DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT. i
DANH MỤC BẢN ĐỒ.ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.iii
DANH MỤC HÌNH. v
DANH MỤC BẢNG. vi
MỞ ĐẦU . 7
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 10
1.1. Hiện tƣợng nƣớc biển dâng trên thế giới. 10
1.1.1. Những ghi nhận khoa học về xu thế thay đổi mực nước biển . 10
1.1.2. Tác động của nước biển dâng trên thế giới. 13
1.1.3. Tác động của nước biển dâng đối với Việt Nam . 15
1.2. Tổng quan về hệ sinh thái rừng ngập mặn. 16
1.2.1. Diện tích phân bố, thành phần loài cây ngập mặn thế giới & Việt
Nam . 16
1.2.2. Vai trò của rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo
vệ môi trường . 17
1.2.3. Các giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp của rừng ngập mặn. 19
1.3. Tác động của nƣớc biển dâng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn. 25
1.4. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Tiên Lãng . 28
1.5. Tính cấp thiết. 30
44 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của nước biển dâng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn tại huyện Tiên lãng, Hải Phõng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác vùng đất ngập nước (và
thay đổi)
Hấp thụ CO2
Nguồn trầm tích
Nguồn cung cấp trầm tích
Di dân, những tàn phá trực tiếp
Xói mòn
guồn cung câp trầ tích,
sóng và bão
Nguồn cung cấp trầm tích
Xâm nhập
mặn
Nước bề mặt Dòng chảy mặt Quản lý dòng chảy và sử dụng đất
Nước ngầm Lượng mưa Sử dụng đất
14
Ngập úng Lượng mưa Sử dụng đất
Nguồn Robert J.Nicholls, 2003
Theo nhóm chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WBG) tại Hội nghị các bên tham
gia (COP) 13 tổ chức ở Bali, Inđônêxia, tháng 12 năm 2007, đã thông qua “Khung
hành động về Năng lượng Sạch cho Đầu tư Phát triển” (CEIF) trong việc phân loại
mức độ ảnh hưởng của một số tác nhân chính gây biến đổi khí hậu tới 10 quốc gia bị
thiệt hại nhiều nhất trong bảng 1.3 như sau:
Bảng 1.3. Các nước bị ảnh hưởng mạnh nhất từ biến đổi khí hậu 2007
Hạn hán Lũ lụt Bão
Mực nƣớc
biển dâng 1m
Mực nƣớc
biển dâng 5m
Nông nghiệp
Malawi Bănglađét Philipin
Tất cả các
quốc đảo
Tất cả các
quốc đảo
Suđăng
Êtiopia Trung Quốc Bănglađét Việt Nam Hà Lan Sênêgan
Zimbabuê Ấn Độ Mađagasca Ai Cập Nhật Bản Zimbabuê
Ấn Độ Cămpuchia Việt Nam Tunisia Bănglađét Mali
Môzămbíc Môzămbíc Monđôva Inđônêxia Philipin Zămbia
Nigiê Lào Môngôlia Mauritania Ai Cập Môrôccô
Mauritania Pakitxtan Haiti Trung Quốc Brazin Nigiê
Eritrêa Srilanka Samoa Mêhicô Vênêzuêla Ấn Độ
Suđăng Thái Lan Tônga Myanma Sênêgan Malawi
Chad Việt Nam Trung Quốc Bănglađét Fiji Angiêri
Nguồn: Báo cáo CEIF, 2007
Hội nghị Khí hậu Paris 2015 (UN Climate Change Conference COP 21-CMP11)
kéo dài hơn một tuần cuối năm 2015 đã kết thúc với việc ký kết “Thỏa ước Khí hậu
Paris 2015” (Thỏa ước Paris) của 195 quốc gia tham dự hội nghị. Mục tiêu của Thỏa
ước Paris là giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 2 độ C và tìm kiếm
nỗ lực để hạn chế mức gia tăng không quá 1,5 độ C so với mức của thời kỳ tiền công
nghiệp (xem biểu đồ 1.4) [74,84].
