nơi hương hoa, oản quả nhằm thờ phụng
những bậc thánh thần thuộc giới nữ.
Thứ ba, Phật giáo Việt Nam có tính linh hoạt
Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật
thường gọi là "tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn tùy duyên" nghĩa là tùy thuộc
vào tình huống cụ thể mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách
khác nhau. Nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật. Ví dụ: Các vị
Bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi chung là Phật, Phật Bà Quan Âm (vốn là
bồ tát), Phật Di Lặc (vốn là hòa thượng),... Ngoài ra Phật ở Việt Nam mang dáng
dấp hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ông Nhịn ăn mà mặc
25
(chỉ Thích Ca Tuyết Sơn)... Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn tóc đuôi
gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam
Thứ tư, Phật giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam trở thành một tôn giáo gắn bó giữa đạo
với đời, thể hiện tinh thần nhập thế. Phật giáo Việt Nam có truyền thống yêu
nước, gắn bó với dân tộc, đồng hành trong những giai đoạn thăng trầm của đất
nước, góp phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong Phật
giáo Việt Nam đã ghi nhận hai trường hợp đặc biệt: Lý Công Uẩn – một vị sư xả
pháp, xuất tu để ra đời làm bậc quân vương khai mở triều đại nhà Lý, và Trần
Nhân Tông – một vị hoàng đế từ bỏ ngai vàng để vào núi ẩn tu trở thành một vị
Tổ sư của Phật giáo đời Trần. Trong thời kỳ hội nhập, Phật giáo luôn chia sẻ
những khó khăn, hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh khốn khó, gặp thiên tai,
địch họa để chung tay cùng đất nước góp phần ổn định xã hội, xóa đói giảm
nghèo và phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Khái lƣợc về tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt
1.2.1. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây là một tín ngưỡng từ xa xưa của người Việt
mà được bắt đầu từ việc tôn thờ các Nữ thần. Đây là nghi lễ thờ cúng rất lâu đời
và phổ biến trong dân chúng người Việt. Tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ)
làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người.
Tín ngưỡng Mẫu đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi
mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình
khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến.
Từ ngàn đời xưa, tín ngưỡng thờ Mẫu đã ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc
và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam. Ở
đó người xưa đã khoác lên cho tự nhiên, vũ trụ thuộc tính nữ. Bởi trong khung
cảnh xã hội nông nghiệp lúa nước ở vùng nhiệt đới giớ mùa như Việt Nam, nơi
mà vai trò của người phụ nữ được đề cao thì việc nhân thần hóa các hiện tượng
26
tự nhiên dưới dạng nữ thần là phổ biến. Đó là nữ thần mặt trời, nữ thần mây,
mưa, sấm, chớp“Xét về bản chất, tự nhiên và tính nữ có những đặc điểm
chung cơ bản. Đó là: Sản sinh, bảo trữ và che chở. Do vậy việc chuyển hóa từ
cái vô hình thành cái hữu tính, từ cái tự nhiên thành cái nhân bản mang nữ tính
là điều tất yếu và phù hợp với quy luật”[56; 386].Chỉ với những nét phác họa
vậy thôi cũng đủ cắt nghĩa tại sao trong đời sống tinh thần và tâm linh, nhiều
phụ nữ lại trở thành các thần – Nữ thần trong đó có các vị được tôn vinh là Mẫu
thần, Thánh Mẫu.
“Trên thực tế lịch sử văn hóa Việt cho thấy Việt Nam là một dân tộc
nông nghiệp với những hằng số nông dân – nông thông – nông nghiệp; phương
châm “dĩ nông vi bản” có thể coi là phương châm chiến lược trong ứng xử
truyền thống của người nông dân Việt. Sự hiện diện của thương nghiệp nhưng
bị đặt ở hàng thứ tư trong thang bậc xã hội, người làm thương nghiệp cũng hầu
hết là phụ nữ, đàn ông chỉ tập trung vào đi học, đi thi và đi phu, đi lính, nếu có
tham gia thì cũng chỉ hai lĩnh vực buôn trâu và buôn luồng; hình ảnh người phụ
nữ thắt lưng buộc bỏ que, vắn váy quai cổng “quanh năm buôn bán ở mom
song” (Tú Xương) đã trở nên rất đỗi quen thuộc” [31; 31]. Như vậy, có thể nói
dù là làm nông nghiệp hay thương nghiệp thì người phụ nữ trong xã hội cổ
truyền đều có vai trò cực kỳ quan trọng chính vì thế người dân Việt Nam thường
chọn linh tượng là nữ thần chứ không phải là nam thần. Điều đó chúng ta có thể
thấy rất rõ trong lịch sử dân tộc.
