MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.10
1.2. Lý luận về ý thức, tự ý thức, nhận thức về bản thân.12
1.2.1. Khái niệm ý thức .12
1.2.2. Khái niệm tự ý thức .13
1.2.3. Khái niệm nhận thức về bản thân .15
1.2.4. Một số đặc điểm tâm lý liên quan đến nhận thức về bản thân của
trẻ 5 - 6 tuổi .18
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ
5 – 6 tuổi.21
1.2.6. Nội dung giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi trong
chương trình giáo dục mầm non và bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
của Bộ giáo dục và đào tạo.24
1.3. Các cơ sở thiết kế bài tập .28
1.3.1. Khái niệm thiết kế.28
1.3.2. Khái niệm về bài tập.28
1.3.3. Các nguyên tắc thiết kế bài tập.30
1.3.4. Các yêu cầu khi áp dụng bài tập giáo dục trẻ nhận thức về bản thân.32
Tiểu kết chương 1.35
Chương 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BÀI TẬP GIÁO DỤC NHẬN
THỨC VỀ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI.36
2.1. Tổ chức nghiên cứu.362.1.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu.36
2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng .39
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng bài tập giáo dục nhận thức về bản thân
cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non, Tp.HCM.40
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non và Ban giám hiệu
về giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số
trường MN Tp.HCM .40
2.2.2. Thực trạng các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 –
6 tuổi ở một số trường MN Tp. HCM.45
2.2.3. Những khó khăn của giáo viên khi giáo dục nhận thức về bản
thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.54
Tiểu kết chương 2.58
Chương 3. THIẾT KẾ VÀ KHẢO SÁT TÍNH KHẢ THI MỘT SỐ
BÀI TẬP GIÁO DỤC NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN CHO
TRẺ 5 -6 TUỔI .59
3.1. Thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.59
3.1.1. Các bài tập giúp trẻ phân biệt bản thân với người khác: hiểu vị
thế và các quan hệ xã hội, xúc cảm của bản thân.59
3.1.2. Các bài tập giúp trẻ bộc lộ năng lực, phẩm chất, tính cách khí chất.65
3.1.3. Các bài tập giúp trẻ nhận ra bản thân và người khác có xu hướng
khác nhau: thái độ tích cực trong quan hệ với bạn bè và người
lớn; hợp tác với bạn bè; hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội;
tôn trọng người khác .71
3.2. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi các bài tập giáo dục nhận thức
về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.77
3.2.1. Khảo sát bằng phiếu hỏi .77
3.2.2. Khảo sát bằng hình thức giáo viên tổ chức giờ học dựa trên các
bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.87
Tiểu kết chương 3.93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .97
PHỤ LỤC
152 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 -6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn – ngủ chủ yếu sử dụng phương pháp
dùng lời, xem tranh, xem phim; việc sử dụng bài tập để giúp trẻ khám phá chủ đề
giáo dục nhận thức về bản thân còn hạn chế về số lượng và nội dung bài tập.
2.2.2.2. Thực trạng bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ lớp lá
qua quan sát các hoạt động trong ngày của giáo viên
Qua việc phân tích kế hoạch giáo dục của giáo viên ở các trường mầm
non trên, để hiểu thêm về thực tế chúng tôi đã tiến hành quan sát một số hoạt
động trong ngày ở 3 trường MN: Tân Phong, Quận 7; MN Họa Mi, Huyện Nhà
Bè; MN Hướng Dương, Huyện Nhà Bè.
Tiến hành quan sát các hoạt động: trò chuyện đầu giờ, giờ học, vui chơi
của một giáo viên lớp lá ở trường mầm non Tân Phong, Quận 7 tổ chức cho trẻ
trong tuần có đề tài giáo dục trẻ nhận thức về bản thân. Ngày thứ 4 tuần 1 tháng
3 đề tài “người thân yêu của con”. Trò chuyện sáng, giáo viên trò chuyện với trẻ
về những người thân trong gia đình; trong gia đình ai là người trẻ hay tâm sự và
thân thiết nhất; những công việc của mẹ để chăm lo gia đình. Hoạt động học “
người thân yêu của con”, mục tiêu cần đạt của đề tài này: trẻ thể hiện tình cảm
thương yêu đối với bà, mẹ, cô; làm hoa tặng người phụ nữ trẻ yêu nhân ngày 8/3
và trẻ thể hiện tình cảm bằng câu nói đối với bà, mẹ, cô khi tặng hoa cho mẹ.
