LỜI CÁM ƠN. ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .2
3. Phương pháp nghiên cứu.3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
4.1. Đối tượng nghiên cứu.3
4.2. Phạm vi nghiên cứu.3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.3
6. Kết quả đạt được của luận văn .3
7. Nội dung luận văn .4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ.5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .5
1.2 Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .6
1.2.1 Khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .6
1.2.2 Đặc điểm của quá trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .7
1.2.3 Nội dung giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.8
1.2.4 Các văn bản pháp quy của Nhà nước, các cấp đối với công tác quản
lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư .12
1.2.5 Những yếu tố tác động đến công tác giải phóng mặt bằng .13
1.3 Quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư .15
1.3.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.15
1.3.2 Nội dung lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.15
103 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H
tỉnh, huyện = 85,3 % so với cùng kỳ.
- Tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 629,085 tỷ đồng = 154% KH tỉnh, = 132% KH
huyện giao, cùng kỳ là 120%.
- Tạo việc làm mới cho 2.127 lao động = 118% KH (trong đó xuất khẩu 172 lao động).
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3,3% vượt KH
- Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 96,33%.
b) Dân số và lao động
Diện tích, dân số của các xã, thị trấn được thể hiện qua hình 2.1 và Bảng 2.3
5%3,29%4,0%
8,05%
4,5%
54,2%
21,1%
Kinh Tày Nùng Sán Chày
Dao Sán Dìu Dân tộc khác
Hình 2.1 Cơ cấu dân số huyện Phú Lương năm 2017.[2]
38
Bảng 2.3 Dân số và lao động của huyện Phú Lương
Diễn giải Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ (%)
I. Tổng dân số Người 94.203 100
- Nam Người 45.957 48,8
- Nữ Người 48.246 51,2
II. Tổng số lao động LĐ
1. Theo giới tính LĐ
- Nam LĐ 37.630 52.50
- Nữ LĐ 34.041 41.50
2. Theo lứa tuổi LĐ 84.905
- Từ 5-17 tuổi LĐ 4.896 5.76
- Từ 18-60 tuổi LĐ 71.671 84.41
- Trên 60 tuổi LĐ 8.338 9.83
3. Theo trình độ nghề LĐ
- Qua đào tạo LĐ 7.472 11
- Lao động phổ thông LĐ 65.814 89
4. Theo ngành nghề LĐ 64.860
- Nông nghiệp LĐ 50.080 77
- Phi nông nghiệp LĐ 14.780 23
(Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Phú Lương, 2017) [25]
39
Bảng 2.4 Diện tích, dân số và mật độ dân số của các xã
huyện Phú Lương năm 2017
STT Tên xã, thị trấn
Diện tích
(Km
2
)
Số thôn (bản,
tổ Nhân dân)
Dân số trung
bình (Người)
Mật độ dân số
(Người/Km2)
1 Thị trấn Đu 2,13 6 4.137 1.942,25
2 Thị trấn Giang Tiên 3,81 8 3.480 913,39
3 Xã Cổ Lũng 16,47 18 8.988 545,72
4 Xã Phấn Mễ 24,8 26 10.649 429,40
5 Xã Vô Tranh 18,38 25 8.388 456,37
6 Xã Tức Tranh 25,59 24 8.757 342,20
7 Xã Phú Đô 22,59 25 5.345 236,61
8 Xã Yên Lạc 42,88 23 6.843 159,58
9 Xã Động Đạt 39,48 23 10.000 253,29
10 Xã Ôn Lương 17,24 10 3.118 180,86
11 Xã Phủ Lý 15,49 12 2.853 184,18
12 Xã Hợp Thành 8,99 10 2.493 277,31
13 Xã Yên Đổ 35,61 17 6.488 182,20
14 Xã Yên Ninh 47,19 16 6.387 135,34
15 Xã Yên Trạch 30,07 12 6.096 202,72
Tổng số 350,72 228 94.203 268,59
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phú Lương)[25]
