LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC HÌNH VẼ .vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN.4
1.1 Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản.4
1.1.1 Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản .4
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản.6
1.1.3 Khái niệm, nguyên tắc, bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.8
1.1.4 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản .15
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB .26
1.2.1 Nhân tố khách quan.26
1.2.2 Nhân tố chủ quan .32
1.3 Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của một số quốc gia, địa
phương khác trong nước và bài học cho huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La .33
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.33
1.3.2 Kinh nghiệm trong nước .36
1.3.3 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý của các quốc gia trên thế giới
và các địa phương trong nước.38
Kết luận chương 1 .40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA .41
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tính hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.41
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La .41
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội được đảm
bảo, các hoạt động đối ngoại được tăng cường [11].
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 trong điều kiện
còn nhiều khó khăn do khách quan tác động, song UBND huyện Yên Châu và nhân
dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã quyết tâm đồng sức đồng lòng, khắc phục mọi
khó khăn và đạt được một số kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn:
Hình 2.1 Thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu [11]
43
- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với việc đẩy mạnh thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh
2010) đạt 1.063 tỷ đồng, bằng 101,7% so với kế hoạch, tăng 17,3% so với thực hiện
năm 2017; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá hiện hành) đạt 1.294 tỷ
đồng.
- Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa,
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm, chú trọng xây dựng thương
hiệu, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm hiệu quả kinh tế thấp
sang trồng cây ăn quả trên đất dốc có hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi được duy trì và
phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu trong huyện với tổng số gia súc, gia cầm là 459.953
con.
- Tăng cường đẩy mạnh công tác khuyến nông; chuyển giao khoa học kỹ thuật cho
nông dân áp dụng vào sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông như:
Mô hình cải tạo vườn tạp, mô hình sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VIETGAP (09
HTX được cấp giấy chứng nhận VIETGAP với tổng diện tích 135,9ha), mô hình sản
xuất liên kết theo chuỗi giá trị giữa các HTX với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm (05
chuỗi liên kết của 05 HTX)..., nhân rộng mô hình trồng cây chanh leo từ 8ha năm
2017 (xã Mường Lựm, xã Chiềng Hặc) lên 9 xã, với diện tích 120ha, sản phẩm chanh
leo cho hiệu quả kinh tế cao,
- Về lâm nghiệp và thủy sản, năm 2018 đã triển khai trồng mới 152ha rừng sản xuất
(trong đó Vốn Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững 135ha, nguồn xã hội hóa
trồng 17ha); tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 320ha, đạt 100,6% so với kế
hoạch. Sản lượng ước đạt 450 tấn, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 1,8% so với thực
hiện năm 2017.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới được tổ chức với nhiều nội dung, đa dạng hoá
các hình thức tuyên truyền. Lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư thực hiện các
tiêu chí nông thôn mới, trong đó đã phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ triển khai chương
trình nông thôn mới năm 2018 với tổng số vốn đạt 19.186 triệu đồng. Xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” đến các xã, thị
trấn trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của Trung ương; duy trì 01 xã đạt 19/19 tiêu
chí (Chiềng Pằn); năm 2018 công nhận thêm 01 xã đạt 19/19 tiêu chí (Viêng Lán); 12
44
xã còn lại đạt từ 06-12 tiêu chí; không còn xã đạt dưới 05 tiêu chí. Bình quân đạt 9,6
tiêu chí/xã (tăng 1,7 tiêu chí/xã so với năm 2017).
- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản ước đạt 1.047
tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), đạt 100,9% so với kế hoạch, tăng 4,9% so với năm
2017. Các sản phẩm chủ yếu: Điện thương phẩm 26,355 triệu K h; gạch ba vanh
14.783 viên; khai thác cát, sỏi các loại 38.200 m3; đá xây dựng 15.093m3; sản lượng
nước 375.000m3; chế biến chè khô 750 tấn.
Hình 2.2 HTX thổ cẩm bản Thèn Luông, xã Chiềng Đông sản xuất hàng thổ cẩm [11]
- Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) ngành thương mại - dịch vụ ước đạt
1.255 tỷ đồng, đạt 100,8% so với kế hoạch, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2017.