15
Biểu đồ 1.4. Sự biến động nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm giai đoạn 1890 - 2010
Nguồn: JMA_NASA_NOAA 2014 [74,84]
Để đạt đến mục tiêu đó, các quốc gia sẽ duy trì và cắt giảm mức phát thải khí nhà
kính nhanh chóng cho đến khi lượng phóng thích cân bằng với lượng khí hấp thu tự
nhiên. Thỏa ước Paris kêu gọi thiết lập cơ chế minh bạch, theo dõi và giám sát; hỗ trợ
kỹ thuật và tài trợ cho các quốc gia đang phát triển và các đảo quốc nhỏ để giảm thiểu
thiệt hại và thích nghi với sự thay đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong 20 quốc gia
bị xem là nơi chịu nhiều tác động bất lợi (xem bản đồ 1.1). Thỏa ước Paris là một thỏa
ước lịch sử đánh dấu bước ngoặc của khí hậu toàn cầu, mang nhiều tham vọng nhất
trong lịch sử [71,78,79].
Bản đồ 1.1. 20 quốc gia và bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, nước biển dâng
Nguồn: AFP-COP-21[78]
Theo đánh giá tại Hội nghị Khí hậu Paris năm 2015, thì Việt Nam là một trong 20
quốc gia bị xem là các khu vực chịu nhiều tác động bất lợi, bị ảnh hưởng nặng nề nhất
của BĐKH –Nước biển dâng
1.1.3. Tác động của nước biển dâng đối với Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với diện tích đất liền là 331.212 km2 bao gồm
16
khoảng 327.480 km2 đất liền và hơn 4.200km2 đảo. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi và
hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng bằng sông Cửu
Long ở phía Nam. Thêm vào đó, có những vùng bãi bồi, đất thấp ven biển màu mỡ, là
nơi tập trung dân cư sinh sống, là cơ sở cho nhiều ngành kinh tế quốc gia phát triển.
Với đặc điểm địa hình gần biển như vậy nên Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của
nước biển dâng. Căn cứ các số liệu quan trắc tại các trạm quan trắc-thuộc mạng lưới
hải văn quốc gia, phân bố dọc bờ biển Việt Nam nhiều năm, đã thống kê, phân tích
tổng hợp và được trình bày trong các “Kịch bản biến đối khí hậu, nước biến dâng cho
Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, cho thấy tốc độ dâng thêm ở vùng
biển Việt Nam khoảng 2,8-2,9 mm/năm, thấp hơn chút ít so với tốc độ trung bình trên
thế giới (khoảng 3mm/năm).
Xu thế tăng mực nước biển trên toàn biển Đông giai đoạn 1993 -2010 là 4,7
mm/năm, phía Đông của biển Đông tăng nhanh hơn phía Tây. Dải ven biển Việt Nam
có xu thế tăng 2,9mm/năm. Các kịch bản nước biển dâng được xây dựng dựa trên mức
phát thải khí nhà kính với 3 cấp độ, dự báo đến năm 2100, bao gồm: kịch bản thấp B1,
kịch bản phát thải trung bình B2, kịch bản cao nhất A1FI [1] với dự tính mực nước
biển dâng trung bình cho toàn bộ ven bờ Việt Nam:
Kịch bản B1 nước biển dâng khoảng 49-64cm
Kịch bản B2 nước biển dâng khoảng 57-73cm
Kịch bản A1FI, nước biển dâng khoảng 78-95 cm
1.2. Tổng quan về hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái quan trọng có năng suất sinh học cao ở vùng
cửa sông ven biển nhiệt đới- cận nhiệt đới và rất nhạy cảm với các tác động của con
người và thiên nhiên.[37]
Thực tế, trong nhiều năm qua, tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang
phát triển đã chặt phá rừng ngập mặn, chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển kinh
tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa, cụ thể là làm cảng biển, khu chế xuất, vùng tái định
cư, đắp đầm nuôi thủy sản ven biển, nhất là nuôi tôm công nghiệp tại các quốc gia
đông nam Á như Thái Lan, Việt Nam.... Các nhà khoa học đã xác định được 3 nhóm
nguyên nhân chính gây suy giảm nhanh diện tích rừng ngập mặn chính, gồm: sự phá
hủy bởi con người; do ô nhiễm bởi hóa chất và do biến đổi khí hậu-nước biển dâng.
