TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .i
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.1
1.1. Lý do chọn đề tài .1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.2
1.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .2
1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .8
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .10
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10
1.5. Phương pháp nghiên cứu .10
1.6. Cấu trúc luận văn .11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỀU HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU
HỐI ĐẾN NỀN KINH TẾ .13
2.1. Lý thuyết chung về di cư .13
2.1.1. Thuyết tân cổ điển .14
2.1.2. Thuyết lịch sử - cấu trúc.14
2.1.3. Thuyết kinh tế mới về di cư lao động.15
2.2. Lý thuyết chung về kiều hối .15
2.2.1. Động lực tạo kiều hối .17
2.2.2. Mục đích sử dụng kiều hối .18
2.3. Lý thuyết chung về tác động của kiều hối lên nền kinh tế .20
2.3.1. Kiều hối và phân phối thu nhập .20
2.3.2. Kiều hối và tăng trưởng kinh tế.22
2.3.3. Kiều hối và cán cân thanh toán .26
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN NỀN
KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN .28
3.1. Tổng quan về nền kinh tế ASEAN .28
3.2. Tổng quan về kiều hối của ASEAN .31
3.3. Tổng quan về tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số nước ASEAN
.36
3.3.1. Kiều hối và phân phối thu nhập ở một số nước ASEAN .36
3.3.2. Kiều hối và tăng trưởng kinh tế ở một số nước ASEAN .37
85 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số nước Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lũy tư bản của
nền kinh tế bằng hiệu ứng làm ổn định nền kinh tế vĩ mô nội địa. Ở
một mức độ nhất định, các luồng kiều hối giúp cho nền kinh tế bớt
biến động, từ đó làm giảm chi phí rủi ro của một khoản đầu tư, kết
quả là làm cho các cơ hội đầu tư trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
23
Tuy nhiên, các tác động của kiều hối không phải lúc nào cũng
có thể tác động tích cực. Hoàn toàn có thể xảy ra khả năng kiều hối
sẽ được người nhận chi hết cho tiêu dùng cuối cùng chứ không được
đầu tư. Đặc biệt, khi nguồn kiều hối được nhận là đều đặn, nó càng
có xu hướng kích thích tiêu dùng của người nhận hơn là kích thích
đầu tư. Ngoài ra, ở các nền kinh tế phát triển, thậm chí đang phát
triển, thị trường tài chính ở đây đã phát triển ở một mức độ khá cao,
khiến cho các rào cản tài chính không còn nhiều, từ đó, tác động của
kiều hối đến việc làm giảm tác động tiêu cực của thị trường tài chính
kém phát triển cũng không còn nhiều.
Kiều hối và tích lũy vốn con người.
Kiều hối có thể làm tăng đầu tư vào con người, bằng cách trực
tiếp, như trang trải các chi phí sinh hoạt, giáo dục, y tế,, hoặc bằng
cách gián tiếp như cho phép trẻ em nghèo không phải nghỉ học sớm
để đi làm phụ giúp gia đình, từ đó làm tăng vốn con người. Edwards
và Ureta (2003) sau khi nghiên cứu 8000 gia đình ở El San-va-do, đã
kết luận rằng kiều hối đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì việc
học của các trẻ em nơi đây. Tuy nhiên, tác động theo dạng này còn
phụ thuộc vào tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động trong nước của
những người nhận kiều hối. Nếu một tỷ lệ lớn trẻ em, sau khi được
hưởng lợi từ kiều hối, di cư đến một quốc gia khác, thì kiều hối khó
có tác động tích cực đến tích lũy vốn con người (Barajas, A., và các
cộng sự, 2009).
2.3.2.2. Kiều hối và phát triển lực lượng lao động
Kiều hối có thể ảnh hưởng đến lực lượng lao động thông qua tỷ
lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ sinh.
Thông qua tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, kiều hối có thể có
tác động tiêu cực đến lực lượng lao động do lượng kiều hối lớn có
thể làm giảm nỗ lực lao động của người nhận, người nhận có thể
24
không cần lao động mà sống nhờ vào kiều hối, từ đó tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động và nguồn cung lao động của nền kinh tế sẽ bị
giảm. Kozelt và Alderman (1990), nghiên cứu tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động và nguồn cung lao động tại Pakistan, đã tìm thấy mối
quan hệ ngược chiều đáng chú ý giữa kiều hối và tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động nam.
