Trong đa sốcác lớp học hiện nay thường đầy đủcác đối tượng HS: xuất sắc, giỏi, khá, trung
bình, yếu kém nên tôi đưa ra hướng sửdụng thứnhất với 6 bước cơbản. Bên cạnh đó vẫn có nhiều
lớp chuyên, lớp chọn với đa sốtrình độHS trong lớp là khá giỏi nên tôi đưa ra hướng sửdụng thứ
hai với các bước cơbản nhưhướng thứnhất nhưng có thêm một bước đểtăng khảnăng suy luận và
sáng tạo cho HS giỏi, đồng thời trong quá trình đặt câu hỏi GV nên chú ý đến những câu hỏi khó
mang tính thách thức cao đểphát hiện HS có tốchất đểbồi dưỡng thêm. Trong nhiều trường phổ
thông hiện nay, trình độHS chưa cao chủyếu là trung bình, yếu kém nên khi sửdụng bộcâu hỏi
vẫn theo 6 bước cơbản nhưtrên nhưng khi sửdụng GV chú ý nhiều câu hỏi nội dung và câu hỏi gợi
mởhơn, đồng thời GV có thểbỏbớt một sốbước nhưcho HS nhận xét câu trảlời của bạn.
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5096 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 11 chương trình nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trong những tiết sau.
2.4.2. Hướng thứ hai: (đa số trình độ HS trong lớp là khá giỏi)
- Bước 1: Chuẩn bị
+ Phát bộ câu hỏi cho HS: GV có thể đưa nhiều câu hỏi khó, mang tính tư duy và khái quát
cao, hạn chế câu hỏi dễ mà nhìn vào HS đã thấy câu trả lời mà không cần tư duy.
+ Khi GV muốn kiểm tra năng lực tư duy, sự nhanh nhạy của HS thì GV có thể giữ lại một
số câu hỏi khó, trong giờ lên lớp GV mới đưa ra cho cả lớp suy nghĩ tìm câu trả lời. Không những
GV biết HS nào thực sự xuất sắc mà còn tạo hứng thú cho HS trong tiết học.
- Bước 2: Đặt câu hỏi
+ GV có thể bỏ bớt các câu hỏi nội dung, sử dụng nhiều câu hỏi bài học giúp HS nhìn vấn đề
một cách hệ thống hơn; HS tăng cường khả năng lập luận để trả lời câu hỏi.
- Bước 3: Chờ HS trả lời
+ Đối với câu hỏi dễ có thể không cần thời gian chờ vì HS đã được chuẩn bị trước ở nhà.
+ Đối với câu hỏi khó hoặc câu hỏi GV mới đưa ra trong bài giảng thì thời gian chờ 1- 5 phút
tùy mức độ câu hỏi.
- Bước 4: Gọi HS trả lời
- Bước 5: Nhận xét và đánh giá
- Bước 6: Khẳng định và củng cố
- Bước 7: HS đặt câu hỏi
+ Khi điều kiện cho phép, GV nên cho HS hỏi GV và các bạn trong lớp. Nếu câu hỏi phù hợp
nội dung bài học thì GV có thể gọi HS trong lớp trả lời hoặc tự mình trả lời.
+ Nếu câu hỏi không đúng nội dung bài học thì GV phải khéo léo ứng xử không trả lời câu
hỏi nhưng cũng không làm cho HS đặt câu hỏi cảm thấy xấu hổ.
2.4.3. Hướng thứ ba: (đa số trình độ HS trong lớp là trung bình)
- Bước 1: Chuẩn bị
+ GV nên hạn chế những câu hỏi quá khó sẽ làm HS chán nản vì không trả lời được, tăng
cường câu hỏi nội dung, câu hỏi gợi mở.
+ HS làm việc theo nhóm ở nhà để trả lời các câu hỏi và nộp lại cho GV trước buổi học.
- Bước 2: GV đặt câu hỏi
+ Sử dụng nhiều câu hỏi nội dung rồi dẫn dắt HS tìm thấy câu trả lời đúng cho câu hỏi bài học.
- Bước 3: Chờ HS trả lời
- Bước 4: Gọi HS trả lời
- Bước 5: Nhận xét và đánh giá câu trả lời
- Bước 6: Khẳng định và củng cố
+ GV khẳng định câu trả lời đúng, mở rộng thêm một số ý mà HS chưa nêu.
