MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 3
A. DẪN NHẬP . 5
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. . 5
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 7
2.1. Tìm hiểu về con người Nguyễn Trãi qua thơ Nôm của ông: . 9
2.2. 8 ý kiến nghiên cứu về thiên nhiên và đời sống trong thơ Nguyễn Trãi. 11
2.3. Thể loại, ngôn ngữ. . 12
2.4. Về một số bài thơ trong QATT. 14
3. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . 14
3.1. Phạm vi nghiên cứu. . 14
3.2. Phương pháp nghiên cứu. . 15
4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN. . 19
4.1. Giá trị khoa học. 19
4.2. Giá trị thực tiễn. . 20
5. KẾT CẤU LUẬN ÁN. . 20
B. NỘI DUNG . 22
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN BẢN QUỐC ÂM THI TẬP . 22
1.1. TÌNH HÌNH VĂN BẢN QATT. 22
1.2. VĂN BẢN LÀM CHỖ DỰA CHỦ YẾU ĐỂ NGHIÊN CỨU THI PHÁP
QATT. 26
1.2.1. Lưu ý một số từ cổ trong văn bản QATT cổ liên quan đến thi pháp của
câu thơ, bài thơ. 29
1.2.2. Lưu ý đến một số chú thích, giải nghĩa có liên quan đến điển: . 36
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT VỀ THI PHÁP THƠ NÔM NGUYỄNTRÃI . 39
2.1. NÉT KHU BIỆT CỦA THI PHÁP THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI. 39
2.2. THI PHÁP VỀ CÁI HÀNG NGÀY. . 49
2.3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT. 54
2.3.1. Thi pháp không gian nghệ thuật trong Quốc âm thi tập. . 552.3.2. Thi pháp thời gian nghệ thuật trong Quốc âm thi tập. 65
Chương 3: THI PHÁP "QUỐC ÂM THI TẬP" VỚI CÁC PHƯƠNG DIỆN: THỂ
THƠ, ÂM VẬN, NGÔN NGỮ. 71
3.1. THI PHÁP "QUỐC ÂM THI TẬP" Ở PHƯƠNG DIỆN THỂ THƠ. . 71
3.2. THI PHÁP "QUỐC ÂM THI TẬP" Ở PHƯƠNG DIỆN ÂM VẬN . 82
3.2.1. Nhịp điệu:. 82
3.2.2. Vần thơ trong "Quốc âm thi tập". . 95
3.3. THI PHÁP NGÔN NGỮ TRONG QATT: . 100
3.3.1. Từ vựng. 100
3.3.2. Biện pháp tu từ cú pháp. . 116
3.3.3. Tính nhạc trong QATT. . 130
C. KẾT LUẬN . 134
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 139
149 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thi pháp thơ Nôm Nguyễn Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rái tim yêu cuộc sống của
thi nhân và của cả độc giả, bởi mùa xuân bao giờ cũng là mùa của tương lai, mùa của
hy vọng:
"Cầm đuốc chơi xuân này khách nói
Tiếng chuông chưa dóng ắt còn xuân" (Bài 195)
"Cầm đuốc chơi xuân" bởi vì "xuân xanh chưa dễ hai phen lại. Thấy cảnh càng
thêm tiếc thiếu niên" (Bài 201), và "Cướp thiếu niên đi thương đến tuổi, Ốc dương hòa
lại, ngõ dừng chân" (Bài 195). "Cầm đuốc chơi xuân", "tiếc xuân", 52 lần nhắc đến
mùa xuân càng chứng tỏ sự luyến tiếc của tác giả, luyến tiếc một quá khứ đẹp, luyến
tiếc tuổi trẻ, luyến tiếc những gì đã qua một đi không trở lại, những gì đã qua là "thỏa
chí bình sinh" cho "chí làm trai" của Nguyễn Trãi và chưa phải chịu cảnh sống bon
chen, thị phi ở trong triều đình. Viết nhiều về mùa xuân cũng chứng tỏ sự khác biệt của
Nguyễn Trãi vê thi pháp thời gian nghệ thuật, bởi thơ xưa thường viết về mùa thu
nhiều hơn.
Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm, có trời xanh trong, có lá vàng rơi, có sương
khói, có cái se lạnh của khí trời, có cả tâm trạng xốn xang của con người trước cảnh
vật vừa thanh tao, vựa đượm nét buồn... Mùa thu vẫn là cảm hứng vô tận của người
nghệ sĩ. Họa sĩ Lê-vi-tan (Nga) để lại cho đời bức tranh "Mùa thu vàng" nổi tiếng; nhà
thơ Đỗ Phủ trên chiếc thuyền lênh đênh xa quê cũng viết nên chùm thơ thu (8 bài) với
nỗi niềm nhớ quê đau đáu da diết; Nguyễn Khuyến được tôn vinh là "nhà thơ của làng
cảnh Việt Nam" với chùm 3 bài thơ thu của "màu xanh rơn ngợp đất'trời", và Nguyễn
Du cũng góp vào "vườn thu" những cảm xúc tinh tế tuyệt vời trước cảnh thu diễm lệ:
68
"Long lanh đáy nước in trời.