Thông qua tỷ lệ sinh, có thể cho rằng điều kiện kinh tế tốt hơn
và nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, kết quả của việc nhận được kiều hối,
có thể làm tăng tỷ lệ sinh, từ đó làm tăng nguồn cung lao động. Tuy
nhiên, giả thiết này không thực sự được chứng minh trên thực tế.
Fargues (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hai chỉ số này ở Ma-
rốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, kết quả là mối quan hệ thuận mạnh ở Ai
Cập và mối quan hệ nghịch mạnh ở Ma-rốc và Thổ Nghĩ Kỳ.
2.3.2.3. Kiều hối và năng suất các nhân tố tổng hợp
Theo Barajas, A., và các cộng sự (2009), kiều hối có thể tác
động đến năng suất các nhân tố tổng hợp thông qua hiệu quả của việc
đầu tư nội địa, cũng như quy mô của các khu vực kinh tế tạo ra ảnh
hưởng ngoại lai tích cực. Các tác động này lại phụ thuộc vào các
nhân tố cụ thể của từng nền kinh tế.
Tác động của kiều hối đến hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào chất
lượng của trung gian tài chính trong nước đầu tư các khoản kiều hối
đó. Trong trường hợp kiều hối được người di cư chuyển về nước cho
người thân, sau đó người thân đóng vai trò trung gian đầu tư khoản
tiền này thay cho người di cư, nếu người thân có năng lực đầu tư thấp
hơn năng lực đầu tư của các trung gian tài chính trong nước khác, thì
rõ ràng hiệu quả của khoản tiền này dưới dạng kiều hối sẽ thấp hơn
hiệu quả của khoản tiền này dưới dạng dòng tiền đầu tư trực tiếp cho
các trung gian tài chính. Đồng thời, hiệu quả tác động của kiều hối
cũng phụ thuộc vào lượng kiều hối được sử dụng để đầu tư.
25
Kiều hối cũng có thể ảnh hưởng đến năng lực phân phối tư liệu
sản xuất của nền kinh tế nhận kiều hối. Kiều hối làm tăng lượng vốn
chảy vào hệ thống ngân hàng, từ đó có thể thúc đẩy sự phát triển tài
chính, dẫn đến góp phần tăng trưởng kinh tế, thông qua hai cách thức:
Một là tăng tính kinh tế theo quy mô của các trung gian tài chính; hai
là tác động kinh tế chính trị, mà người gửi tiền giá trị lớn hơn có khả
năng tạo áp lực để chính phủ thực hiện cải cách làm tăng hiệu quả
của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, những tác động tích cực kể trên
đều không chắc chắn. Người gửi tiền có thể vận động chính phủ thực
hiện các thay đổi đảm bảo sự an toàn cho tài sản của họ, thay vì làm
tăng tính hiệu quả của hệ thống tài chính, do đó các ngân hàng có thể
tăng giữ tiền thay vì dùng tiền để đầu tư vào các cơ hội mạo hiểm
hơn, nhưng có khả năng sinh lời cao hơn.
Ngoài ra, còn có tác động kinh tế chính trị của kiều hối. Kiều
hối cung cấp nguồn thu nhập không phụ thuộc vào quá trình sản xuất
nội địa cho các cá nhân. Từ đó, quan tâm của các cá nhân đối với nền
kinh tế nội địa giảm đi, kết quả là các chính sách của chính phủ không
được suy tính kỹ càng khi không có sự giám sát của người dân sẽ có
hiệu ngày càng thấp. Hiệu quả của các chính sách chính phủ thấp đi,
trong dài hạn nền kinh tế đi xuống. Tác động của nền kinh tế kém
hiệu quả một phần được chuyển cho những người di cư ở nước ngoài,
làm cho hiệu quả kém của nền kinh tế bớt rõ ràng hơn, khiến chính
phủ không có nhu cầu cải cách kinh tế. Khi cuộc sống của người thân
trong nước gặp khó khăn, người di cư có thể tăng chuyển kiều hối về
nước để hỗ trợ người thân. Điều này làm cho tình hình trong nước
càng thêm trầm trọng. Như vậy, kiều hối có thể tác động đến hiệu
quả hoạt động của chính phủ nước nhận kiều hối. Chính phủ hoạt
động kém sẽ tác động tiêu cực đến cả tích lũy tư bản, tăng trưởng lực
lượng lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp. Abdih và các cộng
26
sự (2008) đã chứng minh được tác động tiêu cực của kiều hối lên
chất lượng của chính phủ nước nhận kiều hối.