2.5. Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học chương Nitơ
Chương 2: NHÓM NITƠ
Bài 9: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NITƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức
Học sinh biết:
- Tên các nguyên tố thuộc nhóm nitơ.
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và vị trí của các nguyên tố nhóm nitơ trong BTH.
- Sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong nhóm.
2- Kỹ năng
- Vận dụng được những kiến thức về cấu tạo nguyên tử để hiểu được những tính chất hóa học
chung của các nguyên tố nhóm nitơ
- Vận dụng quy luật chung về biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong một nhóm
A để giải thích sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm nitơ.
II. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên
- Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh
- Dụng cụ: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bảng phụ theo sgk
2- Học sinh
Nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng bài học
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề
III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC
Câu hỏi khái quát: Các nguyên tố nhóm nitơ có vai trò quan trọng như thế nào đối với
cuộc sống của chúng ta?
Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung
1. Hãy cho biết một vài thông tin về các 1.1. Cho biết tên và kí hiệu, vị trí của
nguyên tố nhóm nitơ.
2. Cho biết cấu tạo nguyên tử các nguyên
tố nhóm nitơ, từ đó dự đoán tính chất hóa
học cơ bản của chúng.
3. Nêu quy luật biến đổi tính chất của các
đơn chất nhóm nitơ.
4. Tính chất các hợp chất của các nguyên tố
nhóm nitơ biến đổi như thế nào?
những nguyên tố nhóm nitơ trong BTH.
1.2. Cho biết trạng thái tồn tại của những
nguyên tố nhóm nitơ.
2.1. Cấu tạo lớp vỏ e của nitơ so với các
nguyên tố khác trong nhóm VA có gì giống
và khác nhau?
2.2. Viết cấu hình e của các nguyên tố
nhóm nitơ ở trạng thái cơ bản và trạng thái
kích thích. Dự đoán số oxi hoá có thể có
của chúng.
3.1. Dựa vào số oxi hoá hãy cho biết các
nguyên tố nhóm nitơ thể hiện tính oxi hóa
hay tính khử? Tính chất này biến đổi như
thế nào trong nhóm nitơ?
3.2. Nêu quy luật biến đổi tính kim loại,
tính phi kim của các nguyên tố nhóm nitơ.
4.1. Hợp chất với hidro và hợp chất oxit
cao nhất của các nguyên tố nhóm nitơ có
công thức chung là gì?
(4.2. Tại sao độ bền nhiệt của các hiđrua
giảm dần từ NH3 đến BiH3?)
4.3. Tính axit, tính bazơ của các oxit và
hidroxit cao nhất của các nguyên tố nhóm
nitơ biến đổi thế nào?
IV. TƯ LIỆU HỖ TRỢ BÀI HỌC
Asen nguy hiểm như thế nào?
Tại sao gọi antimon là nguyên tố “chống lại các thầy tu”?
Bài 10: NITƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức
Học sinh biết: phương pháp điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Học sinh hiểu:
- Tính chất vật lí, hóa học của nitơ.
- Ứng dụng của nitơ.
2- Kỹ năng
- Vận dụng đặc điểm cấu tạo phân tử nitơ để giải thích tính chất vật lí, hóa học của nitơ.
- Rèn luyện kỹ năng suy luận logic.
3- Tình cảm, thái độ
Biết yêu quý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên
- Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh.
2- Học sinh
Nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng bài học.
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề
III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC
Câu hỏi khái quát:
- Trong không khí oxi chiếm khoảng 21%, nitơ chiếm 78% thể tích. Một HS lo sợ đến lúc
nào đó nitơ sẽ tác dụng hết với oxi. Điều đó có đúng không?
Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung
1. Từ cấu hình e của nguyên tử nitơ, hãy
cho biết tính chất hóa học cơ bản của nitơ.
2. Hãy nêu một vài tính chất vật lí của khí
nitơ.
1.1. Hãy viết cấu hình e của nguyên tử nitơ
và sự phân bố e trong các obitan.
1.2. Nhận xét số e lớp ngoài cùng, từ đó
viết công thức cấu tạo phân tử nitơ.
1.3. Dựa vào cấu hình e, số oxi hoá có thể
có của nitơ, hãy dự đoán tính chất hóa học
của nitơ. Viết phương trình phản ứng minh
họa.
