Trang bìa phụ
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn. ii
Mục lục. iii
Danh mục chữ viết tắt. iv
Danh mục bảng . v
Danh mục hình. vi
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài . 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu . 4
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 5
6. Đóng góp của luận văn. 7
7. Cấu trúc luận văn . 7
NỘI DUNG . 8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ . 8
1.1. Cơ sở lý luận . 8
1.1.1. Các khái niệm . 8
1.1.2. Vai trò và phạm vi ảnh hưởng của đô thị. 12
1.1.3. Phân loại đô thị . 15
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đô thị. 15
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển đô thị. 18
1.2. Cơ sở thực tiễn . 21
1.2.1. Khái quát sự phát triển của đô thị thế giới . 21
1.2.2. Sự phát triển của đô thị Việt Nam . 22
1.2.3 Mạng lưới đô thị ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. 29
Tiểu kết chương 1 . 31
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ TỈNH THÁI NGUYÊN. 32
127 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có trình độ tiến sĩ trở lên (trong đó có 120 giáo sư, phó giáo sư), hơn 1000 thạc sĩ. Với
việc ra đời các viện nghiên cứu trực thuộc như viện Khoa học sự sống, viện nghiên cứu
phát triển lâm nghiệp, viện kinh tế y tế, viện khoa học xã hội và nhân văn miền núi góp
phần gắn kết mô hình trường - viện với thực tiễn địa phương.
2.1.4.2. Cơ sở hạ tầng
a. Mạng lưới giao thông
- Đường bộ: hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài
là 243,l km, bao gồm cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (61 km), Quốc lộ (QL) 3 cũ,
QL 1B, QL 37, QL 17 (đường tỉnh 269 cũ). Các tuyến đường trên đều đạt tiêu
46
chuẩn từ đường cấp IV Miền núi trở lên, mặt đường thảm bê tông nhựa 100%.
Ngoài ra còn các tuyến như: đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài
32 km đang đầu tư xây dựng; tuyến cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) dài
40 km đã hoàn thành kết nối với tỉnh Bắc Kạn.
- Đường thủy: ở tỉnh Thái Nguyên khá phong phú và phân bố rộng khắp.
Thái Nguyên hiện có 430 km đường thủy, bao gồm hai tuyến đường sông chính
nối tỉnh với các tỉnh ngoài: tuyến Đa Phúc – Hải Phòng dài 161 km và tuyến Đa
Phúc – Hòn Gai dài 211 km; và hai tuyến vận tải thủy nội tỉnh: tuyến Thái Nguyên
- Phú Bình dài 16km và tuyến Thái Nguyên – Chợ Mới dài 40 km, tuy nhiên việc
đi lại còn hạn chế. Giao thông đường thủy là một lợi thế của tỉnh nhưng cho đến
nay chưa được khai thác nhiều. Trong tương lai, khi quan hệ giao lưu kinh tế và
thương mại giữa tỉnh với các địa phương khác được mở rộng thì loại hình giao thông
này cần được khai thác hiệu quả.
- Đường sắt: hệ thống đường sắt của Thái Nguyên gồm ba tuyến chính với
tổng chiều dài trên địa bàn tỉnh là 95,55 km: tuyến Quán Triều - Hà Nội qua TP
Sông Công, TX Phổ Yên dài 75 km (riêng đoạn Quán Triều - Đa Phúc dài 34,55
km); tuyến Thái Nguyên - Kép (Bắc Giang, qua Trại Cau, Lưu Xá, Khúc Rồng) dài
57 km, đoạn qua Thái Nguyên dài 25 km. Từ năm 1994 đến nay đoạn từ ga Khúc
Rồng đi Kép không sử dụng được. Đoạn từ ga Khúc Rồng về ga Lưu Xá được Công
ty gang thép Thái Nguyên thuê để vận chuyển quặng phục vụ khu Gang thép; tuyến
Quán Triều - Núi Hồng qua Đại Từ dài 39 km chủ yếu phục vụ vận tải than.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh khá phát triển, cùng với vị
trí địa lí thuận lợi, đây là một thế mạnh của tỉnh trong sự phát triển công nghiệp và
thúc đẩy phát triển đô thị. Trong tương lai các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, các
tuyến đường vành đai và các tuyến đường đầu nối từ các KCN sẽ hình thành mạng
lưới giao thông hoàn chỉnh đảm bảo mối liên hệ thuận tiện giữa các đô thị, các khu
chức năng trong vùng; đáp ứng nhu cầu vận tải; đảm bảo liên hệ thuận tiện giữa
giao thông trong vùng với giao thông quốc gia và quốc tế.