Hoạt động thương mại - dịch vụ được quan tâm thực hiện, tạo điều kiện cho các sản
phẩm nông sản có thế mạnh của huyện được giới thiệu, quản bá rộng rãi trên địa bàn
toàn tỉnh nói riêng và thị trường toàn quốc nói chung. Nhờ đó đã đem lại cho các
doanh nghiệp, các hợp tác xã và nhân dân trong Huyện cơ hội tập trung sản xuất, xây
dựng vùng trồng an toàn, xây dựng thương hiệu sản phẩm, mã số vùng trồng, tem,
nhãn, bao bì đảm bảo các điều kiện xuất khẩu và tiêu thụ nông sản an toàn, đa dạng
hóa cách tiếp cận thị trường tiêu thụ, liên doanh, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, chế
biến. Đặc biệt, các sản phẩm quả đã được bán sang các thị trường như Trung Quốc,
Mỹ, Sigapare, Úc... Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm 5 loại quả: xoài, nhãn, chuối,
45
mận hậu, chanh leo (trong đó: xoài 771,8 tấn; nhãn 137,5 tấn; chuối 195 tấn; mận hậu
1.266 tấn; chanh leo 110 tấn), giá trị xuất khẩu đạt 4,2 triệu USD.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất
và đời sống của nhân dân. Năm 2018, tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt
21.400 nghìn tấn/km, tăng 3,9% so với năm 2017; khối lượng hành khách luân chuyển
đạt 6.380 nghìn người/km, tăng 5,5% so với thực hiện năm 2017.
+ Thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2019
Năm 2019 huyện Yên Châu sẽ phấn đấu đạt được các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trọng
tâm sau:
- Tổng giá trị sản xuất (giá SS 2010) đạt 3.660 tỷ đồng (tăng 8,8% so với năm 2018);
tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ (giá hiện hành) đạt 1.024,5 tỷ đồng (tăng 3% so
với năm 2018); tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.375 tỷ đồng (tăng 2,97% so với năm
2018); thu ngân sách trên địa bàn đạt 53.550 triệu đồng, tăng 5% so với dự toán Tỉnh
giao; giá trị hàng hóa nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt khoảng 4,7 triệu
USD (năm 2018 đạt 4,2 triệu USD); vốn đầu tư toàn xã hội năm 2019 đạt khoảng
1.375 tỷ đồng.
- Năm 2019 giữ vững 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Chiềng Pằn, Viêng Lán). Các xã
còn lại tăng tối thiểu 1 tiêu chí trở lên; tỷ suất sinh giảm 0,4‰ (năm 2018: 0,4‰), tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên 1,14% (năm 2018: 1,14%), dân số trung bình là 81.003 người; tỷ
lệ số hộ đạt chuẩn gia đình văn hoá đạt 56,5% (năm 2018: 54,98%); số bản, tiểu khu
đạt chuẩn văn hoá đạt 37,72% (năm 2018: 36,22%) [12].
Để thực hiện tốt các chỉ tiêu đã nêu trên, huyện Yên Châu xác định cần tập trung tiển
khai thực hiện những hoạt động chính sau:
- Thứ nhất, phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế; kiểm soát giá cả, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư, tăng thu cho ngân sách nhà nước
- Thứ hai, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu các ngành, lĩnh vực kinh tế theo hướng hợp lý và bền vững
- Thứ ba, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Sơn La
- Thứ tư, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống nhân dân,
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết có
hiệu quả các vấn đề xã hội khác.
46
- Thứ năm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Triển khai thực hiện có hiệu quả
các định hướng ưu tiên về tài nguyên và môi trường của chiến lược phát triển bền
vững, chiến lược tăng trưởng xanh, chiến lược bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh
thái, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ về
bảo vệ môi trường phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020.
- Thứ sáu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường cải cách hành
chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng.
- Thứ bảy, đảm bảo quốc phòng - an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; mở rộng và
nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại.
2.1.3 Những thuận lợi và khó khắn rút ra từ đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện
Yên Châu
+ Tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển
Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2018 ước đạt 1.335,4 tỷ đồng, bằng
103,9% kế hoạch. Tổng kế hoạch vốn năm 2018 đạt 152.451 triệu đồng; thực hiện giải
ngân đến 31/10/2018 đạt 110.146 triệu đồng, đạt 73% kế hoạch vốn giao; ước thực
hiện đến 31/01/2019 đạt 149.784 triệu đồng, đạt 98% kế hoạch vốn giao.