Nhìn chung, kiều hối có thể có nhiều tác động lớn, theo nhiều
chiều hướng, thậm chí trái ngược nhau, đến tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, các tác động này lại không chắc chắn, có thể xảy ra có thể
không.
2.3.3. Kiều hối và cán cân thanh toán
Không chỉ có tác động đến thu nhập của hộ gia đình và tăng trưởng
kinh tế mà kiều hối còn có tác động đến cán cân thanh toán của quốc gia
nhận kiều hối.
Theo OECD (2006), kiều hối có thể có tác động trực tiếp làm giảm
thâm hụt cán cân thanh toán, đồng thời làm giảm thiếu hụt nguồn cung
ngoại tệ của quốc gia nhận kiều hối. Luồng ngoại tệ này có thể làm giảm
tác động tiêu cực của thâm hụt cán cân thanh toán đến nền kinh tế.
Tuy nhiên, kiều hối cũng có thể có những tác động gián tiếp tiêu cực
lên cán cân thanh toán của quốc gia nhận kiều hối, tùy thuộc vào tác động
của kiều hối đến sản xuất, và xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Một trong
những yếu tố quan trọng cần xét đến là liệu nhu cầu tăng thêm trong nước
do kiều hối tăng có thể được đáp ứng bằng sản xuất trong nước hay không.
Nếu sản xuất trong nước không có khả năng đáp ứng được nhu cầu tăng
cao của hộ gia đình do thu nhập tăng nhờ kiều hối, nhập khẩu vào quốc
gia đó sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu, từ đó làm tăng thâm hụt cán cân
thanh toán.
Một tác động tiêu cực khác của kiều hối đến cán cân thanh toán xảy
ra kiều hối có thể làm tăng tỷ giá hối đoái thực cân bằng (Montiel, 2006).
Tác động của kiều hối đến giá trị đồng nội tệ thông qua biến tỷ giá hối
đoái được nghiên cứu và định nghĩa thành thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan”,
thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên để mô tả hiện tượng tại Hà Lan,
khi ngành khai thác khí ga tự nhiên phát triển thu hút dòng vốn nước ngoài
từ đó làm tăng giá trị của đồng nội tệ nước này, làm cho giá hàng hóa xuất
27
khẩu đắt hơn và hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn tương đối, nên làm giảm khả
năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Hà Lan vì vậy ảnh hưởng tiêu
cực lên cán cân thương mại (Nguyễn Phúc Cảnh. 2015). Tuy nhiên, quan
hệ giữa kiều hối và tỷ giá hối đoái thực cân bằng cũng không chắc chắn,
và phụ thuộc vào đặc điểm của khu vực sản xuất ở mỗi nền kinh tế.
Phần tiếp theo sẽ xem xét cụ thể một số tác động của kiều hối đến nền kinh tế
của một số nước ASEAN.
28
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN
NỀN KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN
Chương này sẽ giới thiệu một cách sơ lược về kiều hối và tác động của nó đến
nền kinh tế của một số nước ASEAN, từ đó có thể thấy được thực trạng tác động kiều
hối hiện nay của một số nước trong phạm vi nghiên cứu.
3.1. Tổng quan về nền kinh tế ASEAN
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía
nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, bao gồm 11 quốc
gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lay-xi-a
My-an-ma, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Bru-nây.
