LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC
VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.9
1.1. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội (BHXH).9
1.1.1.Khái niệm BHXH .9
1.1.2. Đối tượng của BHXH và đối tượng tham gia BHXH.10
1.1.3. Đặc điểm của BHXH .11
1.1.4. Vai trò của BHXH .12
1.1.5. Chức năng của BHXH .14
1.1.6. Nguyên tắc của BHXH .14
1.2. Quản lý nhà nước về BHXH.15
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về BHXH.15
1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội .16
1.3. Thể chế quản lý nhà nước về BHXH.17
1.3.1. Khái niệm thể chế quản lý nhà nước về BHXH .17
1.3.2. Đặc điểm của thể chế quản lý nhà nước về BHXH .19
1.3.3. Vai trò của thể chế quản lý nhà nước về BHXH .20
1.3.4. Nội dung của thể chế quản lý nhà nước về BHXH.21
1.3.5. Tổ chức thực hiện thể chế QLNN về BHXH.24
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế quản lý nhà nước về BHXH .29
1.4. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt
Nam. .34
109 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông. Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Phía
Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Đông giáp Biển
Đông. Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào.
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung
điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính
của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà
Nẵng, Vũng Áng....Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác
kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại,
dịch vụ và du lịch.
Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và
đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ
1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam
chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể
giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những
cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng
hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú
Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).
Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước
quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng
Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát
triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán
Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được
42
đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng
giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng
được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào
tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo
cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp
tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và
quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
2.1.2. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị
Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị được thành lập theo quyết định số 75/QĐ-TC
ngày 27 tháng 07 năm 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
a) Cơ cấu, tổ chức bộ máy:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Quảng Trị
- Hệ thống tổ chức bộ máy luôn được cũng cố và kiện toàn nhằm đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ được giao. Bộ máy tương đối gọn nhẹ, đồng bộ, phù hợp với thực
tiễn yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong thực hiện nhiệm
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG NGHIỆP VỤ ( 11 PHÒNG
NGHIỆP VỤ)
BHXH HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ( 7
HUYỆN, 1 THỊ XÃ , 1 THÀNH PHỐ
43
vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị trong tổ chức bộ máy BHXH
tỉnh đã được quy định cụ thể, rõ ràng và đầy đủ, hạn chế tình trạng mâu thuẫn,
chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo sự chỉ đạo điều hành và thực hiện
thông suốt từ tỉnh đến huyện.
- Việc thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ của BHXH tỉnh
đối với BHXH huyện về một số nhiệm vụ đã phát huy tính chủ động và đề cao trách
nhiệm quản lý của BHXH huyện, đồng thời tạo điều kiện cho BHXH tỉnh kịp thời
chỉ đạo, điều hành và kiểm tra việc thực hiện của BHXH huyện.
Bảng 2.1. Thực trạng Cán bộ - viên chức ở BHXH tỉnh Quảng Trị năm 2014-2018
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm
Đội ngũ
CB,CC,VC
trên đại học
Đội ngũ
CB,CC,VC đại
học
Đội ngũ
CB,CC,VC
cao đẳng,
trung cấp, khác
Tổng cộng
2014 3 175 35 213
2015 3 197 27 227
2016 4 210 25 239
2017 6 211 25 241
2018 7 212 25 244
( Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Trị)
- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tính đến 31/12/2018
là: 244 người, trong đó khối Văn phòng BHXH tỉnh là 83 người, BHXH huyện là
161 người. Về trình độ chuyên môn: thạc sĩ 7 cán bộ (chiếm tỷ lệ 2,86 %), đại học
có 212 cán bộ (chiếm tỷ lệ 86.9%), cao đẳng có 07 cán bộ (chiếm 2,86%), trung cấp
có 06 cán bộ (chiếm 2.46%), còn lại là trình độ khác có 12 cán bộ (chiếm 4.92%).
Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân lý luận chính trị 01 người; cao cấp lý luận chính
trị 09 người, Trung cấp lý luận chính trị 60 người.