1.2.1. Diện tích phân bố, thành phần loài cây ngập mặn thế giới & Việt Nam
Cây ngập mặn có đặc điểm sinh học ưa môi trường ven biển, sống ở các vùng đất
thấp bị tác động bởi thủy triều. Các độ mặn khác nhau tạo ra nhiều loài thay đổi từ
nước lợ tới nước mặn (3-40‰), đến các môi trường có độ mặn lớn hơn gấp 2 lần độ
mặn nước biển (90‰), tại đây hàm lượng muối bị cô đặc bởi sự bốc hơi [80,82].Các
số liệu thống kê của Hiệp hội quốc tế về Hệ sinh thái cây chịu mặn (International
Society for Mangrove Ecosystems (ISME), cho thấy tổng diện tích rừng ngập mặn thế
giới khoảng 15.429.000 ha, trong đó có 6.246.000 ha tại châu Á và châu Đại dương,
5.781.000 ha ở Châu Mỹ và 3.402.000 ha ở Châu Phi (xem bản đồ 1.2) [77].
17
Bản đồ 1.2. Phân bố rừng ngập mặn thế giới năm 2000
Nguồn : ChandraGiri, 2010 [77]
Theo tác giả Wahsh (1974), Trên thế giới có khoảng 110 loài thực vật là đặc trưng
chịu mặn. Tất cả các loài cây ngập mặn của thế giới là cây lâu năm. Rừng ngập mặn có
thể được tìm thấy ở 118 quốc gia và vùng lãnh thổ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Châu Á có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất (chiếm 42%) của thế giới, tiếp theo là
châu Phi (21%), Bắc và Trung Mỹ (15%), Châu Đại Dương (12%) và Nam Mỹ (11%).
Tại Việt Nam có khoảng 37 loài cây chịu mặn điển hình và hơn 30 loài cây gia nhập
khác, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng thành phần loài cây ngập mặn
đa dạng nhất.
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
cho biết, diện tích rừng ngập mặn ven biển toàn quốc đã giảm từ 408.500 ha (năm
1943) xuống còn 156.608 ha (năm 1999), tương đương với khoảng 62% diện tích rừng
ngập mặn đã mất. Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc (theo Quyết định số 3322/QĐ-
BNN-TCLN ngày 28/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
công bố hiện trạng rừng toàn quốc thì diện tích rừng ngập mặn (RNM) Việt Nam tính
đến ngày 31/12/2013 còn lại 119.677ha. Trong đó diện tích RNM tự nhiên là 57.716ha
và diện tích RNM trồng mới là 61.961 ha [40].
1.2.2. Vai trò của rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường
Các kết quả nghiên cứu (Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản, 1984, 1993) cho
nhận định là RNM có vai trò cung cấp các dịch vụ sinh thái và vô số các sản vật hữu
ích. Trước hết, rừng ngập mặn là nơi trú ẩn, nơi sinh sản của các loài động thực vật
thủy sinh với sự phong phú và đa dạng loài, mà ở đó mỗi loài sống phát triển vòng đời
của mình đều ảnh hưởng đến sự phát triển của các giống loài khác, từ đó tạo nên hệ
sinh thái cây ngập mặn ven biển đa dạng và phong phú, góp phần tạo ra và cung cấp
nguồn giống thủy sản dồi dào. Rừng ngập mặn có 6 công năng chính, gồm:
- Cung cấp sinh kế cho con người
- Có chức năng bảo vệ phòng ngừa giảm thiểu thiệt hại từ thiên tai
18
- Giúp giảm xói lở và bảo vệ đất
- Góp phần xử lý chất xả thải và giảm ô nhiễm
- Góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu
- Cung cấp thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động - thực vật
Cùng với đó, rừng ngập mặn còn có vô số các giá trị kinh tế khác. Theo tác giả
Adger (1996) tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn, được bổ sung và xác
định nhiều hơn, được thế hiện ở hình 1.1.
Rừng ngập mặn còn là nguồn tài nguyên tái tạo. Ngay cả lá và các bộ phận khác của
cây rụng xuống, phân hủy thành chất mùn bả hữu cơ chính là nguồn thức ăn dồi dào
cho các loài động thực vật thủy sinh. Nhờ có rừng, với nguồn thức ăn dồi dào và hệ
thống rễ cây chằng chịt là môi trường sống thuận lợi và là nơi sinh sản nuôi dưỡng có
giá trị cao hơn so với những nơi không có rừng. Việc RNM được phục hồi, sản lượng
thủy sản khai thác có thể gia tăng, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế thủy sản, nông-lâm nghiệp tại các quốc gia, địa phương phát triển kinh tế, xoá
đói giảm nghèo, là điểm du lịch sinh thái thuận lợi để học tập, nghiên cứu về rừng
nhiệt đới và cải thiện mức sống của nhân dân.