Năm 1967, năm quốc gia tại khu vực Đông Nam Á là Thái Lan,
In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xinh-ga-po, và Phi-líp-pin thành lập Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Sau đó, tổ chức này tiếp tục kết nạp
thành viên. Từ năm 1999 đến nay, ASEAN có 10 thành viên chính là 10 quốc
gia tại khu vực Đông Nam Á bao gồm, Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a ,
Lào, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Bru-nây.
Hình 3.1. Vị trí các nước ASEAN
29
ASEAN bao gồm diện tích đất gần 4,49 triệu km², chiếm khoảng 3% tổng
diện tích đất của Trái Đất, và có số dân năm 2015 là gần 629 triệu người, khoảng
8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN lớn hơn ba lần so với vùng đất
liền. Năm 2015, tổng GDP danh nghĩa tại ASEAN là hơn 2,4 nghìn tỷ Đô-la
Mỹ. Nếu ASEAN là một thực thể duy nhất, quốc gia đó sẽ xếp hạng trong các
nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Đức
(ASEAN Secretariat, 2016).
Biểu đồ 3.1. GDP các quốc gia cao nhất thế giới
Nguồn: ASEAN Secretariat (2016)
Năm 2016, ASEAN vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 của thế giới
và thứ 3 châu Á với GDP đạt 2.550 tỷ USD năm 2016. Đến năm 2020,
ASEAN được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu.
Trong suốt hơn 20 năm qua, trừ khoảng thời gian khủng hoảng tài chính
1997 – 1998 và khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009, tốc độ tăng trưởng
GDP của khối ASEAN đạt mức trung bình khoảng 6%, thuộc loại cao nhất thế
giới.
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
18,000
20,000
Mỹ EU Trung
Quốc
Nhật
Bản
ASEAN Ấn Độ Ca-na-đa Hàn
Quốc
Nga Úc
Tỷ
Đ
ô
-l
a
M
ỹ
30
Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước ASEAN
(2010 – 2015)
Nguồn: ASEAN Secretariat (2016)
Trong những năm qua, các nước ASEAN đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong quá trình xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt một số quốc gia như Việt
Nam hay In-đô-nê-xi-a, tỷ lệ dân số sống trong mức nghèo cùng cực (có thu
nhập một ngày dưới 1,9 đô-la Mỹ (tính theo ngang giá sức mua năm 2011) đã
giảm một nửa trong vòng khoảng 5 năm.
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ dân số nghèo cùng cực ở một số nước ASEAN
(1996 – 2012)
Nguồn: World Bank (2018)
-4
-2
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
2010 2011 2012 2013 2014 2015
%
Bru-nây Cam-pu-chia In-đô-nê-xi-a Lào
Ma-lay-xi-a My-an-ma Phi-líp-pin Sin-ga-po
Thái Lan Việt Nam ASEAN
0
10
20
30
40
50
60
70
1996 1997 1998 1999 2000 2002 2004 2006 2007 2008 2009 2010 2012
%
d
ân
s
ố
In-đô-nê-si-a Lào Phi-líp-pin Thái Lan Việt Nam
31
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 (Phi-líp-pin, 2007), các nhà lãnh
đạo ASEAN đã thống nhất sẽ thành lập Cộng đồng ASEAN từ năm 2015, bằng
Tuyên bố Xe-bu về Đẩy nhanh việc Thành lập Cộng đồng ASEAN vào 2015.
Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột chính là Chính trị - An ninh, Kinh tế, và Văn
hóa – Xã hội. Năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập
trong Cộng đồng ASEAN bằng việc thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng
AEC 2025 (AEC Blueprint 2025), với mục tiêu tạo dựng một cộng đồng kinh
tế liên kết, hội nhập cao, cạnh tranh, sáng tạo và năng động, với kết nối và hợp
tác chuyên ngành được tăng cường, bền bỉ hơn, bao trùm, hướng đến con người,
lấy con người làm trung tâm, và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu; với bốn trụ
cột của AEC gồm: (1) Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; (2) Một khu vực
kinh tế cạnh tranh; (3) Một khu vực phát triển đồng đều và (4) Hội nhập với nền
kinh tế toàn cầu.
