LỜI CAM ĐOAN0 T.3
0 TLỜI CẢM ƠN0 T.4
0 TMỤC LỤC0 T .5
0 TĐẶT VẤN ĐỀ0 T.7
0 TCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN0 T.9
0 TCHƯƠNG 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU0 T . 15
0 T2.1. Mục tiêu nghiên cứu0 T.15
0 T2.2. Đối tượng nghiên cứu0 T.15
0 T2.2.1. Đối tượng nghiên cứu0 T .15
0 T2.2.2. Phạm vi nghiên cứu0 T .15
0 T2.3. Nội dung nghiên cứu0 T .15
0 T2.4. Phương pháp nghiên cứu0 T.16
0 T2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp0 T .16
0 T2.4.2. Phương pháp điều tra cộng đồng0 T.16
0 T2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa0 T.17
0 T2.4.4. Phương pháp vẽ bản đồ và tính diện tích rừng ngập mặn0 T .17
69 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đến rừng ngập mặn ở Long Sơn (tp. Vũng tàu) và giải pháp phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i công cụ
khai thác
Số lượng
(chiếc)
Tỉ lệ
(%)
1 Lưới kéo 55 36
2 Lưới vây 34 22
3 Lưới đáy 21 14
4 Te 18 12
5 Các loại câu 14 9
6 Các loại bẫy 8 7
Qua phỏng vấn, các hộ dân dùng nhiều dụng cụ để khai thác thủy sản như: lưới kéo,
lưới vây, te, bung (rập)(Bảng 4.3). Phần lớn hộ dân dùng lưới kéo và lưới vây để kéo các
loại cá, cua, dùng te để bắt tôm. Hầu hết tàu cá khai thác nghề lưới kéo vẫn mang tính chất
của nghề cá quy mô nhỏ được đóng bằng gỗ, máy tàu được sử dụng là máy cũ hoặc cải hoán
từ các máy ôtô vận tải hạng nặng. Ngoài ra, một số hộ còn dùng bung (rập) (hình 4.4) để
đánh bắt hoặc dùng các loại câu, bẫy. Tuy nhiên, việc sử dụng các dụng cụ này không phổ
biến lắm. Những năm trước đây các hộ hành nghề te khá nhiều nhưng hiện nay do nhà nước
cấm nghề te nên số lượng cũng te giảm dần. Mùa vụ khai thác thủy sản là quanh năm và phụ
thuộc vào cường độ triều trong tháng. Những tháng khai thác được nhiều nhất là từ tháng 9
đến tháng 11.
Bảng 4.3: Các loại dụng cụ và tỉ lệ các hộ được điều tra sử
dụng trong đánh bắt thủy sản của xã
b. Sản lượng khai thác
Sản lượng khai thác cá, tôm trong rừng ngập mặn những năm gần đây giảm sút
nhanh chóng (Bảng 4.4 và Hình 4.6). Theo bảng 4.4 thì sản lượng khai thác thủy sản rừng
ngập mặn có xu thế giảm dần từ năm 2007 – 2010. Đặc biệt giảm mạnh nhất từ năm 2007
đến năm 2008. Các năm còn lại sản lượng giảm ít hơn. Theo ông Huỳnh Hoàng Sơn ở thôn
2 cho biết trước năm 2008 sản lượng khai thác đối với tôm thẻ là 4 – 5 kg/ngày thì bây giờ
chỉ được 1 – 2 kg/ngày, đối với sản lượng cá các loại thì trước đây thu được 7 – 8/ngày còn
hiện nay khoảng 3 – 4 kg/ngày.