1.4. Tại sao nitơ có độ âm điện khá lớn
(3,0) nhưng lại khá trơ ở điều kiện thường?
2. Nitơ là thành phần quan trọng của
không khí. Cho biết một vài tính chất vật lí
của nitơ (trạng thái, màu sắc, mùi vị, độ
3. Hãy cho biết trạng thái tự nhiên của nitơ.
4. Có những cách nào để điều chế nitơ
trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp?
tan, nhiệt độ hóa lỏng, hóa rắn…).
3.1. Trong tự nhiên, nitơ tồn tại ở đâu?
3.2. Ta có thể làm thí nghiệm nào để chứng
minh khí nitơ chiếm khoảng 80% không
khí?
4.1. Trong công nghiệp người ta điều chế
nitơ bằng cách nào?
4.2. Trong phòng thí nghiệm ta có thể điều
chế nitơ từ chất nào? Tại sao ta không trữ
hóa chất đó trong phòng thí nghiệm?
4.3. Muốn thu được nitơ, ta có thể thu bằng
phương pháp nào? Giải thích.
(4.4. Làm sao để chứng minh khí thu được
là khí nitơ?)
IV. TƯ LIỆU HỖ TRỢ BÀI HỌC
- Tại sao khi có sấm sét thì bầu trới có màu nâu?
- Tại sao thợ lặn khi lặn sâu xuống biển rồi trồi lên đột ngột thường bị chảy máu lỗ tai?
- Em có biết làm thế nào biến trái chuối thành cái búa?
- Em có biết ở Việt Nam đã có công nghệ làm cho tôm “ngủ đông” rồi xuất khẩu chưa? Họ đã
làm như thế nào?
Bài 11: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức
Học sinh biết:
- Tính chất vật lí, hóa học của amoniac và muối amoni.
- Vai trò quan trọng của amoniac và muối amoni trong đời sống và trong kỹ thuật.
- Phương pháp điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
2- Kỹ năng
- Dựa vào cấu tạo phân tử để giải thích tính chất của amoniac và muối amoni.
- Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nguyên lí chuyển dịch cân bằng để
giải thích các điều kiện kĩ thuật trong sản xuất amoniac.
- Rèn luyện khả năng lập luận logic, khả năng viết các phương trình trao đổi ion.
3- Tình cảm, thái độ
Biết yêu quý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên
- Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh.
- Dụng cụ và hóa chất phát hiện tính tan của amoniac.
- Các dung dịch: CuSO4, NaCl, AgNO3, NH3, NH4Cl, NaOH. Chất rắn: NH4Cl.
- Sơ đồ thiết bị tổng hợp amoniac trong công nghiệp: tranh hoặc mô phỏng bằng power point.
- Tài liệu, hình ảnh về ứng dụng của amoniac.
2- Học sinh
Nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng bài học
Sưu tầm ứng dụng của amoniac.
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.
III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC
Câu hỏi khái quát: Khí amoniac ảnh hưởng đến con người như thế nào? Làm thế nào để
có bầu không khí trong lành hơn?
Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung
1. Cho biết cấu trúc phân tử NH3.
2. Liệt kê một số tính chất vật lí của
amoniac.
1.1. Hãy viết cấu hình e của nitơ và hidro.
Từ đó xác định công thức cấu tạo của NH3.
1.2. Từ trạng thái lai hóa của N trong NH3
hãy dự đoán cấu trúc trong không gian của
NH3.
2.1. Quan sát thí nghiệm ở hình 2.3 (sgk
trang 42) tại sao nước có thể phun ngược
từ dưới lên trên? Tại sao nước ở trong cốc
thì không màu còn khi phun lên trong bình
đựng NH3 lại có màu hồng?
2.2. Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi vị,
nặng hay nhẹ hơn không khí, độc tính và
khả năng tan trong nước của NH3.
3.1. Tại sao amoniac có khả năng nhận
proton H+?
3. Từ đặc điểm cấu tạo của NH3 hãy dự
đoán tính chất hóa học cơ bản của NH3.
Viết phương trình phản ứng minh họa.
4. Cho biết một vài ứng dụng của NH3.
5. Nitơ có thể được điều chế bằng cách nào
trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp?
3.2. Viết phương trình chứng minh dd NH3
là một bazơ yếu.
