LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC BẢNG.v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . vii
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THưƠNG MẠI TỰ DO VÀ
HIỆP ĐỊNH THưƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU (EVFTA) .5
1.1. Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do (FTA). 5
1.1.1. Khái niệm về Hiệp định thương mại tự do (FTA).5
1.1.2. Đặc điểm của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.7
1.1.3. Vai trò của Hiệp định thương mại tự do .8
1.1.4. Phân loại Hiệp định thương mại tự do.10
1.2. Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). 12
1.3. Nội dung của Hiệp định EVFTA liên quan đến ngành nông sản. 14
1.3.1. Cam kết về thuế quan .14
1.3.2. Cam kết về quy tắc xuất xứ .15
1.3.3. Cam kết về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT).17
1.3.4. Cam kết về phòng vệ thương mại.19
1.3.5. Cam kết về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực
vật .20
1.3.6. Cam kết về sở hữu trí tuệ.21
1.3.7. Cam kết về đầu tư .23
1.3.8. Cam kết về hợp tác và phát triển bền vững .24
CHưƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THưƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM – EU ĐẾN NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM.26
2.1. Thực trạng ngành nông sản Việt Nam . 26
2.1.1. Thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp .26
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản sang EU .31
2.1.3. Thực trạng nhập khẩu nông sản từ EU .41
86 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (evfta) đến ngành nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; điều diện tích đạt 297,2 nghìn ha,
giảm 0,8%, sản lượng đạt 286,3 nghìn tấn, tăng 7,5%; chè diện tích đạt 123 nghìn
ha, tương đương năm 2018, sản lượng chè búp đạt 1.019,9 nghìn tấn, tăng 2,6%.
Nhóm cây ăn quả đạt sản lượng thu hoạch khá chủ yếu ở nhóm cây có múi, xoài và
thanh long do có thị trường tiêu thụ ổn định. Sản lượng cam đạt 960,9 nghìn tấn,
tăng 12,4% so với năm trước; bưởi đạt 779,3 nghìn tấn, tăng 18,2%; xoài đạt 814,8
nghìn tấn, tăng 2,9%; thanh long đạt 1.242,5 nghìn tấn, tăng 15%. Riêng nhãn và
vải sản lượng giảm so với năm trước nhưng giá bán tăng do người dân tập trung sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để nâng cao giá trị, tăng hiệu quả kinh
tế: sản lượng vải đạt 272 nghìn tấn, giảm 30,1%; nhãn đạt 507,9 nghìn tấn, giảm
6,6%. (Theo Tổng cục Thống kê, 2020).
28
Dưới đây là biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng của lúa và một số cây công
nghiệp lâu năm của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019.
ĐVT: nghìn ha
Biểu đồ 2.1: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp từ 2010 – 2019
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020)
ĐVT: nghìn tấn
Biểu đồ 2.2: Sản lƣợng cây công nghiệp từ 2010 – 2019
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020)
0
100
200
300
400
500
600
700
800
2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9
Chè Cà Phê Hồ tiêu Điều
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9
Chè Cà Phê Hồ tiêu Điều
29
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ diện tích gieo trồng và sản lƣợng lúa từ 2010 – 2019
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020)
2.1.1.2. Chăn nuôi
Năm 2019, do chịu thiệt hại nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi lây lan trên tất cả
các địa phương, hoạt động chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, sản lượng thịt lợn
giảm sâu so với năm 2018. Ngược lại, chăn nuôi trâu bò và gia cầm năm 2019 tăng
trưởng cao so với năm trước, không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Trong năm 2019, ngành chăn nuôi lợn phải đối mặt với dịch tả lợn châu Phi
trên diện rộng. Sau khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại miền Bắc từ tháng 2, đến
tháng 9 dịch đã lan rộng khắp 63 tỉnh thành. Theo Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn
cả nước sụt giảm mạnh, do đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2019 cũng
giảm sâu so với năm 2018, giảm 13,8%.