Theo số liệu của Chi cục thông kê huyện, năm 2017 dân số thường trú trên địa bàn
huyện Phú Lương là 94.230 người, trong đó người Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm
21,1%, người Nùng 4,5%, người Sán Chày chiếm 8,05%, người Dao 4,04%, người Sán Dìu
3,29%. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như Thái, Hoa, Mông. Tỷ lệ các dân tộc được
thể hiện qua biểu đồ 2.2. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%. Mật độ dân số bình quân
chung là 268,59người/km2.. Số người đang trong độ tuổi lao động là 58.050 người, chiếm
40
61,6% tổng dân số toàn huyện. Lực lượng lao động xã hội chiếm 89,9%. Số hộ nghèo hiện
còn 1.710 hộ nghèo, chiếm 6,3% tổng số hộ của huyện. Trình độ dân trí nói chung ở phía
Nam của huyện có trình độ văn hoá cao hơn phía Bắc.[25]
Bảng 2.5 Tình hình lao động của huyện Phú Lương qua 3 năm 205-2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Tổng dân số 103.390 104.110 94.203
Trong độ tuổi lao động 58.496 64.590 58.050
Dưới độ tuổi lao động 20.546 22.138 20.208
Ngoài độ tuổi lao động 24.348 19.382 15.945
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phú Lương, 2017)[2]
c) Tình hình dân trí và thu nhập của huyện Phú Lương
Bảng 2.6 Kết quả điều tra về tình hình dân trí năm 2017
STT Trình độ văn hoá Số người Tỷ lệ (%)
1 Đại học, Cao đẳng, THCN 3.507 16,01
2 THCS, THPT 5.630 25,7
3 Tiểu học, Mẫu giáo 7.830 35,7
4 Mù chữ, trẻ em chưa đi học. 4.936 22,6
Tổng 21.903 100
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phú Lương, 2017)[2]
Nhìn chung trình độ dân trí của huyện là tương đối cao người có trình độ đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp là 3.507 người chiếm 16,01% tổng số dân, số người có
trình độ trung học cơ sở, trung học phổ thông là 5.630 người chiếm 25,7%. Đây là
thuận lợi trong công tác tuyên truyền vận động GPMB. Những người này không
những có nhận thức nhanh, đúng đắn về chế độ chính sách mà còn có thể là những
tuyên truyền viên trong công tác GPMB đối với các thành viên trong gia đình họ và
Nhân dân trong các làng, các xóm.
Đối với địa phương có dân trí cao như vậy không có chỗ để các thành phần chống đối,
gây rối lợi dụng.
41
Trình độ dân trí cao, hộ phi nông nghiệp nhiều, lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ
lớn nên thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện tương đối cao. Cụ thể mức
thu nhập được thể hiện qua bảng 2.7.
Bảng 2.7 Thu nhập bình quân đầu người của huyện Phú Lương, qua các năm
2015,2016, 2017,2018
Năm Đơn vị tính KH giao Thực hiện So sánh TH/KH (%)
2015 Triệu đồng 23 24 104,3
2016 Triệu đồng 25 25,5 102
2017 Triệu đồng 28 29 103,6
2018 Triệu đồng 27 28.5 105,6
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phú Lương, 2018).[2]
Qua bảng 2.7 ta thấy thu nhập bình quân đầu người của toàn huyện tăng dần qua các
năm. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2015-2018 chủ yếu là tăng. (riêng năm 2018
thấp hơn 2017 do xã Sơn Cẩm là đơn vị trọng điểm về phát triển kinh tế của huyện
chuyển về thành phố Thái Nguyên) Những hộ có thu nhập cao phần lớn là các hộ phi
nông nghiệp hoặc làm nông nghiệp nhưng có thành viên làm nghề khác, hộ như vậy
khi bị thu hồi đất việc ảnh hưởng đến đời sống là không nhiều.