Tăng cường đẩy mạnh phát triển các loại hình doanh nghiệp, đến nay trên địa bàn
huyện có 36 doanh nghiệp và 40 Hợp tác xã đang hoạt động. Nhìn chung, các doanh
nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn Huyện đều sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế
cao.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn Huyện ổn định, an toàn, hiệu quả; phát triển thêm 01
Phòng Giao dịch Ngân hàng BIDV. Tập trung huy động ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn và các đối tượng chính sách với lãi suất cho vay ưu đãi.
Tổng thu ngân sách nhà nước địa phương ước thực hiện cả năm đạt 665.906,88 triệu
đồng, đạt 125,55% dự toán tỉnh giao và bằng 124,77% so với Nghị quyết HĐND
Huyện, tăng 14,6% so năm 2017. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện cả
năm 653.896,26 triệu đồng, đạt 122,68% dự toán HĐND Huyện giao.
+ Hoạt động văn hóa- xã hội có nhiều chuyển biến tích cực
Đời sống dân cư trên địa bàn toàn Huyện nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, UBND
Huyện đã tập trung chỉ đạo kịp thời hỗ trợ 64,290 tấn gạo cứu đói cho 1.140 hộ (4.286
nhân khẩu) với tổng kinh phí 900 triệu đồng.
47
Trong năm 2018 đã tổ chức mở 02 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại xã
Chiềng Tương, với 62 học viên tham gia. Tạo việc làm trong năm 3.346 người (vay
vốn tạo việc làm 1.100 người, đi làm tại các doanh nghiệp 2.246 người).
Tập trung thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo hộ cận nghèo theo
chuẩn tiếp cận đa chiều toàn Huyện còn 6.702 hộ nghèo, chiếm 35,60% (giảm 3,68%
so với năm 2017), còn 1.520 hộ cận nghèo, chiếm 8,29% (tăng 0,7% so với năm
2017).
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện
thường xuyên, Đã chi trả kịp thời các chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, các
khoản trợ cấp đúng đối tượng và chế độ cho tổng số 1.093 hộ với tổng kinh phí hỗ trợ
30.080 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm hoàn thành 1.077 hộ; tổ chức khám và điều
trị 86.733 lượt người, không có tai biến do sai sót về chuyên môn; thực hiện tốt việc
cấp thẻ, đổi thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia BHYT. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt
96,1% (tăng 1,4% so với năm 2017).
Chất lượng giáo dục đào tạo có những chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu về chất lượng
đều đạt và vượt so với kế hoạch năm học. Đến tháng 10/2018, toàn Huyện có 23/62
trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 37,09%). Riêng trong năm 2018 kế hoạch xây dựng
03 trường chuẩn quốc gia, kết quả thực hiện xây dựng được 01 trường đạt chuẩn.
Hoạt động thông tin - truyền thông, Văn hóa - thể thao và du lịch được đẩy mạnh, xây
dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc,
góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, an ninh biên giới được giữ
vững. Tăng cường lực lượng xuống địa bàn, tập trung thực hiện việc thu thập thông tin
dân cư, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn huyện theo kế hoạch.
2.2 Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn
La giai đoạn năm 2015-2018
Trong giai đoạn 2015-2018, vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện đã góp phần quan
trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội.
48
Bảng 2.1 Vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Yên Châu
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2015 2016 2017 2018
Tổng số vốn đầu tư XDCB trên
địa bàn huyện
120,829 140,043 127,898 132,090
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện cung cấp
Bảng 2.1 cho thấy trong giai đoạn 2015-2018 tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn
huyện có nhiều biến động. Năm 2016 tỷ trọng nguồn vốn đầu tư tăng lên không đáng
kể so với năm 2015, tuy nhiên đến năm 2017 nguồn vốn đầu tư lại giảm xuống và tiếp
tục tăng lại vào năm 2018. Tình hình trên cho thấy Nhà nước, chính quyền địa phương
tiếp tục tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động đầu tư XDCB, xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông, hạ tầng đô thị, các công trình công cộng, công trình thủy lợi, văn hóa,
