Luận văn Tăng cường quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp dược ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến luận án . 3

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án . 11

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 11

5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án . 11

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án . 12

7. Kết cấu của luận án . 12

CHƢƠNG 1 .14

LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI

CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP .14

1.1. Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. 14

1.1.1. Khái quát về rủi ro trong doanh nghiệp .14

1.1.2. Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp.18

1.1.3. Tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp .28

1.2. Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. 31

1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết quản trị rủi ro tài chính.31

1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tài chính.37

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tài chính .58

1.2.4. Mô hình quản trị rủi ro tài chính .60

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp . 62

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài.62

1.3.2. Các nhân tố bên trong .67

1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc trên thế giới và

bài học rút ra cho doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam . 70

1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc trên thế

giới .70

pdf287 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp dược ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính? Các phƣơng pháp kiểm soát Mức độ áp dụng Câu 12. Mục đích kiểm soát rủi ro tài chính tại doanh nghiệp Ông/bà? 16 (44,4%) 20 (55,6%) Câu 3. Doanh nghiệp ông/bà có xây dựng chƣơng trình quản trị rủi ro tài chính không? 36 (100%) Câu 4. Bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động quản trị rủi ro tài chính? 36 (100%) 128 giữa 2 phòng thì phòng kế toán làm đồng thời cả ba nhiệm vụ là công tác kế toán, công tác tài chính và công tác quản trị rủi ro tài chính. Chính việc không có bộ phận quản trị rủi ro riêng nên sẽ tăng gánh nặng cho bộ phận Tài chính hoặc Kế toán và do đó sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tài chính. Do đó ngoài nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn thì phòng Tài chính hoặc Kế toán kiêm nhiệm thêm các công việc của bộ phận quản trị rủi ro tài chính là: + Tham mƣu trong việc xây dựng kế hoạch, cơ sở pháp lý, quy trình nghiệp vụ, tiêu chí quản trị rủi ro; tham mƣu giúp hội đồng quản trị trong việc chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc áp dụng các kỹ thuật quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp, trực tiếp tổ chức nhiệm vụ về thu thập thông tin, đánh giá rủi ro theo phân công của hội đồng quản trị. + Tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm, các biện pháp nghiệp vụ quản trị rủi ro trên thế giới và các ngành nghề khác để đề xuất việc ứng dụng trong hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp mình. + Xây dựng chƣơng trình quản trị rủi ro tài chính: Qua câu 3 cho thấy 100% các doanh nghiệp đều xây dựng chƣơng trình quản trị rủi ro tài chính. Với chƣơng trình này thì đều có 4 khâu là: Nhận diện, đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro tài chính. Thứ hai, thuê tổ chức, cá nhân tƣ vấn theo định kỳ: Điều này đƣợc thể hiện qua câu 13.1 trong bảng 2.5 với kết quả thu đƣợc là 1 doanh nghiệp (2,8%) không sử dụng biện pháp này, 32 doanh nghiệp (88,9%) sử dụng ở mức ít, 3 doanh nghiệp (8,3%) sử dụng ở mức trung bình. Các tổ chức, cá nhân tƣ vấn có thể là các công ty kiểm toán, các chuyên gia về rủi ro tài chính, các công ty luật, Ví dụ doanh nghiệp thuê công ty luật cung cấp thƣờng xuyên các văn bản pháp luật mới nhất trong tháng cũng nhƣ phối hợp với bộ phận quản trị rủi ro rà soát thƣờng xuyên các quy định ngành và văn bản, hợp đồng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba, tổ chức và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị rủi ro tài chính nói riêng. 