Hộ có thu nhập thấp chủ yếu là những hộ thuần nông, không có nghề phụ vì vậy khi
thu hồi đất việc tái định cư, ổn định đời sống cần phải đặc biệt chú trọng.
d) Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống đường giao thông: Huyện có 50km với 3 đường quốc lộ là: Quốc lộ 3,
tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và đường Hồ Chí Minh, chạy theo
chiều dài của huyện, đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự giao lưu, trao đổi hàng hoá
và tiêu thụ sản phẩm của huyện. Toàn huyện có 136 km đường liên xã và 448km
đường liên thôn, các tuyến đường đã và đang được đầu tư, nâng cấp thành đường nhựa
và đường bê tông hoá theo tiêu chuẩn đường nông thôn cấp 6.
42
- Điện lưới: huyện Phú Lương có 100% xã có điện và tỷ lệ gia đình dùng điện sinh
hoạt đạt 97%. Trong vài năm gần đây Nhân dân trong vùng đang sử dụng điện tham
gia tích cực vào chương trình Nhà nước và cùng làm để đầu tư xây dựng các trạm
điện, các đường dây mới nên cơ bản huyện đã cải tạo được hệ thống điện trong vùng.
- Hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng: Do đặc điểm địa hình miền núi chia cắt bởi
nhiều thung lũng và đồi núi với những cánh đồng nhỏ hẹp nên việc tưới tiêu cho cây
trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Huyện có 29 trạm bơm điện, ngoài ra còn có các
trạm bơm dầu, các máy bơm nhỏ của gia đình và các hồ, đập chứa nước đảm bảo tưới
tiêu cho sản xuất nông nghiệp.[25]
2.1.2 Các dự án đầu tư trên địa bàn Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Công tác GPMB của hầu hết các dự án trên địa bàn đều chậm so với kế hoạch đề ra.
Nguyên nhân chính là do còn một bộ phận cán bộ và Nhân dân chưa nhận thức đúng đắn
về chính sách bồi thường hỗ trợ trong công tác GPMB, chưa chấp hành chủ trương của
Đảng và chính sách Pháp luật của Nhà nước về công tác bồi thường GPMB. Khiếu kiện
kéo dài, khiếu kiện vượt cấp liên quan đến công tác GPMB. Một số chủ đầu tư chưa
thực hiện nghiêm túc các quyết định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chưa
phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để giải quyết những vướng mắc gặp phải
trong quá trình GPMB, một số tồn tại vướng mắc nhiều năm trước đây chưa được giải
quyết dứt điểm. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục gây áp lực lên các nhà
đầu tư nên nhiều chủ đầu tư xin giãn tiến độ hoặc không có khả năng tiếp tục thực hiện
dự án gây mất lòng tin trong Nhân dân. Công tác quản lý hồ sơ ở một số xã, thị trấn
thiếu chặt chẽ cũng gây ảnh hưởng lớn đến quá trình kiểm đếm, thiết lập hồ sơ bồi
thường GPMB. Quy định về giá bồi thường nhà, vật kiến trúc và cây cối gắn liền với
đất chậm được thay đổi không phù hợp với tình hình thực tế. (Báo cáo của UBND
huyện Phú Lương).[24][25]
43
Bảng 2.8 Các dự án đã thực hiện trên địa bàn huyện Phú Lương từ năm 2015 đến hết
năm 2017
Tên dự án
Năm bắt đầu/
năm kết thúc
Diện tích thu
hồi (ha)
Số hộ bị
ảnh
hưởng
- Dự án xây dựng nhà máy may TNG 2015/2015 5,5 32
- Dự án Xây dụng khu dân cư Dương Tự Minh 2014/2015 2,7 40
- Dự án xây dựng công trình Chi cục Thuế huyện 2014/2015 0,6 10
- Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ
Mới (Bắc Kạn) theo hình thức BOT
2015/2016 64,9 887
- Dự án xây dựng Khu dân cư Đồng Danh 2015/2016 3 36
- Dự án xây dựng Bến xe khách phí Bắc tỉnh Thái Nguyên 2015/2015 2 11
- Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm Công nghiệp Sơn Cẩm 2015/2017 20 86
- Dự án nâng cấp, cải tạo QL 3 đoạn Km 75-1Km 100 theo
hình thức BOT
2015/2017 0,53 264
- Dự án TĐC Đồng Hút, xã Tức Tranh 2016/2017 4,2 38
- Dự án TĐC xóm số 7, xã Sơn Cẩm 2016/2017 3,8 26
- Dự án Chợ Trung tâm Thể thao, văn hóa xã Tức Tranh 2016/2016 3,88 9
- Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo và nghiên cứu thực địa
miền núi phía Bắc
2016/2017 6,7 40
- Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới- Ngã ba
Trung Sơn (Tuyên Quang)
2016/2017 21,4 133
- Trạm thu phí BOT Bờ Đậu 2017/2017 0,5 51
Tổng cộng 139.71 1.710
2.2 Tình hình giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư
2.2.1 Công tác bồi thường, hỗ trợ
Công tác bồi thường, hỗ trợ ở huyện được giao cho Ban bồi thường, giải phóng mặt
bằng cấp huyện là đầu mối chuyên môn giúp UBND cấp huyện về công tác bồi
thường, hỗ trợ tái định cư và được giao nhiệm vụ GPMB của dự án đầu tư, đơn vị này
sẽ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch để áp dụng chính
sách bồi thường, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và thực hiện đúng quy định; phòng
kinh tế hạ tầng thực hiện công tác thẩm định các công trình xây dựng trong phạm vi
GPMB; phòng Tài nguyên môi trường sẽ căn cứ và xác nhận nguồn gốc đất của
44
UBND xã và hồ sơ giao đất để ra quyết định thu hồi đất trên từng thửa; UBND cấp xã
có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc đất, hạn mức giao đất, phối hợp với chủ đầu tư và
các cơ quan thực hiên GPMB, các đoàn thể Nhân dân để phổ biến, tuyên truyền, vận
động người dân bị thu hồi đất chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước.
- Các bước tiến hành bồi thường, hỗ trợ:
+ Thông báo thu hồi đất
+ Tuyên truyền chính sách bồi thường, công khai chính sách, quy hoạch và các văn
bản pháp lý có liên quan đến dự án
+ Họp Hội đồng, tổ công tác, họp dân nơi có đất bị thu hồi
+ Kê khai, điều tra xác minh hiện trạng đất đai, tài sản trên đất
+ Lập, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự thảo, giải đáp
thắc mắc của Nhân dân
+ Phê duyệt phương án bồi thường và chi trả tiền
+ Bàn giao mặt bằng
+ Lựa chọn vị trí tái định cư
+ Đào tạo nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm
+ Giải quyết đơn thư, khiếu nại (nếu có).[3][26]
2.2.2 Công tác tái định cư
Tái định cư là một dự án độc lập nhưng không thể tách rời của một dự án GPMB các
dự án đầu tư và thực hiện trước khi thực hiện GPMB dự án chính, nó được quy định cụ
thể như sau:
- Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
45
- Việc lập dự án tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về
phát triển và quản lý nhà ở tái định cư và phải bảo đảm các quy định của Luật đất đai.
- Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định
cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức
bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.