44
- Cơ cấu BHXH tỉnh Quảng Trị gồm có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc, 11
phòng nghiệp vụ và 09 đơn vị BHXH các huyện, thị xã, thành phố. Tổng số biên
chế được giao là 250 người, trong đó công chức, viên chức làm chuyên môn nghiệp
vụ 228 người, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 22 người.
b) Trụ sở làm việc
Trụ sở đặt tại: Số 178 Trần Hưng Đạo, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị ; Với tổng
diện tích là: 2.500 m2.
2.1.3. Hệ thống các cơ quan QLNN về BHXH trên địa bàn tỉnh
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hệ thống tổ chức QLNN về BHXH tỉnh Quảng Trị
BỘ LĐTBXH
BỘ Y TẾ,BỘ TÀI CHÍNH
BHXH VIỆT NAM
UBND CẤP TỈNH
UBND CẤP HUYỆN
SỞ LĐTBXH
SỞ Y TẾ,SỞ TÀI CHÍNH
Phòng LĐTBXH
PHÒNG Y TẾ
PHÒNG TÀI CHÍNH
HUYỆN, THỊ XÃ,
THÀNH PHỐ
BHXH TỈNH
BHXH HUYỆN, THỊ XÃ,
THÀNH PHỐ
45
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, hệ thống tổ chức cơ quan QLNN về
BHXH như sau:
- Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp:
Về bảo hiểm xã hội: Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về
bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. (Khoản 5,
Điều 8, Luật BHXH).
- Sở Lao động thương binh và xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội:
Sở lao động thương binh và xã hội là cơ quan QLNN về BHXH, với cơ cấu tổ
chức của Sở bao gồm: Ban Giám đốc sở và 10 phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Trong đó, Phòng Lao động - Tiền lương - BHXH trực tiếp chịu trách nhiệm trong
công tác QLNN về BHXH trên địa bàn tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu
giúp Lãnh đạo sở về:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về lĩnh
vực lao động, tiền lương, tiền công, tranh chấp lao động, đình công, BHXH trong
phạm vi QLNN của Sở.
+ Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, kỷ
luật lao động và trách nhiệm vật chất.
+ Hướng dẫn triển khai và thực hiện chế độ tiền lương, tiền công đối với
người lao động và lãnh đạo quản lý trong doanh nghiệp, người nước ngoài làm việc
trong các doanh nghiệp, đối với lao động đặc thù (lao động nữ, lao động là người
cao tuổi, người tàn tật...); chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức,
chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp phá sản, giải thể, cổ phần hoá...
+ Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện giải quyết tranh chấp lao động và đình
công; Đề xuất các giải pháp xây dựng quan hệ lao động lành mạnh.
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH
bắt buộc, BHXH tự nguyện theo thẩm quyền. Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định điều
kiện tạm dừng đóng BHXH bắt buộc trình Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh quyết
định. Thực hiện chế độ, chính sách về BHXH theo phân cấp hoặc uỷ quyền của
UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
46
- Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng
tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo
hiểm y tế:
Sở Y tế là cơ quan QLNN về BHYT, với cơ cấu tổ chức của Sở bao gồm: Ban
Giám đốc sở và 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó, Phòng Nghiệp vụ Y;
phòng quản lý Dược và Thanh tra sở trực tiếp chịu trách nhiệm trong công tác
QLNN về BHYT trên địa bàn tỉnh.
- Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức
năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về Tài chính: Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,
thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực
tài chính; công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, dự án, đề án, phương án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau
khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
2.2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội
Trong những năm qua, công tác thực hiên chính sách BHXH luôn được quan
tâm chú trọng. Chính phủ, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế, Bộ tài
chính, BHXH Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa quan điểm
của Đảng và Nhà nước về công tác BHXH
Luật BHXH số 58 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014.
Luật gồm 9 chương, 125 điều, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016. Sự ra đời
của Luật BHXH thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đánh dấu cột mốc
quan trọng trong sự nghiệp an sinh xã hội của nước ta, là căn cứ pháp lý cao nhất để
các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được xây dựng trên cơ sở quán triệt đầy đủ
các quan điểm chỉ đạo sau đây:
47
- Tiếp tục thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong:
Hiến pháp năm 2013; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 Hội nghị lần thứ V
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai
đoạn 2012-2020; Kết luận số 63-KL/TW tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo
hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020;
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020, cụ thể:
+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt.
+ Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; xây dựng chính sách khuyến
khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện; phấn đấu đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Tuân thủ nguyên tắc đóng - hưởng và bảo đảm khả năng cân đối quỹ bảo
hiểm xã hội.
+ Hoàn thiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo đảm sự bình đẳng
trong tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội.
- Kế thừa, phát triển những quy định hiện hành phù hợp đã đi vào cuộc sống,
sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật;
bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước và
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia bảo hiểm xã hội;
tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo
hiểm xã hội.
- Xây dựng các chế độ bảo hiểm xã hội tuân thủ theo nguyên tắc mức hưởng
trên cơ sở mức đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội tùy
theo tính chất của từng chế độ, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống bảo
hiểm xã hội.
- Tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là các quốc gia có điều kiện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -
xã hội của Việt Nam.
48
Luật quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ;
các chế độ bảo hiểm xã hội; nguyên tắc bảo hiểm xã hội; chính sách của Nhà nước
đối với bảo hiểm xã hội; nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; cơ quan
quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; hiện đại hoá quản lý bảo hiểm xã hội; trách
nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội;
trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính về bảo hiểm xã hội; trách nhiệm của Uỷ
ban nhân dân các cấp về bảo hiểm xã hội; thanh tra bảo hiểm xã hội; quyền và trách
nhiệm của tổ chức công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
của Mặt trận; quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động;
chế độ báo cáo, kiểm toán; các hành vi bị cấm.Quyền của người lao động; trách
nhiệm của người lao động; quyền của người sử dụng lao động; trách nhiệm của
người sử dụng lao động; quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội; trách nhiệm của cơ
quan bảo hiểm xã hội. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự
nguyện, quỹ bảo hiểm xã hội, tổ chức, quản lý bảo hiểm xã hội...
Ngoài ra, còn rất nhiều các luật, nghị định, thông tư, văn bản liên quan đến
BHXH và QLNN về BHXH như:
- Luật BHYT số 46/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của luật Bảo
hiểm y tế ngày 13/06/2014 quy đinh về đối tượng tham gia, mức đóng, phương thức
đóng, hồ sơ cấp thẻ, phạm vi quyền lợi BHYT, quản lý sử dụng quỹ và trách nhiệm
của các cơ quan trong việc thực hiện các chính sách BHYT.
- Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội Nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ luật lao động năm 2012 được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18
tháng 6 năm 2012 thay thế Bộ luật lao động cũ (đã qua 3 lần sửa đổi) và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013, bao gồm 17 Chương và 242 Điều. Quy
định về Việc làm,tiền lương, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật
lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, công đoàn và thanh
tra lao động.
49
-Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nghị định
này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt
buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc
theo hợp đồng lao động.
- Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội. Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo
hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và hướng dẫn thi hành Nghị định số
115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây được viết là
Nghị định số 115/2015/NĐ-CP).
- Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện. Thông tư này
quy định chi Tiết hướng dẫn thực hiện Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và một số
Điều của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi Tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nan lao động- bênh nghề nghiệp, quản
lý sổ BHXH, thẻ BHYT ngày 14/01/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Quyết định 828/QĐ-BHXH ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ
BHXH,BHTN ngày 27/05/2016 của Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Có thể nói, với hệ thống các văn bản QPPL, văn bản hướng dẫn khá đầy đủ
của Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ y tế, bộ tài chính, BHXH Việt Nam về công
tác BHXH là hành lang pháp lý quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thể chế
QLNN về BHXH từ trung ương đến địa phương. Từ đó giúp cho các cơ quan xây
dựng các kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất
về nội dung, chương trình công tác BHXH.
50
2.2.2. Nội dung thể chế QLNN về BHXH tại tỉnh Quảng Trị
2.2.2.1. Thể chế QLNN về chế độ ốm đau
Quy định hưởng bảo hiểm ốm đau của người lao động mắc các bệnh thông
thường theo quy định hiện hành tối đa 30 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội dưới 15
năm, tối đa 40 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm và tối ta
60 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên. Quy định khoảng cách thời
gian đóng bảo hiểm xã hội giữa hai mức hưởng quá lớn nên tạo nên sự không công
bằng, không thể hiện nguyên tắc đóng hưởng và không khuyến khích được đối với
những người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn.
