Luận văn Thiết kế bài giảng môn Hóa học lớp 10 theo hướng nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng anh chuyên ngành cho học sinh

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng, các hình

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.4

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .4

1.2. Thiết kế bài giảng.7

1.2.1. Khái niệm bài giảng .7

1.2.2. Phân loại bài giảng.8

1.2.3. Cấu trúc của một bài giảng.11

1.2.4. Những yêu cầu khi thiết kế bài giảng.13

1.2.5. Qui trình thiết kế bài giảng.14

1.2.6. Các tiêu chí đánh giá một bài giảng.17

1.3. Năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành .19

1.3.1. Lý thuyết về năng lực đọc hiểu .19

1.3.2. Những kĩ năng cần thiết khi đọc hiểu văn bản.21

1.3.3. Một số phương pháp để nâng cao kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh.22

1.3.4. Tiếng Anh chuyên ngành .24

1.4. Phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành của học sinh .25

1.4.1. Hình thành năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh.25

1.4.2. Đánh giá năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành .28

1.5. Thực trạng việc giảng dạy môn Hóa học bằng tiếng Anh trong trường THPT .31

1.5.1. Mục đích khảo sát .31

1.5.2. Đối tượng khảo sát .32

1.5.3. Kết quả khảo sát .33

1.5.4. Ý kiến qua các câu trả lời phỏng vấn.34

1.5.5. Kết luận về nghiên cứu thực trạng .41

Chương 2. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THEO

HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH

CHUYÊN NGÀNH CHO HỌC SINH.45

pdf150 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế bài giảng môn Hóa học lớp 10 theo hướng nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng anh chuyên ngành cho học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học cũng được đề cập ở mức độ khái quát cao hơn khi dựa vào cơ sở sự thay đổi số oxi hoá để chia phản ứng hoá học thành hai loại: phản ứng oxi hoá - khử và không phải oxi hoá - khử. Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt được đưa ra trong chương trình nâng cao nhằm giới thiệu phương trình nhiệt hoá học một dạng phương trình mô tả trạng thái của chất và nhiệt phản ứng đồng thời cũng giới thiệu một cách phân loại phản ứng hoá học nữa nếu căn cứ vào dấu hiệu năng lượng của quá trình. Như vậy sự phân loại phản ứng hoá học trong hoá vô cơ ở phổ thông đến đây cũng được xem là đầy đủ và trọn vẹn. - Chương 5: Nhóm Halogen và chương 6: Nhóm Oxi – lưu huỳnh Nội dung hai chương này nghiên cứu về hai nhóm nguyên tố phi kim quan trọng và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn nhằm vận dụng kiến thức lí thuyết chủ đạo để dự đoán, giải thích tính chất các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố trong 47 nhóm và sự biến thiên tính chất các nguyên tố trong nhóm. Các kiến thức về các nhóm nguyên tố này còn giúp cho việc hoàn thiện dần các kiến thức lí thuyết chủ đạo như các khái niệm về các loại phản ứng oxi hoá - khử, các dạng liên kết, dạng mạng tinh thể. - Chương 7. Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học Các khái niệm được hình thành trong chương nhằm nghiên cứu mặt động học của quá trình biến đổi chất. Các khái niệm được xem xét toàn diện về hai mặt định tính và định lượng. Về mặt định tính xem xét đến các khái niệm tốc độ phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học. Về mặt định lượng có xem xét đến các biểu thức toán học biểu thị và tính toán tốc độ phản ứng trung bình, hằng số cân bằng trong các hệ đồng thể và hệ dị thể. Các kiến thức về tộc độ phản ứng và cân bằng hoá học là cơ sở để hiểu được các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất hoá học. 2.2. Nguyên tắc thiết kế bài giảng môn Hóa học lớp 10 theo hướng nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành 2.2.1. Đảm bảo tính chính xác, khoa học Yêu cầu này đòi hỏi nội dung của bài giảng phải đảm bảo tính chính xác và tính hiện đại của kiến thức bài học. Đồng thời cấu trúc của giáo án phải rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học với hoạt động của giáo viên và học sinh. 2.2.2. Vận dụng hiệu quả các qui tắc sư phạm Bài giảng phải được thiết kế hợp lí, rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập cho HS, cũng như chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, khả năng hợp tác trong nhóm. 2.2.3. Đảm bảo tính khả thi Phần thiết kế bài giảng đáp ứng được tính hiện thực và khả thi trong đa số trường phổ thông. Trong đó cần chú trọng đến các yếu tố: phù hợp với trình độ, 48 năng lực của GV; phù hợp đặc điểm tâm lí lứa tuổi, nhận thức của HS; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy học bộ môn. Tất cả các hành động, tình huống cần được chuẩn bị chi tiết, được thiết kế cụ thể và dự kiến thời gian thực hiện. Số lượng hoạt động vừa phải nhằm tránh hiện tượng không đảm bảo thời lượng thực hiện theo đúng giáo án. Chú ý là hầu hết các hoạt động thường mất nhiều thời gian hơn dự tính, do đó GV cần chủ động trong việc điều tiết hoạt động của lớp học. 2.2.4. Thiết kế bài giảng dựa trên các nghiên cứu về ngôn ngữ Để nâng cao năng lực đọc hiểu cho HS trong bài giảng hóa học, việc tổ chức các hoạt động dạy học trong bài giảng cần phát triển theo các qui luật về dạy học ngôn ngữ đã được nghiên cứu, kiểm chứng. Cụ thể là các qui tắc sau [29]: - Để học được một thuật ngữ, người học phải gặp từ đó nhiều lần trong văn bản. - Việc giới thiệu thuật ngữ mới một cách trực tiếp và chi tiết sẽ tăng cường khả năng học từ đó trong văn bản. - Một trong những cách tốt nhất để mở rộng vốn từ chuyên ngành là học nhóm từ cốt lõi, quan trọng đối với từng nội dung mới. - Luôn liên hệ vỏ ngữ âm của từ với những hình ảnh, bản chất, ngữ nghĩa về nó để đạt hiệu quả cao nhất. - Gắn liền việc đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành với ngữ cảnh mang tính thực tiễn cao, sử dụng với mục đích cụ thể. 2.2.5. Cân bằng giữa nội dung hóa học và tiếng Anh chuyên ngành Bài giảng cần đảm bảo đúng và đủ về chất lượng kiến thức hóa học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng đơn vị bài học. Cần ghi nhớ trong việc thực hiện mục tiêu dạy học rằng đây không phải là bài dạy đơn thuần về tiếng Anh chuyên ngành hóa học, mà cần sử dụng tiếng Anh chuyển ngành để truyền đạt và tiếp thu kiến thức hóa học. Ngược lại, lượng kiến thức tiếng Anh chuyên ngành cũng phải được thiết kế có hệ thống, tránh trường hợp chỉ dịch một số từ ngữ hóa học trong bài từ tiếng Việt sang tiếng Anh. 49 2.2.6. Phối hợp hiệu quả các phương pháp dạy học tiếng Anh và dạy học hóa học Trong quá trình thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học cần tận dụng các ưu điểm trong từng phương pháp giảng dạy để hỗ trợ lẫn nhau. Một trong những cách thức phối hợp đặc trưng đó là: - Tận dụng những ưu điểm về tính trực quan trong phương pháp dạy học hóa học như sử dụng thí nghiệm, mô phỏng, hình vẽ, bảng biểu để xây dựng các khái niệm thuật ngữ chuyên ngành hóa học bằng tiếng Anh, phù hợp với các qui luật về ngôn ngữ trong nguyên tắc trên. - Ngược lại, phát huy ưu điểm trong hệ thống nhóm từ cốt lõi tiếng Anh chuyên ngành để nhận biết những điểm kiến thức hóa học trọng tâm, từ đó, vận dụng để rèn luyện trong nhiều chương bài cụ thể khác nhau. Bên cạnh đó, khai thác những hoạt động dạy học tiếng Anh sinh động như dùng trò chơi ghép hình, ô chữ, đoán từ, giao việc bằng tiếng Anh để tạo bầu không khí lớp học hiệu quả hơn. 2.2.7. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản về hình thức - Về màu sắc Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. - Về font chữ Nên dùng font chữ đậm, rõ và gọn, phổ biến như Arial, Time New Roman... GV thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Tuy nhiên, để HS có thể quan sát được thì kích cỡ phải từ 20 trở lên. - Về bố cục Giữa các tiêu đề, các đoạn văn, hình ảnh trên một slide cũng như toàn bộ bài giảng phải có sự cân đối hài hòa với nhau giúp HS dễ dàng theo dõi bài. - Về cách thức trình bày nội dung Khi trình bày nội dung cần chừa ra khoảng trống đều ở hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không 50 mất chi tiết khi chiếu lên màn hình. Ngoài ra, những tranh ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì không nên sử dụng. 2.3. Qui trình thiết kế bài giảng môn Hóa học lớp 10 theo hướng nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành Qui trình thiết kế BGHA có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học. Bước 2: Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm về hóa học. Bước 3: Lựa chọn nội dung tiếng Anh chuyên ngành. Bước 4: Thiết kế tài liệu bài học bằng tiếng Anh. Bước 5: Lựa chọn PP và hình thức tổ chức dạy học. Bước 6: Thiết kế các hoạt động dạy học. Bước 7: Đánh giá và hoàn chỉnh bài giảng. 2.3.1. Xác định mục tiêu bài học Đây là bước đầu tiên đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thiết kế. Xác định đúng và đủ mục tiêu dạy học của bài, của chương thì GV mới thiết kế được bài giảng đi vào chính xác trọng tâm và bao quát hết được nội dung chương trình. Điều đặc biệt trong BGHA là ngoài mục tiêu về kiến thức hóa học cần phải làm rõ mục tiêu về những hiểu biết cần đạt được về tiếng Anh chuyên ngành. Tùy vào từng nội dung hóa học cụ thể sẽ có sự cân nhắc, lựa chọn về mục tiêu học tập tiếng Anh chuyên ngành tương ứng. 2.3.2. Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm về hóa học Cần bám sát chương trình, SGK bộ môn. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Tuy nhiên, để xác định đúng kiến thức cơ bản mỗi bài cần đọc thêm tài liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc bài học làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức trong bài, từ đó làm rõ thêm trọng tâm. Lưu ý, việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của SGK. 51 2.3.3. Lựa chọn nội dung tiếng Anh chuyên ngành Dựa vào trọng tâm nội dung kiến thức hóa học, GV cần phải lựa chọn thật cẩn thận nội dung tiếng Anh chuyên ngành cần được truyền đạt đến học sinh. Theo thực tế dạy học, nội dung tiếng Anh chuyên ngành thường là nội dung về phần đại cương hóa học, giúp xây dựng những thuật ngữ về khái niệm và qui luật cơ bản. Mở rộng ra, có thể kết hợp với nội dung các bài đọc tiếng Anh có cách diễn đạt thực tế về những hợp chất cụ thể. Trong quá trình chọn lựa cần lưu ý những nguyên tắc về bảo đảm tính học thuật và tính tương thích với trình độ của từng đối tượng học sinh. 2.3.4. Thiết kế tài liệu bài học bằng tiếng Anh chuyên ngành Để thực hiện tốt việc giảng dạy hóa học theo hướng nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành thì tài liệu là một phần quan trọng không thể thiếu. Đây cũng là vấn đề khó khăn lớn cho công tác giảng dạy hiện nay vì hiện vẫn chương có bộ sách giáo khoa bằng tiếng Anh chính thức phù hợp với nội dung và trình độ của học sinh THPT nước ta. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy để thiết kế tốt tài liệu bài đọc cho học sinh thì cần quan tâm những vấn đề sau: - Tham khảo những nội dung thường được giảng dạy trong các SGK nước ngoài. - Lựa chọn những phần bài đọc có cấu trúc câu phổ biến và mang tính ứng dụng rộng rãi. - Cần làm rõ những nội dung then chốt trong mục tiêu dạy học TACN. - Cấu trúc tài liệu bài học thường gồm có 3 phần: • Phần 1: Key Term GV có thể nhấn mạnh một số từ vựng quan trọng, đó là những nhóm từ cốt lõi thường xuyên xuất hiện trong từng chủ đề bài đọc được thiết kế. HS cũng có thể bổ sung thêm vào danh sách từ của riêng minh trong quá trình đọc bài Key Concept và Reading Text sau đó. • Phần 2: Key Concept Những khái niệm căn bản được chọn lọc, giúp HS chuẩn bị học cách diễn đạt bằng tiếng Anh trước khi áp dụng cho nội dung bài dạy hóa học cụ thể trong SGK tiếng Việt. • Phần 3: Reading Text 52 Phần nội dung bài đọc cung cấp kiến thức bằng tiếng Anh cần chuẩn bị ở nhà. Đây cũng là nội dung được biên soạn với mục đích thiết kế các hoạt động rèn luyện năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành trong bài giảng. 2.3.5. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Khi lựa chọn phương pháp dạy học, trước hết cần lưu ý một số đặc điểm về nội dung như sau: - Đối với những nội dung vừa sức, thích hợp GV có thể cho HS tự nghiên cứu với SGK, sơ đồ, thí nghiệm... để nắm bài học. - Với những nội dung dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau, GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Ví dụ như suy luận tính chất hóa học từ cấu hình electron, từ cấu tạo nguyên tử...dưới hình thức làm bài tập, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập do GV thiết kế trước. - Với những nội dung phức tạp, khó nên sử dụng các PP đàm thoại nêu vấn đề, thuyết trình nêu vấn đề, thí nghiệm trực quan để hướng dẫn HS từng bước lĩnh hội kiến thức. - Các hình thức dạy học cần phải phối hợp với nhau chặt chẽ để cho các em vừa được học thầy, vừa được học bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân. Thứ hai, người GV cần nắm rõ những ưu, khuyết điểm của từng phương pháp để có thể vận dụng hiệu quả trong từng nội dung kiến thức cụ thể. Tuy nhiên, quan trọng nhất trong vấn đề đang nghiên cứu là cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa những phương pháp dạy học bộ môn hóa học và các hình thức tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành. Trong đó, cần biến đổi linh hoạt các hoạt động dạy học đặc trưng trong từng môn học riêng lẻ, thành một hoạt động chung nhằm truyền đạt kiến thức hóa học thông qua việc nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng Anh cho HS. Một hoạt động thường được sử dụng trong dạy hóa học là sử dụng phương tiên trực quan: như hình vẽ, mô hình, thí nghiệm sẽ phát huy hiệu quả khi lồng ghép những từ ngữ chuyên ngành trong cách chú thích, miêu tả ngắn hay các bài tập như điền khuyết, đoán từ Điều này được giải thích là do lí thuyết về mối quan hệ giữa ngôn từ và tri giác, trong đó việc hình thành ngôn ngữ nói và viết luôn bắt ngồn từ tư duy trực quan. Từ những phân tích về cả hai mặt 53 trên, chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn cụ thể, ví dụ như GV có thể lựa chọn PP sử dụng phương tiện trực quan khi dạy từ, khái niệm mới. Trong tình huống khác, GV vận dụng PP thảo luận, hợp tác nhóm khi muốn thực hiện những bài đọc dài, có nhiều nội dung cần được tranh luận để làm rõ. 2.3.6. Thiết kế hoạt động dạy học Các hoạt động dạy học trong BGHA cần phải đảm bảo cả hai mục tiêu đã đề ra: Thứ nhất là vẫn hoàn chỉnh được nội dung kiến thức hóa học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng chung. Thứ hai, vừa nâng cao năng lực đọc hiểu TACN cho HS, vừa có thể sử dụng TACN để tiếp tục phát triển và rèn luyện những kiến thức hóa học. Để làm tốt điều đó, điều đầu tiên là phải xây dựng được cho các em HS một hệ thống khái niệm, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành hóa học tốt. Và một biện pháp dạy từ và cụm từ mới hiệu quả được áp dụng trong cách thiết kế các hoạt động mà chúng tôi nghiên cứu được thực hiện theo các bước cụ thể sau: - Bước 1: Cung cấp cho học sinh một giải thích hoặc miêu