- Đối với dự án khu tái định cư tập trung có phân kỳ xây dựng theo các dự án thành
phần thì tiến độ thu hồi đất và hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu
tái định cư được thực hiện theo tiến độ của từng dự án thành phần nhưng các công
trình cơ sở hạ tầng của từng dự án thành phần trong khu tái định cư phải bảo đảm kết
nối theo đúng quy hoạch chi tiết đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc bảo đảm kinh phí để thực hiện dự án tái định cư thực hiện theo quy định của
Pháp luật.[13][7]
2.2.3 Kết quả QLNN về giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện
Phú Lương trong giai đoạn 2015 - 2017
Trong giai đoạn 2015 - 2017, UBND huyện Phú Lương đã tập trung chỉ đạo giải
phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm của huyện cũng như tỉnh trên địa bàn huyện
để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ngày một tốt hơn nữa như:
2.2.3.1 Dự án xây dựng nhà máy may TNG Phú Lương
Dự án được phê duyệt thành 4 đợt phương án bồi thường, hỗ trợ: Tổng kinh phí là 21
tỷ đồng, diện tích 5,5 ha. Với số liệu sau:
46
Bảng 2.9 Các Quyết định được phê duyệt dự án xây dựng Nhà máy may TNG
Phú Lương
ĐVT: đồng
Số
đợt
Số Quyết định của
UBND huyện
Tổng phê duyệt Đã chi trả Còn lại
1 Số: 1626/QĐ-UBND
ngày 19/4/2015
11.000.649.000 11.000.649.000
0
2 Số: 1667/QĐ-UBND
Ngày 30/6/2015
6.203.410.000 6.203.410.000
0
3 Số: 2047/QĐ-UBND
Ngày 27/9/2015
2.645.326.000 2.645.326.000
0
4 Số: 4702/QĐ-UBND
Ngày 28/12/2015
1.150.615.000 1.150.615.000
0
Tổng 21.000.000.000 21.000.000.000 0
(Nguồn trích từ Ban GPMB huyện Phú Lương)[1][24]
- Đã bồi thường chi trả: 21 tỷ đồng.
- Đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư được 5,5 ha.
2.2.3.2 Dự án Xây dựng Khu dân cư Dương Tự Minh
Dự án được phê duyệt thành 4 đợt phương án bồi thường, hỗ trợ: Tổng kinh phí 15 tỷ
đồng, diện tích thu hồi 2,7 ha, với số liệu sau:
Bảng 2.10 Các Quyết định được phê duyệt dự án xây dựng khu dân cư
Dương Tự Minh
ĐVT: đồng
Số
đợt
Số Quyết định của
UBND huyện
Tổng phê duyệt Đã chi trả Còn lại
1 Số: 1127/QĐ-UBND
ngày 19/3/2015
9.530.000.000 9.530.000.000 0
2 Số: 1460/QĐ-UBND
Ngày 30/5/2015
3.678.657.000 3.678.657.000 0
3 Số: 1998/QĐ-UBND
Ngày 27/7/2015
1.224.000.000 1.224.000.000 0
4 Số: 2713/QĐ-UBND
Ngày 28/11/2015
640.728.000 640.728.000 0
Tổng 15.000.000.000 15.000.000.000 0
(Nguồn trích từ Ban GPMB huyện Phú Lương) [1][24]
47
- Đã trả được 15 tỷ đồng
- Đã bàn giao cho chủ đầu tư được 2,7 ha.