Hoạt động đầu tiên cô cho trẻ nghe bài hát “quà mồng tám tháng ba”, cô sử dụng
phương pháp đàm thoại về nội dung bài hát: bài hát có tên là gì? Sắp đến ngày gì
rồi các bạn? Mình sẽ làm gì tặng bà, mẹ, cô đây? Sau đó, hoạt động thứ hai giáo
viên cho trẻ vào bàn làm hoa tặng mẹ sử dụng kĩ năng cắt tua và cuộn giấy, trẻ
thực hiện cô mở nhạc và cùng khơi gợi ý tưởng ở trẻ: con sẽ tặng bà, mẹ, cô
bông hoa màu gì? Vì sao con làm bông hoa màu đấy? Hoạt động cuối cùng, cô
dán tên trẻ lên sản phẩm trẻ vừa làm xong, cô hỏi trẻ “khi con tặng mẹ bông hoa
52
này, con sẽ nói gì?”. Kế tiếp là hoạt động vui chơi, có các góc chơi: phân vai
(người bán hàng lưu niệm), tạo hình (làm thiệp, làm hoa giấy, hoa đất sét), xây
dựng (công viên nước), âm nhạc (vận động theo nhạc các bài hát chủ đề 8/3, tạo
ra giai điệu từ dụng cụ âm nhạc), chữ viết (sao chép câu chúc giửi mẹ, tìm chữ
cái đã học trong từ). văn học (kể chuyện theo tranh ba cô gái, sự tích quả dưa
hấu), bé tập làm nội trợ (cooktail giải nhiệt). Hoạt động ngoài trời với các trò
chơi tập thể, trò chơi nhóm cô tổ chức cho trẻ cần có sự phối hợp với bạn để
hoàn thành trò chơi. Có thể thấy hoạt động trong ngày của giáo viên thì nội dung
giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ được thể hiện ở các hoạt động trong ngày
nhưng nổi bật vẫn là ở các hoạt động: trò chuyện đầu giờ, giờ học, giờ vui chơi.
Trò chuyện đầu giờ, cô thường sử dụng phương pháp dùng lời, đàm thoại. Giờ
học, cô nghiêng về diễn giải và kết hợp với tạo hình, cô chưa tạo được tình
huống để trẻ tự trải nghiệm và rút ra kết quả là những lời nói tình cảm trẻ dành
cho mẹ (cô gợi ý trẻ nói trong hoạt động cuối của giờ học). Ở hoạt động vui
chơi, bắt đầu xuất hiện dạng bài tập với nội dung cụ thể ở góc chữ viết, trẻ nhìn
tranh và đoán nội dung câu chúc, trẻ thử đoán và cô là người đọc lại câu nói
đúng của bức tranh, sau đó trẻ tự chọn câu chúc để sao chép và tặng mẹ. Nhìn
chung giáo viên đã quan tâm đến việc giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ,
tuy nhiên các biện pháp giáo viên sử dụng: trò chuyện, đàm thoại, giảng giải
chưa thực sự làm nổi bật nội dung. Cho nên nội dung chính là thể hiện cảm xúc
của trẻ đối với người thân mà đặc biệt là mẹ bị lu mờ hơn hoạt động tạo hình. Ở
các hoạt động vui chơi, cô có giao nhiệm vụ cho trẻ nhưng vì thiếu sự bao quát
đối với trẻ nên giáo viên chưa xử lý tốt tình huống kịp thời: lúc trẻ tranh giành,
lúc gặp khó khăn
Quan sát các hoạt động khác tại trường MN Hướng Dương, Huyện Nhà
Bè của một giáo viên lớp lá. Ngày chúng tôi tham dự là ngày thứ 4 của tuần 4
tháng 4. Sau khi quan sát các hoạt động: trò chuyện, học, vui chơi thì nội dung
giáo dục nhận thức bản thân được lồng vào đề tài “album ảnh của bé”. Trong
hoạt động học, cô gợi ý trẻ kể về những kỉ niệm trẻ có với gia đình. Sau đó, trẻ
53
phân loại những hình ảnh trẻ vui nhất và những hình ảnh làm trẻ không vui sau
đó làm thành album và chú thích dưới ảnh bằng hình vẽ hoặc do trẻ nói và nhờ
cô ghi lại. Ở hoạt động vui chơi góc thì có hoạt động, trẻ vẽ về các hoạt động
cùng gia đình mà trẻ nhớ nhất và nhờ cô ghi chú thích ảnh và cùng đóng thành
cuốn album, sau đó trẻ đặt tên cuốn album, có những tên album mà trẻ đã đặt:
gia đình vui vẻ, tranh ảnh gia đình Bi, cả nhà thương nhau. Nội dung giáo dục
nhận thức bản thân được giáo viên đưa vào hoạt động này với mục đích: giúp trẻ
nhận ra tình cảm đối với người thân, trẻ biết trân trọng và lưu giữ những hình
ảnh của gia đình, khơi gợi tình cảm đối với những người thân yêu của trẻ.