Năm Sản lượng đạt được Giá trị sản lượng
2007 1600 tấn 10 tỷ đồng
2008 1200 tấn 7.5 tỷ đồng
2009 1120 tấn 7 tỷ đồng
2010 950 tấn 5.9 tỷ đồng
Bảng 4.4: Báo cáo tình hình sản lượng khai thác thủy sản ở
rừng ngập mặn xã Long Sơn trong giai đoạn 2007 – 2010[38]
Hình 4.4: Bung (rập) – 1 loại dụng
cụ đánh bắt thủy sản của hộ dân
Hình 4.5: Người dân thôn 2 đang
kéo lưới
1600
1200
1120
950
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2007 2008 2009 2010
Sản lượng khai
thác thủy sản
Năm
4.2.1.3. Nguồn lợi thu được từ khai thác
Nhờ khối lượng mùn bã từ các cây ngập mặn được phân hủy tại chỗ, rừng ngập mặn
thu nhận các chất dinh dưỡng từ nội địa do sông chuyển ra và từ biển khơi chuyển vào do
thủy triều nên tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn rất cao trong đó có nhiều
nguồn hải sản quan trọng. Theo Ronnback (1999), mỗi năm 1 ha rừng ngập mặn có thể tạo
ra 13 – 756 kg tôm thuộc họ Tôm he có giá trị 91 – 5.292 đô la Mỹ (USD), 13 – 64 kg cua
bể với số tiền tương ứng là 39 – 352 USD, 257 – 900 kg cá qui ra tiền là 475 – 713 USD,
500 – 979 kg ốc, sò có giá trị tương ứng là 140 – 274 USD. Theo Talbot và Wilkenson
(2001) với 40.000 ha rừng ngập mặn được quản lí tốt ở Malaisia đã hỗ trợ cho ngành thủy
sản 100 triệu USD, mỗi hecta thu được 2.500 USD/năm. [12]
Khai thác và nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế chính đối với người dân xã Long
Sơn. Chính nhờ nguồn lợi thủy sản trong rừng ngập mặn mà nhiều hộ dân thoát nghèo, đưa
kinh tế địa phương phát triển. Các loại thủy sản này được bày bán tại địa phương hoặc chở
đi nơi khác để tiêu thụ hoặc phơi khô để bán với giá rẻ hơn (Hình 4.7, 4.8). Sản lượng cá
cơm trong vùng khá lớn nên ngoài việc làm thức ăn cho người dân còn được dùng để chế
biến nước mắm. Nhiều cơ sở kinh doanh đánh bắt thủy hải sản mọc lên trong vùng. Theo
kết quả điều tra từ các hộ dân thì các loại cá được khai thác nhiều nhất và giá bán tại các chợ
Hình 4.6: Biểu đồ sản lượng khai thác thủy sản ở rừng ngập
mặn xã Long Sơn trong giai đoạn 2007 – 2010
đầu mối được trình bày ở bảng 4.5. Bình quân thu nhập một hộ dân từ khai thác thủy sản
liên quan đến rừng ngập mặn là 1.500.000 – 3.000.000 đồng/tháng.
Loại thủy sản được
khai thác
Giá bán
Cá đối 40.000 – 50.000 đ/kg
Cá đục 20.000 – 30.000 đ/kg
Cá nâu 25.000 – 35.000 đ/kg
Cá cơm 10.000 – 15.000 đ/kg
Cá mú 150.000 - 180.000 đ/kg
Cá bống 40.000 – 45.000 đ/kg
Cá ngát 30.000 – 40.000 đ/kg
Cá hồng 35.000 – 40.000 đ/kg
Tôm thẻ 80.000 – 100.000 đ/kg
Tôm sú 110.000 – 130000 đ/kg
4.2.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản
Long Sơn có tiềm năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Toàn xã có diện tích đất nuôi
trồng thủy sản kể cả đất mặt nước là 2955 ha. Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 1.365 hộ
nuôi trồng thủy sản trong đó nuôi hàu là 714 hộ với diện tích là 7,73 ha; nuôi sò huyết là
103 hộ với diện tích là 32,5 ha; làm đầm là 548 hộ với diện tích là 1394 ha. [38]. Trong đó
Hình 4.7, 4.8: Cá nâu, cá chẽm, cá mú và cá đối được bày bán tại địa phương
Bảng 4.5: Giá bán của một số đối tượng thủy sản
được khai thác chủ yếu tại các chợ đầu mối
làm đầm nuôi tôm (nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng) chiếm diện tích chủ yếu trong nuôi
trồng thủy sản của xã chiếm tỉ lệ 97%.
4.2.2.1. Kiểu và vùng nuôi trong xã
Đối tượng nuôi: hàu, cá (cá chẽm, cá bóp, cá mú), tôm, sò huyết. Vùng nuôi tập trung
chủ yếu ở khu vực hạ lưu sông Chà Và thuộc xã Long Sơn: nuôi tôm sú, tôm thẻ bằng hình
thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh (một số hộ dân vẫn nuôi bằng hình thức quảng
canh); nuôi hàu chủ yếu là nuôi giàn cọc; nuôi cá bóp, cá chẽm, cá mú là nuôi lồng bè.
a. Các mô hình nuôi tôm
- Nuôi quảng canh: Đối tượng chủ yếu là tôm sú. Nuôi tôm sú trong các đập, thu hoạch
thông qua hệ thống cống, dựa vào các kì thủy triều, năng suất thấp. Nguồn tôm giống chủ
yếu lấy từ tự nhiên.
Tuy nhiên do nguồn lợi tôm ngày càng giảm nên diện tích nuôi theo hình thức này
ngày càng thu hẹp để chuyển dần sang nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh.