Hình 1.1. Tóm tắt các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Đồng thời, RNM có thể điều hòa tiểu khí hậu, hạn chế sóng lớn gây xói lở đê bao,
bờ biển, giảm thiểu tác hại lũ quét, sóng thần. RNM có khả năng hấp thụ khí độc hại
thải ra từ sản xuất, lọc nước thải làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Thực tế cho
thấy có sự thay đổi đáng kể về môi trường theo chiều hướng thuận lợi nơi có diện tích
che phủ cây ngập mặn cao. Căn cứ trên các nghiên cứu của các chuyên gia trong và
ngoài nước, có thể phân nhóm giá trị của rừng ngập mặn theo bốn loại dịch vụ hệ sinh
thái chính (xem hình 1.2) [11,36].
19
Hình 1. 2. Các dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn
Nguồn: [11,36].
Hiệu quả có thể thấy được của những cánh rừng ngập mặn là rất lớn, đã trở thành
“bức tường xanh” chắn sóng, gió, cát, bảo vệ đê sông, đê biển, bờ đập nuôi trồng thủy,
hải sản, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do bão lũ gây ra, bảo đảm đời sống sản
xuất của nhân dân vùng ven biển thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí
hậu- nước biển dâng.
1.2.3. Các giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp của rừng ngập mặn
1.2.3.1. Các giá trị sử dụng trực tiếp
Khả năng cung cấp nguyên nhiên vật liệu:
Ở Việt Nam, các loài cây ngập mặn (CNM) còn được thống kê phân loại theo
nhóm công dụng chủ yếu (Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản, 1984, 1993) như
sau: [29]
30 loài cây cho gỗ, than, củi
14 loài cây cho tanin
24 loài cây làm phân xanh, cải tạo đất hoặc giữ đất
21 loài cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh
9 loài cây giúp tạo hợp chất giống với nguyên liệu cánh kiến đỏ
21 loài cây cung cấp phấn hoa cho ong sản xuất mật.
1 loài cho nguyên liệu để chế biến nước giải khát, chiết xuất đường, chế cồn.
Cung cấp dịch vụ giải trí du lịch, tham quan, giải trí:
Rừng ngập mặn cung cấp một số dịch vụ giải trí, du lịch thùy thuộc vào mức sống,
điều kiện thói quen của người dân. Các hoạt động du lịch bao gồm: câu cá, quan sát
chim di cư, tham quan phong cảnhHoạt động du lịch sinh thái không chỉ cung cấp
20
thêm thu nhập cho người dân, tạo được việc làm mà còn góp phần tăng cường nhận
thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, tạo thêm kinh phí hỗ trợ cho bảo tồn các hệ sinh
thái.
1.2.3.2. Các giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (RNM) là nơi cư trú ,cung cấp nguồn dinh dưỡng:
RNM hỗ trợ phát triển các quần thể sinh vật cửa sông ven biển đồng thời còn là nơi
“ương ấp” ấu thể, ấu trùng, con giống của nhiều loài sinh vật biển và duy trì đa dạng
sinh học (Mohamed & Rao, 1971; Frusher, 1983)[51,57]. Các giá trị sử dụng gián tiếp
của rừng ngập mặn gắn liều với các chức năng dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn
và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tiềm tàng cho sự phát triển nghề cá bền vững.
Rừng ngập mặn vừa tạo năng suất sơ cấp sinh học cao mà còn cung cấp một lượng
hữu cơ rơi rụng khá lớn để làm giàu cho đất rừng và vùng cửa sông ven biển, khoảng 8
– 20 tấn/ha, trong đó 79,7% là lá (Phan Nguyên Hồng và cs, 1988)[28]. Quá trình phân
hủy chuyển hóa nhờ vi sinh vật tạo ra nguồn thức ăn hữu cơ hòa tan có giá trị cho các
sinh vật khác.
Tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái RNM cao, trong đó có nhiều loài hải sản
quan trọng. Nhiều loài tôm, cua, cá, tìm đến rừng ngập mặn và cửa sông để giao
phối và đẻ trứng (Frusker, 1983; Gwyther, 1993) [51,52].
Nhiều loài động vật biển xâm nhập vào RNM để trú ẩn kiếm ăn. Nhờ vậy, RNM
trở thành nơi ương nuôi nhiều loài động vật biển, nơi dinh dưỡng của không ít những
ấu thể đến khi trưởng thành (xem hình 1.3). Một số loài cá và giáp xác coi RNM cửa
sông là nơi không thể thiếu trong chu trình sinh-phát triển, nhất là những giai đoạn
sinh trưởng sớm của vòng đời (Vũ Trung Tạng, 1994)[43].
Hình 1.3. Đời sống sinh vật liên quan đến Rừng ngập mặn
Nguồn: Báo cáo Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, 2014
Theo Ronnback (1999), mỗi năm 1ha RNM có thể tạo ra 13-756kg tôm thuộc họ Tôm
he có giá trị 91-5.292 đô la Mỹ (USD), 13-64kg cua bể với số tiền tương ứng là 39-352
USD, 257-900kg cá trị giá 475-713 USD, 500-979kg ốc, sò với giá trị tương ứng là 140-
21
274 USD. Theo Nguyễn Giang Thu (2004) các rạn san hô gần RNM phát triển tốt,
nguồn lợi cá gấp đôi những khu vực rạn san hô không ở gần RNM [39].
Rừng ngập mặn (RNM) có khả năng phân huỷ chất hữu cơ:
Nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước (Odum 1971) cho thấy RNM là
nơi lưu giữ và phân huỷ các chất thải từ nội địa [4,60]. Nhờ các vi sinh vật lên men
phân hủy mà các chất hữu cơ này trở thành chất dinh dưỡng cho nhiều sinh vật khác,
góp phần làm sạch môi trường.
Trong đất RNM có vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) tạo ra protein tinh thể mang
độc tính có khả năng tiêu diệt một số loài côn trùng gây hại cho người và động thực
vật như các loài sâu róm, sâu tơ, bọ nẹt, ấu trùng muỗi sốt rét Anopheles minimus,
muỗi gây sốt xuất huyết Aedes aegypti và Culex quinquefasciatus (Mai Thị Hằng và
Trần Thị Mỹ Hạnh (2004)[15].
Các nghiên cứu vi sinh vật trong RNM vùng ven biển hạ đồng bằng sông Hồng cho
thấy có tới 83/199 chủng nấm sợi có khả năng phân giải cặn-váng dầu ở các mức độ
khác nhau như các loài nấm sợi thuộc một số chi Penicillium, Aspergillus,
Cladosporium, Paecilomyces, Canninghamela (Đào Minh Trang và cs, 2003) làm cho
môi trường nước biển trong sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các tảo phù du quang
hợp, cung cấp Oxy cho nhiều loài hải sản. Sự phát triển của chúng cũng làm tăng
nguồn thức ăn cho các động vật ở vùng biển [4].
RNM có thể điều hòa tiểu khí hậu:
Các kết quả nghiên cứu của tác giả Blasco (1975) về khí hậu và vi khí hậu rừng, đã
có nhận xét: các quần xã RNM là có khả năng điều hòa khí hậu dịu mát hơn, giảm
nhiệt độ tối đa và điều tiết biên độ nhiệt [45]. Một ví dụ rất điển hình là việc mất rừng
do chất độc hóa học của Mỹ trong chiến trang Việt Nam. Hàng chục ngàn hecta RNM bị
phá trụi, đất bị phơi dưới ánh nắng mặt trời, nồng độ muối và phèn mặn lớp đất mặt ở
Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh có nơi lên tới 35- 40‰. Mất thảm thực vật đã ảnh
hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái, các điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu của khu vực.
Sau khi phục hồi rừng, cảnh quan và khí hậu được cải thiện theo chiều hướng tốt và
thành phố Hồ Chí Minh coi đây là “lá phổi” của thành phố (Phan Nguyên Hồng, 1999)
[24].