Cụ thể như đến nay vẫn còn rất nhiều di tích, đền thờ các vị Nữ thần, các
vị danh nhân nữ, hay như theo quan niệm của người xưa trong số 27 vị tiên có
nguồn gốc thuần Việt thì có tới 14 vị là tiên nữ, đặc biệt trong cuốn “từ điển di
tích văn hóa Việt Nam” mới xuất bản của viện Hán Nôm trong số 1000 di tích
văn hóa, thì đã có tới 250 di tích thờ cúng các vị thần hay danh nhân là nữ
Tục thờ Mẫu thần và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ có quan hệ
mật thiết với tục thờ Nữ thần, tuy nhiên chúng không phải là đồng nhất. Nói
27
cách khác Mẫu thần đều là Nữ thần nhưng không phải tất cả Nữ thần đều là
Mẫu thần, mà chỉ một số các Nữ Thần được tôn vinh là Mẫu Thần. Cũng tương
tự như vậy, ta có thể nói về tục thờ Mẫu thần và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ,
Tứ Phủ. Rõ ràng, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ gắn liền với tục thờ
Mẫu thần dân gian, nhưng như thế không có nghĩa là mọi Mẫu thần đều thuộc
điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ tức Tam tòa Thánh Mẫu là
một bước phát triển “nâng cao” “lên khuôn” từ một số hành vi tôn thờ rời rạc
đến một thứ tín ngưỡng, một “đạo” có tính hệ thống hơn. Điều đó được thể
hiện ở các điểm như:
Thứ nhất: Một tín ngưỡng vốn tản mạn, rời rạc, nay bước đầu có một hệ
thống tương đối nhất quán về điện thần với các phủ, các hàng tương đối rõ rệt.
Một điện thần với hàng mấy chục vị thần đã dần quy về một vị thần cao nhất là
Thánh Mẫu.
Thứ hai: Một tín ngưỡng dân gian bước đầu đã chứa đựng những yếu
tố về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất chia thành
bốn miền do bốn vị Thánh Mẫu cai quản. Một tín ngưỡng bước đầu thể hiện
một ý thức dân sinh, ý thức cội nguồn, dân tộc, lòng yêu nước, một thứ chủ
nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hóa mà Mẫu chính là biểu tượng cao nhất.
Thứ ba: Một tín ngưỡng dân gian bước đầu đã được “chuẩn hóa”,
trong đó hầu đồng và lễ hội “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” là một
điển hình.
Như vậy, “về cội nguồn và bản chất thì việc thờ Nữ thần và Mẫu thầnđều
thuộc tín ngưỡng thờ thần của người Việt, mà nhà khảo cứu Toan Ánh đã gọi là
Đạo Thờ Thần”[58; 51]. Còn tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tức là việc
tôn thờ Thánh Mẫu, tôn thờ những người cai quản những miền khác nhau trong vũ
trụ, có thể trở che và ban phát cho con người sức khỏe và tài lộc.
Tuy nhiên như chúng ta biết trong điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ hiện nay các vị thần linh không chỉ thuần thúy là Nữ thần mà còn
28
có cả nam thần, và ngay cả trong nghi lễ lên đồng cũng được chia thành nghi lễ
của hai dòng thánh cha tức thờ Đức Thánh Trần và dòng đồng cốt là thờ Đức
Thánh Mẫu Liễu Hạnh . Và ở đây tại sao lại có sự đan xen như vậy? Ở đây phải
nói đến vai trò của Đạo giáo Trung Quốc. Trong quá trình phát triển của mình,
để từ tôn thờ Nữ thần phát triển thành tôn thờ Mẫu thần và phát triển hoàn thiện
thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ thì những ảnh hưởng của Đạo giáo
Trung Quốc có vai trò quan trọng. Từ việc tôn thờ các vị thần là nữ sau này bị
ảnh hưởng khi Đạo giáo Trung Hoa du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và các tín ngưỡng dân gian khác tiếp thu
ảnh hưởng của nó trên nhiều phương diện. “Đó là các quan niệm về tự nhiên,
đồng nhất con người với tự nhiên về quan niệm Tam phủ, Tứ phủ, một số vị
Thánh của Đạo giáo bắt đầu thâm nhập vào điện thần Tứ phủ, như Ngọc
Hoàng, Thái Thượng Lão quân, Nam Tào, Bắc ĐẩuĐó là các truyện thần tiên
huyền ảo, các phép thuật mang tính phù thủy để trừ tà ma.”[58;62]Đặc biệt
trong hệ thống thờ của tín ngưỡng thờ Mẫu còn thờ vua cha Đức Thánh Trần
như một đối trọng tạo nên sự hòa hợp âm dương với Thánh Mẫu Liễu Hạnh bởi
quan niệm vũ trụ luận phương Đông cổ đại nói chung và Việt Nam nói riêng
vẫn là âm dương tương khắc, tương sinh. Chính vì vậy, “các thần linh tứ phủ
còn được phân chia thành một bên là các nữ thần và bên kia là nam thần, tuy
thứ bậc chính của mỗi vị Thánh trong điện thần phụ thuộc vào việc họ thuộc
hàng nào từ trên xuống dưới, như Thánh Mẫu – Vua Cha, các Quan, các Chầu,
Ông Hoàng, các Cô, Cậu”[58;94].