- Nuôi quảng canh cải tiến: Đối tượng chủ yếu là tôm sú. Diện tích tối đa không quá 1ha
để tiện chăm sóc, năng suất cao, đầu tư ít tốn kém, phù hợp cho từng hộ cá thể. Tận dụng
tôm giống và thức ăn tự nhiên nhưng có thả thêm giống, mật độ thả từ 2 – 5 con/mP2P.
Trong điều kiện giống tôm tự nhiên ngày càng ít đi thì mô hình nuôi tôm quảng cảnh
cải tiến có bổ sung thêm giống ở mật độ thấp, hoàn toàn sử dụng thức ăn tự nhiên, không
đòi hỏi vốn đầu tư nhiều nhưng năng suất ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ dân, hạn
chế rủi ro về dịch bệnh, không dùng hóa chất trong xử lí môi trường được coi là mô hình
sinh thái và mô hình này đáp ứng được một phần mục tiêu duy trì rừng ngập mặn trong xã.
- Nuôi bán thâm canh: Đối tượng chủ yếu: tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Dùng giống tự
nhiên hoặc giống nhân tạo. Thả giống mật độ 15 – 25 con/mP2P, sử dụng thức ăn công nghiệp.
b. Mô hình nuôi hàu trên sông
Nghề nuôi hàu của xã đã hình thành từ nhiều năm qua, hình thức nuôi chủ yếu là
nuôi giàn, nuôi bè (Hình 4.9) và nuôi lồng. Trong đó hình thức nuôi giàn có nhiều ưu thế do
phù hợp với điều kiện của ngư dân do vốn đầu tư ít, kĩ thuật nuôi đơn giản mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Nuôi bè dễ quản lý, dễ chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao nhưng chi phí
đầu tư cao hơn nuôi giàn. Nuôi lồng tốc độ tăng trưởng của hàu nhanh, cho năng suất cao
nhưng chi phí đầu tư cao nhất so với các hình thức khác. Được thả nuôi ở vùng bãi triều,
cửa sông ven biển nơi có nguồn thức ăn phong phú, có dòng chảy nhẹ, ít sóng gió, ít thuyền
bè qua lại. Giống hàu được lấy từ tự nhiên dựa vào đặc tính sống bám của hàu. Tiêu chuẩn
của vật bám lấy giống là phải sạch, không mùi vị, không độc, có độ cứng và độ ráp nhất
định để hàu dễ bám. Vật bám có thể là vỏ hàu (kích cỡ 5 x 10 cm), tấm phibro ximăng (20 x
30 cm hoặc 20 x 40cm) (Hình 4.10), vỏ lốp xe (15 x 25 cm), gạch ống, ngói. Trong toàn xã
các hộ dân chủ yếu dùng tấm phibro ximăng làm vật bám. Mỗi năm có 2 vụ lấy giống. Vụ
chính từ tháng 4 – 5 (tháng 3 – 4 âm lịch), vụ phụ từ tháng 9 – 10 (tháng 8 – 9 âm lịch).
Thời gian thu hoạch hàu từ 12 – 15 tháng. Diện tích nuôi hàu của các hộ dao động khá lớn,
bình quân diện tích nuôi của mỗi hộ là từ 1000 – 5000 mP2P. Ngoài ra có những hộ nuôi hào
với diện tích nhỏ hơn từ 200 – 700 mP2P và cá biệt có gia đình ông Hồ Văn Tôm ở thôn 1 nuôi
hào với diện tích lớn là 30.000 mP2P.
c. Nuôi cá lồng – Nuôi cá bằng ao đất
Đây là hình thức nuôi mới được phát triển trong những năm gần đây ở xã. Đối tượng
chủ yếu là cá chẽm, cá bóp, cá mú. Trong đó cá bóp được nuôi nhiều nhất (Hình 4.11). Hiện
nay, nguồn giống tự nhiên bị giảm sút, chất lượng giống tự nhiên lại không cao do con
giống bị đánh bắt bằng xung điện nên những con giống này thường bị yếu và khi nuôi sẽ dễ
bị thất thu. Trong xã có thôn 9 (khu vực Gò Găng) cũng có 3 trại sản xuất cá giống nhưng
chất lượng không cao nên con giống chủ yếu là giống nhập có nguồn gốc từ xã Phước Tỉnh
(thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Cà Mau, Đài Loan. Tính trung bình mỗi
hộ có từ 20 – 25 lồng (hộc) cá. Mỗi lồng có diện tích từ 25 mP2 P– 36 mP2P. Người ta chắn lưới
trong mỗi hộc sâu khoảng 3m và thả con giống. Thời gian thu hoạch cá từ khi thả giống đến
khi khai thác là 12 tháng. Trong toàn xã có 45 hộ nuôi cá lồng.