RNM có thể hấp thụ CO2 :
Theo tính toán, RNM có khả năng lưu trữ CO2 cao: RNM 15 tuổi giảm được 90,24
tấn CO2/ha/năm. Cân bằng lượng CO2 và O2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa
phương, giảm hiệu ứng nhà kính. Lượng khí CO2 do mỗi người thải ra trong một ngày
đủ cho 10m2 cây xanh hút hết. Theo Cebrain, 2002 đã ước tính lượng phát thải cacbon
mà rừng ngập mặn hấp thu: nếu thế giới mất 35% diện tích RNM thì sẽ có 3,8*1014 tấn
C không được lưu giữ[46]. Ở Việt Nam, rừng Trang (Kandelia obovata) có khả năng
hấp thụ CO2 rất lớn. Một ha rừng Trang 9 năm tuổi hấp thụ tương đương lượng CO2 là
99,956 tấn/năm. Rừng mới trồng (1 tuổi) hấp thụ tương đương 8.099 tấn/ha/năm.[24]
RNM góp phần mở rộng diện tích bãi bồi:
22
Ở vùng hạ lưu và cửa biển, cửa sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long,
phù sa thường lắng đọng ở lòng sông và cửa sông tạo nên những bãi bồi nửa chìm nửa
nổi. Trong điều kiện thuận lợi, sau một thời gian, các loài cây ngập mặn tiên phong sẽ
nẩy mầm và bám rễ, bẫy thêm được phù sa, tạo môi trường cho nhiều loài cây đến sau
và vùng đất bồi dần được nâng lên, chắng hạn như quá trình đã diễn ra ở Cồn Ngạn,
Cồn Lu, Cồn Mờ ở Nam Định, Cồn Trong và Cồn Ngoài ở Tây Nam mũi Cà Mau
[12].
RNM có thể hạn chế xâm nhập mặn:
Trong những năm gần đây, do chuyển đổi một số diện tích RNM ở ven biển để đắp
bờ làm ruộng sản xuất cây nông nghiệp, đặc biệt là làm đầm tôm đã hạn chế sự di
chuyển, thu hẹp phạm vi phân bố thủy triều ở ven biển, cửa sông. Dòng triều được gió
mùa hỗ trợ đã lấn sâu vào đất liền với tốc độ lớn. Mất RNM, nước mặn theo sóng gây
ra xói lở bờ sông và nhiều dải đê biển. Hậu quả là, nước mặn từng bước thẩm lậu qua
đê, xâm nhập vào đồng ruộng, khiến năng suất cây trồng giảm, tình trạng thiếu nước
ngọt, hạn hán làm tăng quá trình bốc hơi, mực nước ngầm hạ thấp, góp phần cho muối
theo mao dẫn lan lên bề mặt ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiếu nước sinh hoạt ngày
càng trầm trọng (Phan Nguyên Hồng, 1997) [24].
Rừng ngập mặn làm giảm thiểu tác hại của sóng triều, bão lụt:
Nghiên cứu về tác dụng của RNM trong việc làm giảm thế năng của sóng trong các
cơn bão do Vũ Đoàn Thái (Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái RNM) tiến hành tại
Hải Phòng cho một số kết quả rất đáng được xem xét, như:
- Rừng trang (Kandelia obovata) ở Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng: Các dải RNM ở
Bàng La được trồng từ 1997 đến 1999 trồng xen Bần chua (Sonneratia caseolaris) mật
độ thưa. Chiều cao trung bình của tán Trang là 1,72m (5 tuổi) và 1,95m (6 tuổi), Bần
chua 3,8m, chiều rộng đai rừng khoảng 650m. Thời gian đo sóng từ 11h15 đến 15h45
trong cơn bão số 6 ngày 17/9/2005 [42]. Các kết quả và phân tích cho thấy: Triều cao
nhất kết hợp với hướng gió, độ cao sóng trung bình tại vùng nước nông cách rừng
150m là 0,42m, sau chân rừng trang có chiều rộng 650m thì độ cao sóng đã giảm
xuống chỉ còn 2,5cm. Độ cao và hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình qua mỗi đoạn
rừng là: sau 150m đầu độ cao còn 0,195m và hệ số suy giảm là 53,7%; tiếp sau 250m
còn 9,4cm và 77,7%; từ sau 350m còn 5,4cm và 87,4%; đến sau 450m còn 4,9cm và
88,4%; kế sau 550m còn 4,3cm và 89,9%; sau cuối 650m còn 6,5cm và 94,1% [42].