Đàn gia cầm cả nước năm 2019 nhìn chúng phát triển tốt, không có dịch bệnh
lớn. Do dịch bệnh trên đàn lợn diễn biến phức tạp, người dân chuyển sang sử dụng
thịt gia cầm và các loại trứng nhiều hơn, cầu về các sản phẩm gia cầm tăng cao.
Người chăn nuôi gia cầm yên tâm mở rộng quy mô đàn, các doanh nghiệp tiếp tục
7200
7300
7400
7500
7600
7700
7800
7900
8000
37000
38000
39000
40000
41000
42000
43000
44000
45000
46000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích gieo trồng (nghìn ha)
30
đầu tư, mở rộng dây chuyền chế biến, nâng công suất để đáp ứng thị trường trong
nước và xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài. Các yếu tố này đã khiến tổng đàn
gia cầm, sản lượng thịt gia cầm và sản lượng trứng gia cầm tăng cao so với năm
2018. Sản lượng thịt gia cầm đạt 1.278,6 nghìn tấn, tăng 16,5% so với năm 2018;
sản lượng trứng đạt 13,2 tỷ quả, tăng 13,7%.
Hoạt động chăn nuôi gia súc ăn cỏ năm 2019 phát triển ổn định. Tổng đàn trâu
cả nước vẫn giảm dần do hiệu quả kinh tế không cao và môi trường chăn thả bị thu
hẹp. Đàn bò phát triển khá do có thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt bò hơi ở mức
tốt, người chăn nuôi có lãi. Chăn nuôi bò sữa phát triển tốt. Tính đến tháng 12/2019,
sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng, thịt bò hơi xuất chuồng và sản lượng sữa đều
tăng so với cùng kì năm 2018, lần lượt là 3,2%; 4,4% và 10,0%.
Kết quả hoạt động chăn nuôi năm 2018 và 2019 được thể hiện ở bảng sau:
31
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi năm 2018 và năm 2019
Chỉ tiêu 2018 2019 Tăng/giảm (%)
Tổng đàn lợn (con) 28.151.948 24.932.202 - 11,5
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng
(nghìn tấn)
3.816,4 3.289,7 - 13,8
Tổng đàn gia cầm (triệu con) 409 467 14,2
Sản lượng thịt gia cầm (nghìn tấn) 1.097,5 1.278,6 16,5
Sản lượng trứng gia cầm (tỷ quả) 11,6 13,2 13,7
Tổng đàn trâu (con) 2.425.105 2.349.927 -3,1
Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng
(nghìn tấn)
92,1 95,1 3,2
Tổng đàn bò thịt (con) 5.508.525 5.640.730 2,4
Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng
(nghìn tấn)
334,5 349,2 4,4
Tổng đàn bò sữa (con) 294.382 321.232 9,1
Sản lượng sữa (nghìn tấn) 936 1.029,6 10
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê)
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản sang EU
Nông sản Việt Nam trong thời gian qua bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu an
ninh lương thực quốc gia, tiêu dùng trong nước, còn tham gia vào xuất khẩu. Nhiều
mặt hàng nông sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, điều, rau
quả. Trước năm 1990, Việt Nam không phải là quốc gia đóng vai trò quan trọng về
mặt hàng nông sản trên thế giới. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, nông sản Việt
Nam tăng trưởng mạnh mẽ và toàn diện về sản lượng cũng như chất lượng, vị thế
của nông sản nước ta trên thế giới tăng. Xuất khẩu nông sản Việt đứng thứ 2 ở
Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới, có mặt trên 180 quốc và vùng lãnh thổ. Một
32
số sản phẩm nông sản nước ta đứng top đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu như:
Gạo đứng thứ 3 thế giới, cà phê đứng thứ 2 thế giới sau Brazil và đứng đầu thế giới
về sản lượng xuất khẩu điều. Biểu đồ sau thể hiện thị phần xuất khẩu của Việt Nam
trên thế giới.