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng" (Truyện Kiều)
Với Nguyễn Trãi, thời gian mùa thu phù hợp với không gian về đêm (bằng 61 lần
dùng từ "nguyệt"), vì cái trong trẻo lặng lẽ của nó trong đêm tạo nên một không gian
bát ngát vô giới hạn và sự tĩnh lặng hư không đến vô cùng, một không gian, thời gian
phù hợp cho thi nhân giải bày với trời đất nỗi niềm "ẩn ức", "cô đơn", nỗi niềm "thao
thức" của mình.
"Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, như là mới bắt đầu, có thể đang
lên của sự hưng vượng, chưa dừng lại và kết thúc quá trình. Nó là cái dương chưa
trưởng thành đầy đủ. Mùa thu là mùa của cây cỏ, hoa lá ùa vàng, con người buồn, sinh
vật ít hoạt động, nhưng cũng là giai đoạn đang còn tăng tiến của tính chất này, chưa
phải là đỉnh cao của sự tàn lụi. Nó là cái âm chưa trưởng thành đầy đủ. Hai mùa đó
vừa tiêu biểu cho hai trạng thái đối nghịch nhau của vạn vật, vừa chứa trong nó khả
năng tiếp tục phát triển của quá trình, do đó nó được chọn để biểu trưng cho qui luật
vận động không ngừng của tự nhiên". [138]
Thời gian sinh mệnh cá thể trong QATT nằm trong qui luật cảm nhận thời gian
đời người của người trung đại: quá khứ là quan trọng. Nguyễn Trãi ghi lại cảm nhận
thời gian đời người như "bóng câu qua cửa" bằng các cụm từ: "tuổi tàn, tóc bạc", "đã
bạc đầu", "tóc hai phần bạc", "tuổi đã năm mươi đầu đã bạc"..., "bạc đầu" vừa là minh
chứng cho tuổi già, nhưng cũng là biểu tượng của sự nghĩ suy. Có giai thoại nói rằng:
Nguyễn Du sau khi viết xong "Truyện Kiều" đầu bạc trắng... đủ thấy rằng: con người
nếu "lao tâm khổ tứ" thì chóng "bạc đầu". Cuộc đời của Nguyễn Trãi là cuộc đời "thao
thức":
"Bình sinh độc bão tiên ưu chí
Toa ủng hàn khâm dạ bất miên
Hải khẩu dạ bạc hữu cảm.
(Bình sinh một mình ôm cái chí lo trước.
Ngồi ôm chăn lạnh không ngủ suốt đêm ).
69
Hay "Cao trai độc tọa hồn vỏ mị
Hảo bả tân thi hướng chí luân"
Thu dạ dữ Hoàng Giang Nguyễn Nhược Thủy đồng phú.
(Buồng cao ngồi một mình vẫn không ngủ,
Hãy làm bài thơ mới mà nói đến chí của mình.
Đêm thu cùng ngâm với Hoàng Giang Nguyễn Nhược Thủy).
Nguyễn Trãi: "Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung", "Chẳng nằm thức dậy nẻo ba
canh"... Thao thức vì lo đời, đau đời, buồn thế sự, thao thức vì lí tưởng khát vọng "yêu
nước, an dân" chưa thành... "Thao thức" đến "bạc đầu", "bạc đầu" vì "tuổi cao"... mọi
cách diễn đạt đều nhằm thể hiện cái "tâm" trăn trở cái "tâm" lo nghĩ của nhà thơ.
Nguyễn Trãi đau khổ vì những tháng ngày sống nhàn của mình là "tạm bợ", là "giấc
mộng", là "bất đắc dĩ"... Quá khứ hào quang đã qua, tấm lòng "yêu nước, yêu dân" vẫn
đau đáu, vẫn "đêm ngày cuồn cuộn nước chầu đông" nay phải chờ "Gió nơi đâu ?
gượng mở xem"... Với hiện tại, tác giả sử đụng đến 24 lần các cụm từ: "khoảnh khắc",
"qua ngày qua tháng", "ngày tháng qua "... biểu hiện tấm lòng "nôn nao", ngóng chờ
"cái đang đến" và sự nuối tiếc "cái đã qua"... Vì thế, thời gian sinh mệnh cá thể của
hiện tại trôi qua trong sự nóng ruột bồn chồn, mâu thuẫn giữa quá khứ hiện tại - tương
lai tạo nên nét buồn da diết trong QATT: "Gia sơn cách đường nghìn dặm, Sự nghiệp
buồn đêm trống ba" (Tự thán, 94)
Là công dân của đất nước mà cảm giác xa cách "gia sơn" đến nghìn dặm và nỗi
buồn suốt đêm thâu dằng xé tâm tư của Nguyễn Trãi, nỗi buồn chỉ mong được giải tỏa,
mong có người thấu hiểu:
"Thư nhạn lạc lài khi gió.
