Tiết học có sử dụng thí nghiệm cùng với những phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại là một
kiểu tiết học mới mà trong đó bắt buộc người GV phải sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với
chúng. Sử dụng thí nghiệm và những phương tiện kỹ thuật dạy học làm thay đổi cấu trúc và cả nhịp
điệu tiết học, kết quả dẫn tới là làm thay đổi vị trí người GV trong tiết học. Đồng thời điều đó đòi hỏi trình độ lành nghề của người GV. Hiệu quả sử dụng thí nghiệm càng lớn khi họ có trình độ nghiệp vụ càng cao.
152 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5715 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng thí nghiệm hóa học để tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Cu màu
đỏ, có khí bay ra làm đục nước vôi trong.
- Xác nhận dự đoán đúng: C khử CuO thành Cu và giải
phóng khí CO2.
0 +2 0 +4
2C+ 2Cu O 2Cu CO
CO2+Ca(OH)2→ CaCO3 ↓ + H2O
-Kết luận: C thể hiện tính khử: tác dụng oxi và một số oxit
kim loại trung bình, yếu.
2.4.2. Sử dụng thí nghiệm của HS
2.4.2.1. Thí nghiệm của HS khi học bài mới
Xu hướng dạy học hiện nay là “hướng vào người học”. Vì vậy, thí nghiệm do HS tự làm khi
nghiên cứu tài liệu mới đóng vai trò to lớn trong dạy học hóa học. Qua việc tiến hành thí nghiệm giúp
HS hình thành hệ thống kiến thức mới, có cách tư duy hợp lí, rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và làm
việc, phát triển các kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm.
a) Yêu cầu: Để tổ chức cho HS thực hiện tốt các thí nghiệm khi học bài mới thì GV và HS cần
thực hiện những yêu cầu sau:
* Đối với GV:
- Lựa chọn những thí nghiệm khắc sâu được kiến thức trọng tâm bài học.
- Làm thử thí nghiệm để chọn cách tiến hành nhanh, gọn, hiệu quả, phù hợp điều kiện mỗi
trường.
- Triệt để khai thác các hiện tượng quan sát để khắc sâu kiến thức.
- Dựa vào số lượng HS mà tổ chức làm thí nghiệm theo cá nhân hay theo nhóm. Từ đó chuẩn bị
dụng cụ, hóa chất.
- Soạn phiếu học tập, các tiến hành, hình ảnh thí nghiệm, những câu hỏi liên quan để HS chuẩn
bị.
- Theo dõi và uốn nắn kịp thời quá trình làm thí nghiệm của HS.
* Đối với HS:
- Đọc trước nội dung bài mới, nắm được mục đích thí nghiệm.
- Đặt kế hoạch tiến hành thí nghiệm, dự đoán hiện tượng xảy ra.
- Thực hiện thí nghiệm, quan sát, ghi chép.
- Tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập, ghi nhận kiến thức dưới sự hướng dẫn
của GV.
- Rút ra kết luận và vận dụng.
- Dọn dẹp dụng cụ, hóa chất.
b) Cách tổ chức thực hiện: có 2 cách
- Cả lớp làm đồng loạt cùng một thí nghiệm.
- Mỗi nhóm làm một thí nghiệm khác nhau.
c) Tổ chức một số hoạt động cụ thể
Ví dụ 1: Sử dụng thí nghiệm của HS để tổ chức hoạt động tìm hiểu điều kiện xảy ra phản ứng
trao đổi ion (Bài 6-NC, bài 4-CB).
Mục tiêu:
- Hiểu được các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm, kĩ năng tiến hành thí
nghiệm.
- Viết phương trình phân tử và ion rút gọn.
Thí nghiệm: 1) dd Na2SO4 + dd BaCl2, dd AgNO3 + dd HCl.
2) dd HCl + dd NaOH, dd CH3COONa + dd HCl.
3) dd Na2CO3 + dd HCl, dd CaCO3 + dd HCl.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Tìm hiểu điều kiện phản ứng tạo thành chất kết tủa
- GV cho HS thực hiện các yêu cầu trong phiếu
học tập số 1
1) Thực hiện thí nghiệm trong 2 ống nghiệm:
- (1): Nhỏ dd Na2SO4 vào dd BaCl2
- (2): Nhỏ dd AgNO3 vào dd HCl.