Bảo hiểm ốm đau là một trong năm chế độ BHXH bắt buộc, nhằm bảo đảm thu
nhập cho NLĐ (tham gia BHXH) tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau,
tai nạn, chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Qua hơn 7 năm triển khai áp
dụng, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, thì chế độ ốm đau hiện nay đang
bộc lộ một số hạn chế: Khoản 2, Điều 22 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế
độ ốm đau đối với trường hợp có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, “phải nghỉ việc” để
chăm sóc con thì mới được hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều
trường hợp vì công việc, không thể nghỉ việc để chăm sóc con mà phải nhờ hoặc thuê
người khác chăm sóc, những trường hợp này không được hưởng chế độ ốm đau.
Quy định không giới hạn thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp
mắc bệnh cần chữa trị dài ngày như hiện hành vừa không đảm bảo tương quan công
bằng giữa các chế độ, vừa không đảm bảo nguyên tắc đóng-hưởng, đồng thời dễ dẫn
đến tình trạng lạm dụng để hưởng chế độ khi người lao động phát hiện mắc bệnh cần
chữa trị dài ngày mới tìm cách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khoảng 1 đến 2
tháng sau đó nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau với thời gian hưởng không giới hạn.
2.2.2.2. Thể chế QLNN về chế độ thai sản
Là một chế độ đặc thù chủ yếu gắn liền với lao động nữ, gồm các quy định về
việc đảm bảo thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ nói riêng khi mang thai,
sinh con và cho NLĐ nói chung khi nuôi con sơ sinh. Tại BHXH tỉnh Quảng Trị, từ
ngày 1/1/2016, khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chính thức có hiệu lực, các chế
51
độ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con đã được điều chỉnh đáng kể theo
hướng có lợi cho người lao động. Tuy nhiên chế độ thai sản còn bộc lộ một số hạn
chế sau: Việc quy định điều kiện đóng BHXH tối thiểu, quy định lao động nữ sinh
con được hưởng chế độ thai sản khi NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong
thời gian 12 tháng trước khi sinh con, quy định này là tích cực nhằm khắc phục sự
lạm dụng chế độ này. Tuy nhiên, quy định này lại không hợp lý với các trường hợp
NLĐ đã có quá trình đóng BHXH dài, song vì lý do khó mang thai, thai bệnh lý, thai
không bình thường nên phải nghỉ việc ngay khi mang thai. Do vậy NLĐ không đủ
điều kiện đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh để được hưởng
chế độ thai sản. Trong trường hợp này là không công bằng và không đảm bảo quyền
lợi của NLĐ vì họ đã có quá trình đóng BHXH dài nhưng lại không được hưởng chế
độ thai sản. Theo Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012, quy
định nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Vì vậy, Luật BHXH cần phải
được điều chỉnh cho phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động.
Cũng theo quy định của Bộ luật Lao động thì lao động nữ nhận nuôi con nuôi
dưới 6 tháng tuổi nghỉ việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng
tuổi. Quy định này tạo nên sự không thống nhất đối với trường hợp lao động nam
nhận nuôi con nuôi chỉ được nghỉ việc hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi dưới 4
tháng tuổi và chỉ được hưởng cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
2.2.2.3. Thể chế QNLL về chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN)
Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn quy định NLĐ được hưởng chế độ
TNLĐ - BNN đã tương đối hợp lý, bao trùm được đầy đủ các trường hợp tai nạn
liên quan tới công việc. Tuy nhiên, quy định như vậy vẫn còn chung chung, chưa có
quy định cụ thể về một số trường hợp tai nạn nên chưa có căn cứ để giải quyết hoặc
giải quyết không thống nhất về TNLĐ-BNN như trường hợp NLĐ tham gia phong
trào thể thao, văn hóa, văn nghệ, thăm người ốm, đi đám mado đơn vị tổ chức,
tham gia giao lưu với đơn vị khác hoặc được đơn vị cử đi mà bị tai nạn; trường hợp
NLĐ bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc nhưng không thực hiện công
việc được phân công hàng ngày; trường hợp nguyên nhân do bệnh lý (tim, mạch,
52
thần kinh...) hoặc do sử dụng chất kích thích, say rượu, bia, xích mích cá nhândẫn
đến bị tai nạn trong giờ, tại nơi làm việc hoặc trên đường đi công tác, đi làmMột
số trường hợp bị tai nạn được coi là TNLĐ, thủ tục, hồ sơ làm cơ sở xét hưởng chế
độ BHXH chưa có quy định cụ thể, nhất là trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường
đi làm ở nơi vùng sâu, vùng xa không gần nơi dân cư, trụ sở công an; trường hợp tai
nạn cần cấp cứu ngay hoặc tại lúc bị tai nạn thì bình thường sau đó mới phát hiện bị
thương. Những trường hợp này tại lúc xảy ra tai nạn không lập biên bản hiện
trường, nên NLĐ không đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định.