Tiếng quyên khắc khoải thuở trăng
Gia san cũ còn mường tượng
Thân sự già biếng nói năng
Khó ngặt qua ngày xin sống.
Xin làm đời trị mấy đời bằng" (Tự thán, 96)
Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong QATT vừa mang đặc trưng
chung của không gian, thời gian nghệ thuật thời trung đại, vừa mang dấu ấn riêng của
70
phong cách thơ Nguyễn Trãi, phong cách của một thi nhân "lo đời" "đau đời", "ẩn ức"
trước thế sự...
Như vậy, từ những nét khu biệt trong thi pháp thơ nôm Nguyễn Trãi đến quan
niệm nghệ thuật về con người; thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật đã lí giải
được những vấn đề lớn về giá trị nội dung trong QATT. Tìm nét khu biệt và đồng nhất
giữa thơ Hán và thơ Nôm, ở một tác giả vừa chịu sự chế ước bởi thi pháp thơ Đường
luật nói riêng và thơ cổ trung Quốc nói chung lại có sự vượt lên, sự bứt phá bằng sáng
tác "nôm na" tiếng mẹ, tiếng của ruộng đồng, ca dao, tục ngữ, của "bè rau muống quê
nhà"; nét khu biệt về phong cách, về giọng điệu trong sự so sánh giữa thơ Hán và thơ
Nôm Nguyễn Trãi để thấy được nét riêng biệt và đặc sắc của QATT. Thơ Nguyễn Trãi
hòa quyện ba thứ triết học, mỹ học khác nhau: mỹ học Nho, mỹ học Thiền và có cả tư
tưởng thi pháp đạo gia. Ba thi pháp lớn tương ứng với ba triết học, ba mỹ học lớn của
phương Đông, của Việt Nam có mặt trong thi pháp thơ Nguyễn Trãi, và có thể xem
đây là một trường hợp đặc thù của thi pháp văn học Việt Nam.
Để hiểu được tính phức tạp, rộng lớn của những nét khu biệt trong thơ nôm
Nguyễn Trãi, chúng tôi đã liên hệ đến tất cả các sáng tác khác của Nguyễn Trãi (Bình
Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, thơ chữ Hán). Để hiểu thêm những dòng tâm sự
"đau đời thất thế", "ẩn ức trước thế sự", chúng tôi đã lí giải chữ "nhàn" trong QATT.
Và để thấy hết tâm vĩ đại của Nguyễn Trãi, chúng tôi đã tìm hiểu về thi pháp cái hàng
ngày trong QATT. Thi pháp không gian nghệ thuật đã lưu ý đến không gian ở ẩn và
trăng trong QATT; thi pháp thời gian nghệ thuật đã cho chúng ta thấy dư vị buồn tiếc,
xót xa của Nguyễn Trãi với những gì đã qua, những gì một đi không trở lại.
71
Chương 3: THI PHÁP "QUỐC ÂM THI TẬP" VỚI CÁC
PHƯƠNG DIỆN: THỂ THƠ, ÂM VẬN, NGÔN NGỮ
3.1. THI PHÁP "QUỐC ÂM THI TẬP" Ở PHƯƠNG DIỆN THỂ
THƠ.
Nói tới thể loại Văn học là nói tới quy luật loại hình của tác phẩm tức là một sự
hệ thống hóa có tính chất ước lệ những tác phẩm có phương thức tổ chức, phương thức
tái hiện đời sống gần gũi nhau. (Ví dụ: thể loại trữ tình, thể loại kịch, thể loại tự sự...).
Như vậy, loại có ý nghĩa về quy luật loại hình, còn thể là biểu hiện cụ thể của loại
trong từng tác phẩm cụ thể. QATT thuộc vào loại thơ trữ tình, nhưng thể thơ chủ yếu ở
đây lại là thể thơ thất ngôn có chen câu lục ngôn (163/226 bài) - đây là điều mà luận
án quan tâm.
Một thời đại hoàng kim của thơ ca đời Đường (618 - 917) ở Trung Quốc đã để lại
cho nhân loại một kiểu thi luật nghiêm nhặt - Kiểu thơ "luật Đường" - Thơ luật Đường
được nhiều nước ở vùng Đông Nam Á vận dụng, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là
nước chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa Trung Hoa và sự kế thừa truyền thống thi
luật của thơ ca Trung Quốc vào sáng tác là điều tất yếu.
Vay mượn thi luật, vay mượn văn tự, thơ chữ Hán ở Việt Nam chủ yếu sáng tác
theo thể thơ cổ thể và thể thơ luật Đường của Trung Hoa. Sáng tác theo thể thơ luật
Đường phải đảm bảo các qui luật nghiêm nhặt về niêm, luật (bằng, trắc) vận, đối, tiết
tấu, bố cục..., trăm bài như một, cấu trúc theo một kiểu.