ĐVT: Phần trăm (%)
Biểu đồ 2.4: Thị phần xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thế giới
(2010 – 2018)
(Nguồn: UN Comtrade, 2020)
Về thị trường xuất khẩu nông sản, theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam
2018, các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản, thủy sản Việt Nam lần lượt là
Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tổng kim ngạch xuất
khẩu nông sản, thủy sản của Việt Nam sang 6 thị trường này trong năm 2018 đạt
20,31 tỷ USD chiếm 76,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản của cả
nước. Nông sản Việt đã từng bước chinh phục được các thị trường khó tính như
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.
EU nổi tiếng là thị trường khó tính với những đòi hỏi cao về chất lượng hàng
nhập khẩu. Tuy nhiên đổi lại nếu đáp ứng được các yêu cầu và tạo dựng được
0
5
10
15
20
25
30
35
40
2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8
Gạo Cà phê Tiêu Chè Điều Rau củ
33
thương hiệu thì sẽ được người tiêu dùng chào đón và có chỗ đứng trên thị trường
EU. Đồng thời, EU là thị trường tiêu thị nông sản tiềm năng với dân số trên 430
triệu người, nhu cầu về mặt hàng nông sản sạch của EU cao thể hiện qua giá trị
nhập khẩu nông sản không ngừng tăng qua các năm, giá trị nhập khẩu nông sản của
EU năm 2018 là 138 tỷ EUR. Vậy nên, EU là thị trường rất hấp dẫn nhưng cũng rất
khắt khe đối với tất cả các quốc gia.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào EU ngày càng tăng và EU là
thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu
chiếm 11,7% tổng kim ngạch xuất khẩu tính đến tháng 11/2019. Tình hình xuất
khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam vào EU năm 2019 hầu hết đều giảm so với
năm 2018, cụ thể như sau:
Cà phê
Cà phê là nhóm mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu sang EU lớn nhất
của Việt Nam trong các mặt hàng nông sản, với mặt hàng thế mạnh là cà phê
Robusta. Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 1.256,9 triệu USD, đã tăng 1,25 lần so
với cùng kỳ năm 2010. Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt hơn 1,7 tỷ USD
cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2019. Năm 2018, thị trường tiêu thụ lớn nhất là
Đức với 516,2 triệu USD chiếm 32,9%, Italy đứng thứ 2 với kim ngạch đạt 285,4
triệu USD chiếm 18,2%, Tây Ban Nha đứng thứ ba chiếm 16,5% đạt 258,7 triệu
USD.
Tuy nhiên, giá cà phê của Việt Nam xuất khẩu thấp hơn nhiều so với giá cà
phê cùng loại của các nước khác. Tại Tây Ban Nha, Việt Nam là nguồn cung cà phê
lớn nhất với mặt hàng chủ yếu: cà phê chưa rang, chưa khử caffein và khử caffein
chiếm 16,5% tổng thị trường EU. Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Tây Ban Nha
đạt mức 2.712 USD/tấn. Trong khi đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ Việt Nam
chỉ ở mức 1.779 USD/tấn, thấp hơn nhiều giá nhập khẩu bình quân tại thị trường
này.