Luật và các văn bản hướng dẫn cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về thời hạn
NSDLĐ phải hoàn tất thủ tục nộp cho cơ quan BHXH để giải quyết cho NLĐ được
hưởng chế độ TNLĐ - BNN. Vì vậy, còn một số trường hợp bị tai nạn từ lâu (thậm
chí từ trước khi Luật BHXH ra đời) nhưng đến nay đơn vị sử dụng lao động mới lập
hồ sơ đề nghị giải quyết. Về điều kiện NLĐ được hưởng chế độ BNN theo quy
định, NLĐ muốn hưởng chế độ BNN thì cần phải có hai điều kiện là: Bị bệnh nằm
trong các bệnh đã được quy định; Phải làm việc trong môi trường hoặc ngành nghề
có yếu tố độc hại. Thực tiễn cho thấy: có trường hợp NLĐ đã làm việc ở môi
trường, nghề độc hại nhưng sau đó chuyển sang nơi làm việc có yếu tố bình thường
thì mới phát sinh BNN thì có được hưởng chế độ BNN, có tính đến vấn đề bảo lưu
điều kiện lao động có hại cũng như nguyên tắc bảo lưu. Trong trường hợp NLĐ bị
mắc BNN sau khi đã rời khỏi nơi làm việc độc hại
2.2.2.4. Thể chế QLNN về chế độ hưu trí
Về tuổi nghỉ hưu theo khoản 1 Điều 54 Luật BHXH quy định về điều kiện
hưởng lương hưu như sau: “1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h
vài khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi
nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15
năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc,
53
độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế
ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
- Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm
xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.” Luật BHXH số
58/2014/QH13 quy định đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng tại
Điều 53, 54, như sau: Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, cách tính
lương hưu với người lao động nghỉ việc vẫn được thực hiện theo quy định tương tự
luật BHXH số 71/2006/QH11.
Từ ngày 01/01/2018 mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính
bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm
đóng BHXH như sau: Lao động nam: Nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm; năm 2019
là 17 năm; năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm; từ năm 2022 trở đi là 20 năm
Lao động nữ: Nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm; Sau đó cứ thêm mỗi năm,
người lao động (cả nam và nữ) được tính thêm 2%. mức tối đa bằng 75%.
Trợ cấp hưu trí nhằm mục đích giúp đỡ người lao động có cuộc sống ổn định
khi họ không còn khả năng lao động vì tuổi già. Chế độ trợ cấp hưu trí là chế độ bảo
hiểm nồng cốt, cơ bản của BHXH. Trợ cấp hưu trí còn được coi là khoản tiền lương
hưu, đây chính là kết quả của quá trình tích lũy, là phần tiết kiệm của người lao
động khi còn trẻ, khỏe mạnh để đảm bảo cho cuộc sống khi về già, không còn lao
động được nữa. Tại điều 58 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về điều kiện
hưởng và mức hưởng trợ cấp một lần như sau:
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng
với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng
trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số
năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội
thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Xu hướng giải quyết BHXH một lần (đối với người chưa hết tuổi lao động) ngày
54
càng tăng: số NLĐ nghỉ việc giải quyết BHXH một lần hàng năm có chiều hướng
gia tăng và chiếm khoảng từ 5-6% tổng số đối tượng tham gia BHXH, điều này đặt
ra câu hỏi cho các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan BHXH khi nghiên cứu, xây
dựng chính sách với mục tiêu từng bước mở r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_the_che_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_hiem_xa_hoi_tu_thuc.pdf