Như phần lý do chọn đề tài chúng tôi đã trình bày, có thể xem QATT là tập thơ
Nôm sớm nhất của Việt Nam hiện còn, mà tập thơ lại được sáng tác theo thể thơ luật
Đường có pha lục ngôn. Việc sử dụng câu lục ngôn là có dụng ý nghệ thuật hay là sự
thể nghiệm cách tân về hình.thức? Phải chăng con người vốn dĩ "Bình sinh độc bão
tiên ưu chí" (bình sinh có chí lo trước), vốn dĩ rất ý thức về nền văn hiến đất nước
(Duy ngã Đại Việt chi quốc, Thực vi văn hiến chi bang) muốn góp phần dân tộc hóa
một thể thơ ngoại lai để không thay đổi được ít nhiều thì chí ít cũng cấu trúc lại đôi
chút hình hài để phả vào đó cái hồn Việt Nam?
Ý thức dân tộc là ý thức thường trực trong lòng mỗi người dân Việt Nam, bởi vì
nước ta luôn bị sự đe dọa đồng hóa dân tộc của đế quốc phong kiến phương Bắc, thì
72
chỉ có ý thức dân tộc mới giữ được bản sắc văn hóa cho dân tộc mình. Việt Nam từng
vay mượn chữ Hán, nhưng lại sáng tạo ra chữ Nôm, Việt Nam cũng từng chịu ảnh
hưởng của văn hóa Hoa hạ, nhưng lại tiếp biến nó trên tinh thần dân tộc. Phạm Đình
Hổ trong "Vũ trung tùy bút" cũng dành giá về âm nhạc Việt Nam: "Tuy nhạc của ta
cũng có tiếng cao, tiếng thấp, tiếng đục, tiếng trong, ra vào chuyển hợp, đủ cả năm
cung bảy thanh, nhưng thuật đổi thay cung bậc, biến hóa tài tình từ điệu này sang điệu
khác, thì hoàn toàn không giống bên Trung Quốc". Xem thế, thì đủ biết rằng, người
Việt Nam rất có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Họ ý thức "Hảo bả văn
chương tăng quốc thể" (Phải giỏi lấy văn chương để nâng cao quốc thể - Lời của Lê
Quý Đôn tiễn thám hoa Nguyễn Đình Oánh đi sứ).
Ý thức dân tộc hóa văn chương, nhân dân hóa thơ ca là ý thức về quốc thể, là vũ
khí sắc bén đánh tan những luận điệu sỉ nhục của bọn đế quốc phương Bắc. Cao Hùng
Trưng dám ngạo mạn ghi trong cuốn An Nam chí rằng: "nước Nam từ khi có Giải Tấn
dạy bảo cho, mới biết xu hướng về văn chương". Kẻ nói câu đó chắc chắn thuộc hạng
người "ếch ngồi đáy giếng". Bởi vì, văn học viết Việt Nam tuy ra đời muộn (thế kỷ X),
nhưng văn học truyền miệng đã có từ rất sớm. Và do trình độ phát triển của các dân
tộc không đều nhau, do truyền thống văn hóa của mỗi nước một khác, cho nên sự vay
mượn thi luật ở Việt Nam với Trung Hoa là có, nhưng không có nghĩa là vay mượn
nguyên xi, mà người Việt luôn tiếp biến tinh hoa văn hóa nước ngoài trên cơ sở tính
dân tộc. "Tính dân tộc của loại thể không những biểu hiện ở những loại thể riêng biệt
của từng dân tộc, mà còn thể hiện ở những đặc điểm khác nhau của một số thể loại gần
gũi". (Phương Lựu, Tìm hiểu một nguyên lý văn chương Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1983, tr. 177).
Trên tinh thần đó, chúng tôi thấy với 163 bài có xen câu thơ lục ngôn trên tổng số
226 bài trong tập thơ QATT là một bằng chứng hùng hồn về ý thức dân tộc của
Nguyễn Trãi trong sáng tác thơ ca.
Tại sao Nguyễn Trãi không phá cách trong 90 bài thơ chữ Hán (chỉ có 2 bài theo
thể cổ thể - bài 48 và bài 87), mà phá cách vào trong 226 bài thơ chữ Nôm ? Phải
chăng, đã sáng tác bằng chữ Nôm - ngôn ngữ dân tộc, tác giả cũng muốn rộng đường
trong tư duy, nên đã tạo nên biến thể bằng việc xen vào câu lục ngôn.
73
Xét đến hiện tượng câu lục ngôn trong QATT, chúng ta cũng không thể bỏ qua
khái niệm: tính lịch sử của văn hóa. Bởi đặc tính này tạo cho văn hóa có bề dày, có
chiều sâu, và chính nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại
và phân bố lại các giá trị. Văn hóa còn có giá trị tiếp nối, nên chúng ta không xét câu
lục ngôn trong QATT như là giá trị tự thân, mà xét nó trong mối quan hệ trước nó và
sau nó.