b. Hệ thống cấp điện nước
* Hệ thống cấp và cung ứng điện:
Hiện nay, tất cả trung tâm các huyện thị trên địa bàn tỉnh đều có lưới điện
quốc gia. Số xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia là 143 xã, nâng cao tỉ lệ xã
có điện đạt 98,86 %, số hộ được sử dụng điện chiếm 89,95%.
47
Khu vực Thái Nguyên được nhận điện tử hai nguồn Việt Nam và Trung Quốc
bằng 05 đường dây 220 kV và 03 đường dây 110 kV, các trạm điểm nút gồm: Trạm
220 kV Quan Triều; 6 trạm biến áp 110 kV của ngành điện gồm: trạm 110 kV Gò
Đầm, Lưu Xá, Đán, Sông Công, Phú Lương, Quang Sơn và trạm 100 kV tài sản khách
hàng – trạm Gia Sàng chỉ cung cấp điện cho nội bộ công ty Cổ phần luyện cán thép Gia
Sàng và một phần công ty Gang thép Thái Nguyên, có công suất tối đa là 50 MW.
Dự báo tốc độ tăng trưởng điện năng thương phẩm thời kỳ 2006 - 2020
khoảng 12 - 13%, trong đó giai đoạn 2015 - 2020 là 15%/năm. Dự kiến sản lượng
điện thương phẩm đạt 3.602,2 triệu kWh vào năm 2020. Nhu cầu điện năng tăng
chủ yếu do tăng quy mô công nghiệp (phát triển các KCN, CCN, phát triển công
nghiệp khai thác, luyện kim). Theo đề án quy hoạch cung cấp năng lượng điện để
đảm bảo cho các KCN, CCN, điểm công nghiệp tới năm 2020, với mức tăng trưởng
dự báo là 20% thì khu vực tỉnh Thái Nguyên sẽ có công suất tối đa là 956 MW.
* Hệ thống cung cấp nước sạch:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hệ thống cung cấp nước cho sản xuất
và sinh hoạt của TP Thái Nguyên và TP Sông Công đã được đầu tư hoàn chỉnh,
trong đó, TP Thái Nguyên đang thực hiện dự án thoát nước và xử lí chất thải bằng
nguồn vốn vay của chính phủ Pháp. Tính đến nay, khoảng 80% dân đô thị và 70%
dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước sạch.
Hệ thống cấp nước tập trung mới được xây dựng và đang vận hành tại thành
phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, Ba Hàng TX Phổ Yên, thị trấn Chợ Chu
(huyện Định Hoá), thị trấn Úc Sơn (huyện Phú Bình) và thị trấn Chùa Hang (huyện
Đồng Hỷ). Tổng công suất thiết kế của 04 nhà máy sản xuất nước máy hiện đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh là 47.000 m3/ngày đêm (trong đó 03 nhà máy nước thuộc Công
ty cấp nước Thái Nguyên có tổng công suất thiết kế là 45.000 m3/ngày đêm: Nhà máy
nước Túc Duyên công suất 10.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Tích Lương công suất
20.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước Sông Công công suất 15.000m3/ngày đêm) và
nhà máy nước Chùa Hang có công suất 2.000 m3/ngày đêm.