giáo dục, an sinh xã hội
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2015 2016 2017 2018
Nông nghiệp (thủy lợi, đê, kè, ) 9,6 10,8 9,8 10,2
Giao thông 58,529 64,543 70,798 68,81
Văn hóa du lịch 7,8 8,8 8,2 8
Giáo dục 15,8 18,4 17,3 16,8
Y tế 9,8 12,6 10,3 11,6
Hạ tầng khu khu dân cư 0 0 0 3,8
Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng 12,8 16,3 14,2 13,5
Khác 6,5 8,6 7,6 7,3
Tổng 120,829 140,043 127,898 132,090
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện cung cấp
Về cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, từ bảng số liệu ta thấy, thời gian qua huyện đã tập
trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển khu dân cư như tăng mạnh
đầu tư xây dựng đường giao thông (bình quân 40-45% tổng vốn đầu tư) để chỉnh trang,
mở rộng không gian khu dân cư như các công trình đường: Nâng cấp đường Quốc lộ 6
- Hồ Chiềng Khoi; Nâng cấp đường TL 103 - Na Lù, xã Phiêng Khoài, huyện Yên
49
Châu; Nâng cấp đường Nà Dạ - Keo Đồn, xã Chiềng On, huyện Yên Châu; đầu tư
xây dựng mới hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư như Hạ tầng khu dân cư: Bố trí, sắp
xếp dân cư vùng thiên tai bản Đông Tấu, xã Chiềng Đông , huyện Yên Châu; Bố trí
sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Na Pa, xã Sặp Vạt; Đầu tư cho phát triển nông
nghiệp nông thôn bằng các hệ thống kênh mương, đê, kè như: Hệ thống kênh mương bản
Dảo, xã Mường Lựm; Kiên cố hóa hệ thống Mương Cóc, xã Viêng Lán; Kiên cố hóa kênh
mương Na Ke, xã Chiềng Khoi huyện đã đầu tư hệ thống đê kè dọc các hệ thống sông
như Thủy lợi Suối Bưn, xã Tú Nang; Thủy lợi Phai Luông, xã Chiềng Đông; Thủy lợi
Chiềng Pằn bao quanh huyện khắc phục sự xâm thực, lũ lụt, ổn định dòng chảy các
con sông, tạo điều kiện tưới tiêu thủy lợi phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
Bên cạnh đó huyện cũng quan tâm đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, y tế; bình quân hàng
năm dành từ 10-12% vốn đầu tư XDCB để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho giáo dục
đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư trên địa bàn theo phân cấp ngân sách, nhìn chung các cấp
ngân sách đầu tư tương đối cân bằng trên địa bàn huyện.
Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư XDCB phân theo nguồn cấp trên địa bàn huyện
Năm
NS tỉnh NS huyện
Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ %
2015 63,8 52,80 57,029 47,2
2016 75.6 53,98 64,443 46,02
2017 68.9 53,87 58,998 46,13
2018 66.8 48,3 65.290 51,7
Nguồn: Kho bạc nhà nước tỉnh Sơn La
Qua phân tích bảng số liệu 2.3, giai đoạn 2015-2017 nguồn ngân sách tỉnh chiếm tỷ lệ
cao hơn, điều này phản ánh mức độ khó khăn về kinh tế của huyện, nguồn thu ngân
sách rất là thấp và chủ yếu dựa vào hỗ trợ của cấp trên. Giai đoạn 2016-2017 nguồn
đầu tư của ngân sách tỉnh có mức gia tăng cao hơn là do UBND tỉnh đã ưu tiên nguồn
vốn để đầu tư một số công trình giao thông, y tế lớn trên địa bàn như Bệnh viện đa
khoa huyện Yên Châu, Trạm y tế xã Phiêng Khoài, Trạm y tế xã Chiềng On
50
Bảng 2.4 Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Yên Châu giai đoạn
2015-2018
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Kho bạc nhà nước tỉnh Sơn La
Về giải ngân nguồn vốn đầu tư XDCB, nhìn chung tỷ lệ giải ngân trên địa bàn là tương
đối cao so với bình quân chung của cả tỉnh, cả nước. Qua các năm tỷ lệ giải ngân vốn
đầu tư XDCB đều đạt gần 100% phản ánh sự quan tâm chỉ đạo, đôn đốc của cấp ủy
chính quyền địa phương, sự phối hợp triển khai nhiệm vụ quyết liệt của các các cấp các
ngành có liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn. Năm 2015 và năm
2017 tỷ lệ giải ngân đạt thấp hơn gần 90%, điều này chủ yếu do cơ chế giải ngân có sự
thay đổi. Từ năm 2012, thực hiện văn bản số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ
tướng Chính phủ mức tạm ứng vốn thực hiện theo quy định hợp đồng và không quá
30% kế hoạch vốn năm bố trí cho dự án, vì vậy điều kiện giải ngân chặt chẽ hơn và
chất lượng giải ngân được tăng lên do vốn chủ yếu được thanh toán cho khối lượng
hoàn thành của dự án.