2) Nêu hiện tượng ở mỗi ống nghiệm, viết
phương trình phản ứng.
3) Khi trộn lẫn các dd với nhau thì các ion nào
tác dụng với nhau để tạo ra chất mới?
4) Bản chất của phản ứng là gì? Rút ra điều kiện
xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd.
- GV hướng dẫn HS viết phương trình ion và
ion rút gọn.
- Vận dụng: yêu cầu HS viết pt phân tử, pt ion
rút gọn của các phản ứng:
CuSO4 + NaOH
AgNO3 + K3PO4
- HS làm thí nghiệm theo nhóm, thảo luận để trả
lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và điền
vào bảng sau:
(1) (2)
Hiện tượng
Pt phân tử
Pt ion đầy đủ
Pt ion rút gọn
- Ba2+ + SO4
2- → BaSO4 ↓
Ag+ + Cl- → AgCl ↓
- Bản chất của phản ứng là sự kết hợp các ion để
tạo thành chất kết tủa.
→ Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion: phản
ứng giữa các ion trong dd xảy ra theo hướng tạo
thành chất kết tủa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện phản ứng tạo thành chất điện li yếu
- GV cho HS thực hiện các yêu cầu trong phiếu
học tập số 2
1) Thực hiện thí nghiệm trong 2 ống nghiệm:
- (1): Nhỏ dd HCl vào dd NaOH+pp.
- (2): Nhỏ dd HCl vào dd CH3COONa.
2) Nêu hiện tượng ở mỗi ống nghiệm, viết
phương trình phản ứng.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm, thảo luận để trả
lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2 và điền
vào bảng sau:
(1) (2)
Hiện tượng
Pt phân tử
Pt ion đầy đủ
3) Viết phương trình ion và ion rút gọn.
4) Bản chất của phản ứng là gì? Rút ra điều kiện
xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd.
- Vận dụng: yêu cầu HS viết pt phân tử, pt ion
rút gọn của các phản ứng:
HCl + Cu(OH)2
Pt ion rút gọn
- Bản chất của phản ứng là sự kết hợp giữa cation
H+ và anion OH-, tạo nên chất điện li yếu là H2O,
giữa cation H+ và anion CH3COO
- tạo thành axit
yếu CH3COOH.
→ Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion: phản
ứng giữa các ion trong dd xảy ra theo hướng tạo
thành chất điện li yếu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện phản ứng tạo thành chất bay hơi
- GV cho HS thực hiện các yêu cầu trong phiếu
học tập số 3
1) Thực hiện thí nghiệm trong 2 ống nghiệm:
Nhỏ từ từ dd HCl vào 2 ống nghiệm:
- (1): Nhỏ dd HCl vào dd Na2CO3.
- (2): Nhỏ dd HCl vào CaCO3 rắn.
2) So sánh 2 ống nghiệm: trạng thái các chất
trước phản ứng.
3) Khi nhỏ HCl vào 2 ống nghiệm thì xảy ra
hiện tượng gì? Khí tạo ra là gì?
4) Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân
tử, ion và ion rút gọn.
5) Bản chất của phản ứng là gì? Rút ra điều kiện
xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd.
- Vận dụng: yêu cầu HS viết pt phân tử, pt ion
rút gọn của các phản ứng:
a) FeS + HCl.
b) (NH4)2SO4 + KOH.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm, thảo luận để trả
lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3 và điền
vào bảng sau:
(1) (2)
Hiện tượng
Pt phân tử
Pt ion đầy đủ
Pt ion rút gọn
- Bản chất của phản ứng là sự kết hợp giữa các ion
tạo thành chất khí.
→ Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion: phản
ứng giữa các ion trong dd xảy ra theo hướng tạo
thành chất khí.
Ví dụ 2: Sử dụng thí nghiệm của HS để tổ chức hoạt động tìm hiểu tính axit của HNO3 (Bài 12-
NC, bài 9-CB).
Mục tiêu:
- Hiểu được tính axit mạnh của HNO3.
- Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng trao đổi ion.
- Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất
hoá học của HNO3.