* Thoát nước: Hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh cơ bản chưa được quy
hoạch tổng thể để đầu tư. Việc thoát nước trên hầu hết diện tích của tỉnh, nhất là ở
khu vực nông thôn đều dựa vào địa hình tự nhiên. Trong các đô thị lớn của Tỉnh
(TP Thái Nguyên, TP Sông Công), việc tiêu thoát nước thải còn được xử lý thoát
chung với nước mưa, nên còn có những điểm bị úng ngập. Hệ thống thoát nước
thành phố Thái Nguyên (đang triển khai dự án đầu tư), hiện tại chưa đáp ứng được
48
yêu cầu đối với một đô thị loại I. Hệ thống thoát nước, xử lí chất thải ở các khu đô
thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang được tập trung đầu tư đồng bộ,
nâng cấp và hoàn thiện. Trong đó ưu tiên cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước ở
TP Thái Nguyên và TP Sông Công để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là
của ngành công nghiệp.
c. Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, từng
bước được hiện đại hóa. Các huyện đều đã được trang bị tổng đài kỹ thuật số, đảm
bảo thông tin liên lạc thuận lợi. Các bưu điện, bưu cục đã phủ kín toàn tỉnh. Toàn
tỉnh có 41 cơ sở bưu điện, gồm 01 bưu điện trung tâm, 8 bưu điện huyện và tương
đương và 32 bưu điện khu vực. Có 100% xã trong tỉnh có điểm bưu điện - văn hoá
xã. Nhìn chung các điểm bưu điện đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát
hành báo chí ở địa phương.
Tính đến hết năm 2015, tổng số thuê bao điện thoại là 165.172 thuê bao điện
thoại (trong đó có 75.743 thuê bao cố định và 89.429 thuê bao di động trả sau), đạt
143 thuê bao/100 dân. Các xã vùng sâu, vùng xa đều được lắp đặt điện thoại phục
vụ chính quyền và nhân dân. Mạng internet phát triển nhanh, năm 2015 toàn tỉnh có
77.553 nghìn thuê bao internet, đáp ứng nhu cầu truy cập internet của cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và nhân dân.
2.1.4.3. Sự phát triển kinh tế và ngành công nghiệp - Nhân tố quyết định sự phát
triển và phân bố đô thị tỉnh Thái Nguyên.
a. Sự phát triển kinh tế
Sự phát triển kinh tế là yếu tố có tính chất quyết định đến sự phát triển và
phân bố đô thị tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp
và dịch vụ. Việc xây dựng nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Sự phát triển của nền kinh tế bắt nguồn từ quá trình CNH, HĐH là
tiền đề cho quá trình đô thị hóa.
Nền kinh tế của Thái Nguyên đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong
giai đoạn 2005 - 2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm cao đạt trung bình là
khoảng 13,1% cao hơn 7,28% so với mức bình quân chung của cả nước.Tổng sản
phẩm GDP của tỉnh tăng mạnh. Cụ thể là từ 2005 đến 2015, tổng GDP theo giá hiện
hành tăng từ 6.587,4 tỉ đồng lên tới 54.063,0 tỉ đồng, tăng gấp 8,2 lần. Tăng trưởng
kinh tế kéo theo sự phát triển của quá trình đô thị hóa.
49
Hình 2.8. Biểu đồ quy mô GDP của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2015 [2]
Về cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch: tăng dần tỉ trọng ngành
công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Tốc độ chuyển
dịch trong cơ nền kinh tế diễn ra nhanh chóng đặc biệt là vào những năm gần đây.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH - HĐH, tăng
nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ (từ 73,79% năm 2005 lên tới 83% năm
2015), giảm mạnh tỉ trọng nông nghiệp (từ 26,21% năm 2005 xuống còn 17% năm
2015). Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế của tỉnh phù
hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước và là cơ sở để phát triển đô thị hóa.