tả ngắn gọn về từ hoặc cụm thuật ngữ mới. - Bước 2: Biểu diễn trước học sinh những cách thức thể hiện phi ngôn ngữ của thuật ngữ tức là thiết kế hoạt động giúp liên hệ giữa vỏ ngữ âm với những hình ảnh bản chất của từ. - Bước 3: Yêu cầu học sinh miêu tả, giải thích về từ hoặc cụm từ mới đó. Trong giai đoạn bước đầu có thể giải thích bằng ngôn ngữ tiếng Việt. - Bước 4: Yêu cầu học sinh tự nghĩ thêm những ví dụ biểu hiện phi ngôn ngữ về từ mới đó của riêng mình. - Bước 5: Thường xuyên yêu cầu học sinh ôn lại những giải thích hoặc các cách thức thể hiện chính xác ý nghĩa của từ hoặc cụm từ đó. Ví dụ, khi giảng dạy khái niệm phản ứng oxi hóa khử bằng tiếng Anh chuyên ngành (Redox Reaction), chúng ta có thể thiết kế các hoạt động dạy học như qui trình sau: Bước 1: cung cấp cho học sinh một số định nghĩa, mô tả ngắn gọn bằng tiếng Anh chuyên ngành về khái niệm Redox Reaction: 54 Bước 2: GV trình chiếu cho học sinh clip mô phỏng phản ứng oxi hóa khử giữa Zn và O2 trong đó có miêu tả rõ quá trình cho nhận eletron. Đây chính là cách tạo mối liên hệ giữa vỏ ngữ âm và bản chất của từ (cách thể hiện phi ngôn ngữ). Hình 2.1. Mô phỏng 1 phản ứng oxi hóa khử Hình 2.2. Mô phỏng 2 phản ứng oxi hóa khử Redox (reduction-oxidation) reactions include all chemical reactions in which atoms have their oxidation state changed; in general, redox reactions involve the transfer of electrons between species. • Oxidation is the loss of electrons or an increase in oxidation state by a molecule, atom, or ion. • Reduction is the gain of electrons or a decrease in oxidation state by a molecule, atom, or ion. 55 Bước 3: dựa vào các hình ảnh minh họa và tài liệu bài đọc cung cấp, GV yêu cầu HS hãy trình bày rõ ý nghĩa khái niệm vừa học (HS có thể đọc hiểu bằng tiếng Anh và trình bày bằng tiếng Việt). Hình 2.3. Mô phỏng 3 phản ứng oxi hóa khử Cụ thể, như trên hình, GV có thể yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa của những thuật ngữ “oxidized”, “reduced”. Bước 4: GV đưa ra yêu cầu bằng tiếng Anh nhằm khắc sâu bản chất, ý nghĩa của từ vừa học, đồng thời đảm bảo việc hoàn thiện kiến thức, nội dung hóa học trong bài: Bước 5: trong suốt hệ thống bài giảng cùng chủ đề, GV thường xuyên cho HS thực hành với các bài đọc hiểu có chứa nội dung “Redox reaction”. Cụ thể như trong phần tính chất hóa học của lưu huỳnh GV tiếp tục sử dụng yêu cầu liên quan đến phản ứng oxi hóa khử: Write 3 Redox reactions to show that Oxygen is an oxidizing agent. Determine the oxidation state of all elements in each reaction and describe the transfer of electrons between species. 56 Đến phần tính chất của lưu huỳnh dioxit, GV lại khắc sâu những thuật ngữ trên dưới dạng một câu hỏi mang tính suy luận nhiều hơn như: Lúc này, những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành đã được học sinh nắm vững một cách tự nhiên, việc phối hợp thực hiện các hoạt động dạy học đọc hiểu tiếng Anh cũng thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. 2.3.7. Thực nghiệm và hoàn chỉnh bài giảng Để có thể hoàn chỉnh hơn cho các BGHA, trong qua trình thực nghiệm trên lớp chúng tôi đã quan sát sự tham gia của các em HS trong các hoạt động dạy học đồng thời tham khảo ý kiến của các giáo viên bộ môn Hóa học lẫn tiếng Anh. Từ đó, rút ra những điểm khó trong các bài giảng nhất là về mặt tiếng Anh chuyên ngành, nhằm suy nghĩ, cải thiện và phát triển các phương pháp, hoạt đông dạy học theo hướng hiệu quả hơn. 57 Thực tế, với qui trình thiết kế các hoạt động dạy học như trên, chúng ta có thể giải quyết được các vấn đề quan trọng trong nghiên cứu việc dạy học hóa học theo hướng nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho HS như sau: - Xây dựng được hệ thống nội dung bài học bằng tiếng Anh chuyên