Thí nghiệm: dd HNO3 loãng lần lượt tác dụng: quì tím, CuO, dd NaOH+pp, CaCO3.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV cho HS thực hiện các yêu cầu trong phiếu
học tập
1) Vì sao HNO3 có tính axit mạnh?
Tính axit mạnh thể hiện qua những phản ứng
nào?
2) Đề xuất và thực hiện thí nghiệm chứng minh
tính axit mạnh của HNO3.
3) Nêu hiện tượng và viết ptpư xảy ra.
- GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm HNO3
tác dụng quì tím, bazơ, oxit bazơ và muối.
- GV gợi ý, hướng dẫn, quan sát HS làm thí
nghiệm, rút ra kết luận.
- GV gợi mở vấn đề để HS nghiên cứu nội dung
tiếp theo: HNO3 tác dụng kim loại tạo ra sản
phẩm gì? Ngoài tính axit, HNO3 còn thể hiện
tính chất nào nữa không?
- HS làm việc theo nhóm, trả lời PHT, viết kết quả
vào bảng nhóm.
1)Trong dd, HNO3 điện li hoàn toàn thành ion:
HNO3 → H
++NO3
-. Ion H+ làm dd có tính axit
mạnh, thể hiện qua các phản ứng: đổi màu chỉ thị,
tác dụng bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn,
kim loại.
2) Thực hiện thí nghiệm dd HNO3 loãng lần lượt
tác dụng: quì tím, CuO, dd NaOH+pp, CaCO3.
3) Hiện tượng và ptpư xảy ra.
- HNO3 làm quì tím hóa đỏ.
- CuO tan trong dd HNO3 tạo dd màu xanh:
CuO + 2HNO3 Cu(NO3)2 + H2O
- HNO3 + dd NaOH+pp: dd mất màu hồng: NaOH
+ HNO3 NaNO3 + H2O
- CaCO3 tan trong HNO3, có khí bay ra. CaCO3 +
2HNO3 Ca(NO3)2 + H2O + CO2↑
2.4.2.2. Thí nghiệm thực hành của HS
Thí nghiệm thực hành của HS có ý nghĩa rất lớn trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ
năng thực hành hóa học. GV cần xác định rõ nội dung và phương pháp thực hiện giờ thực hành sao cho
phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có liên quan.
a) Quy trình tổ chức tiết thực hành: Khi tiến hành bài thực hành, GV cần chú ý tổ chức các hoạt
động theo các bước sau:
Hoạt động 1: Chuẩn bị truớc khi thực hành
- GV nêu mục đích giờ thực hành, phân chia nhóm và các dụng cụ, hóa chất cần cho bài thực
hành.
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài tường trình ở nhà của HS.
- Tổ chức cho HS ôn tập các kiến thức có liên quan.
- Huớng dẫn cách tiến hành thí nghiệm, dự đoán hiện tượng. GV chỉnh lí, bổ sung những chú ý
trong từng thí nghiệm.
Hoạt động 2, 3...: HS tiến hành các thí nghiệm
- Tổ chức cho các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng, ghi chép, giải thích
hiện tượng.
- GV theo dõi hoạt động của từng nhóm, uốn nắn những sai sót khi cần thiết. HS bổ sung để
hoàn thành bài tường trình thí nghiệm.
- GV có thể nêu một số thí nghiệm đơn giản khác hoặc bài tập thực nghiệm để HS khắc sâu và
vận dụng kiến thức.
Hoạt động ...: Cuối tiết thực hành
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và nhấn mạnh các kết luận, nhận xét được rút ra từ các
thí nghiệm.
- Các nhóm hoàn thành bài tường trình thí nghiệm và dọn dẹp vệ sinh phòng học.
b) Thiết kế bài thực hành: trình bày trong phần 2.5.3.
2.4.2.3. Thí nghiệm ngoại khóa, ở nhà
Với thời lượng trên lớp eo hẹp, GV có thể khai thác, sử dụng thí nghiệm ngoại khóa, ở nhà. HS
sẽ tự tìm hiểu, xây dựng thí nghiệm của mình dựa trên yêu cầu và những kiến thức đã học mà các em
cần tìm hiểu. GV có thể chia theo nhóm hoặc cho HS tự lực làm việc cá nhân, sau đó các em chia sẻ
với cả lớp.
a) Các bước tổ chức hoạt động:
Xác định nội dung kiến thức bài học có thể xây dựng thí nghiệm.