Biểu đồ dưới đây thể hiện kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU giai đoạn
2010 – 2019 và thị trường EU xuất khẩu chính của Việt Nam:
34
ĐVT: Triệu USD
Biều đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU giai đoạn 2010 – 2019
(Nguồn: Trademap, 2020)
Biểu đồ 2.6: Thị trƣờng EU xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam năm 2018
Nguồn: Trademap (2020)
998
1,423
1,718
1,538 1,556
1,402 1,428
1,568 1,570
1,257
0
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
1,600
1,800
2,000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Cà phê
Đức
33%
Italia
18%
Tây Ban Nha
17%
Bỉ
10%
Anh
7%
Khác
15%
Đức
Italia
Tây Ban Nha
Bỉ
Anh
Khác
35
Hạt điều
Năm 2019, ngành điều vẫn giữ vững vị trí thứ 2 trong xuất khẩu nông sản Việt
Nam sang EU. Thị trường EU chiếm 23% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất
khẩu điều của Việt Nam năm 2019, đạt 119.740 tấn với trị giá 882,91 triệu USD,
giảm 6,3% về kim ngạch. Giai đoạn 2013 – 2017 chứng kiến sự tăng vọt về giá trị
xuất khẩu điều sang EU từ 296,12 triệu USD năm 2013 tăng lên 982,75 triệu USD
năm 2017, tăng 3,3 lần. Tuy nhiên, năm 2018, 2019 giá trị điều xuất khẩu lại có sự
giảm sút. Năm 2018 đạt 942,51 triệu USD (giảm hơn 40 triệu USD so với năm
2017), năm 2019 kim ngạch xuất khẩu vào EU chỉ còn 882,91 triệu USD. Sự giảm
sút không chỉ diễn ra ở thị trường EU mà là tình trạng chung của tất cả các thị
trường xuất khẩu điều của Việt Nam. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, chỉ tính 11
tháng năm 2019, xuất khẩu điều nhân các loại đạt 418.110 tấn, với kim ngạch gần 3
tỷ USD, tăng 16,47% về lượng nhưng giảm 8,32% về trị giá so với cùng kỳ 2018.
Giá điều nhân xuất khẩu bình quân 7.269 USD/tấn, giảm 20,73% so với cùng kỳ.
Khối lượng nhập khẩu điều thô đạt 1.534.825 tấn, tăng 27,54 % so với cùng kỳ.
Thực trạng ngành điều đang gặp phải hiện nay là thiếu nguyên liệu đầu vào. Vì
thiếu nguyên liệu, nên giá hạt điều thô nội địa hiện ở mức cao hơn giá hạt điều nhân
ký hợp đồng xuất khẩu. Đồng thời giá nhập khẩu điều thô đang ở mức cao hơn so
với giá hạt điều nhân khi xuất khẩu.
Theo số liệu của Trademap, Hà Lan, Anh và Đức là ba thị trường nhập khẩu
điều của Việt Nam lớn nhất tại EU. Tổng kim ngạch nhập khẩu của ba nước chiếm
73% tổng kim ngạch thị trường EU, Hà Lan dẫn đầu với 46,3%.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sang EU
giai đoạn 2010 - 2019 và thị trường EU nhập khẩu hạt điều lớn:
36
ĐVT: Triệu USD
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu điều sang EU giai đoạn 2010 – 2019
(Nguồn: Trademap, 2020)
Biểu đồ 2.8: Thị trƣờng EU xuất khẩu điều chính của Việt Nam năm 2018
(Nguồn: Trademap, 2020)
219
298 319 296
423
596
749
983
943
883
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Điều
Hà Lan
46%
Anh
15%
Đức
12%
Italia
6%
Pháp
5%
Khác
16%
Hà Lan
Anh
Đức
Italia
Pháp
Khác
37
Hồ tiêu
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, bình quân chiếm
55-60% tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục
Hải quan, lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước năm 2019 tăng 22% so với năm
2018, đạt 283.836 tấn, nhưng giá trị thu về lại giảm 5,9%, đạt 714,14 triệu USD. EU
là đối tác nhập khẩu hạt tiêu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Mỹ, chiếm 12% về
tổng lượng và chiếm 14,4% về tổng kim ngạch năm 2019. Lượng hạt tiêu xuất khẩu
sang EU năm 2019 tăng 23,6% đạt 34.122 tấn, nhưng giá trị thu về chỉ đạt 102,6
triệu USD giảm 2,7%. Đồng thời, giá hạt tiêu xuất khẩu khẩu giảm mạnh 21,2% ở
mức 3.006,9 USD/tấn.
ĐVT: Triệu USD
Biểu đồ 2.9: Kim ngạch xuất khẩu tiêu sang EU giai đoạn 2010 – 2019
(Nguồn: Trademap, 2020)
Theo số liệu của Trademap, giá trị xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang EU có
sự sụt giảm từ năm 2013 đến nay. Năm 2013, trị giá xuất khẩu đạt 325 triệu USD,
đến năm 2019 trị giá xuất khẩu chỉ đạt 117 triệu USD giảm 64% so với năm 2013.