3.3. Ông bà ta có câu “Không có lửa làm
sao có khói”. Bằng kiến thức hóa học, ta có
thể làm thí nghiệm nào để bác bỏ câu nói
trên.
3.4. Xác định số oxi hoá của N trong NH3,
dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của
NH3. Viết phương trình phản ứng minh
họa.
3.5 Xác định số oxi hoá của nitơ trong các
phản ứng trên.
(3.6. Có phải NH3 có thể khử tất cả oxit
kim loại thành kim loại được không? Nếu
không hãy cho biết oxit nào không bị khử
bởi NH3?)
4.1. Qua thực tế và sgk cho biết ứng dụng
của NH3.
4.2. Ứng dụng của NH3 dựa trên cơ sở
những tính chất vật lí, hóa học nào?
4.3. Để làm sạch bề mặt kim loại trước khi
hàn ta có những cách nào? Trong đó cách
nào hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất?
Vì sao?
5.1. Để điều chế NH3 trong phòng thí
nghiệm ta dùng hóa chất nào?
5.2. Tại sao để thu NH3 ta không dùng
phương pháp dời chỗ nước mà dùng
phương pháp dời chỗ không khí? Ta nên để
ngửa hay úp ngược ống thu khí NH3? Vì
sao?
5.3 Trong công nghiệp ta điều chế NH3
bằng phương pháp nào?
5.4. Theo nguyên lí Lơ Satơliê để cân bằng
6. Em biết gì về muối amoni?
chuyển dịch theo chiều thuận ta phải làm
gì?
(5.5. Tại sao trong thực tế ta không thực
hiện phản ứng ở nhiệt độ thấp mà lại thực
hiện phản ứng ở 450-500oC?)
6.1. Muối amoni là gì?
6.2. Muối amoni có tính chất chung của
muối. Hãy viết phương trình chứng minh.
6.3. Muối amoni có tính chất gì khác so với
các muối mà em đã học? Viết phương trình
phản ứng minh họa.
6.4. Tại sao khi ăn bánh bao đôi khi ta ngửi
thấy mùi khai?
IV. TƯ LIỆU HỖ TRỢ BÀI HỌC
Để cho bánh được nở xốp người ta cho thêm vào bột bánh một ít bột nở. Vậy bột nở là
gì? Đó là muối amoni hidrocacbonat NH4HCO3 rất dễ bị nhiệt phân, khi đó sẽ tạo ra khí CO2, NH3,
hơi nước. Do đó, nếu lượng NH3 chưa thoát ra hết thì đôi khi ăn bánh ta sẽ ngửi thấy mùi khai.
Trong quá trình tổng hợp amoniac, nếu sử dụng xúc tác là Fe có trộn thêm Al2O3, K2O…thì
ta thực hiện phản ứng ở nhiệt độ khoảng 450oC-500oC còn nếu sử dụng xúc tác là các oxit nitơ thì
phải thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 600oC-700oC. Tại sao vậy? Vì đây là nhiệt độ mà xúc tác phát
huy tốt nhất vai trò của nó làm tăng tốc độ phản ứng. (Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng hóa học
thì để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận chúng ta phải giảm nhiệt độ nhưng khi giảm nhiệt độ
thì tốc độ phản ứng cũng giảm, do đó ta phải chọn nhiệt độ thích hợp để tốc độ phản ứng không quá
thấp và tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp sản phẩm liên tục để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
nhằm đạt hiệu suất cao nhất có thể).
Bài 12: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức
Học sinh biết:
- Tính chất vật lí của axit nitric và muối nitrat.
- Phương pháp điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Học sinh hiểu: tính chất hóa học của axit nitric và muối nitrat.
2- Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng viết pthh của phản ứng oxi hóa khử và phản ứng trao đổi ion.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét và suy luận logic.
3- Tình cảm, thái độ
Học sinh hiểu chu trình nitơ trong tự nhiên. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường, tránh làm
mất cân bằng sinh thái.
Thận trọng khi sử dụng hóa chất.
II. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên
- Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh
- Các dung dịch: HNO3 đặc và loãng, H2SO4 loãng, BaCl2, NaNO3.
- Tinh thể: NaNO3, Cu(NO3)2; chất rắn: Cu, S.
- ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm.
2- Học sinh
Nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng bài học.
Ôn lại phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.