1.2.2. Đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu
Thứ nhất, tín ngưỡng thờ mẫu thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian
thuần Việt.
Tín ngưỡng thờ Mẫu có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, không hướng đến
cuộc sống sau khi chết mà hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước
vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của
29
người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp
trong xã hội.
Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là chữ Tâm, hướng con người sống
thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và
biết ơn những người có công với dân, với nước.
Tục thờ Mẫu của người Việt đã được hình thành từ thờ kỳ sơ khai của dân
tộc Việt Nam.Không chỉ dừng lại ở đó, tục thờ Mẫu của người Việt còn được
thể hiện qua tư duy suy tôn các vị nữ thần có công và có đức với dân tộc trong
quá trình lịch sử đất nước gặp nhiều cuộc chiến tranh gian khổ, dân chúng cùng
cực, đồng thời cũng là chỗ dựa cho cuộc sống tinh thần gần gũi với cộng đồng
dân cư người Việt. Họ đã trở thành những thánh nhân trong lòng dân như: bà
Triệu, bà Trưng Trắc và bàTrưng Nhị, nữ tướng Lê Chân, Nguyên Phi Ỷ
LanTrải dài theo lãnh địa của Việt Nam, tục thờ Mẫu cũng được hình thành
và phân bố theo suốt chiều dọc của đất nước như: Vùng Tây Bắc với tín ngưỡng
thờ Mẫu điển hình của dân tộc Tày, Nùng được chi phối hình ảnh người mẹ Pựt
Luông (mẹ Phật Lớn – Mẹ Cả của miền trời với lòng từ bi khoan dung độ lượng
chăm lo cho cuộc sống con dân trần gian), mẹ Bióc hay còn gọi là Mẻ Va (Mẹ
Hoa – là người mẹ chủ về trông coi sự sinh sản và nuôi dưỡng trẻ nhỏ). Trung
tâm của tín ngưỡng vùng Bắc Bộ với Mẫu Liễu Hạnh tại thôn Vân Cát, xã Kim
Thái, Vụ Bản, Nam Định ngày nay.
Đối ngẫu với Bắc Bộ là điện Hòn Chén thờ Thánh Mẫu Thiên Yana ở miền
Trung (Thừa Thiên - Huế) và Tháp Bà - Nha Trang, nơi có dấu tích của văn hóa
Chăm sinh sống đều có đền thờ vị thần mẹ xứ sở vĩ đại Pô Inư Nưgar và thờ Pô
Inư Nưgar Hamu Ram (Hữu Đức – Ninh Thuận). Tại Nam bộ là thờ Linh Sơn
Thánh Mẫu (Tây Ninh), là thờ Bà Chúa Xứ (An Giang) v.v
Thứ hai, tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện bản chất hướng về cội nguồn một
cách sâu sắc, mang đậm triết lý nhân sinh.
30
Ở Việt Nam, ý thức tưởng nhớ về cội nguồn của dân tộc được thể hiện rõ
qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần là những vị có công lao
dựng làng, dựng nước.Đối với người mẹ, người mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng
nên những đứa con, thì nghĩa mẹ thật là sâu nặng khôn cùng. Từ ý nghĩa đó mở
ra một tầm nhìn văn hóa, những gì là yếu tố có ý nghĩa quyết định sinh sôi ra của
cải, hạt gạo, bát cơm, nhân số cơ bản nuôi sống dân cư nông nghiệp đều được tôn
thờ.Vì thế, cây, đất, nước được tôn vinh là những bà mẹ.