Hình 2.9. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2005 – 2015 [2]
50
Về cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế có nhiều sự chuyển biến tích cực:
Bảng 2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Thái Nguyên
thời kì 2005 – 2015
Thành phần kinh tế 2005 2010 2014 2015
Kinh tế nhà nước 46,5 41,5 27,5 23,3
Kinh tế ngoài nhà nước 51,1 51,8 53,8 48,9
Có vốn đầu tư nước ngoài 1,2 1,1 14,1 23,6
Thuế sản phẩm 1,2 5,5 4,6 4,2
Nguồn [2]
Khu vực kinh tế nhà nước trước đây giữ vị trí chủ đạo trong việc tạo ra sản
phẩm nội tỉnh thì nay đã giảm mạnh trong cơ cấu kinh tế theo thành phần (từ 46,5%
năm 2005 xuống còn 23,3% năm 2015).
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu thành phần
kinh tế, tuy nhiên những năm gần đây đã có sự suy giảm nhẹ (từ 51,1% năm 2005
giảm xuống 48,9% năm 2015).
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong cơ cấu thành phần kinh tế
tỉnh Thái Nguyên. Tăng từ 1,2% năm 2005 lên tới 23,6% năm 2015. Điều đó có thể
thấy chính sách đúng đắn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Thái Nguyên. Phù
hợp với sự phát triển nền kinh tế hội nhập quốc tế chung của toàn thế giới.
b. Sự phát triển ngành công nghiệp
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn
2005 - 2015 tăng rất nhanh, tăng từ 8.029,0 tỉ đồng lên tới 410.022,3 tỉ đồng (tính
theo giá hiện hành), gấp 51,07 lần. Đây là bước tiến vượt bậc trong sản xuất công
nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, chứng tỏ vị thế là thành phố công nghiệp hàng đầu
của vùng TD&MNPB của mình.
Sự phát triển công nhiệp của tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển công
nghiệp của vùng TD&MNPB và của cả nước. Đặc biệt là công nghiệp sản xuất gang,
thép và gần đây là công nghiệp công nghệ cao đã góp phần tích cực vào quá trình
CNH, HĐH, tạo hạt nhân, trung tâm đô thị và liên kết các đô thị trong vùng.
Hoạt động công nghiệp của tỉnh tập trung chủ yếu trong các đô thị lớn, KCN.
Tính riêng năm 2015 thì TX Phổ Yên chiếm tới 90,4%, TP Thái Nguyên 5,5% và
TP Sông Công là 1,08% giá trị sản xuất công nghiệp. Làm cho bộ mặt đô thị và
nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi rõ rệt, thúc đẩy quá trình đô thị hóa tăng nhanh.
51
Các cơ sở sản xuất công nghiệp ở các đô thị phát huy được những lợi thế về vị trí
giao thông, nhân lực, nguồn vốn... nên sản xuất có tính ổn định, thu hút nhiều vốn
đầu tư nước ngoài, có khả năng mở rộng ra thị trường nước ngoài. Từ đó góp phần
tăng trưởng kinh tế công nghiệp của toàn tỉnh.
c. Sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Đa số các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được bố trí dọc theo trục quốc
lộ 3 cũ và dọc trục cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, được bố trí chủ yếu nằm tại các
huyện phía nam của tỉnh và TP Thái Nguyên, là khu vực có lợi thế nhất trong tỉnh
vì gần với Thủ đô Hà Nội, gần sân bay và cảng biển, tiện lợi trong vận chuyển
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục
các KCN Việt Nam ưu tiên thành lập giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm
2020 thì tại Thái Nguyên có 06 KCN với tổng diện tích 1.420ha, bao gồm KCN
Sông Công I; KCN Sông Công II; KCN Nam Phổ Yên; KCN Yên Bình; KCN Điềm
Thụy và KCN Quyết Thắng, trong đó có 04 KCN đã đi vào hoạt động, 02 KCN
đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và vận động thu hút chủ đầu tư hạ tầng. Các
KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến hết năm 2015 (Chi tiết xem phụ lục 2).
