MỞ ĐẦU . 1
Chương 1 . CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TÍN
DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN . 5
1.1. Tổng quan thẩm định dự án vay vốn Tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát
triển . 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan . 5
1.1.2. Đặc điểm cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển –
Chi nhánh. . 7
1.1.3.Sự cần thiết thẩm định dự án vay vốn Tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát
triển. . 12
1.2. Nội dung thẩm định dự án vay vốn Tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát
triển . 14
1.2.1.Thẩm định tư cách khách hàng . 14
1.2.2.Quy trình thẩm định dự án vay vốn Tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát
triển . 17
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư của Ngân hàng Phát
triển . 20
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án vay vốn Tín dụng đầu tư của
Ngân hàng Phát triển . 35
1.3.1.Nhóm nhân tố chủ quan . 35
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan: . 36
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 38
Chương 2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG
ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÁI
BÌNH . 39
2.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình. 39
123 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư ở ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy sản xuất gạch
ốp tường công suất 6
triệu m2/năm
(giai đoạn 2 công suất 3
triệu m2/năm)
Sản xuất vật
liệu xây dựng
Công ty cổ
phần Cerinco
Hà Nội
218.025 120.000
Toàn bộ tài sản
hình thành sau
đầu tư và tài
sản khác
(Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình giai đoạn 2014-2016)
50
Bước 4: Lập báo cáo thẩm định
Sau khi tiến hành thẩm định các nội dung của dự án theo quy định, Phòng
chủ trì tập hợp báo cáo của các Phòng phối hợp để lập báo cáo tổng hợp kết quả
thẩm định
Bước 5: Quyết định cho vay
Sau khi Phòng chủ trì lập Báo cáo thẩm định tổng hợp trình Giám đốc Chi
nhánh xem xét, quyết định. Giám đốc Chi nhánh xem xét tổng thể nội dung
thẩm định để có quyết định phù hợp thẩm quyền.
Trường hợp dự án thuộc phân cấp quyết định cho vay của Giám đốc,
Giám đốc Chi nhánh xem xét để có văn bản quyết định việc từ chối/chấp thuận
cho vay (kèm các điều kiện, yêu cầu (nếu có)).
Trường hợp dự án không thuộc phân cấp quyết định cho vay của Giám
đốc, Giám đốc Chi nhánh trình Tổng Giám đốc.
Trong giai đoạn 2014 – 2016 mặc dù Chi nhánh đã thẩm định 06 dự án,
tuy nhiên các Khách hàng, dự án không đáp ứng được yêu cầu của Chi nhánh.
Vì vậy, Chi nhánh chỉ Quyết định cho vay 01 dự án là dự án Nhà máy sản xuất
gạch ốp tường công suất 6 triệu m2/năm (giai đoạn 2 công suất 3 triệu m2/năm)
do Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội làm Chủ đầu tư.
2.2.3.Thực hiện quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình
2.2.3.1.Thẩm định tư cách khách hàng
Đây là quá trình kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, tính nhất quán về nội
dung, số liệu theo quy định bao gồm các thông tin về hồ sơ dự án, hồ sơ khách
hàng, hồ sơ đảm bảo tiền vay. CBTĐ cần đưa ra các nhận xét, đánh giá về sự
phù hợp của dự án với danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định,
các loại hồ sơ theo quy định; nêu rõ các loại văn bản giấy tờ, các loại văn bản
giấy tờ chưa hợp lý. Trường hợp còn thiếu cần nêu rõ các loại văn bản, giấy tờ
cần bổ sung.
51
Hồ sơ dự án
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (hoặc thuyết minh dự án);
- Giấy chứng nhận đầu tư: đối với nhà đầu tư trong nước làm khách hàng
dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên phải có Giấy chứng nhận đầu tư
theo Quy định của Luật đầu tư;
- Quyết định đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án (đối với dự án đang thực hiện);
- Báo cáo thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án;
- Báo cáo thẩm duyệt về phương án phòng chống cháy nổ của dự án.
Hồ sơ khách hàng
- Quyết định thành lập doanh nghiệp và Giấy chứng nhận doanh nghiệp
đối với khách hàng được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
- Điều lệ hoạt động;
- Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc/Giám đốc, Kế toán trưởng/Phụ
trách kế toán;
- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao là
khách hàng dự án thì phải có văn bản ủy quyền của cấp trên có thẩm quyền.