100% doanh nghiệp đều có thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ dù mức độ vận hành và hiệu quả của hệ thống 129 này trong mỗi doanh nghiệp là không giống nhau. Trong số 36 doanh nghiệp có 6 doanh nghiệp (16,7%) có mức độ áp dụng ở mức ít, 30 doanh nghiệp (83,3%) có mức độ áp dụng ở mức trung bình. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: + Môi trường kiểm soát: Các doanh nghiệp đều cố gắng hình thành môi trƣờng kiểm soát tốt cho doanh nghiệp của mình nhƣ: Hiều biết về ngành nghề kinh doanh, môi trƣờng hoạt động, nguồn lực trong doanh nghiệp và có nhận thức đúng đắn trong việc áp dụng những nguyên tắc kế toán, chứng từ sổ sách, công bố thông tin đối với báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp đều thận trọng trong các quyết định kinh doanh, không muốn mạo hiểm mà luôn suy xét cẩn thận, tính toán kỹ lƣỡng trƣớc khi đƣa ra quyết định. Các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô hoạt động và có tƣơng đối đầy đủ các phòng ban chức năng, có phân định quyền hạn và trách nhiệm của mỗi phòng ban. Nhƣng cũng có không ít những doanh nghiệp mà nhà quản lý doanh nghiệp chƣa chú trong tới công tác trao đổi, bàn bạc với các nhân viên về kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh, chủ yếu là do quyết định một chiều từ lãnh đạo cấp cao và chấp thuận thực thi trong toàn doanh nghiệp, từ đó ảnh hƣởng đến mục tiêu của toàn doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc khen thƣởng nhằm khuyến khích vật chất và tinh thần đối với ngƣời lao động đã đƣợc nhà quản lý quan tâm nhƣng chƣa nhiều và chƣa tƣơng xứng với sự đóng góp của ngƣời lao động. + Về hoạt động kiểm soát: Hệ thống kế toán: Các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống máy tính để lập báo cáo tài chính. Hệ thống thông tin kế toán chứa các tiến trình chuyển đổi dữ liệu đầu vào thành báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, phần lớn rủi ro xảy ra ở khâu này là xử lý nghiệp đầu vào và nhập liệu. Do đó cần giảm thiểu các rủi ro này để giới hạn ảnh hƣởng đến hệ thống tin kế toán, đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn, từ đó nâng cao độ tin cậy cho dữ liệu. Hệ thống máy tính: Có nhiều doanh nghiệp có khai báo User, password trƣớc khi đăng nhập, phân loại đối tƣợng sử dụng hệ thống và phân quyền cho các đối tƣợng sử dụng. Nhƣng bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp chƣa thực sự quan 130 tâm đến việc bảo mật thông tin, điều này đã ảnh hƣởng đến việc thực hiện các mục tiêu kiểm soát hoạt động. + Về thông tin và truyền thông: Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống máy tính phục vụ cho công tác kế toán và quản lý. Chính vì việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý nhƣ vậy đã tạo ra nhiều ƣu điểm trong quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn có những cán bộ chƣa cập nhật kiến thức về sử dụng công nghệ thông tin dẫn tới ảnh hƣởng tới hiệu quả công việc. + Giám sát: Các doanh nghiệp giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp và của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn tới hoạt động giám sát định kỳ, họp giao ban, công khai các hoạt động trong đơn vị để tất cả cán bộ công nhân viên nắm đƣợc,Tuy nhiên có những doanh nghiệp vẫn chƣa chú trọng tới công tác định kỳ tổ chức đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chƣa đánh giá chất lƣợng và hiệu quả công việc của từng nhân viên, chƣa có bộ phận kiểm toán nội bộ,Vậy khi có những biến động bất thƣờng xảy ra khó có thể phát hiện, giải quyết điều chỉnh kịp thời cho từng thời điểm, từng giai đoạn. Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp Dƣợc mắc phải một trong những dấu hiệu sau: Doanh nghiệp không có bộ phận riêng chịu trách nhiệm quản trị rủi ro; quản trị rủi ro không đƣợc xác định là vấn đề ƣu tiên của doanh nghiệp; doanh nghiệp ít quan tâm đến rủi ro hoặc quan tâm quá muộn; không có khuôn khổ đánh giá thống nhất trong doanh nghiệp; doanh nghiệp thực hiện quản trị rủi ro một cách rời rạc, thiếu tập trung; thiếu sự trao đổi về rủi ro trong doanh nghiệp; trong doanh nghiệp tồn tại những vị trí không đƣợc kiểm soát; phân công trách nhiệm không phù hợp,Từ đó có thể thấy việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Dƣợc còn chƣa thực sự gắn với quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu hoạt động với chức năng kiểm tra các thông tin quá khứ về kinh tế tài chính, tìm nguyên nhân của những sai phạm đã xảy ra mà chƣa thực sự chú trọng vào việc dự đoán rủi ro có thể xảy ra trong tƣơng lai hay có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. 131 Năm 2009, Bộ tài chính đã ra Thông tƣ 210/2009/TT-BTC [12] yêu cầu doanh nghiệp phải công bố thuyết minh báo cáo về quản trị rủi ro. Chi tiết bao gồm cơ chế quản trị rủi ro của doanh nghiệp, rủi ro tín dụng (thể hiện chi tiết số dƣ tài khoản tiền mặt và các đầu tài khoản phải thu và báo cáo tuổi nợ của các khoản phải thu), rủi ro thanh khoản yêu cầu thể hiện các số dƣ phải trả, cũng nhƣ các khoản vay ngắn hạn, rủi ro thị trƣờng (rủi ro lãi suất, tỷ giá và rủi ro về giá). Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp đƣa ra thuyết minh về các mục này với nội dung tƣơng tự nhau và hầu nhƣ ít sử dụng các biện pháp để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro, nếu rủi ro xảy ra thì chấp nhận thiệt hại đến với doanh nghiệp. Trong khi nhà đầu tƣ lại rất quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp thì doanh nghiệp lại cho rằng không có rủi ro xảy ra hoặc rủi ro nằm trong tầm kiểm soát hoặc không có biện pháp để kiểm soát rủi ro, tình trạng này hầu nhƣ doanh nghiệp nào cũng mắc phải. Nhƣ vậy lƣợng thông tin cung cấp cho nhà đầu tƣ cũng nhƣ các cổ đông của doanh nghiệp là chƣa xác thực và chƣa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin. Nếu doanh nghiệp có thực hiện công tác quản trị rủi ro nhƣ theo dõi sự biến động của tỷ giá, của lãi suất, cân đối giữa duy trì tài sản ngắn hạn để đảm bảo nợ phải trả,thì mới chỉ dừng lại ở nhận dạng rủi ro chứ chƣa thực sự đi vào các biện pháp đo lƣờng, dự báo, kiểm soát rủi ro cũng nhƣ chƣa có các phân tích định lƣợng bằng các mô hình chuẩn để nhìn nhận tác động đến các chiến lƣợc kinh doanh. Thứ tư, mua bảo hiểm tài sản: Qua khảo sát câu 13.4 có 2 doanh nghiệp (5,6%) không mua bảo hiểm tài sản, 23 doanh nghiệp (63,9%) mua bảo hiểm ở mức ít và 11 doanh nghiệp (30,5%) mua bảo hiểm ở mức trung bình. Đối tƣợng đƣợc bảo hiểm ở đây là nhà máy, văn phòng, xƣởng sản xuất, kho bãi, hàng hoá, vật tƣ, trang thiết bị, máy móc, tài sản cố định,đều đƣợc bảo hiểm khi doanh nghiệp tham gia hoạt động này. Khi tham gia bảo hiểm, các tài sản của doanh nghiệp sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc mọi tổn thất và thiệt hại không lƣờng trƣớc đƣợc nhƣ: Cháy nổ, sét, trộm có dấu vết, thiệt hại do va đập, rủi ro từ thiên nhiên,Vì vậy việc mua bảo hiểm tài sản là hết sức cần thiết nhƣng thực tế lại có những doanh nghiệp không 132 mua, hoặc mua ở mức độ thấp và khi rủi ro xảy ra chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà không nhận đƣợc sử chia sẻ về vật chất từ các công ty bảo hiểm. Thứ năm, lập kế hoạch tài chính: Để đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì một hoạt động quan trọng và không thể thiếu là dự báo và lập kế hoạch tài chính. Trong câu 13.6 cho biết về kết quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp Dƣợc, theo đó có 1 doanh nghiệp (2,8%) không lập kế hoạch tài chính, 15 doanh