Hình 4.9: Bè nuôi hàu của hộ dân
ở Long Sơn
Hình 4.10: Tấm phibro ximăng dùng làm
vật bám cho hàu
Do nuôi cá mú trong lồng bè thường không đem lại hiệu quả cao, cá mú lại dễ bệnh
chết, nên hiện nay một số hộ dân ở Long Sơn nuôi cá mú trong ao đất. Nuôi cá mú trong ao
đất thường qui mô nhỏ vì vậy dễ chăm sóc, quản lý và chi phí ban đầu nuôi cá mú trong ao
đất thấp hơn nhiều so với nuôi lồng bè. Ngoài ra, một số hộ còn nuôi cá hường thí điểm, lấy
giống ở Cà Mau. Tuy nhiên do cá chậm lớn, khi nuôi rủi ro cao nên hiện nay không còn hộ
nào nuôi cá hường nữa.
d. Nuôi sò huyết
Sò huyết được nuôi tại bãi bồi ven sông, mặt đáy bằng phẳng, dòng chảy nhẹ, ít sóng
gió, nơi có thủy triều lên xuống, thời gian phơi bãi 5 - 6 giờ/ngày. Bãi nuôi được rào bằng
lưới mành có kích thước mắt lưới 0.5 cm, lưới được cắm sâu dưới mặt đất khoảng 0,4 m,
chiều cao từ mặt đáy lên 1 m, xung quanh cắm trụ, cọc chắn lưới thẳng nghiêng vào bên
trong một góc 60P0P, khoảng cách giữa các cọc là 3 m. Sò là đối tượng dễ nuôi, ít bệnh, ăn
thức ăn tự nhiên. Thời gian từ khi bắt đầu thả con giống đến khi thu hoạch là từ 6 tháng đến
8 tháng. Mùa vụ nuôi từ tháng 4 – 8. Con giống được cung cấp tại các bãi ươm sò giống tại
địa phương ngoài ra người dân còn thu mua ở Cà Mau.
4.2.2.2. Sản lượng nuôi hàng năm
Sản lượng nuôi trồng thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn trong xã cũng giảm liên
tục cùng với sản lượng khai thác từ năm 2007 đến năm 2010 (Bảng 4.6 và Hình 4.12).
Hình 4.11: Nuôi cá bóp kiểu lồng bè của ông
Nguyễn Văn Lộc thôn 8, xã Long Sơn
Năm Sản lượng đạt được Giá trị sản lượng
2007 1940 tấn 14 tỷ đồng
2008 1600 tấn 11.5 tỷ đồng
2009 1380 tấn 9.8 tỷ đồng
2010 1230 tấn 8 tỷ đồng
Đối tượng nuôi chủ
yếu
Sản lượng nuôi trồng đạt được
(tấn/năm)
Bảng 4.6: Báo cáo tình hình sản lượng nuôi trồng thủy sản
ở rừng ngập mặn xã Long Sơn trong giai đoạn 2007 – 2010[38]
Hình 4.12: Biểu đồ sản lượng nuôi trồng thủy sản ở rừng
ngập mặn xã Long Sơn trong giai đoạn 2007 – 2010
1940
1600
1380
1230
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
2007 2008 2009 2010
Sản lượng nuôi
trồng thủy sản
Năm
Dựa vào bảng 4.7 có thể thấy trong xã sản lượng nuôi tôm chiếm tỉ lệ cao trong toàn
xã và chiếm tỉ trọng chủ yếu trong ngành nuôi trồng thủy sản, kế đến là sản lượng hàu, các
loại cá và cuối cùng là sò huyết. Đến năm 2008 và nửa đầu năm 2009, sản lượng nuôi trồng
các loại đều giảm mạnh. Trong đó sản lượng hàu giảm mạnh nhất, hàu chết đến 95 % ở khu
vực Bến Điệp – khu vực bị ô nhiễm nguồn nước nặng nhất. Ngoài ra các loại cá, tôm cũng
chết hàng loạt và nổi lênh bềnh trên mặt nước.
4.2.2.3. Nguồn lợi thu được từ nuôi trồng
Theo điều tra từ nhiều hộ dân thì năng suất thu hoạch tôm bình quân theo mô hình
quảng canh cải tiến là 0,15 – 0,25 tấn/ha và theo mô hình bán thâm canh có năng suất bình
quân là 2 – 3 tấn/ha. Giá bán của tôm từ 50 ngàn – 300 ngàn/kg tùy theo loại tôm.