Lựa chọn, thiết kế thí nghiệm: dụng cụ, hóa chất dễ tìm, dễ thực hiện, gây hứng thú và kích
thích tư duy.
Làm thử thí nghiệm và kiểm tra những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật thực hiện thí nghiệm và
khả năng thành công, an toàn, hiện tượng rõ đẹp.
Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm hoặc cá nhân.
Giao công việc, nhiệm vụ cho HS, hướng dẫn thực hiện thí nghiệm và báo cáo kết quả.
b) Tổ chức một số hoạt động cụ thể
Ví dụ 1: Tổ chức hoạt động xác định pH các chất thường dùng trong đời sống
Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức về độ pH, gắn liền kiến thức hóa học với thực tế cuộc sống.
- Biết cách xác định pH và môi trường của một số chất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Từ đó các em có hướng sử dụng hợp lí các chất này.
Thí nghiệm: Dùng giấy chỉ thị pH xác định pH của nước, chanh, giấm, sữa tắm, xà phòng.
Tiến hành hoạt động:
- GV đưa đề tài: xác định giá trị pH và môi trường một số chất theo bảng sau:
Nước sinh hoạt Chanh Giấm Sữa tắm Xà phòng
pH
- GV cung cấp giấy chỉ thị axit-bazơ vạn năng hoặc hướng dẫn HS tự mua.
- Gia hạn thời gian để HS thực hiện. Sau đó HS trao đổi những giá trị pH đo được với nhau và
tổng hợp thành 1 bảng giúp các em ghi nhớ đại lượng pH và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống.
Kết quả hoạt động:
Hình 2.1a. Giấm có pH=3 Hình 2.1b. Chanh có pH=2
Hình 2.1c. Xà phòng có pH8 Hình 2.1d. Sữa tắm có pH8
Ví dụ 2: Sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động tìm hiểu chất chỉ thị axit-bazơ
Mục tiêu:
Nắm vững kiến thức về chất chỉ thị axit-bazơ, gắn liền kiến thức hóa học với thực tế cuộc
sống.
Biết cách điều chế chất chỉ thị axit-bazơ và xác định môi trường của một số chất quen thuộc
trong cuộc sống hàng ngày.
Thí nghiệm: Điều chế chất chỉ thị axit-bazơ từ hoa dâm bụt, hoa móng bò, bắp cải tím, hoa trạng
nguyên...
Tiến hành hoạt động:
GV đưa đề tài: Điều chế chất chỉ thị axit-bazơ và xác định môi trường một số chất quen thuộc.
GV chia nhóm HS, hướng dẫn cách lấy chất chỉ thị axit-bazơ
Hoa dâm bụt: Vò cánh hoa dâm bụt rồi tách lấy dịch của hoa. Bôi dịch của hoa lên giấy
trắng, giấy có màu tím.
Hoa móng bò: Vò nát cánh hoa rồi tách lấy dịch của hoa. Bôi dịch của hoa lên giấy trắng,
giấy có màu tím hoặc ta tách được dung dịch màu nâu.
Hoa giấy: Vò cánh hoa, ta thu được dung dịch màu đỏ.
Bắp cải tím: Lấy dung dịch của lá bắp cải có màu tím.
Củ nghệ vàng: Dung dịch của củ nghệ có màu vàng cam.
Hoa trạng nguyên: Vò nát cánh hoa rồi tách lấy dịch của hoa.
Nghiên cứu sự đổi màu của các chất chỉ thị trên trong các môi trường:
*Môi trường axit: giấm, chanh.
*Môi trường bazơ: xà phòng, nước vôi.
Gia hạn thời gian để HS thực hiện. Sau đó HS trao đổi kết quả, báo cáo trên lớp.