Hồ sơ tài chính
- Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm liền kề;
- Báo cáo về quan hệ tín dụng với VDB và các tổ chức cho vay khách của
khách hàng, người đại diện theo pháp luật.
Hồ sơ bảo đảm tiền vay
- Các giấy tờ pháp lý về bên bảo đảm có thể kế thừa từ hồ sơ khách hàng
(bao gồm: Điều lệ hoạt động, Quyết định thành lập doanh nghiệp và Giấy chứng
nhận doanh nghiệp đối với khách hàng được thành lập theo Luật doanh nghiệp)
- Các giấy tờ pháp lý của tài sản bảo đảm
+ Giấy chứng minh quyền sở hữu, sử dụng và quản lý tài sản bảo đảm;
+ Chứng thư định giá hoặc biên bản thỏa thuận giữa các bên về xác định
giá trị tài sản bảo đảm;
+ Hợp đồng bảo hiểm tài sản (nếu có)
52
2.2.3.2.Thẩm định khách hàng
Để thẩm định khách hàng, CBTĐ cần tập trung vào các nội dung sau:
- Tìm hiểu chung về khách hàng, năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp
luật dân sự theo quy định của pháp luật của khách hàng hay người đại diện theo
pháp luật của khách hàng. Ngoài ra, kiểm tra mẫu dấu, chứ kỹ của người đại
diện theo pháp luật , Tổng Giám đốc/Giám đốc, Kế toán trưởng/phụ trách kế
toán của khách hàng và các văn bản ủy quyền. Đối với các khách hàng không
phải là đơn vị hành trình sự nghiệp phải kiểm tra tình hình góp vốn điều lệ, sự
phù hợp của mức độ góp vốn với tiến độ góp vốn quy định
- Đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý và vận hành doanh nghiệp
của khách hàng.
- Đánh giá uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng. Để đảm bảo
đánh giá chính xác được quan hệ tín dụng của khách hàng, các CBTĐ cần phải
tiến hành đánh giá cả trong quá khứ và hiện tại của khách hàng trên một số khía
cạnh sau:
+ Quan hệ tín dụng đối với VDB.
+ Quan hệ tín dụng đối với các Tổ chức tài chính – tín dụng khác
- Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khác hàng
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích về tư cách và năng lực pháp lý, năng lực
điều hành và quản lý hoạt động; tình hình tài chính, tình hình hoạt động của
khách hàng, CBTĐ phải đưa ra kết luận về các khía cạnh sau:
-Tư cách pháp lý của Khách hàng để thực hiện dự án.
- Năng lực điều hành và quản lý của Khách hàng.
- Tình hình tài chính của khách hàng.
2.2.3.3.Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
Nội dung thẩm định tính khả thi về mặt tài chính được VDB-Thái Bình
tiến hành thẩm định căn cứ theo quy định của VDB với các nội dung như sau:
a. Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu, tính khả thi phương án nguồn vốn
Quá trình thẩm định nội dung này cần sử dụng phương pháp phân tích, đối
chiếu so sánh nhằm các mục đích cụ thể sau:
53
- Đánh giá tính hợp lý, đầy đủ của tổng mức đầu tư.
- Đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn doanh nghiệp và các
nguồn vốn khác mà doanh nghiệp dự kiến sẽ dùng để thực hiện dự án.
- Phân tích về cơ cấu, phương án, tiến độ sử dụng vốn để đảm bảo thông
số đầu vào trong việc tính toán hiệu quả dự án được chắc chắn.
Để đạt được mục tiêu phân tích trên cần kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các khoản mục chi phí trong tổng mức
đầu tư: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí tư
vấn đầu tư, chi phí quản lý dự án, chi phí khác, chi phí dự phòng và lãi vay trong
thời gian thi công.
- Kiểm tra tổng mức đầu tư trên các phương tiện: phương pháp tính toán,
đơn giá chế độ áp dụng, khối lượng dự tính quá trình kiểm tra có thể kiểm tra
các hạng mục lớn hoặt kiểm tra xác suất một số hạng mục.