Một thực trạng đáng buồn khác, chất lượng hạt tiêu của Việt Nam đã bị EU cảnh
báo về dư lượng thuốc bảo thực vật trong tiêu đen vượt ngưỡng an toàn. Từ năm
2015 đến 2016, đã có nhiều lô hàng hồ tiêu của Việt Nam bị EU phát hiện chứa dư
135
239
278
326 321
344
321
235
150
118
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tiêu
38
lượng thuốc bảo vệ thực vất vượt mức quy định, bị trả về. Nguyên nhân chính là do
nông dân trồng tiêu đã lạm dụng nhiều loại thuốc diệt nấm, diệt côn trùng không
bảo đảm chất lượng, không đúng quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, tình trạng mua
nhỏ lẻ, tích trữ lẫn lộn hồ tiêu nhiều vùng miền, gây ra nhiễm chéo thuốc bảo vệ
thực vật của nhiều doanh nghiệp tham gia mua hồ tiêu khiến chất lượng hồ tiêu rất
khó kiểm soát và truy xuất nguồn gốc...
Gạo, chè
ĐVT: Triệu USD
Biểu đồ 2.10: Kim ngạch xuất khẩu Gạo và Chè sang EU từ 2010 – 2019
(Nguồn: Trademap, 2020)
Đối với hai mặt hàng chè và gạo, mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo và
chè lớn trên thế giới, nhưng tại thị trường khó tính như EU, hai sản phẩm này còn
gặp nhiều khó khăn. Mặt hàng gạo năm 2019 ghi nhận trị giá xuất khẩu sang EU
tăng vọt, đạt 35,56 triệu USD tăng gấp 2 lần so với năm 2018. Ngược lại, mặt hàng
chè lại có sự giảm trong kim ngạch xuất khẩu sang EU, đạt 5,19 triệu USD năm
2019, giảm 23,27% so với năm 2018.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9
Gạo Chè
39
Tại Châu Âu, chè xanh và chè đen được ưa chuộng và chiếm thị phần lớn nhất
trong tổng sản lượng chè tiêu thụ. Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu
có sản phẩm chè xanh và chè đen xuất khẩu vào thị trường EU, tuy nhiên thị phần
chè Việt Nam tại thị trường này còn rất hạn chế, sản lượng xuất khẩu chưa cao.
Trong đó chè đen chỉ chiếm 1,8% thị phần tương đương 4.000 tấn và Ba Lan là thị
trường duy nhất của sản phẩm này năm 2014. Tương tự với mặt hàng chè xanh, sản
phẩm này chỉ chiếm 6% thị phần EU tương đương 2.000 tấn và chỉ xuất khẩu duy
nhất sang thị trường Đức năm 2014 (Mutrap, 2015). Qua đây có thể thấy, sản lượng
xuất khẩu và mức độ xâm nhập của chè Việt Nam tại EU còn khá khiêm tốn.