2.2.3.3 Dự án: Xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới(Bắc Kạn) theo hình
thức hợp đồng BOT
Dự án được phê duyệt thành 10 đợt phương án bồi thường, hỗ trợ: Tổng cộng 169,3 tỷ
đồng. diện tích thu hồi 64,9 ha: Với số liệu sau:
Bảng 2.11 Các Quyết định được phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường Thái
Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) theo hình thức hợp đồng BOT
ĐVT: đồng
Số
đợt
Số Quyết định của
UBND huyện Tổng phê duyệt Đã chi trả Còn lại
1 Số: 2718/QĐ-UBND
ngày 30/8/2015
45.110.000.000 45.110.000.000 0
2 Số: 2260/QĐ-UBND
Ngày 10/9/2015
55.746.698.000 55.746.698.000 0
3 Số: 2330/QĐ-UBND
Ngày 15/9/2015
30.498.898.000 30.498.898.000 0
4 Số: 2513/QĐ-UBND
Ngày 3/10/2015
17.940.790.000 17.940.790.000 0
5 Số: 2898/QĐ-UBND
ngày 21/11/2015
5.000.989.555 5.000.989.555 0
6 Số: 3017/QĐ-UBND
Ngày 15/12/2015
4.435.444.110 4.435.444.110 0
7 Số: 193/QĐ-UBND
Ngày 10/01/2016
6.008.564.000 6.008.564.000 0
8 Số: 229/QĐ-UBND
Ngày 28/01/2016
2.250.689.000 2.250.689.000 0
9 Số: 1107/QĐ-UBND
ngày 16/7/2016
1.909.777.000 1.909.777.000 0
10 Số: 1473/QĐ-UBND
Ngày 25/9/2016
398.150.335 398.150.335 0
Tổng 169.300.000.000 169.300.000.000
(Nguồn trích từ Ban GPMB huyện Phú Lương)[1][24]
48
- Đã trả được 169,3 tỷ đồng,
- Đã bàn giao cho chủ đầu tư được 64,9 ha.
2.2.3.4 Dự án: Xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới - Ngã ba Trung
Sơn (Tuyên Quang)
Dự án được phê duyệt 5 đợt phương án bồi thường, hỗ trợ: Tổng cộng 48 tỷ đồng, diện
tích thu hồi 21,4 ha. Với số liệu sau:
Bảng 2.12 Các Quyết định được phê duyệt dự án đường Hồ Chí Minh
ĐVT: đồng
Số
đợt
Số Quyết định của
UBND huyện
Tổng phê duyệt Đã chi trả Còn lại
1 Số: 2539/QĐ-UBND
ngày 17/11/2015
27.369.000.000 27.369.000.000 0
2 Số: 460/QĐ-UBND
Ngày 4/3/2017
10.954.697.000 10.954.697.000 0
3 Số: 676/QĐ-UBND
Ngày 18/4/2017
4.132.554.000 4.132.554.000 0
4 Số: 1097/QĐ-UBND
Ngày 12/7/2015
3.675.000.000 3.675.000.000 0
5 Số: 1906/QĐ-UBND
ngày 9/11/2017
1.868.749.000 1.868.749.000 0
Tổng 48.000.000.000 48.000.000.000 0
(Nguồn trích từ Ban GPMB huyện Phú Lương)[1][24]
- Đã trả được 48 tỷ đồng
- Đã bàn giao cho chủ đầu tư được 21,4 ha.
49
2.3 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về GPMB các dự án đầu tư
2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của chính quyền cấp huyện đối với giải phóng mặt
bằng các dự án đầu tư
Hình 2.2 Sơ đồ Bộ máy tổ chức QLNN về GPMB huyện Phú Lương[1][24]
2.3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Ban bồi thường GPMB huyện huyện Phú Lương:
Ban bồi thường GPMB huyện Phú Lương được thành lập theo Quyết định số 64/QĐ-
UBND ngày 01/4/2003 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Ban có chức năng và nhiệm vụ sau:
a) Chức năng: Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Phú Lương là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện Phú Lương, có chức năng tham mưu cho
Ủy ban Nhân dân huyện, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện Phú Lương
thực hiện bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện theo quy định
của Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên. Chịu sự quản lý toàn diện của Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân huyện Phú Lương.