Nhiều hộ dân ở Long Sơn cho biết nuôi sò huyết cho lợi nhuận cao. Trung bình cứ
1000 mP2 Pmặt nước thả khoảng 3 – 4 tấn sò huyết giống (sò giống có giá bán 13.000 - 14.000
đồng/kg, 1kg giống khoảng 130 con) thì sau 6 - 8 tháng sò tăng trưởng đạt trọng lượng
khoảng 80 con/kg với sản lượng 7 – 8 tấn. Tuy nhiên, nhiều hộ dân chưa nắm vững các biện
pháp kỹ thuật nuôi, dẫn đến tình trạng một số ao nuôi sò huyết sau khi thả giống đã bị chết
khá nhiều. Do đó số hộ dân trong xã theo nghề nuôi sò không nhiều và hiếm thấy hộ dân
nào nuôi sò mà không đầu tư kinh tế vào nguồn khác. Họ thường nuôi kết hợp sò với các
2007 2008 2009 2010
Tôm thẻ 320 285 260 220
Tôm sú 500 460 420 380
Hàu 620 505 350 300
Sò huyết 65 58 46 40
Cá chim 85 75 68 62
Cá bóp 150 130 120 100
Cá mú 105 85 84 75
Bảng 4.7: Sản lượng nuôi trồng của một số đối tượng
nuôi chủ yếu trong toàn xã[38]
loài thủy sản khác như hàu, cá, tôm. Giá của sò huyết cũng khá cao từ 40 ngàn – 60 ngàn/kg
tùy theo kích thước của sò. Trong toàn xã, có 103 hộ nuôi sò huyết với diện tích là 32,5 ha.
Từ năm 2004, nghề nuôi hàu bắt đầu phát triển trong xã thì có nhiều hộ dân tham gia
đăng kí nuôi hàu, khi đó sản lượng hàu khá cao. Và hàu ở Long Sơn có kích thước lớn so
với vùng khác. Trung bình cứ 1000 mP2 Pmặt nước sẽ thu được 1 – 3 tấn hàu/năm. Đối với
sản lượng hàu thì ông Hoàng Nhật Duy ở thôn Bến Điệp cho biết trước năm 2008 năng suất
hàu của nhà ông bình quân từ 4 – 6 tấn/ha, trừ chi phí ban đầu chuẩn bị giàn cho hàu bám
thì mỗi năm gia đình ông thu được 60 – 70 triệu và nhiều hộ dân thoát nghèo nhờ nuôi hàu.
Giá bán của hàu từ 20 ngàn/ kg - 30 ngàn/kg tuỳ theo thời điểm của mỗi tháng.
Trong các loại thủy sản, số hộ dân nuôi cá vẫn trong xã còn hạn chế. Anh Nguyễn
Văn Tư ở thôn 2 cho biết tiền mua cá giống như sau: cá chim từ 15 ngàn – 17 ngàn
đồng/con, cá bóp 20 ngàn – 25 ngàn đồng/con, cá mú có giá cao nhất 30 ngàn đồng/con.
Thả 2000 – 3000 con giống/hộc đối với cá chim, 500 con giống/hộc đối với cá bóp, 1000
con giống/hộc đối với cá mú. Cá chim khi thu hoạch nặng 6 – 7 kg đạt năng suất đạt 6 – 7
tạ, cá bóp khi thu hoạch nặng 5 – 6 kg năng suất đạt 3 tấn, cá mú khi thu hoạch nặng 1 kg
năng suất đạt 1 tấn.
Tuy nhiên nguồn lợi do nuôi cá đem lại cao hơn nữa khi người dân biết kết hợp vừa
nuôi cá vừa kinh doanh nhà hàng lồng bè phục vụ ăn uống cho du khách. Giá bán của các
loại cá trên khá cao trong các nhà hàng như: cá mú có giá 450 ngàn đồng - 500 ngàn
đồng/kg, cá chim có giá từ 320 ngàn đồng – 350 ngàn đồng/kg, cá bóp có giá 230 ngàn
đồng/kg. Trong khi đó giá bán của các loại cá này trong các chợ đầu mối thấp hơn từ 50 –
70 % so với giá của các nhà hàng.