- Kết quả nghiên cứu khác của Vũ Đoàn Thái tại xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải
Phòng với dải RNM có độ rộng 650m, chiều cao cây trung bình 3,68m, mật độ cây
khoảng 1600-1700 cây/ha có khả năng giảm tới 77% sóng trong cơn bão số 2 ngày
31/7/2005 (xem biểu đồ 1.5).
23
Biểu đồ 1.5. Biểu đồ về độ cao của sóng (bão số 2, 31/7/2005) ở phía trước và sau rừng Bần
(Sonneratia caseolaris) trồng năm 1995 tại xã Vinh Quang
Nguồn: [42]
Theo nghiên cứu của GS. Phan Nguyên Hồng tại khu vực RNM với dải thuần Bần
chua (Sonneratia caseolaris) ở khu vực Cống Rộc thuộc xã Vinh Quang trồng năm
1995 có chiều rộng khoảng 920m, chiều cao trung bình của cây 8-9m, đường kính (vị
trí 1,3m) 15-18cm cho kết quả đo độ cao sóng trong cơn bão số 7 ngày 28/9/2005 và
hệ số suy giảm sóng từ 75 -85%, từ mức 1,3m xuống 0,2-0,3m. Lúc triều cao nhất kết
hợp với gió đúng hướng với rừng, độ cao sóng trung bình tại vùng nước nông cách
rừng 180m là 0,43m, sau chân rừng bần có độ rộng 920m thì độ cao sóng đã giảm
xuống chỉ còn 6,8cm. Độ cao và hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình qua mỗi đoạn
rừng là: sau 100m đầu độ cao còn 0,39m và hệ số suy giảm là 31%; sau 300m còn
0,19m và 57%; sau 500m còn 0,13m và 69%; sau 700m còn 9,8cm và 77%; sau 920m
còn 6,8cm và 84%[42].
Rừng ngập mặn có giá trị duy trì tính đa dạng sinh học:
Tính phong phú về cấu trúc quần xã cây chịu mặn:
Chủ yếu loài Trang (Kandelia obovata), Trang (Kandelia candel) được trồng để bảo
vệ đê biển. Ở những nơi bảo vệ tốt rừng trồng, có nhiều loài khác như Sú
(Ae.corniculatum), Đâng, Vẹt dù, Mắm biển. Dọc theo bờ sông, các bãi ven cồn, loài
cây chịu mặn kém hơn như Bần chua (S.caseolaris) tái sinh tự nhiên tạo ra kiểu rừng
hỗn giao giữa trang trồng và các cây ngập mặn gia nhập. Có hai kiểu cấu trúc quần xã
chính của RNM phía bắc Việt Nam:
+ Quần xã Sú (Aegiceras corniculatum ), Bần (Sonneratia caseolaris), Mắm
(Avicennia marina ) và Ô rô (Acanthus ilicifolius) mọc xen kẽ nhau, chia thành 3 tầng
rõ rệt: tầng vượt tán là các cây Bần, mọc rải rác dọc đường biên vươn lên khỏi tán
rừng, cao 8-10m. Tầng cây chính, chiếm ưu thế sinh thái gồm Trang (K. obovata),
trang (Kandelia candel), Sú (Ae.corniculatum), Mắm biển (A.marina). Ở những nơi
đất cao có Cóc kèn (Derris trifoliata) dựa vào các cây gỗ leo lên đỉnh tầng tán, đôi khi
che phủ cả các tán khác [26,27].
+ Quần xã Trang (Kandelia obovata), Trang (Kandelia candel) – Sú (Aegiceras
corniculatum), sau nhiều năm trồng và được bảo vệ, cây có độ cao trung bình 4-5m.
24
Rừng có 2 tầng, cây Trang (K.obovata và Kandelia candel) cùng với Sú (Aegiceras
corniculatum) tái sinh tự nhiên chiếm ưu thế ở tầng trên, tầng dưới là ) Ô rô (Acanthus
ilicifolius) và Cói (Cyperus malaccensis).