- So sánh suất đầu tư với các dự án cùng loại, nếu có sự khác biệt so với
các dự án cùng loại sẽ yêu cầu giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự khách
biệt về tổng mức đầu tư.
- Về khả năng thu xếp vốn: Trên cơ sở phân tích tài chính của khách hàng,
xem xét khả năng về nguồn vốn khả dụng của khách hàng đầu tư vào dự án, tỷ
trọng vốn tự có tham gia vào dự án; Mức độ chắc chắn của các nguồn vốn khác
tham gia đầu tư vào dự án (nếu có) và các điều kiện tài trợ kèm theo (lãi suất,
thời gian cho vay, ân hạn, mức trả nợ )
- Xem xét về tiến độ giải ngân các nguồn vốn tham gia đầu tư vào dự án,
sẽ hợp lý nếu vốn tự có đầu tư trước, vốn vay giải ngân sau.
Tiến độ giải ngân phải phù hợp với tiến độ xây dựng công trình, mua sắm
trang thiết bị và trên cơ sở đó xác định chính xác được lãi vay thi công.
b. Thẩm định các thông số đầu vào của dự án.
Để thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư, cán bộ thẩm định sử dụng
phương pháp đối chiếu so sánh với các chỉ tiêu được quy định trong các quy
chế, quy trình thẩm định và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn. Việc đánh giá
chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cần xem xét các nội dung sau:
54
- Tỷ suất chiết khấu của dự án (rck): Tỷ suất chiết khấu của dự án được
xác định bằng chi phí sử dụng vốn bình quân.
- Thời gian hoạt động của dự án: thời gian vận hành của dự án phụ thuộc
vào quy mô của dự án.
c. Chi phí hoạt động của dự án
Chi phí hoạt động của dự án thường bao gồm 02 loại chi phí chính là chi
phí biến đổi và chi phí cố định.
- Chi phí biến đổi:
+ Chi cho con người: Tiền lương, phụ cấp, bồi dưỡng và các khoản đóng
góp trích theo lương.
+ Chi phí chuyên môn nghiệp vụ: đây là chi phí mua sắm vật tư, trang
thiết bị phục vụ công tác các bộ phận, trang thiết bị kỹ thuật không phải là
TSCĐ,
+ Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng năm.
+ Nhóm chi khác như chi trả tiền điện, nước, nhiên liệu, môi trường
- Chi phí cố định
+ Chi phí lãi vay trong thời gian hoạt động của dự án.
+ Chi phí bảo hiểm bắt buộc
Sau khi xác định được các yếu tố trên, CBTĐ lập bảng phân tích tổng hợp
hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án để trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu tài
chính và đánh giá khả năng trả nợ của dự án.
d. Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án
Để tính toán hiệu quả kinh tế tài chính các dự án, CBTĐ sử dụng các chỉ
tiêu bao gồm: Chỉ tiêu chiết khấu của dự án (r), chỉ tiêu hiện giá sinh lời của dự
án (B/C), chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần (NPV), chỉ tiêu suất thu lợi nội tại
(IRR), chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (T), điểm hòa vốn.
e. Phân tích rủi ro
CBTĐ phải phân tích, đánh giá được các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tính
khả thi và hiệu quả của dự án và từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh hoặc
giảm thiểu các yếu tố rủi ro. CBTĐ thường xem xét các yếu tố rủi ro sau:
55
Bảng 2.4: Nội d ng thẩm định mức độ rủi ro d án đầ tư
Nội dung Các nội dung chi tiết
Rủi ro về cơ chế
chính sách
Do biến động về lãi suất, các vấn đề về thuế, đối tượng
được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
Rủi ro về tiến độ
thực hiện dự án
- Do chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục đấu thầu,
các vấn đề về địa chất, môi trường
- Kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí vốn đầu tư, mất
cơ hội kinh doanh và giảm sản lượng ở những năm đầu
thực hiện dự án
- Do điều kiện thiên tai trong thời gian xây dựng như bão,
lụt, lũ
Rủi ro về việc
chấp hành quy
định về thủ tục đầu
tư xây dựng cơ
bản
Không thực hiện đúng trình tự về đầu tư xây dựng cơ bản
khi vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước
f. Phân tích độ nhạy của dự án
Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong
khi thẩm định, do đó có thể bị sai lệch nhất là những biến động xảy ra trong
tương lai. Thường có những biến động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (NPV,
IRR ) của dự án như:
- Thay đổi về giá đầu vào, đầu ra của sản phẩm.