Trái cây và Rau củ
ĐVT: Triệu USD
Biểu đồ 2.11: Kim ngạch xuất khẩu Trái cây và Rau củ sang EU 2010 – 2019
(Nguồn: Trademap, 2020)
Rau quả Việt Nam đã xuất khẩu sang hầu hết các nước EU, nhưng mới chiếm
một thị phần rất nhỏ (khoảng 1%) lượng nhập khẩu rau quả của EU. Năm 2018 –
2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU đều tăng, đạt 131,79
0
10
20
30
40
50
60
70
80
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Trái cây Rau củ
40
triệu USD năm 2018 và 142,65 triệu USD năm 2019. Trong số các nước EU, thị
trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là Hà Lan, Pháp, Đức, Italia và Thụy
Sỹ. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Hà Lan đạt 59,9 triệu USD chiếm
hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU. Hà Lan được coi
như cửa ngõ để rau quả Việt Nam vào được thị trường khó tính EU. Trong nhóm
hàng rau quả tươi xuất khẩu sang EU thì trái cây luôn đạt kim ngạch cao nhất với
mặt hàng chủ lực gồm: dứa, thanh long, chôm chôm, xoài và vải. Tuy nhiên, rau
quả Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang EU ở dạng tươi và sơ chế, do công nghệ sau
thu hoạch còn kém, kỹ thuật chưa được chuyển giao tới nông dân, việc thu hái, bảo
quản vẫn tiến hành thủ công, nên giá xuất khẩu rau quả chưa cao. Mặt hàng rau đã
chế biến và các loại nước ép trái cây xuất khẩu sang EU chiếm thị phần rất nhỏ, chủ
yếu là nước ép cô đặc từ chanh, chanh leo, thanh long, xoài, dứa, mãng cầu xiêm,
gấcRau đã chế biến và các loại nước ép trái cây không chỉ tăng giá trị mà còn
đem lại lợi thế cạnh tranh cho nông sản Việt. Nó đã giúp sản phẩm dễ dàng hơn
trong việc vượt qua những rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu vả sản phẩm ở
dạng đóng hộp, đông lạnh thường không bị kiểm tra nghiêm ngặt về vệ sinh thực
phẩm như rau quả tươi.
Mật ong tự nhiên
Mật ong là một trong những thực phẩm thiên nhiên tốt cho sức khỏe, có nhiều
loại vitamin và khoáng chất có giá trị điều trị và các đặc tính y dược. Các nước EU
có xu hướng đề cao sức khỏe và ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, vậy
nên nhu cầu tiêu thụ mật ong tại thị trường EU đang tăng lên nhanh chóng. Từ
những năm 1990, Việt Nam là nhà cung cấp mật ong lớn cho thị trường EU với các
thị trường mật ong chính là Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan với khối
lượng 3.000 tấn mỗi năm. Tuy nhiên đến năm 2007, EU quyết định cấm nhập khẩu
mật ong từ Việt Nam do không đạt yêu cầu và không tuân thủ theo các quy định về
vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến tháng 3/2013, lệnh cấm nhập khẩu được xóa bỏ, sản
lượng mật ong nhập khẩu vào thị trường EU đã cải thiện đáng kể. Năm 2013, EU
nhập khẩu 444 tấn tương đương 1,476 triệu USD, đến năm 2018 đạt 3,447 triệu
41
USD với 747 tấn và năm 2019 kim ngạch xuất khẩu mật ong sang EU đạt 3,34 triệu
USD.
ĐVT: Triệu USD
Biểu đồ 2.12: Kim ngạch xuất khẩu mật ong tự nhiên sang EU từ 2013 – 2019
(Nguồn: Trademap, 2020)
2.1.3. Thực trạng nhập khẩu nông sản từ EU
Việt Nam nhập khẩu từ hầu hết các thành viên EU. Những mặt hàng nông sản
nhập khẩu vào Việt Nam từ EU chủ yếu là những sản phẩm trong nước còn thiếu
hoặc chưa sản xuất được như: Bơ, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, thịt lợn,
nội tạng và một số trái cây.
Theo số liệu thống kê của Trademap, kim ngạch nhập khẩu bơ, sữa và các sản
phẩm từ sữa từ EU đạt giá trị cao và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2012,
kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2019, đạt 150 triệu USD. Từ
năm 2013 – 2015, kim ngạch nhập khẩu có chiều hướng giảm, năm 2015 trị giá
nhập khẩu chỉ còn 106 triệu USD. Từ 2016 – 2019, trị giá nhập khẩu sản phẩm này
0
1
1
2
2
3
3
4
4
5
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Mật ong
42
có sự tăng nhưng không đều, năm 2018, 2019 lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân
của sự sụt giảm này là do có sự cạnh tranh từ các thị trường khác mà Việt Nam vẫn
đang nhập khẩu mặt hàng này như Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ.