Hiện tượng thơ lục ngôn có từ thời tiên Tần, lưỡng Hán (Trung Quốc), có trong
văn học Triều Tiên, có trong thi ca của văn học truyền miệng Việt Nam (thơ lục bát,
tục ngữ)...Trong thơ chữ Hán thời Lí - Trần chúng tôi khảo sát thì tổng cộng có 18 câu
lục ngôn trong ba bài: Ở bài "Sinh tử" của Nguyễn Tuân ( ? - thời Lý) có 12 câu, 1 câu
6 chữ. Hai câu mở đầu trong bài "Phật tâm ca" của Trần Tung (1230 - 1291). Và một
bài thơ lục ngôn 4 câu "Nhàn cư lục ngôn đề thủy mặc tướng tử tiêu cảnh" (nhân lúc
rỗi, dùng thơ 6 chữ đề vào bức tranh nhỏ) của Phạm Mại. Những sáng tác sau QATT,
qua khảo sát chúng tôi thấy rằng: "Hồng Đức Quốc âm thi lập" cỏ 171/328 bài xen câu
lục ngôn, tỉ lệ: 52,13%; "Bạch Vân quốc ngữ thi tập" (tập thơ này có một số bài trùng
với QATT), thì có 85/161 bài có xen câu thơ 6 tiếng (tỉ lệ 52,8%).
Khảo sát 226 bài thơ trong QATT, chúng tôi thấy có các dạng sau:
- 180 bài theo thể thất ngôn bát cú, có 46 bài theo thể thơ luật Đường (2, 24, 29,
30, 32, 43, 46, 47, 48, 49, 57, 59, 68, 71, 72, 75, 81, 82, 83, 103, 106, 109,111, 117,
118, 119, 120, 122,123, 128, 131, 133, 140, 141, 142,145, 152, 156, 157, 158, 160,
171, 173, 178, 181,188), 2 bài xen ngũ ngôn (53 và 182), còn lại 160 bài có xen câu
lục ngôn; tỉ lệ (132/180) là 73,33%.
- 46 bài thất ngôn tứ tuyệt, có 21 bài theo thể thơ luật Đường (196, 239, 240, 244,
245) và 25 bài xen câu lục ngôn, tỉ lệ (25/46) là 54,3%.
Tổng số câu lục ở hai thể thơ được thống kê như sau:
- Thể thất ngôn bát cú: tổng cộng 340 câu (138 bài), tỉ lệ (340/1104) là 30,8%,
nằm vào các vị trí:
74
Dòng (1) 1: 46 câu. Dòng 2: 39 câu. Dòng 3: 48 câu. Dòng 4: 48 câu. Dòng 5: 45
câu. Dòng 6: 45 câu. Dòng 7: 33 câu. Dòng 8: 38 câu.
(Chú trọng cấu trúc đối, ở liên 2 và liên 3 số câu lục bằng nhau và nhiều hơn các liên
thơ khác).
- Thể thất ngôn tứ tuyệt có tổng số 35 câu, tỉ lệ (35/100 - ở 25 bài) là 35%, ở các
vị trí sau:
Dòng 1: 8 câu. Dòng 2: 9 câu. Dòng 3: 8 câu. Dòng 4: 10 câu.
Tổng số câu lục ở hai thể loại là 375 câu, chiếm tỉ lệ đáng để khảo cứu ở hai
phương diện: Tại sao Nguyễn Trãi sử dụng nhiều câu lục xen vào thơ luật Đường và sử
dụng như vậy có phá vỡ niêm luật của bài thơ hay không?
Tác phẩm nghệ thuật có giá trị, trước khi trở thành của chung của nhân loại, là
sản phẩm riêng biệt của con người riêng biệt. Con người đó để lại dấu ấn trong "con
đẻ" của mình. Để biểu hiện tư tưởng tự do, phóng khoáng, một tâm hồn thơ dạt dào, Lí
Bạch dã vận dụng cả thể thơ nhạc phủ, ca hành, cổ phong vào sáng tác thơ của mình,
dù ông là nhà thơ tiêu biểu của thời thịnh Đường. Và, Nguyễn Trãi cũng muốn tự do,
phóng khoáng trong diễn đạt, rộng đường trong tư duy, đã dưa câu lục ngôn vảo thể
thơ luật Đường, đồng thời cũng để lại cho đời một cống hiến có tính khai phá.