4.3. Các tác động đến tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn
4.3.1. Khai thác quá mức
Dân số của xã Long Sơn tính đến tháng 12/2007 là 12.899 người. Tổng số lao động
là 8771 người (chiếm tỉ lệ 68 % tổng dân số) và đây là con số nhân khẩu khá lớn trong độ
tuổi lao động. Tính từ năm 2007 đến năm 2009 số người lao động có xu hướng tăng từ 8771
người (chiếm 68 %) đến 9132 người (chiếm 69 %), hình thành nên đội ngũ khai thác tài
nguyên hùng hậu trong xã. [40]. Đặc biệt ở đây người dân sống phụ thuộc vào nguồn lợi
thủy sản trong rừng ngập mặn do đó khai thác và nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế chính
của địa phương, đóng góp quan trọng vào sự phát triển. Qua điều tra, phần lớn lao động
trong xã thiếu việc làm đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi lao động. Thời gian dành cho sản
xuất nông nghiệp chỉ chiếm 30 % quỹ thời gian trong một năm. Người dân trong xã ít có cơ
hội tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm sản xuất các ngành nghề khác với bên ngoài. Do đó mà áp
lực kinh tế xã hội trong xã lên nguồn tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn là rất
lớn dẫn đến tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên. Từ những năm 90, hàng trăm ha
rừng ngập mặn tự nhiên bị phá để làm đầm nuôi tôm thiếu qui hoạch làm diện tích rừng tự
nhiên giảm đi rất nhiều. Mặt khác, từ năm 2006, do tình trạng ô nhiễm nước trên các con
sông Chà Và, sông Rạng đã ảnh hưởng to lớn đến việc nuôi trồng thủy sản.
Theo kết quả điều tra, hệ thống ngập mặn ở thôn 6 và thôn 7 ít chịu tác động và biến
đổi nhất từ con người và môi trường. Riêng thôn 1, thôn 2, thôn Rạch Giá và thôn Bến Điệp,
do hộ dân ở đây chủ yếu là hộ nghèo nên đã chặt phá cây rừng làm chất đốt, xây dựng nhà
cửa, phá rừng làm rẫy, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép. Các vụ vi phạm này đều
bị phát hiện và xử lí hành chính.
Ngoài ra, rừng ngập mặn trong xã bị giảm sút còn do làm đầm nuôi trồng thủy sản
thiếu quy hoạch, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, quy hoạch khu công nghiệp. Trong dự án
khu công nghiệp hóa dầu thì nhà nước sẽ quy hoạch 1250 ha diện tích đất của xã để xây
dựng làm mất khoảng 300 ha rừng ngập mặn trong tổng số rừng ngập mặn của xã (bao gồm
khu vực Rạch Giá, Bến Điệp, thôn 2 và 1 phần thôn 4). Diện tích rừng ngập mặn bị mất mát
khá lớn sẽ kéo theo sự suy giảm nguồn lợi thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn do sinh
vật bị mất đi chỗ ở, nguồn thức ăn trong rừng ngập mặn (Hình 4.13, 4.14).
Hiện nay trên địa bàn xã có 1142 phương tiện đánh bắt thủy sản. Phần lớn hộ dân ở
Long Sơn là những hộ nghèo nên phương tiện khai thác thô sơ chỉ khai thác tập trung ở
Hình 4.13, 4.14: Hàng loạt cây mắm chết khô trong đầm do ô nhiễm nước
ở thôn 2 và 5
vùng ven bờ. Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy số lượng phương tiện khai thác tăng dần qua
các năm cùng với số người tham gia khai thác. Nhưng sản lượng khai thác lại giảm dần qua
các năm (Bảng 4.8). Đồng thời, thu nhập bình quân cho một người trong một ngày khai thác
cũng giảm dần. Nếu như trước năm 2007, thu nhập bình quân cho một người trong một
ngày khai thác là 150 ngàn – 200 ngàn thì hiện nay chỉ còn 50 ngàn – 100 ngàn (trừ tất cả
chi phí). Điều này chứng tỏ nguồn thủy sản liên quan tới rừng ngập mặn đang cạn kiệt dần.
Các đối tượng thủy sản chủ yếu (cá đối, cá hồng, cá mú, cá lượng, cá cơm) liên quan đến
rừng ngập mặn đều được khai thác tới ngưỡng. Riêng sản lượng tôm đã khai thác quá mức
cho phép (Bảng 4.9).