III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC
Câu hỏi khái quát:
- Các chu trình trong tự nhiên ảnh hưởng đến sự sống như thế nào?
- Sự chuyển hóa của nitơ trong tự nhiên ra sao? Con người tác động đến sự chuyển hóa
này như thế nào?
Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung
1. Xác định công thức cấu tạo của HNO3.
2. Nêu tính chất vật lí của HNO3.
1.1. Viết công thức e của N, O từ đó suy ra
công thức cấu tạo của HNO3.
1.2. Tại sao trong HNO3 nitơ có soh là +5
nhưng chỉ có hóa trị 4.
2.1. Hãy cho biết một vài tính chất vật lí
3. Tính chất hóa học cơ bản của HNO3 là
gì? Viết phương trình phản ứng minh họa.
4. HNO3 có những ứng dụng quan trọng
nào?
5. HNO3 được điều chế như thế nào trong
phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?
6. Em biết gì về muối nitrat?
của HNO3.
2.2. Tại sao lọ đựng dd HNO3 đặc để lâu lại
có màu vàng?
3.1. Viết phương trình phản ứng chứng
minh HNO3 là một axit mạnh.
3.2. HNO3 tác dụng với kim loại có giải
phóng khí H2 không? Vì sao?
3.3. Dựa vào số oxi hoá của N trong HNO3
hãy dự đoán tính oxi hóa khử của HNO3.
3.4. HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh khi
tác dụng với những chất nào? Sản phẩm
khử thu được là gì? Viết phương trình phản
ứng minh họa.
3.5. Xác định số oxi hoá của N trong các
phản ứng trên.
(3.6. Dd HNO3 không tác dụng với kim loại
vàng. Vậy dd nào có thể hòa tan vàng?)
4. HNO3 có những ứng dụng quan trọng
nào?
5.1. Trong phòng thí nghiệm, HNO3 được
điều chế từ những nguyên liệu nào? Viết
phương trình phản ứng minh họa.
5.2. Trạng thái của các chất tham gia phản
ứng phải như thế nào? Tại sao? (có thể liên
hệ bài HCl đã học ở lớp 10).
5.3. Quá trình sản xuất HNO3 trong công
nghiệp qua mấy giai đoạn? Viết phương
trình phản ứng ở từng giai đoạn.
6.1. Muối nitrat là gì?
6.2. Hãy cho biết một vài tính chất vật lí
của muối nitrat (trạng thái, màu sắc, tính
tan…).
6.3. Ngoài tính chất chung của muối, muối
nitrat còn có tính chất nào khác nữa? Viết
7. Cho biết chu trình của nitơ trong tự
nhiên.
phương trình phản ứng minh họa.
6.4. Làm thế nào để nhận biết muối nitrat?
6.5. Muối nitrat có ứng dụng quan trọng gì
trong cuộc sống?
7.1. Cây xanh, động vật lấy nitơ ở dạng ion
nào để chuyển thành protein thực vật, động
vật?
7.2. Trong đất nitơ tồn tại dạng ion nào?
Nó có thể bị chuyển hóa thành những chất
nào?
7.3. Trong tự nhiên, còn sự chuyển hóa nào
của nitơ nữa không?
7.4. Hãy khái quát chu trình nitơ trong tự
nhiên.
IV. TƯ LIỆU HỖ TRỢ BÀI HỌC
Xan-pet Chile là gì?
Giải thích câu ca dao: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe sấm dậy phất cờ mà lên
Khi có sấm sét N2 + O2 2NO
2NO + O2 2NO2 (có màu nâu)
NO2 + O2 + H2O 4HNO3
HNO3 rơi xuống đất sẽ chuyển thành ion NO3-, cây hấp thụ ion này sẽ phát triển tươi tốt.
Bài 13: LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Củng cố kiến thức về tính chất vật lí, hóa học, điều chế và ứng dụng của nitơ, amoniac, muối
amoni, axit nitric và muối nitrat.
- Vận dụng kiến thức để giải bài tập.
II. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên
Bảng tóm tắt tính chất của đơn chất và hợp chất của nitơ (trong SGK).
2- Học sinh
Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng bài học.
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.
III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC
1. Viết phương trình chứng minh tính chất hóa học cơ bản của nitơ, NH3, muối amoni, HNO3 và
muối nitrat.
2. Điều chế và ứng dụng của nito và hợp chất của nitơ.