Phải chăng Nguyễn Trãi muốn đi theo hướng kiệm lời - "Thơ phải được ý ở ngoài
lời. Trong thơ hàm súc vô cùng thì mới là tôn chỉ của người làm thơ cho nên ý thừa
hơn lời thì lũy cạn mà vẫn sâu, lời thừa hơn ý thì tuy công phu mà vẫn vụng. Còn như
ý hết mà lời cũng hết thì không đáng là người làm thơ vậy (Ngô Lôi Pháp); muốn học
tập cổ thi, và đặc biệt muốn vận dụng câu thơ dân gian vào trong câu thơ viết để góp
phần bảo tồn nét văn hóa dân tộc? Việc sử dụng câu lục ngôn vào bài thơ với một tần
số lớn như thế (72,12 %), chứng tỏ rằng "Chỉ có khi nào anh hiểu luật thì anh mới có
thể tự cho phép mình có ngoại lệ hoặc phát triển luật mới" (Johames Robert Becher).
Có giả thiết cho rằng: câu lục ngôn có khả năng do biến âm tiếng Việt cổ mà
chuyển thành; kl, t'l/tr; kl, tl, bl/s, km/m... [72], bl/tr [101: 23, 24])...
(1) Ở thể thơ luật Đường, 1 câu thơ nằm trọn trong một dòng, chúng tôi dùng chữ dòng phân
biệt với số câu cho rõ ràng
75
Hiện tượng âm dính nay vẫn còn rớt lại trong cách phát âm của một ít người già
ở vài địa bàn nhỏ hẹp vùng sâu vùng xa (như một vài nơi ở huyện Tuyên Hóa - Quảng
Bình còn nói cây t'le - cây tre, con t'lâu - con trâu).
Âm dính, biến âm là một thực tế có trong tiếng Việt cổ, nếu có chứng tích trên
chữ Nôm thì có thể có ảnh hưởng đến câu văn, câu thơ. Tuy nhiên, điều đó đã ảnh
hưởng thế nào đến cơ số câu thơ QATT thì đến nay vẫn chưa có một công trình nào
khảo cứu trực tiếp, giải quyết thấu dáo.
Chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ về câu thơ hội đủ 7 tiếng trong QATT lại mang
trong nó ít nhất là một tiếng có phụ âm đầu là âm dính:
Ví dụ 1: "Thế sự người no ổi tiết bảy,
Nhân tình ai ỏ cúc mồng mười" (Bài 22)
Ví dụ 2: "Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc,
Nước chảy âu khôn xiết bóng non" (Bài 49)
Ví dụ 3: "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có tri, có anh hùng" (Bài 132)
Ví dụ 4: "Chớ người trọc trọc chớ ta thanh
Lấy phải thì trung đạo ở kinh" (Bài 156)...
Trong 4 ví dụ nêu ra ở trên, những tiếng có dấu gạch ngang đều là những tiếng có
phụ âm đầu là âm dính (m, s, tr...). Vậy, sẽ giải thích như thế nào cho thỏa đáng hiện
tượng câu thơ QATT vừa đủ 7 tiếng, vừa có một số tiếng mang trong mình nó phụ âm
đầu là âm dính của tiếng Việt cổ? Mặt khác, các công trình khảo cứu chỉ mới tìm ra
một số tiếng Việt cổ có phụ âm đầu là âm dính, trong lúc tiếng Việt có đến 17 phụ âm
đầu.
Tiếng Việt cổ đã trưởng thành dần qua thời gian và qua giao tiếp của cộng đồng
người Việt. Năm 1010, Lí Thái Tổ dời dô từ Hoa Lư ra Đại La. Đến thời Nguyễn Trãi,
Thăng Long đã trải qua 4 thế kỷ con người của 4 phương 8 hướng tụ hội về. Lẽ đương
nhiên, do nhu cầu giao tiếp, tiêu chuẩn, trước nhất là phải ăn nói cho tròn vành rõ
tiếng, ngôn ngữ chốn đế dô sẽ loại bỏ dần những yếu tố khó nghe, khó nói, khó viết...
Nguyễn Trãi là người ý thức rất rõ về nền văn hiến Đại Việt, hẳn là ông sẽ rất thận
76
trọng trong việc dùng chữ, đặt câu sao cho vừa bảo tồn vừa làm giàu lên nét văn hóa
truyền thống.
Hơn nữa, đưa câu thơ lục ngôn vào thơ thất ngôn, Nguyễn Trãi còn đưa luôn vào
câu thơ ấy sự cải biên nhịp thơ. Nhịp cố hữu của thơ thất ngôn Đường thi là nhịp chẵn
lẻ 4/3 hoặc 2/2/3. Nhịp chẵn lẻ là nhịp âm dương được kết hợp với cơ số 7 tiếng, cơ số
7 vốn là một vòng số màu nhiệm ứng với nhiều chuyện ở đời. Câu thơ 7 tiếng vững
chãi, cố định, quen thuộc trong thi pháp cổ điển, câu thơ 7 tiếng có ưu thế ngoại đối
trong vị trí các cặp câu đối xứng, nhưng lại hạn chế trong phép nội đối, bởi số âm tiết
lẻ.
QATT vẫn lấy nhịp chẵn/lẻ làm nền: Nhịp 4/3: 1116/1241 câu, nhịp 2/2/3: 9/1241
câu, tổng cộng: 1125/1241 câu (tỉ lệ: 90,66%).