Kết quả hoạt động:
Hình 2.2a. Chất chỉ thị axit-bazơ Hình 2.2b. Chất chỉ thị axit-bazơ từ hoa dâm bụt
từ hoa móng bò
Hình 2.2c. Chất chỉ thị axit-bazơ Hình 2.2d. Chất chỉ thị axit-bazơ từ hoa
trạng nguyên từ củ nghệ
Hình 2.2e. Chất chỉ thị axit-bazơ Hình 2.2f. Chất chỉ thị hóa xanh từ bắp
cải tím trong môi trường bazơ (xà phòng)
Hình 2.2g. Chất chỉ thị hóa hồng Hình 2.2h. Chất chỉ thị hóa hồng trong môi
trường axit (giấm) trong môi trường axit (chanh)
Ví dụ 3: Sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động tìm hiểu các phản ứng trao đổi ion trong đời sống.
Mục tiêu:
Nắm vững kiến thức điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch, gắn liền kiến thức
hóa học với thực tế cuộc sống.
Thực hiện phản ứng trao đổi ion, nhận xét hiện tượng, sản phẩm phản ứng.
Thí nghiệm: Thực hiện phản ứng trao đổi ion: Viên UPSA C vào nước, phèn chua làm trong nước,
sôda tác dụng dấm.
Tiến hành hoạt động:
GV đưa đề tài: Hãy thực hiện các phản ứng trao đổi ion thường gặp trong cuộc sống.
GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, gợi ý cách thực hiện:
Vì sao viên UPSA C lại sủi bọt khi cho vào nước? (Thành phần chính của viên UPSA C là
vitamin C (axit ascorbic) và natri hidrocacbonat (NaHCO3 )).
Vì sao phèn chua làm sạch nước (Phèn chua là một muối kép K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O).
Làm núi lửa hoạt động từ bột sôđa (Na2CO3), dấm (CH3COOH).
Vật liệu cần dùng Cách làm
*1 chậu đất
*1 cái hũ thủy tinh
*1/2 cốc bột sôđa
*1/2 cốc nước
*1/2 cốc giấm chua
*6 muỗng nước rửa chén
*Màu thực phẩm (màu đỏ)
*Đắp đất xung quanh hũ thủy tinh
*Đổ nước vào hũ
*Cho bột sôđa vào
*Cho nước rửa chén Sunlight vào
*Cho vài giọt màu đỏ vào
*Khuấy đều
*Cho giấm vào hũ dung dịch đã trộn.
Gia hạn thời gian để HS thực hiện. HS ghi lại hiện tượng quan sát được, viết phương trình
phân tử hoặc ion. Sau đó HS trao đổi kết quả, báo cáo trên lớp.
Kết quả hoạt động:
Hình 2.3a. Viên sủi UPSA-C trong nước Hình 2.3b. Phèn chua làm sạch nước
Hình 2.3c. Hình ảnh thí nghiệm núi lửa hoạt động
Ví dụ 4: Tổ chức hoạt động tìm hiểu các loại phân bón hóa học.
Mục tiêu:
Biết được thành phần, trạng thái, màu sắc của một số loại phân bón hóa học.
Tìm hiểu tính tan, công dụng của các loại phân bón hóa học, gắn liền kiến thức hóa học với
thực tế cuộc sống.
Tiến hành hoạt động:
GV đưa đề tài: Hãy tìm các mẫu phân bón hóa học: phân đạm, lân, kali, phân hỗn hợp, phân
vi lượng. Tìm hiểu thành phần, màu sắc, tính tan, công dụng các loại phân bón đó.
GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, gợi ý cách thực hiện: Tìm các loại phân bón tại cửa
hàng, quan sát trạng thái bên ngoài, hòa tan vào nước, bón vào các loại cây thích hợp.
Gia hạn thời gian để HS thực hiện. HS ghi lại kết quả quan sát được vào bảng tóm tắt. Sau đó
HS trao đổi kết quả, báo cáo trên lớp.
Thành phần Màu sắc Tính tan Công dụng
Phân đạm
Phân lân
Phân kali
Phân hỗn hợp
Phân vi lượng
Kết quả hoạt động:
Hình 2.4a. Phân đạm: ure, SA (amonisunfat), đạm canxi
Hình 2.4b. Phân lân: supephotphat kép
Hình 2.4c. Phân kali: KCl trắng, KCl đỏ, kali muối ớt
Hình 2.4d. Phân hỗn hợp: NPK 16-16-8, 10-5-5
Ví dụ 5: Sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động tìm hiểu tính chất muối cacbonat.