- Lãi suất
g. Thẩm định điều kiện bảo đảm tiền vay
Việc thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay được Chi nhánh tiến hành rất cẩn
thận. Theo quy định hiện hành của VDB, dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm tiền
vay cho dự án. Điều kiện đối với tài sản này là phải thuộc quyền hợp pháp của
bên bảo đảm, phải bắt buộc mua bảo hiểm mọi rủi ro trong giai đoạn xây dựng
56
và vận hành. Cán bộ thẩm định cần căn cứ vào tổng mức đầu tư của dự án để
đánh giá giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
2.2.4. Minh họa về thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.
Để minh họa cho các nội dung được đề cập trên, tác giả đưa ra ví dụ về
một dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước cho dự án “nhà máy sản xuất
gạch ốp tưởng công suốt 6 triệu m2/năm (giai đoạn 2 công suất 3 triệu
m2/năm)”. Dự án này được VDB Thái Bình thực hiện thẩm định, cho vay vào
thời điểm năm 2016 nên số liệu, dữ liệu, cơ sở tính toán, thẩm định của Luận
văn là tại thời điểm 2016.
Khi khách hàng phát sinh nhu cầu vay vốn gặp cán bộ tín dụng của VDB
Thái Bình, công việc đầu tiên, cán bộ tín dụng thực hiện phỏng vấn sơ bộ về
khách hàng để nắm bắt một số thông tin chung về khách hàng. Qua đó, cán bộ
tín dụng bước đầu năm được thông tin chung nhất như sau:
Khách hàng: Công ty cổ phần Cerinco Hà nội.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 27-2A, đường Trung Yên, phường Trung Hòa,
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Địa điểm đầu tư: Lô A3+B2, khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình.
Tổng mức đầu tư: 218.025 triệu đồng.
Quy mô/Công suất: Nhà máy sản xuất gạch ốp tường công suất 6 triệu
m2/năm (giai đoạn 2 công suất 3 triệu m2/năm).
Thời gian thi công (tính đến khi sản xuất chính thức): 12 tháng
Sau khi nắm bắt những thông tin chung nhất, CBTĐ sẽ hướng dẫn khách
hàng về hồ sơ vay vốn theo đúng các quy định hiện hành.
Khi nhận được bộ hồ sơ vay vốn TDĐT của Khách hàng gửi tới Chi
nhánh bộ phận văn thư tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn TDĐT sau đó vào sổ và đóng
dấu công văn đến sau đó kiểm tra danh mục hồ sơ vay vốn. Bộ phận văn thư tiếp
chuyển đến Giám đốc Chi nhánh để Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo Phòng chủ trì
thẩm định.
57
2.2.4.1.Thẩm định tư cách khách hàng
CBTĐ kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn do Khách
hàng cung cấp, làm rõ những loại văn bản, tài liệu bắt buộc phải có trước khi
thẩm định đối với dự án. Để đi đến kết luận Bộ hồ sơ đề nghị vay vốn chủ đầu tư
gửi đến Chi nhánh đã đảm bảo đầy đủ, nhất quán về nội dung và số liệu, người
ký văn bản đúng thẩm quyền hay chưa.