3.2. Tổng quan về kiều hối của ASEAN
Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2017a), lượng kiều hối toàn cầu
đã tăng nhanh chóng trong hơn hai thập kỷ qua. Năm 1990, lượng kiều hối toàn
cầu là khoảng 64 tỷ Đô-la Mỹ. Sau 10 năm, vào năm 2000, con số này đã tăng
gần gấp đôi, đạt khoảng 126,8 tỷ Đô-la Mỹ. Đến năm 2010, lượng kiều hối toàn
cầu tăng khoảng 3,6 lần, lên mức khoảng 462 tỷ Đô-la Mỹ.
Biểu đồ 3.4. Lượng kiều hối toàn cầu (1990 – 2017).
Nguồn: World Bank (2017a).
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
1
9
9
0
1
9
9
1
1
9
9
2
1
9
9
3
1
9
9
4
1
9
9
5
1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7
2
0
0
8
2
0
0
9
2
0
1
0
2
0
1
1
2
0
1
2
2
0
1
3
2
0
1
4
2
0
1
5
2
0
1
6
2
0
1
7
p
Tr
iệ
u
U
SD
32
Ở các nước đang phát triển, kiều hối là nguồn thu nhập quan trọng, lớn
hơn bất kỳ nguồn viện trợ phát triển chính thức nào mà các nước này nhận được,
không những thế khoảng chênh lệch giữa hai dòng tiền này ngày càng tăng,
đồng thời, kiều hối cũng ổn định hơn các nguồn vốn cá nhân (World Bank,
2017b).
Biểu đồ 3.5. Các nguồn vốn của các nước đang phát triển
(1990 – 2019).
Nguồn: World Bank (2017b).
Từ năm 2010 đến năm 2019 (số liệu dự báo), theo ước tính của Ngân hàng
Thế giới (World Bank, 2017b), các nước đang phát triển mỗi năm nhận được
hơn 70% tổng lượng kiều hối trên toàn thế giới.
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ kiều hối giữa các nhóm quốc gia (2010 – 2019f).
Nguồn: World Bank (2017b).
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2010 2014 2015 2016 2017f 2018f 2019f
các nước đang phát triển các nước phát triển
33
Những di dân sống ở nước ngoài thường tiếp tục gửi tiền trở lại tổ quốc
của họ bất chấp những khó khăn kinh tế, trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài
lại không như vậy. Chính sự ổn định của kiều hối đã kích thích nhiều nền kinh
tế mới nổi sử dụng kiều hồi như nguồn đầu tư chính, thay vì đi vay trên thị
trường vốn quốc tế.
Kiều hối có thể được chuyển qua các kênh chính thức hoặc các kênh không
chính thức. Việc thống kê chính xác lượng kiều hối qua các kênh không chính
thức thường gặp rất nhiều khó khăn, nên dữ liệu chính thức từ Ngân hàng Thế
giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế thường chỉ dựa trên các dữ liệu kiều hối qua các
kênh chính thức ghi nhận được. Trong năm 2015, lượng kiều hối toàn cầu ước
tính đạt hơn 601 tỷ Đô-la Mỹ. Con số kiều hối thực tế, bao gồm cả các khoản
chưa được ghi nhận, chuyển qua các kênh không chính thức, thậm chí cả các
kênh chính thức, có thể lớn hơn thế rất nhiều (World Bank, 2016).
ASEAN, với hơn 10 triệu người sống ở nước ngoài trong năm 2013 (ILO,
2015), là một trong những khu vực nhận được lượng kiều hối lớn nhất trên thế
giới gần 50 tỷ Đô-la Mỹ trong năm 2012, chiếm gần 10% tổng lượng kiều hối
trên thế giới.
Biểu đồ 3.7. Số lượng người di cư từ ASEAN (1960 – 2013)
Nguồn: ILO (2015)
0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
1960 1970 1980 1990 2000 2010 2013
n
gư
ờ
i
34
Số lượng kiều hối đổ vào ASEAN từ năm 2000 – 2012 tăng mạnh ở tất cả
các quốc gia trong vòng một thập kỷ qua. Trong số 10 quốc gia ASEAN, Phi-
líp-pin là quốc gia nhận được kiều hối lớn nhất là 24 tỷ Đô-la Mỹ, tương đương
với 10% GDP của quốc gia này, chiếm một nửa lượng kiều hối mà ASEAN
nhận được. Các quốc gia khác nhận được lượng kiều hối lớn trong ASEAN là
Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, và Thái Lan.
Biểu đồ 3.8. Lượng kiều hối chảy vào các nước ASEAN 2012
(triệu Đô-la Mỹ)
Nguồn: IFAD (2013)
Trong số 30 nước nhận lượng kiều hối lớn nhất trong năm 2014, có ba
nước ASEAN là Phi-líp-pin (xếp thứ 3 với khoảng 29,7 tỷ Đô-la Mỹ), Việt Nam
(xếp thứ 11 với khoảng 12,3 tỷ Đô-la Mỹ) và Thái Lan (xếp thứ 26 với khoảng
5.7 tỷ Đô-la Mỹ) (World Bank, 2016).
Biểu đồ 3.9. 5 quốc gia nhận được nhiều kiều hối nhất năm 2014
Nguồn: World Bank (2016)
24325
9052
82
256
116
4103
566
7180
75
1363 874 Phi-líp-pin
Việt Nam
Đông Ti-mo
Cam-pu-chia
Lào
Thái Lan
My-an-ma
In-đô-nê-xi-a
Bru-nây
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Pháp
Mê-hi-cô
Phi-líp-pin
Trung Quốc
Ấn Độ
Tỷ Đô-la Mỹ
35
Đối với một số quốc gia ASEAN, kiều hối đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế khi chiếm tỷ lệ cao trong GDP hàng năm, ví dụ như Phi-líp-pin là
10,7% và Việt Nam là 6,6% trong năm 2012. Với tỷ lệ kiều hối trong GDP như
thế, Phi-líp-pin xếp thứ 28 thế giới về tỷ lệ kiều hối trong GDP.
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ kiều hối trong GDP của các nước ASEAN (2012)
Nguồn: IFAD (2013)
Kiều hối được chuyển vào ASEAN theo nhiều con đường, trong đó,
chuyển qua ngân hàng là phương thức thông dụng nhất với hơn 50% lượng kiều
hối vào ASEAN được chuyển theo con đường này. Ngoài ra, bưu điện và các tổ
chức chuyển tiền trung gian khác cũng đóng một vai trò quan trọng. Ngoài ra,
các phương thức khác cũng được sử dụng nhưng không nhiều.
Thực trạng sử dụng kiều hối tại các nước ASEAN cũng có khá nhiều nét
tương đồng. Aree J. và Sirinan K. (2009) cho rằng ở Lào và Cam-pu-chia, hầu
hết người nhận kiều hối sử dụng kiều hối cho chi phí hàng ngày, thứ hai là chi
phí chăm sóc sức khỏe. Theo nghiên cứu của Ngân hàng châu Á (2006), 60%
kiều hối ở Phi-líp-pin được sử dụng để mua thực phẩm và các nhu cầu tiêu dùng
hàng ngày, sau đó là giáo dục rồi mới đến tiết kiệm. Tương tự ở In-đô-nê-xi-a,
72% người nhận kiều hối ưu tiên chi tiêu cho các nhu cầu hàng ngày, sau đó
10.7
6.6
2 1.8
1.3 1.1 1.1
0.8
0.5 0.4 0.3
0
2
4
6
8
10
12
%
36
đến nhà ở, rồi mới đến các chi phí giáo dục. Ở Ma-lay-xi-a, 81% lượng kiều hối
lại được chuyển vào tiết kiệm, thứ hai là giáo dục, cuối cùng là để mua thực
phẩm. Đối với Việt Nam, Nguyễn Thùy Linh (2006) cho rằng hộ gia đình nhận
kiều hối có khuynh hướng sử dụng phần lớn kiều hối vào nhà ở và các chi phí
hàng ngày.
3.3. Tổng quan về tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số nước
ASEAN
Một số quốc gia cụ thể trong ASEAN được lựa chọn trong phần này như
các case study để quan sát tác động của kiều hối đến nền kinh tế ở 03 khía
cạnh là: Phân phối thu nhập (giảm nghèo, bất bình đẳng thu nhập), tăng trưởng
kinh tế, và cán cân thanh toán.