Do vậy, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong văn chương nghệ
thuật thì chữ “Mẫu”, chữ “Mẹ”, chữ “Cái” vẫn giữ nguyên giá trị như nó vốn có
cho đến bây giờ.
Cũng như thế, ý nghĩa của chữ Mẫu - Mẹ trong các danh từ đền Mẫu,
Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam cũng không nằm ngoài ý
nghĩa đó. Ra đời từ trong cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với
cường quyền đè nén, với ngoại xâm tàn bạo, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có một mối
gắn bó rất tự nhiên với người dân lao động, cho nên hình thức của ngôi đền thờ
Mẫu vừa nhỏ nhắn về kích thước, vừa giản dị chỉ tương đương với một ngôi nhà
dân vào loại khá giả ở nông thôn, đầu hồi có cửa và mái lợp ngói. Trong đền
không để nhiều tượng mà người ta để các khám bên trong có các tượng nhỏ.
Khám thờ được chạm trổ như một ngôi chùa nhỏ bằng gỗ.
Cách bài trí của đền, phủ cũng khác với cách bài trí của chùa. Nếu như ở
chùa người ta bố trí theo thứ tự sự tu hành của các vị Phật thì ở đền người ta bài
trí theo Tứ phủ, gồm có bốn cấp là Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Nhạc Mẫu và Mẫu
Thoải. Ở điện thờ Mẫu Thiên, người ta làm các cảnh sắc, mô hình thuộc về cõi
trời. Mẫu Địa thì đó là các cảnh núi non, bờ đất như ở đồng bằng rộng lớn. Nhạc
Mẫu thì họ làm các cảnh núi non, cây cỏ và các cô gái mặc áo chàm, còn ở điện
thờ Mẫu Thoải thì họ làm các mô hình bờ sông và các bè trôi nổi trên sông đó.
Như vậy, cách bài trí trong điện thờ Mẫu của Tứ phủ, đền đựợc mô tả theo tự
31
nhiên của bốn hình thái cơ bản của địa lý và thiên văn có mối quan hệ gắn bó
mật thiết với cuộc sống con người.
Tuy nhiên,tín ngưỡng thờ Mẫu cũng chịu ảnh hưởng của đạo Phật cho nên
trên cùng của điện thờ Mẫu có tượng Phật để thờ thêm.Cũng cần phải nhấn
mạnh thêm sự ảnh hưởng sâu rộng của tín ngưỡng thờ Mẫuvới các tôn giáo du
nhập từ bên ngoài vào. Trong quá trình du nhập Phật giáo vào nước ta, tôn giáo
này đã phát triển theo khuynh hướng dân gian hóa, giữa tín ngưỡng thờ Phật và
tín ngưỡng thờ Mẫu có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau. Điều dễ
nhận biết nhất là ở hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở nông thôn đều có điện thờ
Mẫu. Trongđó phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu Mẫu”. Người ta đi chùa vừa
để lễ Phật, vừa để cúng Mẫu. Nhiều khi điện Mẫu đã tạo nên không khí ấm
cúng, gần gũi nhộn nhịp hơn cho các ngôi chùa làng.
Không chỉ có con đường các điện Mẫu đi vào chùa, mà còn có con đường
ngược lại Phật đi vào đền, phủ thờ Mẫu. Trong điện thần cũng như cách thức
phối tự ở các ngôi đền, phủ ta đều thấy sự hiện diện của Phật, mà đại diện cao
nhất là Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Cũng cần phải nhấn
mạnh rằng: Quan Âm trong Phật giáo Ấn Độ vốn là một Nam thần, nhưng khi
qua Trung Quốc vào nước ta đã bị “Nữ thần hóa”, thậm chí “Mẫu hóa” để trở
thành Quan Âm Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Trong các
ngày giỗ Mẫu, giỗ Mẹ đều có nghi thức rước Mẫu lên chùa để đón Phật về đền,
phủ cùng tham dự ngày hội. Trong hệ thống các bài chầu văn thì có văn chầu nhị
vị Bồ Tát Điều đó chứng tỏ vai trò của người phụ nữ được khẳng định từ xưa.
Thứ ba, tín ngưỡng thờ Mẫu mang đậm sắc thái dân gian.