a. Hồ sơ vay vốn
Văn bản số 05/CV-CERINCO ngày 16/5/2016 của Công ty cổ phần
Cerinco Hà Nội về việc đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước cho dự
án nhà máy sản xuất gạch ốp tường công suất 6 triệu m2/ năm (giai đoạn 2 công
suất 3 triệu m2/năm) (bản chính);
b. Hồ sơ dự án:
- Quyết định số 3153/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của UBND tỉnh Thái
Bình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng
nhà máy sản xuất gạch ốp tường công suất 6 triệu m2/năm (bản sao công
chứng);
- Quyết định số 774/QĐ-UBND ngày 04/4/2016 của UBND tỉnh Thái
Bình v/v phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà máy sản xuất gạch ốp tường
công suất 6 triệu m2/năm tại khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình của Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội (bản sao công chứng);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 5237368651 chứng nhận
lần đầu ngày 07/4/2016 của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình
(bản sao công chứng);
- Dự án nhà máy sản xuất gạch ốp tường công suất 6 triệu m2/năm (giai
đoạn 2 công suất 3 triệu m2/năm) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn thiết
kế T&C lập năm 2016 (bản chính);
- Văn bản số 249/BQLKCN-QH ngày 25/5/2016 của Ban quản lý các khu
công nghiệp tỉnh Thái Bình v/v thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của dự
án nhà máy sản xuất gạch ốp tường công suất 6 triệu m2/ năm (giai đoạn 2) của
Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội tại KCN Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (bản chính);
58
- Bản vẽ thiết kế cơ sở dự án nhà máy sản xuất gạch ốp tường công suất 6
triệu m2/năm (giai đoạn 2 công suất 3 triệu m2/năm) do Công ty cổ phần tư vấn
thiết kế kiến trúc Á Âu lập năm 2016 (bản chính);
- Báo cáo thẩm tra dự án nhà máy sản xuất gạch ốp tường công suất 6
triệu m2/năm (giai đoạn 2 công suất 3 triệu m2/năm) của Công ty cổ phần
Cerinco Hà Nội số 275/BCTT-MHD ngày 27/5/2016 của Công ty TNHH thẩm
định giá và tư vấn MHD (bản chính);
- Hợp đồng mua bán điện số 15000055 ngày 24/5/2015 (bản sao công chứng);
- Hợp đồng dịch vụ cấp nước số 2006/HĐKTCRC 2015 ngày 20/6/2015
(bản sao công chứng).
c. Hồ sơ chủ đầu tư:
- Điều lệ Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội (sửa đổi lần 1) (Bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0106821711 do Sở kế hoạch
và đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 14/4/2015; đăng ký thay
đổi lần thứ 1 ngày 24/06/2015 (Bản sao chứng thực);
- Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động Chi nhánh, mã số 0106821711-001
đăng kí lần đầu ngày 09/10/2015 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình cấp
(Bản sao chứng thực);
- Biên bản họp Hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội số
20/2015/BBCRC-HĐQT ngày 24/06/2015 về việc bầu thành viên hội đồng quản
trị, chủ tịch hội đồng quản trị (bản chính).
- Biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội
số 2406/2015/BB-CERINCO ngày 24/6/2015 về việc bổ nhiệm giám đốc công
ty và ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật của công ty (bản chính).
- Quyết định số 2406-01/QĐCRC-HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị
Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội ngày 24/6/2015 về việc bổ nhiệm Giám đốc
Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội (bản chính).
- Biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội
số 2807/2015/BB-CERINCO ngày 28/7/2015 về việc bổ nhiệm phụ trách kế
toán công ty (bản chính).
59
- Quyết định số 041/QĐCRC-HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị Công
ty cổ phần Cerinco Hà Nội ngày 28/7/2015 về việc bổ nhiệm phụ trách kế toán
Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội (bản chính).
- Biên bản họp HĐQT Công ty CP kỹ thương Thiên Hoàng số
01/15/2015/BB-HĐQT ngày 04/6/2015 về việc nhận chuyển nhượng cổ phần và
cử người đại diện quản lý vốn tại Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội (bản chính);
d. Hồ sơ tài chính.
- Báo cáo về năng lực của Chủ đầu tư dự án ngày 16/5/2016 (bản chính);
- Báo cáo tài chính năm 2015 đã kiểm toán của Công ty Cổ phần Cerinco
Hà Nội (bản chính);
- Báo cáo tài chính từ 01/01/2016 đến 30/4/2016 của Công ty Cổ phần
Cerinco Hà Nội (bản chính);
- Biên bản họp Hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội số
1305/2016/BB-CERINCO ngày 13/5/2016 về việc góp vốn đầu tư dự án;
- Nghị quyết số 1305-01/2016/BB-CERINCO ngày 13/5/2016 của Hội
đồng cổ đông Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội về việc góp vốn đầu tư dự án
“Nhà máy sản xuất gạch ốp tường công suất 6 triệu m2/năm (giai đoạn 2 công
suất 3 triệu m2/năm)”
- Bản Cam kết số 1605/2016/CK-CERINCO ngày 16/5/2016 của Công ty
cổ phần Cerinco Hà Nội về việc góp vốn chủ sở hữu, chấp hanh và thực hiện
đầy đủ các qui định của pháp luật có liên quan đến đầu tư dự án và sử dụng vốn
vay;
- Giấy cam kết cấp tín dụng số 38/2016/EIB-PGDTH ngày 26/5/2016 của
NHTM CP xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội-Phòng giao dịch Tây
Hồ (bản chính);
- Xác nhận số dư nợ vay tại các tổ chức tín dụng (bản chính).