3. Cho các chất: N2, NH3, NO, NO2, HNO3, NH4NO3. Hãy lập sơ đồ chuyển hóa giữa các chất
trên và viết phương trình thực hiện chuỗi phản ứng đó.
4. Học sinh làm bài tập 1,2,4,5 trang 57, 58 sgk.
Bài 14: PHỐT PHO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức
Học sinh biết:
- Cấu tạo phân tử và các dạng thù hình của photpho.
- Phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho.
Học sinh hiểu: tính chất hóa học của photpho.
2- Kỹ năng
- Vận dụng những hiểu biết về tính chất vật lí và tính chất hóa học của photpho để giải quyết các
bài tập.
3- Tình cảm, thái độ
Tin tưởng vào khoa học, không mê tín dị đoan.
Cẩn thận khi sử dụng hóa chất.
II. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên
- Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh
- Photpho đỏ, photpho trắng.
- ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm.
2- Học sinh
Nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng bài học.
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.
III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC
Câu hỏi khái quát: Tại sao gọi photpho là “nguyên tố của sự sống và tư duy”?
Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung
1. So sánh tính chất vật lí của các dạng thù
hình của photpho.
2. Dựa vào số oxi hoá, độ âm điện và cấu
trúc mạng tinh thể hãy dự đoán tính chất
hóa học của photpho.
3. Cho biết ứng dụng, trạng thái tự nhiên
của photpho.
1.1. Photpho có mấy dạng thù hình?
1.2. Cho biết cấu trúc của mỗi dạng thù
hình. Từ đó dự đoán tính chất vật lí của P
trắng và P đỏ.
2.1. Tại sao nitơ có độ âm điện lớn hơn
photpho nhưng ở điều kiện thường nitơ
kém hoạt động hơn photpho?
(So sánh khả năng phản ứng của nitơ và
photpho. Giải thích.)
2.2. Dựa vào số oxi hoá hãy dự đoán tính
oxi hóa khử của photpho. Nó thể hiện tính
chất đó khi tác dụng với chất nào? Viết
phương trình phản ứng minh họa.
3.1. Photpho có ứng dụng nào trong cuộc
sống? Ứng dụng đó dựa vào tính chất vật lí
hay hóa học nào?
3.2. Trong chiến tranh có rất nhiều loại
bom được sử dụng. Cho biết loại bom nào
có sử dụng photpho trắng, tác hại của loại
bom này ra sao?
3.3. Trong tự nhiên, P có tồn tại ở trạng
thái tự do không? Vì sao?
3.4. Nêu phương pháp điều chế photpho
trong công nghiệp.
IV. TƯ LIỆU HỖ TRỢ BÀI HỌC
Em đã từng thấy hay nghe nói về hiện tượng ma trơi chưa? Đó là những đốm lửa lập
lòe màu xanh mà đôi khi ta bắt gặp ở các nghĩa địa. Tại sao lại có hiện tượng này? Trong cơ
thể con người có chứa nguyên tố photpho, qua quá trình phân hủy bởi các vi khuẩn, vi sinh vật
photpho sẽ dần chuyển hóa thành photphin PH3 và điphotphin P2H6 là hợp chất dễ cháy và cháy với
ngọn lửa màu xanh nhạt. Do đó, ở các nghĩa địa đôi khi ta thấy những đốm lửa lập lòe màu xanh,
người ta gọi đó là “ma trơi”.
Photpho là “nguyên tố của sự sống và tư duy”… phải bổ sung photpho cho cơ thể bằng cách
ăn các thực phẩm có chứa P như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, khoai…các loại rau quả như: xà
lách, cà rốt, cà chua, dưa chuột, cà tím…
Bài 15: AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức
Học sinh biết:
- Cấu tạo phân tử của axit photphoric.
- Tính chất vật lí, hóa học của axit photphoric.
- Tính chất và nhận biết muối photphat.
- Ứng dụng và phương pháp điều chế axit photphoric.
2- Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức về axit photphoric và muối photphat để giải các bài tập.
3- Tình cảm, thái độ
Có ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc với hóa chất và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên
- Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh.
- Các dung dịch: H2SO4 đặc, AgNO3, Na3PO4, KNO3 loãng.
- Ống nghiệm.
2- Học sinh
Nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng bài học.
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.