Từ bảng số liệu 2.4, bên cạnh kết quả giải ngân trên địa bàn đạt tỷ lệ rất cao thì công
tác phân bổ bố trí vốn đầu tư rất dàn trải, đặc biệt đối với ngân sách huyện. Giai đoạn
2015-2016 bình quân mỗi năm ngân sách huyện chỉ bố trí cho mỗi dự án từ 1,8-1,9 tỷ
đồng/dự án/năm so với tổng mức đầu tư các dự án trung bình từ 3-5 tỷ đồng, đã làm
cho công tác thi công kéo dài, công trình chậm phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, gây
nợ đọng vốn xây dựng cơ bản làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn.
Nhìn chung, tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Yên Châu giai
đoạn 2015-2018 đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách huy động được ngày càng tăng, bình quân năm sau tăng so với năm trước đã góp
phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng trên địa
Năm
NS tỉnh NS huyện
Số dự án
Kế
hoạch
Giải
ngân
Tỷ lệ
%
Số dự án
Kế
hoạch
Giải
ngân
Tỷ lệ
%
2015 75 63,8 56,8 89,03 32 57,029 56,25 99
2016 66 75,6 68,4 90,48 34 64,443 63,21 98,0
2017 78 68,9 59,6 86,5 38 58,998 57,35 97,2
2018 81 66,8 63,7 95,36 36 65,290 63,56 97,3
51
Cấp quyết định đầu tư
- UBND tỉnh,
- UBND thành phố
Kho bạc
bàn. Bên cạnh đó, do nhu cầu vốn để phát triển quá lớn so với khả năng huy động
của ngân sách do vậy nảy sinh nhiều bất cập làm cho hiệu quả vốn đầu tư XDCB chưa
đạt được kết quả như mong muốn.
2.3 Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Yên
Châu, tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
2.3.1 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Trong những năm qua, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn được thực hiện
dựa trên các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản và mô hình sẵn có về tổ
chức bộ máy của các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn. Trong thực tiễn, hoạt
động quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn có thể được khái quát như sau (hình 2.3):
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 2.3 Mô hình quản lý vốn đầu tư trên địa bàn huyện Yên Châu
- UBND tỉnh là cơ quan quyết định lập quy hoạch vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng
huyện và các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh quan,
vùng bảo tồn di sản); phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị loại 2, 3, 4, 5 và đô
Nhà thầu xây dựng, tư vấn dự án
Ban
quản lý
dự án
Cơ quan tài
chính
Chủ đầu
tư
Cơ quan kế
hoạch
Các cơ
quan
giảm sát
kiểm tra,
đánh giá
52
thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại 4, 5. Quyết định điều
chỉnh tổng thể các đồ án quy hoạch chung xây dựng đã phê duyệt thuộc thẩm quyền.
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C; Chủ tịch UBND
huyện quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C; Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu
tư các dự án nhóm C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau
khi được phê duyệt chủ trương đầu tư. UBND huyện quyết định đầu tư các dự án có sử
dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh đến 2.000 triệu đồng sau khi có văn bản chấp
thuận của UBND tỉnh về nguồn vốn hỗ trợ trên cơ sở đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu
tư để đảm bảo cân đối kế hoạch vốn. UBND cấp xã quyết định đầu tư các dự án có sử
dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên đến 500 triệu đồng sau khi có văn bản
chấp thuận của cấp có thẩm quyền để đảm bảo cân đối kế hoạch vốn.
- Cơ quan kế hoạch: Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan tổng
hợp kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển (vốn
ngân sách tập trung, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục tiêu theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ, vốn sự nghiệp lập dự án quy hoạch thuộc ngân
sách tỉnh), vốn Trái phiếu Chính phủ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Phòng Kế
hoạch - Tài chính huyện có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến các phòng liên quan và
trình UBND cấp huyện quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng nguồn
vốn ngân sách do UBND cấp huyện quản lý. Bộ phận chuyên môn có chức năng quản
lý kế hoạch ngân sách của UBND cấp xã có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến các đơn
vị liên quan và trình UBND cấp xã quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tư các dự
án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương do UBND cấp xã quản lý.