2.2.4.2.Thẩm định Khách hàng
a. Thẩm định sự phù hợp về đối tượng vay vốn
Chủ đầu tư dự án thuộc loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, tổ chức
và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; có dự án đầu tư trên địa bàn huyện Tiền
60
Hải, tỉnh Thái Bình, thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo qui
định tại phụ lục II (danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư) của Nghị định
118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, vì vậy dự án thuộc đối tượng được vay
vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy
định tại mục IV, phụ lục I (danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư) kèm
theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng
đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
b. Về năng lực, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều
hành dự án của Chủ đầu tư
- Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động
theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0106821711 đăng ký lần đầu
ngày 14/4/2015; đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 24/06/2015 do Sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; Sản xuất
sản phẩm chịu lửa; Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác; Quảng cáo..
Địa chỉ trụ sở chính: Số 27-2ª, đường Trung Yên, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng.
Danh sách cổ đông góp vốn:
TT Tên cổ đ ng góp vốn Chức danh
Số tiền
vốn góp
(triệu
đồng)
Tỷ lệ
vốn
góp
(%)
1
Công ty cổ phần kỹ thương Thiên
Hoàng (người đại diện phần vốn góp là
ông Phạm Bách Tùng-Tổng Giám đốc)
Cổ đông 16.500 55
2 Phạm Bách Tùng Chủ tịch HĐQT 3.000 10
3 Nguyễn Thanh Tú Giám đốc 6.000 20
4 Phạm Ngọc Ánh Cổ đông 3.000 10
5 Phạm Tùng Bách Cổ đông 1.500 5
Tổng cộng 30.000 100
61
Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội có 01 Chi nhánh tại địa chỉ: Xóm 5,
đường Long Hưng, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh, mã số
0106821711-001 đăng ký lần đầu ngày 09/10/2015 do Sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Thái Bình cấp và 01 nhà máy sản xuất gạch Ceramic tại khu công nghiệp
Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Bộ máy tổ chức của Chủ đầu tư hiện tại bao gồm: Hội đồng quản trị; Ban
Giám đốc; Ban Kiểm soát; Phòng Tài chính – kế toán, phòng Tổ chức – hành
chính, Phòng kinh doanh, Phòng kỹ thuật – kiểm tra chất lượng sản phẩm,
Phòng kế hoạch, phân xưởng cơ điện, các phân xưởng sản xuất.
Thực tế Chủ đầu tư đã đầu tư cải tạo xây dựng và hoàn thành giai đoạn 1
của Nhà máy. Các bộ phận của nhà máy được phân công thực hiện các công
việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo cho nhà máy hoạt động sản xuất
liên tục trong 3 ca.
Chủ tịch Hội đồng quản trị:
- Ông Phạm Bách Tùng sinh năm 1972 (hiện tại đang là Tổng Giám đốc
Công ty cổ phần kỹ thương Thiên Hoàng – Mikado và là Phó Chủ tịch Hiệp hội
Gốm sứ xây dựng VN nhiệm kỳ 2013-2018); Số CMND: 013226540; Ngày cấp:
03/09/2009; Nơi cấp: Công an Hà Nội. Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học
ngành hóa học trường đại học Bách Khoa Hà Nội; thạc sỹ quản lý MBA tại
trường Impac, Florida, Mỹ;
- Các lĩnh vực, chức vụ, thời gian công tác trong các lĩnh vực đã kinh qua:
Từ năm 1994-2000: Làm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Hà Nội – Viglacera; Từ
năm 2000 -2002: Làm phó phòng kỹ thuật tổng công ty Viglacera; Từ năm 2002
đến nay: Làm Tổng Giám đốc công ty cổ phần kỹ thương Thiên Hoàng – Mikado.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát (từ năm
1994 đến nay) và nhiều năm giữ vai trò là người quản lý, đứng đầu doanh
nghiệp. Ông đã lãnh đạo Công ty cổ phần kỹ thương Thiên Hoàng từng bước lớn
mạnh và khẳng định được thương hiệu gạch ốp lát MIKADO cả trong nước và
quốc tế, đến nay mạng lưới đại lý hiện có của Công ty cổ phần kỹ thương Thiên
62
Hoàng đã phủ khắp các tỉnh, thành phố trên toàn quốc (Miền Bắc 25 đại lý;
Miền Trung: 12 Đại lý; Miền Nam 12 đại lý) và quan hệ xuất khẩu ra trên 12
nước trên thế giới.