Với những cơ chế linh hoạt, tính đến năm 2015, các KCN đã thu hút được
134 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (trong đó có 61 dự án FDI thực hiện
sản xuất và gia công hàng xuất khẩu với quy mô lớn và 73 dự án trong nước) với
tổng vốn đăng ký là 6,9 tỷ USD và trên 11.000 tỷ đồng. Trong số 134 dự án đã được
cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN, có trên 80 dự án đi vào hoạt động, trong
đó có 32 dự án mới đưa vào hoạt động, doanh thu tiêu thụ ước đạt 17,5 triệu USD
và 5.000 tỷ đồng tăng 118,7% so với năm 2014; giải quyết việc làm cho trên 81.000
lao động; nộp ngân sách Nhà nước 2.500 tỷ đồng, tăng gấp 8,3 lần so với cùng kì.
Các khu công nghiệp đang hoạt động gồm:
* Khu công nghiệp Yên Bình
Khu công nghiệp Yên Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn
bản số 1645/TTg-KTN ngày 15/10/2012 nằm trên địa bàn thị xã Phổ Yên và huyện
Phú Bình. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, KCN có diện tích 200 ha, và đây là
KCN có hiệu suất sử dụng đất hiệu quả nhất trong số các KCN trên địa bàn tỉnh với
tỉ lệ lấp đầy là 100%. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, hiện nay KCN được điều
chỉnh mở rộng diện tích lên 400 ha. Đến năm 2014, KCN này đã thu hút được 8 dự
án với tổng số vốn đăng ký là 2.900 tỉ đồng và 3,42 tỉ USD. Trong đó có 5 dự án
52
FDI (3 dự án thuộc Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên SEVT, SEMCO
và Hanol; 2 dự án FDI phụ trợ) và 3 dự án trong nước là: dự án hạ tầng KCN Yên
Bình, dự án cụm cảng hàng không nối dài và dự án cung cấp dịch vụ logistic. Hiện
nay đã có 2 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh là SEVT và cụm cảng
hàng không nối dài; 3 dự án đã xây dựng xong; còn lại 3 dự án đang tiến hành các
bước để đầu tư xây dựng (dẫn theo “Báo cáo tình hình phát triển các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của UBND tỉnh Thái Nguyên).
* Khu công nghiệp Điềm Thụy
KCN Điềm Thụy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản
1854/TTg-KTN ngày 8/10/2009, nằm trên địa bàn xã Điềm Thuỵ, xã Thượng Đình
- huyện Phú Bình và xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên. Với quy mô 350 ha, hiện nay
diện tích đất đã cho thuê là 115 ha, chiếm 32,9% diện tích toàn KCN, tỉ lệ lấp đầy đạt
54,8%. Tính đến năm 2014, KCN đã thu hút được 30 dự án FDI làm phụ trợ cho
Samsung với quy mô vốn đăng ký gần 600 trệu USD. Đến nay đã có 4 dự án đầu tư
vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đến hết năm 2014 có thêm 17 nhà máy khởi
công xây dựng, đi vào hoạt động ổn định trong năm 2015, giải quyết việc làm cho
gần 5000 lao động địa phương. Các ngành công nghiệp được đầu tư phát triển trong
KCN đó là công nghiệp luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, công nghiệp vật liệu xây
dựng, công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm.