Mục tiêu:
Nắm vững kiến thức về tính chất hóa học của muối cacbonat, gắn liền kiến thức hóa học với
thực tế cuộc sống.
Thực hiện phản ứng trao đổi ion, nhận xét hiện tượng, sản phẩm phản ứng.
Thí nghiệm: Trứng (CaCO3) tác dụng chanh, giấm.
Tiến hành hoạt động:
GV đưa đề tài: Hãy tìm cách bóc vỏ quả trứng mà không dùng tay.
GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, gợi ý cách thực hiện: thành phần hóa học của vỏ trứng? Có
thể dùng chất gì để hòa tan vỏ trứng? Phản ứng xảy ra như thế nào?
Gia hạn thời gian để HS thực hiện. HS ghi lại hiện tượng quan sát được, viết phương trình
phân tử hoặc ion. Sau đó HS trao đổi kết quả, báo cáo trên lớp.
Kết quả hoạt động:
Hình 2.5a. Ngâm trứng cút vào 2 chén Hình 2.5b. Trứng cút đã được bóc vỏ
đựng giấm và chanh
Hình 2.5c. Ngâm trứng gà Hình 2.5d. Trứng gà đã được bóc vỏ
vào giấm
2.4.3. Sử dụng hình ảnh và các phương tiện kĩ thuật hiện đại thay cho thí nghiệm
Tiết học có sử dụng thí nghiệm cùng với những phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại là một
kiểu tiết học mới mà trong đó bắt buộc người GV phải sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với
chúng. Sử dụng thí nghiệm và những phương tiện kỹ thuật dạy học làm thay đổi cấu trúc và cả nhịp
điệu tiết học, kết quả dẫn tới là làm thay đổi vị trí người GV trong tiết học. Đồng thời điều đó đòi hỏi
trình độ lành nghề của người GV. Hiệu quả sử dụng thí nghiệm càng lớn khi họ có trình độ nghiệp vụ
càng cao.
2.4.3.1. Nguyên tắc lựa chọn thí nghiệm để xây dựng phim, mô phỏng, hình ảnh
- Thí nghiệm khó tiến hành, hiện tượng thí nghiệm khó quan sát đầy đủ.
- Thí nghiệm mất nhiều thời gian.
- Thí nghiệm có dụng cụ cồng kềnh, phức tạp.
- Thí nghiệm tiến hành nhiều giai đoạn.
- Thí nghiệm có hóa chất độc hại, nguy hiểm.
2.4.3.2. Quy trình sử dụng hình ảnh, phim, mô phỏng TN để tổ chức hoạt động học tập
Khi dùng phim, hình ảnh, mô phỏng thí nghiệm, GV cần tổ chức các hoạt động học tập cho HS
theo trình tự sau:
- Giới thiệu mục đích sử dụng phim, hình ảnh, mô phỏng thí nghiệm: để hình thành kiến thức
mới hay minh họa, củng cố kiến thức cũ hoặc sử dụng kiến thức thí nghiệm để giải quyết những vấn đề
liên quan khác.
- GV thiết kế hệ thống câu hỏi dẫn dắt hoặc sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn HS tư duy và
tiếp thu kiến thức. Giao nhiệm vụ học tập cho HS, hướng dẫn cách làm việc với phim, mô phỏng, hình
ảnh thí nghiệm.
- HS quan sát phim, mô phỏng, hình ảnh thí nghiệm, tự lực khai thác kiến thức.
+ HS nghiên cứu câu hỏi, chú ý quan sát để tìm câu trả lời. Đối với nội dung khó, GV gợi
ý, giải thích thêm.
+ HS có thể làm việc theo cá nhân hoặc nhóm trên tinh thần tự giác cao.
- Báo cáo kết quả, vận dụng kiến thức
+ HS trả lời câu hỏi, trình bày kiến thức theo yêu cầu của GV.
+ GV nhận xét, điều chỉnh sai sót, rút ra kết luận và cho HS vận dụng kiến thức.
2.4.3.3. Sử dụng hình ảnh thí nghiệm
Ví dụ 1: Điều chế N2 trong phòng thí nghiệm
Mục tiêu:
Nắm được phương pháp điều chế N2 trong phòng thí nghiệm.