Giám đốc – Người đại diện theo pháp luật
- Ông Nguyễn Thanh Tú sinh năm 1982; Số Hộ chiếu: B2653169; Ngày
cấp: 10/10/2008; Nơi cấp: cục quản lý xuất nhập cảnh. Trình độ chuyên môn của
người đại diện trước pháp luật: Học quản trị kinh doanh – Khoa kinh tế - trường
đại học Mở Hà Nội; Thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý tài chính tại trường
Northumbria – Vương quốc Anh; Chứng nhận CEO – Giám đốc điều hành
chuyên nghiệp – do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp; chứng nhận quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình – do Viện bồi dưỡng cán bộ Hà Nội cấp.
- Các lĩnh vực, chức vụ, thời gian công tác trong các lĩnh vực đã kinh qua:
Từ năm 2006 -2009: Làm cán bộ phân tích thị trường thuộc trung tâm thẻ ngân
hàng Công thương Việt Nam; Từ năm 2009-2010: Cán bộ thanh toán quốc tế,
thuộc sở giao dịch 3, ngân hàng Công thương Việt Nam; Từ năm 2010-2014:
Phó tổng giám đốc công ty cổ phần dịch vụ Hà Nội 5 sao; Từ 2015: Làm Giám
đốc công ty cổ phần Cerinco Hà Nội.
Phụ trách Kế toán
- Bà Bùi Thị Thủy sinh năm 1989; Số CMND: 151693568; Ngày cấp:
10/03/2004; Nơi cấp: Công an Thái Bình. Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh
tế trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động và trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung: Từ tháng 11/2012 đến 7/2013: Làm kế
toán tại công ty cổ phần VnHome; Từ tháng 8/2013 đến 7/2015: Kế toán trưởng
công ty cổ phần Mikado Bắc Giang; Từ tháng 8/2015 đến nay: Làm Phụ trách kế
toán công ty cổ phần Cerinco Hà Nội.
Nhận xét:
- Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội thành lập và đi vào hoạt động từ tháng
4/2015. Chủ đầu tư đã triển khai cải tạo đầu tư giai đoạn 1 công suất 3 triệu m2/
năm của dự án nhà máy sản xuất gạch ốp tường công suất 6 triệu m2/năm tại Lô
63
A3+ B2, khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hiện tại,
giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành và đang trong giai đoạn chạy thử.
- Bộ máy quản lý, người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch HĐQT, Giám
đốc Công ty là người có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, quản lý và điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh. Phụ trách kế toán có trình độ, năng lực làm công
tác kế toán doanh nghiệp. Với bộ máy quản lý như trên có đủ năng lực để triển
khai thực hiện, quản lý và chỉ đạo điều hành dự án.
c. Về năng lực tài chính, uy tín của chủ đầu tư
Năng lực tài chính:
Căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2015 và báo cáo nhanh từ đầu năm đến
ngày 30/4/2016 của Chủ đầu tư gửi đến Chi nhánh NHPT Thái Bình, cho thấy
hồ sơ về tình hình tài chính của chủ đầu tư gửi đến đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ
theo qui định (Công ty mới được thành lập từ tháng 4/2015; báo cáo tài chính
năm 2015 đã được kiểm toán). Tình hình tài chính của Chủ đầu tư được phản
ánh qua một số thông số cơ bản sau:
Một số chỉ tiê trên bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiê 31/12/2015 30/4/2016
I- Tổng tài sản 176.726.101
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tham_dinh_du_an_vay_von_tin_dung_dau_tu_o_ngan_hang.pdf