Tính dân gian của tục thờ Thánh Mẫu ở nước ta thể hiện dưới nhiều dạng
khác nhau, trong đó tranh thờ Mẫu là một trong những dạng thức biểu hiện sinh
động về điều đó.Ở Việt Nam, tranh thờ Mẫu phong phú về đề tài và nghệ thuật
tạo hình. Tuy nhiên, điều dễ nhận biết nhất ở thể loại tranh này là tính nhân dân
vừa giản dị vừa gần gũi lại dễ hiểu. Trong bộ tranh Tam Phủ, Tứ Phủ của tín
32
ngưỡng thờ Mẫu, ngoài các vị Ngọc Hoàng Thượng Đế, các bà chúa là những vị
thánh cai quản giang sơn riêng được đặt ở trung tâm bức tranh chiếm tỷ lệ vượt
trội thì ở xung quanh và ở dưới còn thấy rất nhiều những “Cô”, những “Cậu”
đứng hầu. Những “Cô” và “Cậu” này có tỷ lệ nhỏ hơn. Đây hẳn có mối quan hệ
giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với tục thờ gia tiên của người Việt từ ngàn xưa. Trong
đó, các “Cô”, các “Cậu” ấy cũng chính là các bà cô, ông mãnh, các thiện nam,
tín nữ đã mất từ rất sớm mà chưa kịp làm phận sự của một con người mà ít gia
đình nào không có. Lại thấy trong các tranh này các “Cô”, các “Cậu” trên tay
cầm hoặc bưng các thứ đồ vật như khay trầu, gương, lược, hoa quả là những
thứ các bà, các cô ở Việt Nam dùng thường nhật hoặc sai các con, các cháu cầm
giúp, điều đó đã tạo nên một không gian đầm ấm và thanh bình. Tranh thờ Bà
chúa Thượng Ngàn ở đồng bằng Bắc Bộ là một ví dụ điển hình. Như vậy, có thể
thấy giá trị cơ bản nhất trong tranh tượng thờ Mẫu chính là ở sự dân gian hóa
các bức tranh thờ, tượng thờ ở mức độ khái quát nhất, tiêu biểu nhất để trở thành
sức mạnh tâm linh, sức mạnh tinh thần cho con người. Bởi thế bất kỳ ai khi đến
với các đền phủ thờ Mẫu, được chiêm bái trước tranh thờ, tượng thờ, các cảnh
vật và hương sắc trong đền, phủ đều thấy rất gần gũi, ấm áp, thanh bình.
Ngoài ra, các nghi thức của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng rất gần với các nghi
thức trang trí của dân gian.Trong đền, phủ ta thấy có đủ các nón ba tầm, kiệu,
võng đến các đồ dùng trong sinh hoạt thường ngày vẫn thấy trong các nhà dân
Việt Nam xưa mà những người phụ nữ thường dùng như khay đựng trầu, cau,
nón, quạt, ấm nước Tất cả các đồ vật này chủ yếu được làm bằng giấy, đó là
các thứ giấy tráng kim rực rỡ mà mềm mại, duyên dáng rất phù hợp với tính
cách nữ. Màu sắc trong đền, phủ thường dùng các màu sặc sỡ, chủ yếu là 5 màu
chính: Xanh, trắng, vàng, đỏ, đen tức “Ngũ sắc”. Năm màu này được thể hiện rõ
nhất trong hình tượng Thánh Mẫu gắn với các chức năng của họ như Mẫu
Thượng Thiên thường dùng y phục màu xanh, Mẫu Địa thì màu vàng Tất cả
các yếu tố ấy đều tương ứng với thuyết “Ngũ phương”, “Ngũ hành” là những
33
thuyết mang đậm chất văn hóa của các dân tộc Á Đông. Các hình thức này giúp
người ta hình dung một không gian với những vẻ đẹp của trần gian và những
hình thức của đền, phủ cũng là những hình thức quen thuộc trong sinh hoạt của
người nông dân trong cộng đồng Việt Nam.
Về các điệu múa được sử dụng trong các lễ hội đền, phủ thờ Mẫu cũng
mang tính dân gian Việt Nam rất rõ, nhất là dạng múa của phụ nữ. Có thể chỉ là
bận các áo chàm, áo mớ bảy, mớ ba và họ múa những điệu múa giống như múa
chèo nhưng nhịp điệu, lời ca lại hợp với nhạc cung văn. Có những điệu múa mà
người múa đội trên đầu cả một mâm hoa quả nhưng họ rất mềm mại uyển
chuyển không làm rơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004805_1_8941_2002896.pdf