UBND HUYỆN PHÚ LƯƠNG
Các phòng ban liên
quan
Ban bồi thường
GPMB
UBND xã
Hội đồng GPMB
Tổ công tác GPMB
50
b) Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt tổng thể
mặt bằng quy hoạch xây dựng; giúp Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ
tái định cư huyện Phú Lương xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án bồi thường
cho từng dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện sau khi được phê
duyệt, cụ thể:
Thông báo kế hoạch và thời gian cụ thể thực hiện giải phóng mặt bằng, chế độ chính
sách về bồi thường thiệt hại để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải
phóng mặt bằng biết;
Phát tờ khai và hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lập tờ khai về số lượng,
khối lượng phải bồi thường theo mẫu quy định;
Giải đáp những thắc mắc của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về công tác bồi thường
thiệt hại;
Thông báo quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thu hồi đất. Thông báo công khai
phương án bồi thường và giá trị kinh phí bồi thường cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
Căn cứ bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng hoặc thiết kế kỹ thuật đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và ranh giới thu hồi đất do cơ quan thiết kế quy hoạch định vị ngoài
thực địa, thực hiện;
Cùng người bị thu hồi đất tiến hành đo đạc xác định diện tích các loại đất theo từng
thửa đất trong phạm vi thu hồi;
Kiểm tra, kiểm kê thực tế đối chiếu với nội dung đã kê khai trong tờ khai; lập biên bản
xác định chính xác về số lượng, khối lượng bồi thường cho từng tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng;
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất; đối
chiếu, kiểm tra đo đạc thực tế đất thu hồi với giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất,
xác định diện tích đất hợp pháp, hợp lệ;
51
Kiểm tra, kiểm kê nhà xưởng, vật kiến trúc, mồ mả, cây trồng, vật nuôi và số nhân
khẩu, hộ khẩu. Công bố kết quả kiểm kê thực tế và các văn bản pháp lý của từng tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quy trình thủ tục, tính chính xác của nội dung kiểm kê
ghi trong biên bản, hồ sơ, số liệu theo đúng quy định của Nhà nước và của tỉnh;
- Tham mưu với Ủy ban Nhân dân huyện và Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ tái định cư
huyện Phú Lương áp dụng các văn bản quy định của Nhà nước để xác định giá trị bồi
thường thiệt hại cụ thể từng loại đất đai, nhà xưởng, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi
và chi phí phục vụ cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Lập hồ sơ để Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư huyện Phú
Lương xét và chuyển hồ sơ cho chủ đầu tư gồm: Tờ khai, biên bản kiểm kê, biên bản
họp xét bồi thường, các văn bản pháp lý, các tài liệu liên quan đến bồi thường giải
phóng mặt bằng của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và quyết định phê duyệt
phương án bồi thường của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thông báo công khai quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt giá trị kinh phí bồi
thường, hỗ trợ đến từng người bị thu hồi đất trong phạm vi giải phóng mặt bằng.
- Phối hợp với chủ đầu tư thanh toán dứt điểm kinh phí bồi thường, kinh phí hỗ trợ
(nếu có) cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được bồi thường thiệt hại trong phạm
vi giải phóng mặt bằng đúng thời gian quy định.
- Hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán kinh phí bồi thường thiệt hại trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt quyết toán theo đúng quy định của Nhà nước, của tỉnh.
- Tham mưu với Ủy ban Nhân dân huyện, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ tái định cư
huyện Phú Lương, phối hợp với chủ đầu tư xây dựng công trình giải quyết khiếu nại
của tổ chức và công dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn
huyện theo đúng quy định của Nhà nước.
- Quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ viên chức, người lao động của
Ban. Quản lý, sử dụng tài sản được giao, các khoản kinh phí đầu tư và các loại phí
52
phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng mục đích đúng chế độ
quy định hiện hành.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Uỷ ban Nhân dân
huyện Phú Lương.