- Cơ quan tài chính: Sở Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy
ban nhân dân tỉnh. Đối với các dự án được UBND tỉnh ủy quyền cho các cơ quan cấp
dưới quyết định đầu tư, Sở Tài chính tổ chức thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Phòng
Tài chính - Kế hoạch huyện tổ chức thẩm tra quyết toán và trình Ủy ban nhân dân cấp
huyện phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định
đầu tư của Ủy ban nhân dân huyện. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư
xây dựng bằng nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách huyện quản lý. Ủy ban nhân dân
53
xã, phường có trách nhiệm thẩm tra và phê duyệt quyết toán các công trình xây dựng
thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
- Cơ quan kho bạc nhà nước: Thực hiện thanh toán vốn đầu tư theo đề nghị của chủ
đầu tư và các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xác nhận số liệu thanh
toán vốn đầu tư cho các chủ đầu tư để làm cơ sở quyết toán dự án hoàn thành. Lập báo
cáo quyết toán vốn đầu tư năm trên địa bàn theo từng cấp ngân sách.
- Chủ đầu tư, ban quản lý dự án: Quản lý sử dụng vốn đúng mục đích, đúng quy định
của pháp luật; Lựa chọn nhà thầu tư vấn, thi công, ký hợp đồng và theo dõi nghiệm thu
khối lượng hoàn thành đề nghị KBNN tạm ứng, thanh toán cho đơn vị thi công; Lập
báo cáo quyết toán công trình hoàn thành trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
- Các cơ quan giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá:
Thanh tra nhà nước tỉnh, Thanh tra tài chính tỉnh, Kiểm toán nhà nước khu vực VII
trên cơ sở kế hoạch công tác được duyệt thực hiện việc thanh kiểm tra các hoạt động
đầu tư xây dựng trên địa bàn, tình hình tài chính, sử dụng vốn đầu tư tại các đơn vị chủ
đầu tư, ban quản lý dự án, tình hình chấp hành luật và các quy định của Nhà nước có
liên quan của các cơ quan quản lý vốn đầu tư trên địa bàn.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có dự án triển khai trên địa bàn thành lập
Ban giám sát cộng đồng, phối hợp với Chủ đầu tư dự án đó để thực hiện việc giám sát
cộng đồng có hiệu quả thiết thực.
Chủ đầu tư các dự án có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự
án, cụ thể: Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ
liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu, những thay
đổi về chính sách, luật pháp của Nhà nước, các quy định của nhà tài trợ liên quan đến
việc quản lý thực hiện dự án (nếu dự án có sử dụng nguồn vốn ODA); Báo cáo kịp thời
cơ quan quản lý cấp trên xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền; Lập báo
cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định; Cung cấp, chia sẻ thông tin qua hệ
thống giám sát, đánh giá dự án cấp ngành, địa phương và quốc gia; lập báo cáo giám
sát đánh giá đầu tư dự án theo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm gửi về cơ quan
đầu mối tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư.
Phòng Kế hoạch - Tài chính cấp huyện - Cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức
giám sát đánh giá các dự án do UBND cấp huyện, UBND cấp xã quyết định đầu tư,
54
định kỳ báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh
giá đầu tư theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/09/2015 của Chính
phủ [13]. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp công tác giám sát đánh
giá đầu tư trên địa bàn tỉnh. Kiến nghị với UBND tỉnh về các giải pháp nhằm khắc
phục những vướng mắc trong hoạt động đầu tư để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.
2.3.2 Tình hình triển khai thực hiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
Những năm gần đây để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đầu tư XDCB, nhà
nước đã có những cơ chế chính sách về xử lý các vi phạm trong hoạt động XDCB, như
Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về quy định
xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh, bất động sản, khai thác, sản
xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát
triển nhà và công sở [14]; Nghị định 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/6/2016
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các văn bản hướng
dẫn khác [15].
Việc áp dụng các cơ chế chính sách xử phạt còn chưa thực sự hiệu quả, một số trường
hợp chưa có trong quy định xử lý như: Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu không đúng quy
định, ký kết hợp đồng không chặt chẽ; Sự không theo dõi bám sát của chủ đầu tư trong
quá trình thi công ở hiện trường, phó mặc cho nhà thầu, hay nghiệm thu bàn giao các
công trình kém chất lượng. Công tác thanh tra, giám sát trong những năm qua tuy đã
phát hiện ra những sai phạm của các chủ đầu tư, nhưng mức độ xử lý còn nhẹ, chỉ có
thu hồi vốn đầu tư t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_von_dau_tu_xay_dung_co.pdf