Nhưng, trong số 375 câu lục ngôn có các dạng nhịp cơ bản sau đây: nhịp 2/2/2 có
132 câu (tỉ lệ 35,2 %), nhịp 3/3. có 213 câu (tỉ lệ 56,8%), nhịp 2/4 có 19 câu (tỉ lệ
5,1%), nhịp 4/2 (tỉ lệ 1,6%), nhịp 1/5 có 5 câu (tỉ lệ 1,3%).
Nhịp 3/3 thiết lập trên cơ sở mã đối xứng của thi ca nói chung, của thành ngữ, tục
ngữ dân gian nói riêng. Khi mã đối xứng xuất hiện thì tạo ra quan hệ và nảy sinh tư
duy. Thơ Đường hay bởi lẽ nó tạo ra quan hệ, gợi mở tư duy. Nhịp thơ 3/3 làm nhịp
câu thơ chậm lại, cân đối, hài hòa, có sức khái quát cao, có tính triết lý sâu sắc. Tính
chất hoàn chỉnh cân đối của các câu lục đưa đến cho các nhịp đôi của câu thơ cái vẻ
trọn vẹn của một tư tưởng gẫy gọn, rất thích hợp để khẳng định một sự thực của lí trí
hay của tâm trạng. Câu lục có nhịp 3/3 sử dụng phép đối thì ý tưởng càng rõ, lúc này
tận dụng được cả phép nội đối lẫn phép ngoại đối (ưu thế hơn so với câu thơ 7 chữ).
Trong QATT câu lục loại nhịp 3/3 nằm rất nhiều vị trí: ở dòng 1, ở dòng kết, hoặc là ở
liên 2, liên 3 của bài thơ - tạo cảm giác mạnh về nội dung biểu đạt.
Ở vị trí dòng 1 (câu 1) câu lục thường có cách diễn đạt của tục ngữ, thành ngữ:
Ví dụ:
- " Sang cùng khó bởi chưng trời" (Ngôn chí, 10).
- "Vàu làm chèo, trúc làm nhà" (Trần tình, 39).
- "Lồng lộng trời, tư chút đâu" (Trần tình, 40).
77
Nhịp của các câu thơ này là nhịp 3/3, nhịp cân đối, rắn chắc, diễn tả được ý
tưởng triết lý về nhân sinh, thế sự. Giọng điệu bình thản trước hiện thực đã được nhận
thức có tính quy luật, vì thế câu lục ở vị trí này tạo được sự gãy gọn từ trong ý tưởng.
Ở vị trí câu kết, câu lục thường tạo cảm giác đột ngột, phù hợp với tính chất gân
guốc, tân kỳ của tứ thơ: Ví dụ:
- "Trời ban tối ước về đâu?" (Ngôn chí, 14).
- "Rêu bủi bủi, thấy tiên đâu?" (Trần tình, 41) ~
- "Nẻo có nghèo thì có an" (Tức sự, 144).
Ở liên thơ 2 và 3, những liên thơ thường sử dụng phép đối, câu lục lại diễn tả
được tâm trạng vướng vít, trăn trở, suy tư, tâm trạng "nhàn" của nhà thơ trước thế sự,
cuộc đời. Ví dụ:.
"Muối lẫn dưa dầu đủ bữa
Thêu cùng gấm mặc chưng đời.
Công danh bịn rịn già lủ
Tạo hóa đong lừa trẻ chơi". (Bài 104)
Ở 4 câu lục này tác giả sử dụng phép đối, nhưng để diễn tả hai ý tưởng mâu
thuẫn trong tâm trạng của mình tác giả đổi nhịp từ liên 2 sang liên 3. Nhịp 3/3 ở liên
thơ thứ 2 rắn chắc, cân đối nhằm khẳng định triết lý sống thanh bạch, đạm bạc. Nhưng
nhịp 2/2/2 ở liên thơ thứ 3 lại tạo âm hưởng day dứt về công danh sự nghiệp bị ngáng
trở mà thời gian đời người thì trôi nhanh và tâm hồn trĩu nặng nỗi ưu tư về cuộc đời
trớ trêu, đen bạc.
Mã đối xứng không phải là đặc điểm riêng của ngôn ngữ văn học Việt Nam,
nhưng lúc cắt bớt một tiếng của câu thơ thất ngôn, đưa vào đó nhịp 3/3 cân xứng,
Nguyễn Trãi đã vận dụng thế mạnh của nhịp 3/3 trong câu thơ dân gian để tạo nên câu
thơ lục ngôn đậm đà bản sắc dân tộc. Loại nhịp này, trong thơ Quốc âm của Nguyễn
Bỉnh Khiêm cũng chiếm một tỉ lệ là 62,7% (116/185 câu), Truyện Kiều của Nguyễn
Du cũng có đến 80/1627 câu lục có nhịp 3/3 (tỉ lệ 4,9%).