3.3.1. Kiều hối và phân phối thu nhập ở một số nước ASEAN
Ở In-đô-nê-xi-a, kiều hối đóng vai trò như một trong những nguồn
thu nhập chính của những hộ gia đình có người di cư. Tỷ lệ của kiều hối
trong thu nhập của những hộ gia đình này lên đến 31,2%. Tỷ lệ này cao
hơn ở những hộ gia đình có mức thu nhập cao so với những hộ gia đình có
mức thu nhập thấp hơn. Điều này chứng tỏ những hộ gia đình có thu nhập
cao ở In-đô-nê-xi-a đang nhận được lượng kiều hối cao hơn nhiều những
hộ gia đình có thu nhập thấp. Như vậy, ở đây kiều hối đang làm gia tăng
bất bình đẳng thu nhập của những hộ gia đình nhận kiều hối.
Tuy nhiên, cũng theo ADB (2006), kiều hối có khả năng rất lớn giúp
những người nhận kiều hối thoát khỏi nghèo đói ở quốc gia này. Tỷ lệ
những người nhận kiều hối là người nghèo giảm 1,5%, mức độ nghèo của
những người nhận kiều hối cũng giảm 25,9%.
Ở Phi-líp-pin, 23% số lượng hộ gia đình có người di cư, trong số
này có nhiều gia đình còn có nhiều hơn 1 thành viên làm việc ở nước ngoài.
Nhìn chung, những hộ gia đình có người di cư có thu nhập cao hơn, tiết
kiệm cao hơn, và đầu tư vào vốn con người cao hơn so với khi không có
kiều hối. Tuy nhiên, chỉ có ít hơn 10% số lượng hộ gia đình có thu nhập
thấp được nhận kiều hối, và tỷ lệ hộ gia đình được nhận kiều hối tăng cao
37
hơn ở những hộ gia đình có thu nhập cao hơn. Như vậy, có thể thấy kiều
hối mặc dù làm giảm đói nghèo ở Phi-líp-pin nhưng lại làm trầm trọng
thêm tình trạng mất cân bằng thu nhập (ADB, 2006).
Ở Việt Nam, khoảng 6% số lượng các hộ gia đình nhận được kiều
hối, hầu hết trong số này không phải là những hộ gia đình có thu nhập
thấp. Tỷ lệ của hộ gia đình nghèo trong số những hộ gia đình được nhận
kiều hối chỉ là 3%. Tỷ lệ thấp này có thể là do chi phí cao của việc trình di
cư ở Việt Nam. Những hộ gia đình thành thị thường nhận được kiều hối
nhiều hơn những hộ gia đình ở nông thôn, và những hộ gia đình có thu
nhập cao hơn thường nhận được kiều hối nhiều hơn những hộ gia đình có
thu nhập thấp hơn. Như vậy, có thể thấy kiều hối có khả năng cao làm sâu
sắc thêm tình trạng mất cân bằng thu nhập ở Việt Nam.
Về tác động giảm nghèo của kiều hối, tỷ lệ hộ nghèo trong số những
hộ gia đình được nhận kiều hối giảm 2%. Có khả năng rất cao là hộ gia
đình nghèo nhận được kiều hối sẽ thoát nghèo (ADB, 2006).
Nhìn chung có thể thấy, ở một số nước ASEAN, kiều hối làm giảm nghèo
nhưng lại làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập.
3.3.2. Kiều hối và tăng trưởng kinh tế ở một số nước ASEAN
Trong những năm qua, một số nước ASEAN (Cam-pu-chia, In-đô-
nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam)
đều chứng kiến sự tăng trưởng đồng đều của cả kiều hối và GDP. Sự tăng
trưởng này được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.
38
Biểu đồ 3.11. GDP và kiều hối của một số nước ASEAN
(2000 - 2016)
Nguồn: World Bank (2017a)
Với sự tương đồng như thế này, có thể suy đoán có mối quan hệ tích
cực giữa kiều hối và tăng trưởng GDP ở một số nước ASEAN.