Thiết kế hoạt động:
Hình 2.6: Điều chế nitơ trong PTN
Dd NH4Cl bão hòa+
dd NaNO2 bão hòa
Khí N2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Nêu vấn đề: N2 được điều chế trong phòng
thí nghiệm như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh thí
nghiệm điều chế N2 trong phòng thí nghiệm.
- Yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập:
1) Trong phòng thí nghiệm, khí N2 được
điều chế từ hóa chất nào? Viết ptpư.
2) Khí N2 được thu theo phương pháp gì?
Dựa trên tính chất nào của khí N2?
3) Làm thế nào chứng minh khí thu được là N2?
4) Bộ dụng cụ này có thể sử dụng để điều
chế những chất khí nào?
- GV nhận xét, rút ra kết luận.
-HS lắng nghe, nắm được vấn đề.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi trong phiếu học
tập.
- HS nắm được phương pháp điều chế N2 trong phòng
thí nghiệm và cách điều chế một số khí có tính chất
tương tự.
Ví dụ 2: Điều chế HNO3 trong công nghiệp
Mục tiêu:
Nắm đuợc quy trình sản xuất HNO3 trong công nghiệp.
Biết được một số biện pháp kĩ thuật sử dụng trong thực tế sản xuất.
Thiết kế hoạt động:
Hình 2.7 : Sơ đồ thiết bị điều chế axit nitric
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV nêu vấn đề: HNO3 được sản xuất
trong công nghiệp như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sơ
đồ sản xuất HNO3 trong công nghiệp.
- GV sử dụng hệ thống câu hỏi hướng
dẫn HS khai thác hình ảnh:
1) Trong công nghiệp, HNO3 được sản
xuất từ nguồn nguyên liệu nào ?
2) Quá trình sản xuất HNO3 trong công
nghiệp gồm mấy giai đoạn ? Viết sơ đồ
và ptpư của quá trình sản xuất HNO3.
3) Dựa vào hình ảnh, hãy mô tả các giai
đoạn của quá trình sản xuất HNO3?
4) Giải thích:
+ Tại sao người ta dẫn khí ngược trở lại
tháp ban đầu ?
+ Tại sao ở tháp cuối cùng, khí được
dẫn từ dưới lên, nước phun từ trên
xuống?
- GV nhận xét, rút ra kết luận.
-HS lắng nghe, nắm được vấn đề.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
1) Được sản xuất từ amoniac.
2) Gồm 3 giai đoạn:
NH3 →NO →NO2 →HNO3
3) Oxi hoá khí amoniac bằng oxi không khí ở nhiệt độ
850 – 9000C có xúc tác Pt:
4NH3 + 5O2
Ptt ,
4NO + 6H2O
- Oxi hóa NO thành NO2 :
2NO + O2 2NO2
- Chuyển hóa NO2 thành HNO3:
4NO2 +2H2O +O2 4HNO3
- Dung dịch HNO3 thu được có nồng độ 60 - 62%. Chưng
cất với H2SO4 đậm đặc thu được d
2 HNO3 96 – 98 %.
4) Biện pháp kĩ thuật: chu trình kín, quy tắc ngược dòng.
- HS nắm được quy trình điều chế HNO3 trong công
nghiệp và một số biện pháp kĩ thuật dùng trong sản xuất.
Ví dụ 3: Nghiên cứu tính khử của CO qua phản ứng CO tác dụng CuO
Mục tiêu:
Nắm vững kiến thức về tính khử của CO.
Thiết kế hoạt động:
Hình 2.8 : Thí nghiệm CO tác dụng CuO
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Nêu vấn đề: phản ứng CO khử CuO xảy ra như
thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh thí nghiệm CO
tác dụng CuO
- GV sử dụng phiếu học tập hướng dẫn HS khai
thác hình ảnh:
1) Khí CO được điều chế từ phản ứng nào?
2) Dựa vào hình ảnh, hãy mô tả thí nghiệm CO
khử CuO?
3) Em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra trong thí
nghiệm. Giải thích và viết ptpư.
- GV nhận xét, rút ra kết luận.
-HS lắng nghe, nắm được vấn đề.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi trong
phiếu học tập.
- Kết luận: CO thể hiện tính khử qua phản ứng
với một số oxit kim loại.