Năm Số phương tiện tham gia
đánh bắt thủy sản Sản lượng khai thác (tấn)
2007 752 1450
2008 956 1250
2009 1087 1120
2010 1142 950
Ngoài ra, một số ngư dân còn đánh bắt tận diệt hải sản bằng xung điện hay bằng ghe
giã cào. Họ dùng nguồn điện cao áp từ 1.000 - 1.500W cho đèn pha sáng dưới mặt nước để
đánh bắt cá. Theo phân tích của các ngư dân, ánh sáng với công suất lớn như vậy sẽ làm cá
chết hàng loạt. Hải sản chết nhiều nhưng chỉ thu vớt được khoảng 50%, số còn lại bị phân
hủy, gây ô nhiễm nguồn nước. Còn đối với ghe giã cào thì theo ông Nguyễn Văn Đạt ở thôn
3 cho biết, nghề giã cào đánh bắt các loài cá sống ở cả 3 tầng nước: tầng đáy, tầng giữa và
Đối tượng
Năm chủ yếu
Sản lượng khai thác (tấn/năm)
Cá
đối
Cá
chẻm
Cá
ngát
Cá
bống
Cá
mú
Tôm
thẻ
Tôm
sú
2007 250 180 115 95 130 220 325
2008 225 160 85 70 100 185 298
2009 200 130 75 64 86 120 230
2010 150 95 55 40 75 90 145
Bảng 4.8: Mối quan hệ giữa số lượng phương tiện tham gia đánh bắt
thủy sản và sản lượng khai thác thủy sản từ năm 2007 – 2010[38]
Bảng 4.9: Sản lượng khai thác các loại thủy sản chủ yếu
trong toàn xã từ năm 2007 – 2010[38]
tầng trên nên có thể “quét” sạch tất cả các loại hải sản khi quăng lưới. Vì vậy, đối với nghề
giã cào, nếu không tuân thủ qui định về mắt lưới thì sức hủy diệt nguồn lợi thủy sản rất cao.
4.3.2. Nuôi trồng thủy sản
Ngoài việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập
mặn thì nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản trong xã.
Hầu hết các tỉnh ven biển Việt Nam (18 tỉnh) các nhà lãnh đạo địa phương từ xã,
huyện, tỉnh cũng như người dân đều nhận thức muốn tạo công ăn việc làm, tích cực xóa đói
giảm nghèo thì cần phát triển mạnh nghề nuôi tôm nước lợ theo hướng sản xuất hàng hóa.
Chỉ tính riêng 8 tỉnh ven biển phía Bắc, năm 1998 sản lượng tôm sú đạt 838 tấn, năm 1999
đạt 1612 tấn, tăng 200 % so với năm 1998, năm 2000 đạt 3090 tấn, tăng 368.7 % so với năm
1998. Bình quân mức lãi cho nghề tôm sú từ 25 triệu ðồng/ha/nãm ðến 30 triệu triệu
ðồng/ha/nãm. Trong khi ðó thực lãi cho 1ha sản xuất muối ở vùng ven biển tối đa là 8 triệu
đồng/ha/năm. Một ha trồng lúa tám (thí dụ ở nông trường Rạng Đông tỉnh Ninh Bình) trồng
hai vụ lúa, đạt năng suất 10 tấn/ha/năm giá bán thóc 1600 đồng/kg trị giá 16 triệu
đồng/ha/năm. Nếu so sánh thu nhập về trồng rừng ngập mặn ven biền ở các tỉnh phía Bắc
chỉ bằng 1 % - 2.6 % so với thu nhập về thủy sản trên 1 ha mặc dù nuôi trồng thủy sản ở đây
chỉ là nuôi quảng canh. Ở các tỉnh phía Nam, do điều kiện khi hậu, môi trường nước và đất
đai thuận lợi hơn miền Bắc trong nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ, ven biển nên mức độ
phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản (đặc biệt nuôi tôm sú) lớn hơn nhiều so với các tỉnh
miền Bắc. Cho nên khuynh hướng chung ở Việt nam, các tỉnh ven biển đều thu hạp diện
tích rừng ngập mặn đề lấy đất xây dựng các đầm nuôi tôm một cách tự phát, không theo qui
hoạch tổng thể giữa các ngành lâm nghiệp, nông nghệp và thủy sản. [20].
Trên toàn bộ địa bàn xã có tổng cộng 548 hộ làm đầm để nuôi trồng thủy sản với
diện tích là 1394 ha. Số hộ làm đầm và diện tích đầm tăng nhanh qua các năm (Bảng 4.10).
Đây là cách nuôi thủy sản có liên quan và ảnh hưởng nhiều nhất đến đất rừng ngập mặn. Do
đào bới đất để đắp đầm, bao bờ, nạo vét làm xáo trộn biến đổi nhiều môi trường rừng ngập
mặn, tạo đất chua phèn tích tụ nhiều ion sắt và muối nhôm làm cây mắm trong đó chết hàng
loạt do bí nước đồng thời gây hại đến cá, tôm.[18]. Đồng thời do các hộ dân nuôi tràn lan,
thiếu qui hoạch, mang tính tự phát nên sau một thời gian các đầm của các hộ dân này lại bị
bỏ không do ô nhiễm nguồn nước gây nên dịch bệnh trên tôm, cá.