Thực ra, theo Katsushi S. và các cộng sự (2012), kiều hối có đóng
góp khá rõ rệt vào tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia ASEAN như In-
đô-nê-xi-a, Lào và Phi-líp-pin.
Ở In-đô-nê-xi-a, tỷ lệ kiều hối trên GDP năm 2009 là 1,26%. Nếu tỷ
lệ kiều hối trên GDP tăng 10% thì tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người
tăng khoảng 2,99%. Nếu tỷ lệ kiều hối trên GDP tăng 20% thì tốc độ tăng
trưởng GDP trên đầu người tăng khoảng 6,27%. Nếu tỷ lệ kiều hối trên
GDP tăng 50% thì tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người tăng khoảng
15,52%.
Ở Lào, tỷ lệ kiều hối trên GDP năm 2009 là 0,63%. Nếu tỷ lệ kiều
hối trên GDP tăng 10% thì tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người tăng
khoảng 3,12%. Nếu tỷ lệ kiều hối trên GDP tăng 20% thì tốc độ tăng
trưởng GDP trên đầu người tăng khoảng 6,24%. Nếu tỷ lệ kiều hối trên
GDP tăng 50% thì tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người tăng khoảng
15,59%.
0.00
500.00
1000.00
1500.00
2000.00
2500.00
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7
2
0
0
8
2
0
0
9
2
0
1
0
2
0
1
1
2
0
1
2
2
0
1
3
2
0
1
4
2
0
1
5
2
0
1
6
G
D
P
(
tỷ
U
SD
)
K
iề
u
h
ố
i (
tỷ
U
SD
)
GDP KIỀU HỐI
39
Ở Phi-líp-pin, tỷ lệ kiều hối trên GDP năm 2008 là 11,19%. Nếu tỷ
lệ kiều hối trên GDP tăng 10% thì tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người
tăng khoảng 3,23%. Nếu tỷ lệ kiều hối trên GDP tăng 20% thì tốc độ tăng
trưởng GDP trên đầu người tăng khoảng 6,45%. Nếu tỷ lệ kiều hối trên
GDP tăng 50% thì tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người tăng khoảng
15,59%.
Nước
tỷ lệ
kiều hối/GDP
tốc độ tăng GDP
trên đầu người
Ghi chú
In-đô-nê-
xi-a
1.26% 3.35% năm 2009
1.39% 3.45%
nếu tỷ lệ kiều hối/GDP
tăng 10%
1.51% 3.56%
nếu tỷ lệ kiều hối/GDP
tăng 20%
1.89% 3.87%
nếu tỷ lệ kiều hối/GDP
tăng 50%
Lào
0.63% 4.49% năm 2009
0.69% 4.63%
nếu tỷ lệ kiều hối/GDP
tăng 10%
0.76% 4.77%
nếu tỷ lệ kiều hối/GDP
tăng 20%
0.95% 5.19%
nếu tỷ lệ kiều hối/GDP
tăng 50%
Phi-líp-pin
1.19% 1.86% năm 2008
12.31% 1.92%
nếu tỷ lệ kiều hối/GDP
tăng 10%
13.43% 1.98%
nếu tỷ lệ kiều hối/GDP
tăng 20%
16.79% 2.15%
nếu tỷ lệ kiều hối/GDP
tăng 50%
Bảng 3.1. Tỷ lệ kiều hối/GDP và tốc độ tăng GDP trên đầu người
của In-đô-nê-xi-a, Lào và Phi-líp-pin
Nguồn: Katsushi S. và các cộng sự (2012)
3.3.3. Kiều hối và cán cân thanh toán ở một số nước ASEAN
Ở Việt Nam, kiều hối chảy về hàng năm đã tăng liên tục trong những
năm qua với tốc độ tăng trung bình trong khoảng thời gian từ năm 2000 –
2017 là khoảng 16,6%. Từ năm 2000 đến năm 2017, lượng kiều hối vào
Việt Nam đã tăng hơn 10 lần từ hơn 1,3 tỷ Đô-la Mỹ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tac_dong_cua_kieu_hoi_den_nen_kinh_te_cua_mot_so_nu.pdf