III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC
Câu hỏi khái quát: - Thế nào là phát triển bền vững?
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú nhưng đang dần cạn kiệt. Làm
thế nào để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này an toàn, bền vững và có hiệu quả
nhất?
Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung
1. Cho biết công thức cấu tạo của H3PO4.
1.1. Viết cấu hình e của O, P từ đó suy ra
công thức cấu tạo của axit photphoric. Cho
2. Cho biết một vài tính chất vật lí của
H3PO4.
3. So sánh tính chất hóa học của H3PO4 và
HNO3.
4. Hãy cho biết phương pháp điều chế
H3PO4?
5. Em biết gì về muối photphat?
biết bản chất các liên kết trong phân tử
H3PO4.
1.2. Xác định số oxi hoá của P trong
H3PO4.
2. Cho biết một vài tính chất vật lí của axit
photphoric.
(3.1. Tại sao N và P cùng có soh cao nhất là
+5 nhưng HNO3 có tính oxi hóa mạnh còn
H3PO4 thì không?)
3.2. Hãy cho biết quá trình mất nước của
H3PO4 diễn ra như thế nào?
3.3. H3PO4 là một axit trung bình, 3 nấc.
Viết phương trình chứng minh. Trong
nước, H3PO4 tồn tại những loại ion nào?
Gọi tên.
3.4. Khi H3PO4 tác dụng với dd bazơ có thể
thu được những loại muối nào? Làm thế
nào để xác định sản phẩm tạo thành?
4.1. Axit photphoric có ứng dụng quan
trọng gì trong cuộc sống?
4.2. Làm thế nào để điều chế H3PO4 trong
phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?
5.1. Phân loại muối photphat.
5.2. Tính chất của muối photphat là gì?
5.3. Làm thế nào để nhận biết muối
photphat?
IV. TƯ LIỆU HỖ TRỢ BÀI HỌC
Ở nước ta nơi nào tập trung nhiều apatit nhất?
Bài 16: PHÂN BÓN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức: Học sinh biết
- Các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng.
- Thành phần một số loại phân bón hóa học thường dùng.
- Cách bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hóa học.
2- Kỹ năng
- Có khả năng phân biệt một số loại phân bón hóa học.
- Có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học.
3- Tình cảm, thái độ
Phân bón hóa học rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng nhưng không phải lúc nào
cũng phải bón phân. Khi bón phân cũng phải xác định rất nhiều điều: đất thuộc loại đất nào, cây
trồng là gì? Cây đang ở giai đoạn nào?... để xác định loại phân bón và liều lượng cho phù hợp,
không được sử dụng phân bón một cách tùy tiện sẽ gây tác hại cho môi trường đất, nước…
Có ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc với hóa chất và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên
- Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở Việt Nam
2- Học sinh
Nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng bài học
Xem lại các bài muối amoni, muối nitrat, muối photphat
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề
III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC
Câu hỏi khái quát: - Làm thế nào để đảm bảo an ninh lương thực thế giới?
- Dân số thế giới đang tăng lên rất nhanh trong khi diện tích đất canh tác thì càng bị thu
hẹp. Hệ quả là một bộ phận dân cư không có đủ lương thực sinh sống. Do đó an ninh
lương thực là vấn đề nóng được cả thế giới quan tâm và tìm biện pháp giải quyết. Làm
thế nào để cây lương thực phát triển tốt, năng suất cao?
Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung
1. Tại sao phải bón phân cho cây trồng?
2. Em biết gì về phân đạm?
1.1. Phân bón hóa học là gì?
1.2. Cây trồng cần những nguyên tố dinh
dưỡng nào?
1.3. Có mấy loại phân bón hóa học chính?
2.1. Phân đạm là gì? Có những loại phân
đạm nào?
3. Phân lân cần thiết cho cây trồng như thế
nào?
4. Tại sao ta phải bón phân kali cho cây
trồng?
2.2. Tác dụng của phân đạm đối với cây
trồng như thế nào? Bón phân đạm trong
giai đoạn nào của cây trồng là thích hợp
nhất?
2.3. So sánh tính chất của phân đạm amoni
và phân đạm nitrat. Từ đó cho biết vùng đất
chua nên bón loại phân đạm gì, vùng đất
kiềm nên bón loại phân đạm gì?
2.4.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90284LVHHPPDH044.pdf