ngành cụ thể, rõ ràng. Nội dung tiếng Anh có tính học thuật tốt nhưng vẫn đảm bảo hỗ trợ đầy đủ cho việc học kiến thức hóa học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Các hoạt động thiết kế theo đúng qui trình để học những thuật ngữ, khái niệm mới bằng ngôn ngữ tiếng Anh, trong đó tận dụng các phương tiện trực quan và bản chất hóa học để khắc sâu vỏ ngữ âm. Điều này giúp cho việc học từ trở nên tự nhiên hơn, và cũng tận dụng tối đa thời gian để tiếp thu kiến thức hóa học. - Hệ thống bài giảng có mối liên hệ giữa các phần với nhau, qua sợi dây kết nối nhận thức là ngôn ngữ tiếng Anh chuyên ngành vừa mang tính khái quát chung nhưng đồng thời cũng làm rõ trọng tâm kiến thức hóa học. Nói cách khác, chúng ta đã giải quyết được ba vấn đề lớn đó là: 1. Biên soạn, thống nhất về mặt nội dung hóa học và tiếng Anh chuyên ngành. 2. Đảm bảo về thời lượng tiếp thu kiến thức hóa học nhưng vẫn nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành. 3. Phối hợp các ưu điểm giữa những phương pháp dạy học hóa học hiện đại với những qui tắc tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh. 2.4. Thiết kế bài giảng môn Hóa học lớp 10 theo hướng nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành chương Oxi – lưu huỳnh 2.4.1. Tài liệu bài học tiếng Anh chuyên ngành chương Oxi – lưu huỳnh Group VIA: The Oxygen Family Part A. KEY TERMS 1. Electron Configuration /ɪˈlek.trɒn kənˌfɪg.əˈreɪ.ʃ ə n / → Shell → Outermost Shell 2. Periodic Table /ˌpɪə.riˈɒd.ɪk ˈteɪ.bl ̩ / → Period, Group, Cell 3. Ionic bond /aɪˈɒn.ɪk bɑːnd/ 58 4. covalent bond /kəʊˌveɪ.ləntˈbɒnd/ 5. Oxidation state/number → Increse/ decrese 6. Oxidizing/ Reducing agent → gain/lose electron 7. React/combine with to form/produce 8. Acid – Base – Salt 9. Concentration /ˌkɒn t  .s ə nˈtreɪ.ʃ ə n/ 10. Solution /səˈluː.ʃ ə n/ → solulability, precipitate / prɪˈsɪp.ɪ.tət/ Part B. KEY CONCEPTS ATOM – CHEMICAL BOND Read the text and fill in the gaps with the following expressions in appropriate forms. Use each expression only once. chemical formula, chemical equation, proton, neutron, element, electron, atomic nucleus, molecule, cation, anion, chemical compound, chemical reaction, chemical bonds, ion, molecule, atomic number An atom is a collection of matter consisting of a positively charged core ( the ________________ ) which contains ____________ and ____________ and which maintains a number of electrons to balance the positive charge in the nucleus. The atom is also the smallest portion into which an ____________ can be divided and still retain its properties, made up of a dense, positively charged nucleus surrounded by a system of ____________. The most basic chemical substances are the chemical elements. They are building blocks of all other substances. An element is a class of atoms which have the same number of protons in the nucleus. This number is known as the ___________ ____________ of the element. For example, all atoms with 6 protons in their nuclei are atoms of the chemical element carbon, and all atoms with 92 protons in their nuclei are atoms of the element uranium. Each chemical element is made up of only 59 one kind of atom. The atoms of one element differ from those of all other elements. Chemists use letters of the alphabet as symbols for the elements. In total, 117 elements have been observed as of 2007, of which 94 occur naturally on Earth. Others have been produced artificially. An ____________ is an atom or a molecule that has lost or gained one or more electrons. Positively charged ____________ (e.g. sodium cation Na+) and negatively charged ___________ (e.g. chloride Cl−) can form neutral salts (e.g. sodium chloride NaCl). Electrical forces at the atomic level create _____________ __________ that join two or more atoms together, forming ____________. Some molecules consist of atoms of a single element. Oxygen molecules, for example, are made up of two oxygen atoms. Chemists represent the oxygen molecule O2. The 2 indicates the number of atoms in the molecule. When atoms of two or more different elements bond together, they form a ____________________. Water is a compound made up of two hydrogen atoms and one oxygen atom. The __________ _________ for a water molecule is H2O. Compounds are formed or broken down by means of ____________ __________. Allchemical reactions involve the formation or destruction of chemical bonds. Chemists use___________ ___________ to express what occurs in chemical reactions. Chemical equations consist of chemical formulas and symbols that show the substances involved in chemical change. For example, the equation C + O2 → CO2 expresses the chemical change that occurs when one carbon atom reacts, or bonds, with an oxygen molecule. The reaction produces one molecule of carbon dioxide, which has the formula CO2. 60 NAMING A COMPOUND A systematic nomenclature was devised towards the end of the 18th century. Elements already known retained their old names, e.g. silver, tin, gold, mercury, etc., but newly discovered elements generally have their names ending in -um if they are metals, and -on if they are non-metals/e.g. sodium, potassium, argon /. The names of compounds are formed from those of their components so as to indicate their composition. In the names of binary compounds /i.e., compounds of two elements/ the name of the metal comes first, followed by that of the other element ended in -ide, e.g. sodium chloride /NaCl/, zinc oxide/ZnO/, aluminum oxide /Al2O3/. When a metal forms two compounds with oxygen, the two oxides are distinguished by adding -ous and -ic to the Latin name of the metal, signifying the lower and higher oxidation states respectively, e.g., cuprous oxide /Cu2O/, cupric oxide /CuO/, and ferrous oxide /FeO/, ferric oxide /Fe2O3/. The salts corresponding to cuprous oxide are called cuprous salts, e.g. cuprous chloride and cupric chloride. Another way of distinguishing between different compounds of the same element is by the use of the Greek prefixes to the names of the elements. These prefixes are as follows: mono-, di-, tri-, tetra-, penta-, hexa-, hepta-, octo-. To these we may add the Latin hemi-, meaning one half, and sesqui-, meaning one and a half, and per-. By the use of these prefixes we can designate the compounds more precisely than by means of the prefixes -ous and -ic, especially when more than two compounds exist. As examples of the use of these prefixes we may mention carbon monoxide /CO/ and carbon dioxide /CO2/, phosphorus trichloride /PCl3/ and phosphorus pentachloride /PCl5/, chromium sesquioxide /Cr2O3/ and chromium trioxide /CrO3/, lead hemioxide /Pb2O/, hydrogen peroxide /H2O2/. Oxides, which form salts with acids, are known as basic oxides; by combination with water, basic oxides form bases. These contain the metal united with the group of atoms -OH/ the hydroxyl group/; they are, therefore, called hydroxides. Thus 61 NaOH is sodium hydroxide, Cu(OH)2 is copper hydroxide, and the compounds Fe(OH)2 and Fe2O3.H2O are ferrous hydroxide and ferric hydroxide, respectively. The endings -ous, -ic are also applied to acids, the -ous acid containing less oxygen than the –ic acid, e.g. sulphurous acid /H2SO3/ and sulfuric acid /H2SO4/, chlorous acid /HClO2/. In addition to HClO2 and HClO3, the acids having the formulas HClO and HClO4 are also known, the former

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_16_8592543730_2154_1872727.pdf
Tài liệu liên quan