ĐVT: Triệu USD
Biểu đồ 2.13: Kim ngạch nhập khẩu một số sản phẩm từ EU vào Việt Nam
(Nguồn: Trademap, 2020)
Nhiều năm trở lại đây, khi thu nhập của người dân Việt Nam tăng, nhu cầu về
các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo cho sức khỏe ngày càng tăng. EU là một
trong những thị trường lớn của thế giới cung cấp nhiều sản phẩm chất lượng cao và
an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Theo số liệu thống kê của Trademap, kim
ngạch nhập khẩu thịt lợn đông lạnh, thịt gia cầm đông lạnh và nội tạng của Việt
Nam từ thị trường EU ngày càng tăng. Tổng kim ngạch nhập khẩu ba mặt hàng này
năm 2010 chỉ đạt 42,03 triệu USD, đã tăng lên 4,2 lần trong năm 2019, đạt 177,71
triệu USD.
Trái cây cũng là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu với kim ngạch lớn từ thế giới.
Việt Nam nhập khẩu từ thị trường EU chủ yếu là quả táo và quả lê. Từ năm 2011 –
2014, kim ngạch nhập khẩu hai mặt hàng này còn thấp, nhưng từ năm 2015 – 2019,
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9
Trứng, bơ, sữa Thịt lợn Gia cầm Nội tạng
43
trị giá nhập khẩu táo và lê từ EU của Việt Nam ngày càng tăng cao. Năm 2019, kim
ngạch nhập khẩu đạt hơn 15 triệu USD gấp gần 16 lần so với năm 2015.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện kim ngạch nhập khẩu mặt hàng Táo và Lê của
EU giai đoạn 2010 - 2019:
ĐVT: Triệu USD
Biểu đồ 2.14: Kim ngạch nhập khẩu quả táo, lê từ EU năm 2010 – 2019
(Nguồn: Trademap 2020)
2.2. Phân tích tác động của Hiệp định EVFTA đến ngành nông sản Việt Nam
2.2.1. Thuế quan
Tham gia Hiệp định EVFTA, Việt Nam có một bước đột phá trong quá trình
thiết lập mối quan hệ giao thương với Liên minh Châu Âu. EU gồm 27 nước thành
viên với dân số lên tới 500 triệu người (chiếm 7,3% dân số thế giới), chiếm khoảng
22% (16,2 nghìn tỷ USD năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn
tỷ USD năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (Bộ Ngoại giao, vụ
Châu Âu, 2015). EVFTA đã mở ra cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu nông sản
rộng lớn và tiềm năng cho Việt Nam. Khi hiệp định có hiệu lực, hàng rào thuế quan
đối với các mặt hàng nông sản được cắt giảm ngay. Thuế các mặt hàng gạo về 0%
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Táo, lê
44
sau 3 – 7 năm; rau quả có 520/556 dòng thuế về 0%, rau quả chế biến cũng có
85,6% dòng thuế về 0%; hạt điều hưởng thuế 0%; cà phê và hạt tiêu có 93% dòng
thuế về 0%. Thuế nhập khẩu giảm, giúp cho giá xuất khẩu nông sản Việt Nam sang
EU thấp, tăng tính cạnh tranh cho nông sản Việt tại EU.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải cắt giảm các hàng rào thuế quan cho hàng
nông sản có xuất xứ từ EU, đồng nghĩa phải sẵn sàng cho việc tiếp nhận ồ ạt các sản
phẩm nhập khẩu từ EU. Hàng hóa của EU vào Việt Nam dễ dàng hơn, giá giảm hơn
do không phải chịu thuế nhập khẩu và chất lượng sản phẩm luôn được đánh giá cao,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực thẩm, mẫu mã đẹp. Điều này dẫn đến áp lực cạnh
tranh cho sản phẩm sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu ngay tại thị trường
nội địa, thậm chí sẽ có những ngày phải thu hẹp sản xuất do không cạnh tranh được.