Có nhiều bài tác giả sử dụng số lượng câu lục ngôn là từ 5 đến 7 câu (có 4 bài
loại 6 câu: 21, 26, 93, 98, và 2 bài loại 7 câu: 64, 110).
78
Ví dụ: ở bài 98 có câu 1 và 8 là câu thất, còn 6 câu là lục ngôn:
(Non tây bóng ác đã mằng tằng)
Nhìn đỉnh tùng thu vãng chừng
Thư nhạn lạc lài khi gió
Tiếng quyên khắc khoải thuở trăng
Gia san cũ còn mường tượng
Thân sự già biếng nói năng
Khó ngặt qua ngày xin sống.
(Xin làm đời trị mấy đời bằng)..
Bài thơ mở đầu bằng một câu thất, miêu tả không gian, thời gian "xế tà" "Non tây
bóng ác đã mang tằng". 6 câu lục tiếp theo diễn tả mâu thuẫn đang giằng xé trong nội
tâm. Dù "Thân sự già biếng nói năng", nhưng tâm hồn "khắc khoải mong chờ "thư
nhạn", với quyết tâm: "Khó ngặt/ qua ngày/ xin sống". Nhịp thơ đều đặn 2/2/2 ở câu
thơ này biểu hiện niềm tin và tấm lòng đau đáu lo đời câu kết trở lại 7 chữ với khát
vọng: "Xin làm đời trị mấy đời bằng". Bài thơ lấy câu đầu, câu cuối làm dấu niêm
(tương đối lỏng lẻo - vì chỉ có một cặp câu) để "dán" chặt bài thơ lại, trong khi đó 6
câu giữa tự do dùng ngôn ngữ để biểu hiện một tâm trạng vướng vít, trăn trở; với tâm
trạng đó cần gì phải đa ngôn, càng ít lời càng có sức nặng trí tuệ, càng chứng tỏ nỗi
sầu muộn chứa chất nặng đầy trong cõi lòng bề bộn suy tư.
Nhiều câu lục có cách diễn đạt rất hiện đại - "Gia sơn đường cách nghìn dặm, Sự
nghiệp buồn đêm trống ba" (Tự thán, 94) - Vì "gia sơn" xa cách mà buồn vào lúc trống
điểm canh ba. Sau này Hồ Chí Minh cũng ba canh không ngủ, để đến khi chợp mắt lại
mơ thấy "sao vàng năm cánh" (Không ngủ được - Nhật ký trong tù).
Thơ ca không chỉ có tự sự, mà còn miêu tả, biểu hiện, nên việc sử dụng câu lục
ngôn - câu thơ đã có trong tục ngữ, ca dao của văn chương Việt Nam để đưa vào đó
các loại nhịp 3/3, 2/2/2, 2/4, 4/2, 1/5 thì vấn đề không chỉ là ý thức dân tộc nữa, mà cái
chính là từ nghệ thuật, từ mục đích của nghệ thuật. Mỗi khi câu thơ vừa cố ý kiệm lời,
vừa cố ý thay đổi nhịp điệu, thì chắc chắn ở đó có dụng ý nghệ thuật của nhà thơ
(trường hợp câu thơ mở đầu và kết thúc trong bài "Thủ vĩ ngâm" là một ví dụ: "Góc
79
thành Nam, lều một căn" - câu thơ nhắc lại hai lần, với nhịp 3/3, với phép đối xứng đã
nhấn mạnh tình thế oái oăm, tù hãm của nhà thơ trong tình thế "góc", "lều").
Như vậy bản sắc dân tộc không phải là sự gượng ép, mà bắt đầu từ nghệ thuật.
Văn hiến bắt nguồn từ nghệ thuật thì nền văn hiến đó càng trường tồn. Thế giới có
những giá trị văn hóa mãi mãi tồn tại với thời gian. Ai xóa được thần thoại Hy Lạp, ai
xóa được I-li-át và Ôđixê, ai quên được Truyện Kiều của Nguyễn Du...
Sử đụng câu thơ 6 tiếng, là đã phạm vào niêm của bài thơ, một ngòi bút xuất sắc
như Nguyễn Trãi lẽ nào không biết điều đó? Biết mà vẫn cố ý phạm luật, vậy có thể
xem đây là thể nghiệm của Nguyễn Trãi, và thể nghiệm này có thể xem là thành công
ở phương diện khai phá, vượt lên lối mòn quen thuộc, vượt lên sự lệ thuộc vào một thể
thơ ngoại lai. Tác phẩm nghệ thuật có giá trị, trước khi trở thành của chung của nhân
loại, là sản phẩm riêng biệt của con người riêng biệt. Con người đó để lại "dấu ấn"
trong con đẻ của mình. Việc vận dụng các loại nhịp đa dạng trong câu lục đều nhằm
mục đích phát huy hết khả năng biểu hiện nội dung của nó. "Thơ lục ngôn thể hiện nổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_05_08_8902037353_7111_1872297.pdf