* Khu công nghiệp Sông Công I
KCN nằm ở vị trí thuộc xã Tân Quang - TP Sông Công, được thành lập theo
quyết định số 181/1999/QĐ-TTg ngày 01/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Tính
đến năm 2014, KCN này đã thu hút được 71 dự án với vốn đầu tư đăng ký gần
7.000 tỉ đồng và trên 30 triệu USD, đến nay đã có 35 dự án đi vào hoạt động. Cũng
trong năm 2014, diện tích đất đã bồi thường giải phóng mặt bằng là 91 ha, chiếm
46,7% tổng diện tích KCN, tỉ lệ lấp đầy KCN đạt trên 89%. Trong chiến lược phát
triển công nghiệp toàn quốc, KCN Sông Công I nằm trong vành đai công nghiệp
vùng Thủ đô Hà Nội có mối quan hệ đặc biệt trong sự phát triển các KCN phía bắc,
với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
* Khu công nghiệp Sông Công II
KCN Sông Công II đã được phê duyệt tại quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày
21/8/2006 của Thủ tướng Chính, diện tích quy hoạch 250 ha, nằm ở phía bắc xã
Tân Quang của TP Sông Công, giáp với phường Tích Lương (TP Thái Nguyên) và
nằm gần đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
53
KCN Sông Công II được đầu tư xây dựng để thu hút các nhà đầu tư sản xuất
và kinh doanh trên các lĩnh vực như: sản xuất kim loại, máy diezen, phụ tùng, điện
tử, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng.
* Khu công nghiệp Nam Phổ Yên
KCN Nam Phổ Yên đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại
văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 8/10/2009. KCN này nằm ở phía nam thị xã Phổ
Yên thuộc xã Trung Thành và Thuận Thành có quy mô 120 ha. Với vị trí địa lí
thuận lợi, KCN này là cửa ngõ giao lưu g iữa Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội.
KCN Nam Phổ Yên được đầu tư xây dựng để thu hút các nhà đầu tư sản xuất và
kinh doanh trên các lĩnh vực như: lắp ráp ô tô, cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, đồ
uống; chế biến thức ăn nhanh; hoá dược; dụng cụ y tế; dụng cụ thú y; dệt may, da giầy,
thủ công mỹ nghệ; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, sản xuất vật liệu xây dựng.
*Cụm công nghiệp
Các cụm công nghiệp (CCN) có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Mục tiêu của phát triển CCN nhằm thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước, đa dạng hóa ngành nghề, giải quyết việc làm, chuyển
dịch cơ cấu KT-XH địa phương nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân,
phát triển kinh tế chung trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 32 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.170,33
ha, diện tích đã thu hồi và giao đất là 246,12 ha, diện tích đất đang sử dụng là 184,27
ha. Trong đó có 19 CCN đã có doanh nghiệp đầu tư, 13 CCN chưa có doanh nghiệp
đầu tư. Đến nay mới chỉ có 5 CCN được lấp đầy với diện tích 97,87 ha.
Cơ cấu ngành công nghiệp của các CCN rất đa dạng nhưng chủ yếu là cơ
khí, luyện kim, sản xuất sản phẩm phụ tùng, thiết bị phục vụ nông nghiệp, dệt may,
sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị điện và dụng cụ y tế, khai thác và chế biến
khoáng sản Những CCN sản xuất kinh doanh hiệu quả phải kể đến là CCN Cao
Ngạn, CCN Nguyên Gon, CCN số 3 Cảng Đa Phúc, CCN Kha Sơn
CCN Cao Ngạn: vị trí thuộc địa giới hành chính xã Cao Ngạn, TP Thái
Nguyên, diện tích quy hoạch 78,9 ha.
CCN Nguyên Gon: vị trí thuộc địa giới hành chính phường Cải Đan, TP
Sông Công, có diện tích quy hoạch 16,63 ha.
CCN Số 3 Cảng Đa Phúc: vị trí thuộc địa giới hành chính xã Thuận Thành,
thị xã Phổ Yên.
54
CCN Kha Sơn: địa điểm tại xóm Tây Bắc, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình. Hiện
nay công ty cổ phần đầu tư thương mại TNG thuê toàn bộ diện tích 13,2 ha xây dựng
nhà máy may công nghiệp.
Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Hiện nay trên địa bàn TP Thái Nguyên có 4 CCN với diện tích quy hoạch là
203,9 ha, diện tích đất đăng ký thuê là 32,1 ha, tỉ lệ lấp đầy bình quân là 40,4%. Bao
gồm: (i) CCN số 1 phường Tân Lập: diện tích quy hoạch 34,58 ha, trong đó diện tích
đất công nghiệp 22,93 ha. (ii) CCN số 2 phường Tân Lập: diện tích quy hoạch 5,84 ha,
trong đó diện tích đất công nghiệp 5,09 ha, diện tích đất đã cho thuê là 5,2 ha. (iii)
CCN Cao Ngạn thuộc xã Cao Ngạn với diện tích quy hoạch 78,89 ha, trong đó diện
tích đất công nghiệp 52,51 ha. (iv) CCN Cao Ngạn 2 với diện tích quy hoạch 50 ha.
Các CCN đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của địa phương, thu hút
ngày càng nhiều lao động vào làm việc trong các CCN, nâng cao thu nhập cho
người dân và góp phần thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông thôn.
2.1.4.4. Vốn đầu tư phát triển và thị trường
a. Vốn đầu tư
Trong những năm qua, nhờ những cải cách trong thể chế, không ngừng hoàn
thiện môi trường đầu tư, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, lượng vốn đầu tư
cho sự phát triển của tỉnh ngày càng lớn, nhất là giai đoạn 2013 - 2015.
Năm 2015, tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt 82.226,0 tỷ đồng, trong đó:
nguồn vốn do Nhà nước quản lý trên địa bàn thực hiện 4.984,5 tỷ đồng; vốn đầu tư
của khu vực ngoài nhà nước (doanh nghiệp, cá thể và hộ dân cư) thực hiện 9.196,2
tỷ đồng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả năm thực hiện 68.045,3 tỷ đồng,
chiếm 82,75% tổng số vốn.
Bảng 2.4. Nguồn vốn đầu tư của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015
(Đơn vị: tỷ đồng)
2010 2013 2015
Tổng số 10.173,0 30.915,7 82,226,0
1. Vốn kinh tế Nhà nước 4.425,9 3.875,3 4.984,5
- Vốn ngân sách Nhà nước 1.616,8 2.024,0 2.224,6
- Vốn vay 2.577,7 1,347,2 1.371,4
- Vốn tự có của các danh
nghiệp
155,198 490,3 1.266,5
55
2010 2013 2015
- Vốn huy động khác 76,179 13,9 122,1
2. Vốn ngoài Nhà nước 5.226,4 14,697,3 9.196,2
- Vốn của doanh nghiệp 2.129,1 8.814,2 4.675,4
- Vốn của dân cư 3.097,4 5.883,1 4.520,8
3. Vốn đầu tư của nước ngoài 520,7 12,343,0 68.045,3
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015
Trong thời gian qua, công tác thu hút đầu tư của tỉnh được đẩy mạnh, Thái
Nguyên đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, tổ chức nhiều chương trình
xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong 5 năm,
Thái Nguyên đã thu hút được trên 600 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi
đạt trên 200.000 tỷ đồng, trong đó có 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số
dự án đầu tư lớn, trọng điểm về công nghiệp bắt đầu đi vào sản xuất như: thiết bị
điện tử của tập đoàn công nghệ cao Samsung; khai thác chế biến khoáng sản Núi
Pháo; cán Thái Trung; khai thác mỏ sắt Tiến Bộ; nhiệt điện An Khánh... chiếm trên
60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Với những nỗ lực trong giai đoạn 2010 - 2015, Thái nguyên có vốn đầu tư nước
ngoài FDI tăng mạnh. Trong số gần 700 dự án đầu tư, tỉnh đã thu hút trên 50 dự án FDI
với tổng vốn đầu tư là trên 7 tỷ USD, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, đã thu hút được 8 dự án FDI.