Ví dụ 4: Tìm hiểu tính chất vật lí của CO2.
Mục tiêu:
Nắm vững kiến thức về tính chất vật lí của CO2.
Thiết kế hoạt động:
Dd Ca(OH)2
đặc
CuO
CO dư
HCOOH đặc
CO
H2SO4 đặc
Hình 2.9 : Thí nghiệm chứng minh tính chất vật lí khí CO2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV nêu vấn đề: Khí CO2 có những tính chất vật lí gì ?
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh thí nghiệm chứng minh
tính chất vật lí CO2.
- GV sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS khai thác
hình ảnh:
1) Hãy nêu một số tính chất vật lí khí CO2 mà em biết (trạng
thái, màu sắc, tính tan, tính độc, ..?).
2) Dựa vào hình ảnh hãy mô tả thí nghiệm. Thí nghiệm này
chứng minh tính chất vật lí nào của CO2?
4) Em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Giải
thích.
- GV nhận xét, rút ra kết luận.
-HS lắng nghe, nắm được vấn đề.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận nhóm, lần lượt trả lời
câu hỏi.
- Kết luận về tính chất vật lí khí CO2.
Như vậy, ngoài việc trực tiếp làm thí nghiệm, GV có thể sử dụng hình ảnh làm nguồn kiến thức
để HS tìm kiếm, phát hiện, kiến tạo kiến thức mới. Nhờ đó HS sẽ học tập tích cực và hứng thú hơn.
2.4.3.4. Sử dụng mô phỏng thí nghiệm
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính khử của NH3 qua phản ứng với CuO (Bài 11-NC, bài 8-CB).
Mục tiêu:
Nắm vững kiến thức về tính khử của amoniac.
Viết phương trình phản ứng, xác định vai trò các chất trong phản ứng.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm.
Thiết kế hoạt động:
Hình 2.10 : Mô phỏng khí NH3 khử CuO
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Nêu vấn đề: NH3 có khử được CuO không? Nếu có
thì phản ứng xảy ra như thế nào?
- GV yêu cầu HS dự đoán hiện tượng xảy ra. Nêu
hiện tượng xảy ra, dấu hiệu nhận biết đối với mỗi
dự đoán.
- GV cho HS quan sát mô phỏng TN NH3 tác dụng
-HS lắng nghe, nắm được vấn đề.
-Dự đoán: +Không phản ứng.
+Có phản ứng theo hướng:
a.
-3
3N H khử
+2
Cu O thành
0
Cu
b.
-3
3N H bị oxi hóa thành
0
2N ,
+2
N O hoặc
+4
2NO
- HS quan sát TN
1) HS mô tả.
CuO. Yêu cầu HS
1) Mô tả thí nghiệm.
2) Nêu hiện tượng, sản phẩm của phản ứng.
3) Viết ptpư. Xác định số oxi hóa và vai trò các
chất trong phản ứng.
- Kết luận về tính khử của NH3 với một số oxit kim
loại.
2) Nêu hiện tượng: CuO bị khử thành Cu màu
đỏ, có khí N2 bay ra, có nước ngưng tụ.
-3 +2 0 0
3 2 22N H +3Cu O 3Cu + N +3H O
(c.k) (c.oxh)
- Kết luận: NH3 thể hiện tính khử mạnh qua
phản ứng với một số oxit kim loại.
Ví dụ 2: Sản xuất NH3 trong công nghiệp (Bài 11-NC, bài 8-CB)
Mục tiêu:
Nắm đuợc quy trình sản xuất NH3 trong công nghiệp.
Biết được một số biện pháp kĩ thuật sử dụng trong thực tế sản xuất.
Thiết kế hoạt động:
Hình 2.11 : Mô phỏng sơ đồ tổng hợp NH3 trong công nghiệp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Nêu vấn đề: NH3 được sản xuất trong công nghiệp
như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát mô phỏng thí nghiệm xản
-HS lắng nghe, nắm được vấn đề.
- HS quan sát mô phỏng.
xuất NH3 trong công nghiệp.
- GV sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS khai
thác mô phỏng:
1) Trong công nghiệp, NH3 được sản xuất từ nguồn
nguyên liệu nào? Vì sao?
2) Phản ứng tổng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVHHPPDH046.pdf