2.3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban bồi thường GPMB huyện Phú Lương
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức Ban bồi thường GPMB huyện Phú Lương[1]
a) Ban lãnh đạo
Lãnh đạo Ban theo bổ nhiệm của Chủ tịch UBND huyện gồm: 01 Trưởng ban và 03
Phó Trưởng ban.
b) Các bộ phận chuyên môn giúp việc gồm: 04 bộ phận
- Bộ phận hành chính văn phòng:
Lập kế hoạch, phương án GPMB tổng thể các dự án;
Giúp lãnh đạo Ban theo dõi tổng hợp, thống kê, báo cáo nhiệm vụ thường xuyên của
Ban, định kỳ của huyện, của tỉnh;
Tham mưu các văn bản liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, các
văn bản khác có liên quan;
TRƯỞNG BAN GPMB
P. TRƯỞNG BAN 1
P. TRƯỞNG BAN 2
P. TRƯỞNG BAN 3
BỘ PHẬN TỔNG
HỢP THỐNG KÊ
BỘ PHẬN HÀNH
CHÍNH
BỘ PHẬN KẾ
TOÁN
53
Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác văn thư lưu trữ, hoàn thiện phương
án bồi thường, tái định cư để trình thẩm định;
Tham mưu giải quyết đơn thư, công tác bảo vệ thi công, cưỡng chế thu hồi đất;
Lập dự trù, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, báo chí, ...điều hành phương tiện
phục vụ hoạt động của Ban bảo đảm công tác;
Định kỳ tổng hợp phân loại, bình bầu cán bộ, người lao động trong cơ quan;
Các nhiệm vụ về công tác hành chính văn phòng và thực hiện các nhiệm vụ khác do
lãnh đạo ban giao;
- Bộ phận tổng hợp áp giá:
Chuẩn bị các hồ sơ, biểu mẫu có liên quan đến công tác thống kê kiểm đếm;
Tiếp nhận hồ sơ kiểm đếm của bộ phận hành chính văn phòng để tổng hợp lập phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Tổng hợp, áp giá, lập phương án chi tiết về BT, HT&TĐC của từng tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân bị thu hồi đất đảm bảo đầy đủ, chính xác, đảm bảo đúng chế độ, chính
sách theo quy định của Nhà nước.
Tham mưu tờ trình trình Hội đồng BT, HT&TĐC các dự án, thẩm định phương án chi
tiết BT, HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
Phối hợp với các chức năng để giải quyết các vướng mắc và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục
thanh quyết toán kinh phí các dự án.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của lãnh đạo ban.
- Bộ phận Kế toán tài vụ
Tham mưu cho lãnh đạo ban ký hợp đồng GPMB các dự án; lập dự toán, tiếp nhận
kinh phí bồi thường GPMB của các dự án để chi trả cho các đối tượng bị thu hồi đất.
Phối hợp với bộ phận tổng hợp, lập phương án kiểm tra, rà soát về chính sách BT,
54
HT&TĐC đối với các dự án được phân công phụ trách trước khi trình Hội đồng
GPMB huyện thẩm định.
Lập dự toán, tiếp nhận, quản lý, thanh quyết toán kinh phí chi phí GPMB các dự án
phục vụ hoạt động của Ban, của Hội đồng bồi thường GPMB huyện; đảm bảo tiền
lương, phụ cấp, tiền công và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan
và các đối tượng có liên quan.
Theo dõi, quản lý, đối chiếu kinh phí theo quy định hiện hành.
Lập kế hoạch, chuẩn bị kinh phí, lập chứng từ chi trả đúng đối tượng quy định.
Hoàn thiện hồ sơ, chứng từ, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của lãnh đạo ban.
- Bộ phận Thống kê kiểm đếm (các tổ công tác):
Tham mưu tiếp nhận mốc giới GPMB đối với các dự án được phân công.
Phối hợp với chủ đầu tư, UBND các xã tổ chức họp dân để phổ biến chế độ chính sách.
Phát tờ khai, thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát, lập hồ sơ kiểm đếm đất đai, tài sản,
cây cối hoa màu trên đất bị thu hồi và các thông tin cần thiết đảm bảo chính xác, đúng
quy định của pháp luật.
Phối hợp với bộ phận tổng hợp áp giá để đối chiếu, kiểm tra số liệu thống kê, kiểm đếm,...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_giai_phong.pdf