Bảng 4.10: Số hộ làm đầm nuôi trồng thủy sản và tổng diện tích đầm
trong toàn xã từ năm 2007 – 2010[38]
Năm
Số hộ làm đầm nuôi
trồng thủy sản
Diện tích đầm
(ha)
2007 162 405
2008 364 910
2009 475 1187
2010 548 1394
Một số hộ dân còn thiếu ý thức họ đã sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản làm
nước bị ô nhiễm nặng cũng làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản của rừng ngập mặn trong
xã.
4.3.3. Các tác động khác
4.3.3.1. Ô nhiễm môi trường
a. Ô nhiễm nguồn nước
Long Sơn được coi là “vựa” hàu lớn nhất tỉnh bởi có điều kiện tự nhiên thuận lợi,
nhiệt độ quanh năm ấm áp, dao động từ 24 – 34PoPC, độ mặn thích hợp, mật độ sinh vật phù
du phong phú. Vì vậy, hàu ở đây có quanh năm. Hàu nuôi ở Long Sơn lớn hơn nhiều so với
các vùng khác.
Từ năm 2006, nguồn nước tại các khu vực nuôi trồng đã bắt đầu bị ô nhiễm do nước
thải từ các doanh nghiệp chế biến hải sản trên địa bàn xã Tân hải, huyện Tân Thành và đến
nay đã chuyển sang màu đỏ quạch, mùi hôi nồng nặc. Ô nhiễm nguồn nước đã làm cho
2.698 ha mặt nước của 1.661 hộ dân nuôi trồng thủy sản bây giờ phải bỏ không. Nhiều hộ
dân phải chuyển sang nghề khác như làm thuê, làm mướn, buôn bán nhỏ lẻ. Theo ông
Huỳnh Văn Vui ở thôn 1 cho biết trước đây nhờ khai thác kết hợp với nuôi trồng thủy sản
mà gia đình ông có thể kiếm được 500 ngàn – 600 ngàn/ngày đủ trang trải cuộc sống cho
hai vợ chồng ông và các con, giờ đây khi nguồn nước ô nhiễm, gia đình ông phải chuyển
qua làm thuê chỉ kiếm được 100 ngàn/ngày, cuộc sống chật vật khó khăn.
Hình 4.15: Cá chết nổi trên sông Chà Và Hình 4.16: Cá trong ao của một hộ dân bị chết
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy: Tại khu chế biến hải sản Tân Hải có 2 cống
thoát nước thải (cống số 7 và số 6) của các nhà máy xả trực tiếp ra khu vực nuôi trồng thủy
sản của xã Long Sơn, mỗi lần xả lượng nước thải lên đến hàng trăm mP3P. Ông Bùi Văn
Dương, nhân viên quản lý đê điều (phụ trách cống xả số 6) của huyện Tân Thành cho biết,
cứ 3 ngày sẽ xả một lần với hàng trăm mP3P nước thải ra sông Chà Và và chảy tràn qua khu
vực nuôi trồng hải sản của người dân; về mùa mưa mỗi ngày xả một lần. Nếu không xả kịp
thời sẽ gây vỡ đê bởi lượng nước thải phát sinh hàng ngày rất lớn.
TT Chỉ tiêu Đơn vị Sông Chà Và Sông Rạng TCVN 5942 – 1995
1 pH 7.37 6.8 5.5 – 9
2 SS mg/l 7.57 35.3 20
3 BOD5 mg/l 59 128 <4
4 COD mg/l - - <10
5 DO mg/l 6.3 2.2 ≥6
6 Fe mg/l 2.33 0.52 4
7 NHR4RP+ mg/l 0.23 0.44 0.05
8 NOR3RP- mg/l 0.2 <0.1 10
9 NOR2RP- mg/l 0.07 - 0.01
10 DCu mg/l 6.4 - 0
11 Coliform MPN/100 ml 390 370 5000
Theo bảng 4.11, nguồn nước mặt trong khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm hữu cơ và
nhiễm dầu trên sông Chà Và. Hàm lượng BOD5 trên sông Chà Và và sông Rạng cao hơn
TCVN 5942 – 1995 từ 2 – 32 lần. Hàm lượng NHR4RP+P vượt 4.6 – 8.8 lần.[22]
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả quan trắc TCVN 5943 – 1995
1 pH - 7.95 6.5 – 8.5
2 SS mg/l 59.7 50
Bảng 4.11: Chất lượng nước tại các sông trên địa bàn xã Long Sơn[22]
Bảng 4.12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5908.pdf