Vùng đất bùn ngập triều thường xuyên các quần xã thực vật có thành phần loài không
nhiều, thường là 20 loài chính chiếm 10,4% tổng số loài nhưng chúng đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ duy trì sự ổn định các quần xã khác, như Sú (Ae.corniculatum) –
Mắm biển (Avicennia marina). Đây là kiểu quần xã ít gặp ở ven biển ở hạ lưu đồng
bằng sông Hồng vì vậy cần tiến hành bảo vệ kiểu quần xã này.
Tính phong phú của quần xã động vật đáy:
Theo Đỗ Văn Nhượng và Hoàng Ngọc Khắc (2004) đã thống kê được 138 loài động
vật đáy thuộc 4 lớp, 39 họ, 75 giống ở RNM khu vực cửa sông. Ưu thế phân bố phía
trong RNM là các loài cua họ còng, cáy(Grapsidae), và phía ngoài RNM là các loài họ
Cua cát (Ocypodidae) gồm các loài cua ma, rạm và cáy đen... Đã phát hiện các loài
Hai mảnh vỏ (Bivalvia) là các loài động vật thân mềm, gồm các loài ngao, ngán,
nghêu, hàu, sò, trai, điệp,... Phân bố ít ở vùng cửa sông, càng xa cửa sông số lượng và
mật độ càng tăng lên[9].
Tính đa dạng về các loài cá :
Khu hệ cá khá đa dạng gồm 107 loài loài thuộc 44 họ và 12 bộ, chủ yếu thuộc các
loài cá điển hình sống ở vùng cửa sông như bộ cá vược (Perciformes), Bộ cá da trơn
hay bộ cá nheo (Siluriformes), Bộ cá nhói, bộ cá nhoái, bộ cá nhái, bộ cá chuồn hay bộ
cá kìm (Beloniformes), Bộ cá đối (Mugiliformes)... Bộ cá trích (Clupeiformes) tuy chỉ
có 2 họ nhưng có tới 12 loài, là những loài có giá trị kinh tế không chỉ đối với địa
phương mà còn đối với cả vịnh Bắc Bộ (Dương Ngọc Cường và Trần Minh Khoa,
2004) [3].
Tính đa dạng về các loài lưỡng cư và bò sát
Lưỡng cư và bò sát là các động vật có xương sống máu lạnh. Động vật lưỡng cư
phải trải qua quá trình biến thái từ ấu trùng sống dưới nước tới dạng trưởng thành có
phổi thở không khí, mặc dù vài loài đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau để bảo
vệ hoặc bỏ qua giai đoạn ấu trùng ở trong nước dễ gặp nguy hiểm. Da được dùng như
cơ quan hô hấp phụ, một số loài kỳ giông và ếch thiếu phổi phụ thuộc hoàn toàn vào
da. Động vật lưỡng cư có hình dáng giống bò sát có màng ối và không cần có nước để
sinh sản. Trong những thập kỷ gần đây, đã có sự suy giảm số lượng của nhiều loài
lưỡng cư ven biển Việt Nam cũng như trên toàn cầu.
Các nhà khoa học Việt Nam đã xác định được 3 bộ động vật lưỡng cư là Anura (ếch
và cóc), Caudata / Urodela (kỳ giông), và Gymnophiona / Apoda (bộ không chân). Số
lượng các loài động vật lưỡng cư được biết đến ở Việt Nam khoảng 730 loài, trong đó
hơn 60% là các loài ếch nhái.
Tác giả Lê Nguyên Ngật và Trần Giang Hoàn (2004) đã điều tra được 37 loài, gồm
13 loài lưỡng cư (chiếm 15,85 % số loài ở Việt Nam), và 24 loài bò sát (9,30 %), ở
vùng ven biển có RNM Giao Thuỷ (kể cả vùng trong đê biển) [12].
25
Tính đa dạng về các loài chim
Có sự hiện diện của một số loài lông vũ di cư sống ở RNM, nhiều loài như mòng
két, ngỗng, vịt trời, giang, sếu là những loài chim di cư từ phương bắc đến tránh rét
trong mùa đông. Khu vực lạch triều cạn, những vũng nước sót lại và các bãi bùn là
nơi tập trung của các loài như gà nước (Rallus sp.), choi choi (Charadrius sp.), choắt
(Numenius sp., Triga sp.), giẽ giun (Gallinago sp.), cà kheo (Himantopus sp.), cò bợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003309_4186_2002977.pdf