nghiệp (41,7%) có lập kế hoạch với mức độ áp dụng ít, 20 doanh nghiệp (55,5%) lập kế hoạch với mức độ áp dụng trung bình. 2.2.3.2. Các biện pháp cụ thể kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Dược Thứ nhất, về kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tín dụng: - Vận dụng chính sách bán hàng OTC dựa trên quan điểm đồng lợi [8]: Chính sách này định hƣớng mức chiết khấu cho ngƣời phân phối ở ngƣỡng vừa đủ hấp dẫn nhƣng chia theo từng giai đoạn. Giữa doanh nghiệp và ngƣời phân phối có cam kết với nhau và nếu ngƣời phân phối không thực hiện đúng cam kết thì doanh nghiệp chấp nhận chấm dứt hợp đồng và chỉ giữ lại nhà phân phối trung thành. Điển hình của doanh nghiệp áp dụng biện pháp này là CTCP Dƣợc phẩm Trapharco. - Tình trạng rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp liên quan đến các khoản phải thu chủ yếu chịu ảnh hƣởng bởi các đặc điểm riêng của từng khách hàng. Để kiểm soát các rủi ro này thì Ban Tổng Giám đốc công ty đã thiết lập chính sách tín dụng bằng cách mỗi khách hàng mới đều đƣợc phân tích về khả năng tín dụng trƣớc khi đề xuất các điều khoản và điều kiện hợp đồng liên quan đến thanh toán và bàn giao hàng hoá. Hạn mức tín dụng đƣợc thiết lập cho từng khách hàng, thể hiện khoản phải thu tối đa khách hàng có thể có mà không cần sự chấp thuận của Ban Tổng Giám đốc, hạn mức tín dụng đƣợc xem xét lại từng năm. Ví dụ: Đối với CTCP Dƣợc Hậu Giang thì các khoản phải thu đƣợc yêu cầu thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày trên hoá đơn, khách hàng có số dƣ nợ trên 30 ngày đƣợc yêu cầu phải thanh toán trƣớc khi đƣợc phép mua thêm [9]. Thông qua câu 13.7 cho thấy kết quả việc áp dụng chính sách phân tích tình hình tài chính khách hàng, trong đó 133 có 1 doanh nghiệp (2,8%) không áp dụng biện pháp này, 16 doanh nghiệp (44,4%) áp dụng ở mức độ ít, 19 doanh nghiệp (52,8%) áp dụng ở mức trung bình. - Chỉ tiến hành giao dịch với các khách hàng có lịch sử tín dụng thích hợp nhắm giảm thiểu rủi ro tín dụng, hạn chế cung cấp tín dụng khi khách hàng có dấu hiệu khả năng thanh toán trễ hạn. Các doanh nghiệp áp dụng biện pháp này là: CTCP Dƣợc Hậu Giang; CTCP Dƣợc phẩm Mepharco; CTCP Dƣợc phẩm Medipharco, Thứ hai, về kiểm soát rủi ro thanh khoản: Mục đích của việc quản trị rủi ro này là các doanh nghiệp muốn đảm bảo đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ở hiện tại và trong tƣơng lai. Biện pháp áp dụng là luôn duy trì mức tài sản ngắn hạn cao hơn một cách hợp lý so với nợ gốc phải trả; theo dõi thƣờng xuyên các khoản phải trả và dự kiến số tiền phải trả trong tƣơng lai, nhằm có biện pháp thu hút luồng tiền, đáp ứng kịp thời theo cam kết. Kết quả điều tra cho thấy qua câu 13.8 có 1 doanh nghiệp (2,8%) không áp dụng biện pháp này, có 35 doanh nghiệp áp dụng trong đó có 22 doanh nghiệp (61,1%) áp dụng với mức độ thấp, 13 doanh nghiệp (36,1%) áp dụng với mức độ trung bình. Thứ ba, về kiểm soát rủi ro đòn bẩy tài chính: Biện pháp chủ yếu ở đây là thông qua điều chỉnh mức độ tác động của đòn bẩy tài chính. Theo đó có 23 doanh nghiệp (63,9%) áp dụng ở mức độ ít, 13 doanh nghiệp (36,1%) áp dụng ở mức độ trung bình. Đó là các doanh nghiệp sẽ đƣa ra các giải pháp để gia tăng EBIT nhƣ: Các biện pháp tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, sử dụng vốn hiệu quả. Bên cạnh đó là giảm lãi vay phải trả bằng cách giảm vay và nợ, gia tăng vốn chủ sở hữu. Thứ tư, về kiểm soát rủi ro tỷ giá: Có 2 câu khảo sát liên quan đến hoạt động này là câu 13.3 và 13.9. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh là hết sức cần thiết, nhƣng do ở thị trƣờng Việt Nam việc mua bán các công cụ tài chính phái sinh chƣa thực sự phát triển, do đó 100% các doanh nghiệp không sử dụng công cụ tài chính phái sinh. Việc sử dụng hợp đồng L/C cũng là một trong những biện pháp hiện nay các doanh nghiệp Dƣợc đang áp dụng, kết quả khảo sát cho thấy có 1 doanh nghiệp (2,8%) không áp dụng biện pháp này, 21 134 doanh nghiệp (58,3%) áp dụng ở mức ít và 14 doanh nghiệp (38,9%) áp dụng ở mức trung bình. Tỷ giá giữa USD/VND thƣờng xuyên biến động đã ảnh hƣởng rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo tài chính doanh nghiệp cũng nhƣ công tác đánh giá lại tỷ giá hàng năm đƣợc yêu cầu sử dụng tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nƣớc công bố (các ngân hàng thƣơng mại cũng phải niêm yết theo mức giá này). Đây đƣợc coi là kênh chính thức cho việc tham chiếu tỷ giá ngoại hối, nhƣng thực chất các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Dƣợc nói riêng rất khó tiếp cận, đa số phải sử dụng tỷ giá trên thị trƣờng tự do, thƣờng là cao hơn. Thêm vào đó, tỷ giá biến động theo chiều hƣớng tăng lên dẫn tới khó khăn cho các doanh nghiệp Dƣợc trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Sau lần điều chỉnh ngày 11/02/2011 đến nay, tỷ giá có phần ổn định hơn trƣớc, vì vậy rủi ro về tỷ giá 3 năm trở lại đây có xu hƣớng giảm đi. Tuy nhiên nguyên vật liệu phải nhập khẩu với khối lƣợng lớn nên các doanh nghiệp phải thƣờng xuyên thực hiện các giao dịch có gốc ngoại tệ, và giá trị của những giao dịch này chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng giá trị giao dịch của các doanh nghiệp, vì vậy có thể làm phát sinh chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Nếu tỷ giá tăng sẽ gây nên khoản lỗ lớn, phát sinh trong thanh toán hay đánh giá lại các khoản nợ có gốc ngoại tệ. Tỉ giá tăng cũng làm giá vốn tăng, bào mòn lợi nhuận biên. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện biện pháp phòng ngừa loại rủi ro này bằng công cụ tài chính phái sinh, vì thiếu thị trƣờng mua các công cụ tài chính này. Đối với tình hình biến động tỉ giá nhƣ những năm qua, các doanh nghiệp tổ chức theo dõi hàng mỗi ngày diễn biến tỉ giá từ ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn, nhằm đánh giá, dự đoán quy luật, để dự phòng USD thanh toán cho khách hàng, từ đó có thể hạn chế đến mức tối đa những biến động của tỷ giá gây ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp thực hiện liên kết tốt với ngân hàng trong thanh toán. + Các doanh nghiệp chủ yếu chịu ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá của đồng đôla Mỹ. Một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp thực hiện là phân tích độ 135 nhạy đối với ngoại tệ trong trƣờng hợp tỷ giá đồng Việt Nam tăng/giảm 10% so với các đồng ngoại tệ. Tỷ lệ thay đổi 10% đƣợc Ban Tổng giám đốc sử dụng khi phân tích rủi ro tỷ giá và thể hiện đánh giá của Ban Tổng giám đốc về mức độ thay đổi có thể có của tỷ giá. Phân tích độ nhạy đối với ngoại tệ chỉ áp dụng cho các số dƣ của các khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính và điều chỉnh việc đánh giá lại các khoản mục này khi có 10% thay đổi của tỷ giá. Nếu tỷ giá các động ngoại tệ so với Việt Nam đồng tăng/giảm 10% thì lợi nhuận trƣớc thuế trong năm của các doanh nghiệp sẽ giảm/tăng các khoản tƣơng ứng. Đầu năm 2008 dòng vốn đổ vào nền kinh tế Việt Nam gia tăng khiến thị trƣờng ngoại hối trở nên dƣ thừa ngoại tệ ở quy mô lớn, khiến VND tăng giá và tỷ giá của ngân hàng thƣơng mại luôn nằm sàn dƣới biên độ cho phép. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho đầu tƣ gián tiếp vào Việt Nam đảo chiều từ nửa cuối năm 2008, cộng với sức ép từ lạm phát, nhập siêu gia tăng, chênh lệch giữa giá vàng trong nƣớc và quốc tế, yếu tố tâm lý lo ngoại về khả năng phá giá đã khiến VND mất giá danh nghĩa, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tủ giá tự do tăng vọt, tỷ giá ngân hàng thƣơng mại luôn cận trần biên độ cho phép trong năm 2009. Ngân hàng nhà nƣớc đã liên tục gia tăng tỷ giá chính thức và nới lỏng biên độ giao dịch cho phép lên 3% (từ 06/11/2008 đến 23/03/2009) và 5% (từ 24/03/2009 đến 25/11/2009), với sức ép mạnh mẽ đến VND, ngân hàng nhà nƣớc đã buộc phải chính thức điều chỉnh 5,4% vào ngày 26/11/2009 là tỷ lệ điều chỉnh cao nhất trong vòng 10 năm [84]. Đến năm 2010 thì vẫn có những lần tăng tỷ giá chính thức ở mức độ cao. Đến tháng 2 năm 2011 thì với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của Chính phủ thì theo đó Ngân hàng Nhà nƣớc đã điều chỉnh giảm biên độ xuống còn 1%. Khi tỷ giá đã ổn định trở lại thì chênh lệch giá trên thị trƣờng tự do và thị trƣờng chính thức đã giảm mạnh từ tháng 4/2011. Theo đó năm 2012 và năm 2013 là sự ổn định của tỷ giá, biên độ giao dịch giữ nguyên là 1%. Nhƣng trong năm 2013 vẫn có những thời điểm giá thị trƣờng tự do tăng mạnh và cao hơn nhiều tỷ giá chính thức do ảnh hƣởng của tâm lý nhà đầu tƣ. Năm 2014 cũng có sự biến 136 động của tỷ giá hối đoái theo chiều hƣớng tăng lên. Giai đoạn 2009 – 2014 có thể thấy đƣợc sự biến động rất lớn của tỷ giá hối đoái, mặc dù hai năm gần đây đã có sự ổn định do lạm phát đã đƣợc kiểm soát nhƣng mức lạm phát vẫn ở mức cao so với thế giới, dẫn đến tiền đồng đang đƣợc định giá cao, gây áp lực dồn nén đến tỷ giá và dẫn tới áp lực điều chỉnh tỷ giá, từ đó gia tăng rủi ro cho rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp. - Phòng ngừa rủi ro tỷ giá: + Một số doanh nghiệp đảm bảo mức độ rủi ro tỷ giá đƣợc duy trì ở một mức độ có thể chấp nhận đƣợc bằng cách mua hoặc bán các ngoại tệ theo tỷ giá thực hiện tại thời điểm khi cần thiết để hạn chế sự mất cân bằng trong ngắn hạn. Đa số các doanh nghiệp không thực hiện các giao dịch phòng ngừa rủi ro tỷ giá sau khi cân nhắc chi phí của việc sử dụng các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro có thể vƣợt mức rủi ro tiềm tàng của biến động tỷ giá. Trên thực tế, bản thân các doanh nghiệp cũng không chịu áp lực phải thực hiện phòng tránh rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp nếu có bị lỗ do không phòng tránh rủi ro tỷ giá thì không ai quy kết trách nhiệm cho ngƣời đứng đầu quản trị doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có khoản phải trả bằng đồng ngoại tệ khác, nhƣng thực tế chƣa có quy định phải định giá lại giá trị hợp đồng đó nên nhiều khi doanh nghiệp không thấy có nhu cầu phải làm ngay mà khi nào đến hạn thanh toán họ mới làm. Một trong những nguyên nhân là tại Việt Nam chƣa có quy định hƣớng dẫn về phòng chống rủi ro tỷ giá nên việc quy trách nhiệm cho ai là quyết định rất khó khăn đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, và nhƣ vậy sẽ làm giảm áp lực buộc ngƣời điều hành doanh nghiệp phải sử dụng công cụ bảo hiểm tỷ giá. Một điều nữa là mặc dù việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh đã có ở Việt Nam nhƣng các doanh nghiệp vẫn chƣa quan tâm đến các công cụ này để phòng ngừa rủi ro tài chính. Đối với hợp đồng kỳ hạn chẳng hạn: Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 1 năm 1998. Theo quy chế này thì giao dịch hối đoái là giao dịch trong đó 137 hai bên sẽ cam kết mua, bán với nhau một lƣợng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ đƣợc thực hiện trong tƣơng lai. Quy chế này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thƣơng mại yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán, thoả thuận với nhau, nhƣng phải đảm bảo trong biên độ quy định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nƣớc tại thời điểm ký kết hợp đồng. Mặc dù hợp đồng kỳ hạn đã có từ năm 2008 nhƣng trên thực tế nhu cầu giao dịch đối với các loại hợp đồng này chƣa nhiều ở các doanh nghiệp Việt Nam. Lý do chủ quan đó là sự am hiểu của các doanh nghiệp đối với loại hợp đồng này, và lý do khách quan đó là do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nƣớc trong suốt thời gian qua. Tất cả những điều trên đã khiến việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh chƣa thực sự đƣợc các doanh nghiệp coi trọng trong khi rủi ro tỷ giá đang đe