Thịt lợn, gà, bò, sữa và các sản phẩm từ sữa là những mặt hàng thế mạnh của EU
nhập khẩu vào Việt Nam. Hiện tại các sản phẩm này của EU xuất khẩu sang Việt
Nam chịu mức thuế từ 10-40%. Khi EVFTA có hiệu lực, thịt heo đông lạnh sẽ được
miễn giảm thuế sau 7 năm, các sản phẩm hàng ngày sau 5 năm, thực phẩm chế biến
sau 7 năm, thuế suất đối với thịt gà giảm về 0% sau 10 năm và sữa và sản phẩm từ
sữa có lộ trình giảm nhanh hơn (từ dưới 1 năm đến 3 năm). Điều này đã làm gia
tăng áp lực cạnh tranh đối với các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
2.2.2. Điều kiện xuất xứ hàng hóa
Để được hưởng ưu đãi từ EVFTA, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU phải
đáp ứng về quy tắc xuất xứ. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa
xuất khẩu sản phẩm nông sản của Việt Nam phần nhiều được nhập khẩu từ Trung
Quốc, ASEAN và các nước không thuộc khối có FTA với EU. Nếu không đảm bảo
được quy tắc xuất xứ, hàng nông sản Việt xuất khẩu sang EU chỉ được hưởng mức
thuế đại ngộ quốc gia chứ không phải là mức thuế suất 0% trong EVFTA, do đó sẽ
giảm tính cạnh tranh và lợi thế của nông sản Việt trên thị trường EU.
Hiện nay, phần đa các sản phẩm nông sản của Việt Nam đang bị EU yêu cầu
áp dụng quy tắc xuất xứ thuần túy. Quy tắc xuất xứ thuần túy được quy định trọng
EVFTA khi áp dụng cho các mặt hàng nông sản có thể được hiểu như sau: Các sản
45
phẩm được xem là có xuất xứ thuần túy tại Việt Nam nếu như: sản phẩm thực vật và
rau quả được trồng, thu hoạch hoặc thu lượm tại Việt Nam; động vật sống được sinh
ra và nuôi ở Việt Nam; sản phẩm từ động vật sống được nuôi ở Việt Nam, sản phẩm
thu được từ giết mổ động vật sống được sinh ra và nuôi ở Việt Nam; tất cả các sản
phẩm được chế biến tại Việt Nam chỉ từ các sản phẩm được nêu ở trên. Như vậy,
đối với các sản phẩm được yêu cầu xuất xứ thuần túy chỉ cần 1% nguyên liệu được
nhập khẩu từ nước khác thì sẽ không được áp dụng ưu đãi thuế quan. Ngoài quy
định về sản phẩm có xuất xứ thuần túy, EVFTA cũng có quy định riêng với một số
mặt hàng, cụ thể như: Sản phẩm bơ sữa, sản phẩm ăn được gốc động vật có khối
lượng đường sử dụng không quá 20% khối lượng sản phẩm cuối cùng, sản phẩm
chế biến từ rau củ có hàm lượng đường không xuất xứ không được quá 20%; đối
với rượu và đồ uống có cồn, nho nguyên liệu yêu cầu xuất xứ thuần túy và lượng
đường không xuất xứ tối đa là 20%.
Hạt điều, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang
EU, được nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigera (không
thuộc khối có FTA với EU). Trong khi, EVFTA có quy định khá chặt chẽ về nguồn
gốc xuất xứ với hạt điều khi xem công đoạn gia công, bóc vỏ hạt điều là chế biến
giản đơn. Do đó, muốn xuất khẩu hạt điều được hưởng lợi về thuế quan, ngành điều
nhân của nước ta phải chế biến từ nguồn điều nguyên liệu trong nước hoặc từ quốc
gia có FTA với EU.
Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển nên phần lớn nguồn
nguyên, phụ liệu đế sản xuất hàng xuất khẩu phải nhập khẩu, 70% nguồn nguyên
liệu cho chế biến nông sản là nhập khẩu thì quy tắc xuất xứ trong EVFTA là một
thách thức rất lớn của hàng nông sản Việt Nam vào EU.
2.2.3. Hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại
EU được biết đến là một thị trường vô cùng tiềm năng nhưng cũng rất khắt
khe với các yêu cầu chất lượng sản phẩm cao cho tất cả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tac_dong_cua_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_viet_nam_eu.pdf