Nổi bật trong các dự án có nguồn vốn FDI lớn đó là: dự án Nhà máy điện tử Samsung -
Thái Nguyên của Tập đoàn Samsung Electronic Hàn Quốc và Dự án khai thác chế biến
khoáng sản Núi Pháo do công ty trách nhiệm hữu hạn tinh luyện Vonfram Núi Pháo
liên doanh với tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới H.C Starck (Đức).
Không chỉ thu hút mãnh mẽ đầu tư nước ngoài phục vụ trực tiếp cho các hoạt
động sản xuất, Thái Nguyên còn thu hút và sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn ODA chủ
yếu từ Nhật Bản, đặc biệt trong các lĩnh vực giao thông vận tải, thủy lợi, cung cấp
điện nước, an sinh xã hội... qua đó dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh
tế vì mục tiêu CNH, HĐH vào năm 2020.
b. Thị trường
Thái Nguyên là tỉnh có dân số tương đối đông, tạo ra thị trường nội địa quan
trọng. Đời sống dân cư đang dần được nâng cao nên nhiều nhu cầu mới nảy sinh tạo
điều kiện cho thị trường càng sôi động. Bên cạnh đó, với vị trí là trung tâm của
vùng Việt Bắc tiếp giáp với nhiều tỉnh, với Thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên có nhiều
điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường ra bên ngoài. Đồng thời, nhu cầu lớn đòi
56
hỏi ngày càng cao về chất lượng, mức độ đa dạng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
của dân cư và các doanh nghiệp sẽ kích thích mạnh sản xuất trong nước.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh khá rộng, bao gồm cả thị trường trong
nước và ngoài nước. Các tỉnh lân cận như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc
Giang, Lạng Sơn, đặc biệt Thủ đô Hà Nội là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông,
lâm sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng của tỉnh. Thái Nguyên còn xuất khẩu các sản
phẩm như chè các loại, sản phẩm may mặc, thiếc, quặng đa kim, thiết bị điện tử
Thị trường thế giới có vai trò cực kỳ to lớn, nhất là đối với các sản phẩm điện tử của
tập đoàn Samsung.
2.1.4.5. Vùng Thủ đô và vị thế của tỉnh Thái Nguyên trong vùng Thủ đô
Vùng Thủ đô Hà Nội là một vùng đô thị lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung
tâm và các thành phố, thị xã của các tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh.
Theo Quyết định số 1758/QĐ-TTg năm 2015 về việc vụ điều chỉnh quy hoạch xây
dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, không gian quy
hoạch của vùng thủ đô Hà Nội bao trùm thành phố Hà Nội và 9 tỉnh là Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hòa
Bình (mở rộng thêm 3 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang năm 2015), với tổng
diện tích tự nhiên khoảng 24.314,7 km², dân số năm 2012 khoảng 17,0 triệu người.
Vùng Thủ đô Hà Nội đã hình thành một cách tự nhiên từ thập niên 1990 với
sự phát triển của mạng giao thông từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận, sự đô thị hóa
nhanh chóng ở các địa phương trong vùng, thành lập các khu công nghiệp và khu đô
thị mới phụ trợ cho Hà Nội. Mục tiêu phát triển của vùng là phát huy mọi tiềm
năng, lợi thế của vùng Thủ đô Hà Nội nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội có đủ chức
năng và vị thế của một trung tâm đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và
châu Á; giải quyết những bất cập, mâu thuẫn đang tồn tại ảnh hưởng tới quá trình
phát triển chung cho cả vùng Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, phát triển hài hoà, nâng cao
chất lượng hệ thống đô thị trong vùng nhằm giảm sự tập trung vào Thủ đô Hà Nội trên
cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp vùng, tạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_su_phat_trien_va_phan_bo_mang_luoi_do_thi_tinh_thai.pdf