doạ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. + Thực hiện hợp đồng L/C để Ngân hàng đảm bảo thanh toán phòng ngừa rủi ro khan hiếm ngoại tệ. Khi mở L/C thì ngƣời nhập khẩu phải ký quỹ một số tiền nhất định tại ngân hàng, có thể là 100% giá trị L/C và ngƣời đƣợc thụ hƣởng hợp đồng L/C là bên bán tức ngƣời xuất khẩu. Khi hàng hoá thực sự đƣợc giao thì ngƣời nhập khẩu mới phải trả tiền và đƣợc đảm bảo những quy định trong L/C đều sẽ đƣợc ngƣời xuất khẩu thực hiện. Tuy nhiên việc áp dụng phƣơng pháp này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là quy trình thanh toán đòi hỏi rất tỷ mỷ và thận trọng trong khâu lập, kiểm tra chứng từ. Ví dụ doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp này: CTCP Dƣợc Hậu Giang. Tóm lại: Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng các biện pháp để kiểm soát rủi ro tài chính dù mức độ áp dụng là không giống nhau và hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp này với mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau. Tuy nhiên không có doanh nghiệp nào sử dụng các công cụ tài chính phái sinh, đây là một tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới để góp phần gia tăng hiệu quả quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. 138 2.2.4. Thực trạng tài trợ rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc Kết quả khảo sát về hoạt động tài trợ của các doanh nghiệp Dƣợc đƣợc thể hiện qua bảng 2.6 Bảng 2.6. Tài trợ rủi ro tài chính của doanh nghiệp Dƣợc (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát 36 doanh nghiệp Dược) Biện pháp phổ biến nhất để tài trợ cho rủi ro tài chính là sử dụng các quỹ dự phòng đã trích lập và 100% các doanh nghiệp đƣợc hỏi đều sử dụng biện pháp này. Trích lập dự phòng tại các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết để bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy đến đối với các doanh nghiệp trong trƣờng hợp không thu hồi đƣợc vốn hay không chi trả đƣợc các khoản nợ. Thực tế trích lập dự phòng đƣợc thể hiện quả bảng 2.7. Trích lập dự phòng bên phần Tài sản: Qua khoản mục tổng dự phòng bên Tài sản cho thấy số tiền trích lập dự phòng diễn biến tăng lên qua các thời điểm với số tiền trích lập trong giai đoạn cuối năm 2008 – 2014 là 88.517 triệu đồng; 81.421 triệu đồng; 98.648 triệu đồng; 115.641 triệu đồng; 156.108 triệu đồng; 200.922 triệu đồng; 265.321 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, tiếp đến là sự tăng lên của dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng lên cũng là điều hợp lý khi các doanh nghiệp gia tăng các khoản phải thu với tốc độ lớn trong điều kiện mở rộng quy sản xuất kinh doanh. Các khoản phải thu tăng lên cũng kéo theo sự gia tăng của nợ xấu, nợ phải thu khó đòi, nếu các doanh nghiệp không có các biện pháp thu hồi vốn và trích lập dự phòng thì điều tất yếu là sẽ bị mất vốn. Do đó việc trích lập dự phòng là vô cùng cần thiết. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi gia tăng qua các thời điểm với các mức tỷ lệ tăng là 9,5%; 33,7%; 13,5%; 37,3%; 42,6% và 46% trong giai đoạn cuối năm 2009 – 2014. Trên thực tế các doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn do trả chậm và nợ khó đòi, từ đó dẫn tới giảm hiệu quả kinh doanh và giảm vòng quay 1. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng 2. Ý kiến khác Câu 14. Doanh nghiệp Ông/Bà sử dụng nguồn nào để tài trợ cho rủi ro tài chính? 36 (100%) 139 Bảng 2.7. Trích lập dự phòng của các doanh nghiệp Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014 (Đơn vị: Triệu đồng) (Nguồn: Tính từ BCĐKT các doanh nghiệp Dược giai đoạn 2009 – 2014) CN 2008 CN 2009 CN 2010 CN 2011 (a) (b) Tuyệt đối TL (%) (c) Tuyệt đối TL (%) (d) Tuyệt đối TL (%) 1 DP giảm giá đầu tƣ ngắn hạn -13,570 -2,936 10,634 -78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_cap_hv_bao_hien_0081_1853754.pdf
Tài liệu liên quan