Trường MN Họa Mi, Huyện Nhà Bè, trong tháng 3 tuần 2 có đề tài “ngày
8 tháng 3”. Cô tổ chức cho trẻ khám phá đề tài thông qua hoạt động vui chơi
góc. Trẻ được khơi gợi kể về những tình cảm của cô, bà, mẹ đối với trẻ. Trẻ chia
nhóm thực hiện các sản phẩm: trang trí dòng chữ “cô giáo yêu thương”; làm hoa
tặng mẹ; vẽ tranh người mẹ của con; cô sưu tầm những hình ảnh và bài viết ngộ
nghĩnh của trẻ về mẹ và làm báo tường, trẻ trang trí và cùng khoe với mẹ. Qua
hoạt động, giúp trẻ thể hiện tình cảm đối với cô, bà, mẹ nhân ngày 8/3.
Quan sát bảng tin của lớp lá trường MN Họa Mi, giáo viên tuyên truyền
chỉ số bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi có nội dung giáo dục nhận thức về bản thân
nhằm kết hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ và phụ huynh hỗ trợ
quan sát và đánh giá trẻ theo các chỉ số trong nội dung này.
Thông qua hoạt động quan sát và thông tin thu nhận từ phiếu trưng cầu ý
kiến và nghiên cứu kế hoạch của giáo viên tại một số trường mầm non. Chúng
tôi nhận thấy, việc giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ còn phụ thuộc nhiều
vào chủ đề, nội dung nhận thức về bản thân có được thực hiện ở các tháng 3, 4
thì cũng chỉ là lồng ghép và tích hợp cùng các hoạt động khác. Việc sử dụng bài
tập trong giáo dục trẻ lĩnh hội nội dung này còn hạn chế. Bảng tin tuyên truyền
đến phụ huynh nội dung giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ còn sơ sài ( chỉ
ghi lại nội dung chỉ số, không có sự diễn giải dễ hiểu) chưa có hình ảnh minh
họa. Khi phân tích kế hoạch giáo dục và quan sát thì biện pháp chủ yếu giáo dục
54
trẻ nhận thức về bản thân là: trò chuyện, giải thích, giáo viên có sử dụng biện
pháp là bài tập nhưng tần số xuất hiện ít trong các hoạt động giáo dục trẻ nhận
thức về bản thân.
2.2.3. Những khó khăn của giáo viên khi giáo dục nhận thức về bản
thân cho trẻ 5 – 6 tuổi
Giáo viên được trưng cầu ý kiến xếp theo thứ tự 1: khó khăn nhiều nhất,
đến 7 khó khăn ít nhất.
Bảng 2.10. Những khó khăn trong quá trình giáo dục nhận thức về bản thân
cho trẻ 5 – 6 tuổi
Khó khăn Số lượng Trung bình Xếp hạng
Thiếu bài tập giáo dục nhận
thức về bản thân.
239 3,03 3
Số lượng trẻ trong 1 lớp đông. 182 2,30 1
Chưa có tài liệu hướng dẫn giáo
dục nhận thức về bản thân.
213 2,70 2
Khó khăn trong việc dùng lời
giải thích cho trẻ hiểu.
297 3,76 4
Chưa hiểu rõ đặc điềm tâm lý
của trẻ.
354 4,48 5
Cơ sở vật chất chưa đảm bảo
yêu cầu giáo dục trẻ
419 5,30 6
Ba mẹ không quan tâm trò
chuyện cùng trẻ.
484 6,13 7
Khó khăn khác 3 8.00 8
Kết quả ở bảng trên cho thấy, trong việc giáo dục nhận thức về bản thân
cho trẻ 5 – 6 tuổi gặp rất nhiều khó khăn, nhưng theo BGH và GV họ thường gặp
4 khó khăn chính sau:
- Khó khăn thứ 1, số lượng trẻ trong 1 lớp đông, TB = 2,30.
55
- Khó khăn thứ 2, chưa có tài liệu hướng dẫn giáo dục nhận thức về bản
thân, TB = 2,7.
- Khó khăn thứ 3, thiếu bài tập giáo dục nhận thức về bản thân, TB = 3,03.
- Khó khăn thứ 4, khó khăn trong việc dùng lời giải thích cho trẻ hiểu, TB
= 3,76.
Ngoài những khó khăn trên thì GV và BGH còn nêu ra các khó khăn trong
việc giáo dục trẻ nhận thức về bản thân khác như: việc phối hợp giáo dục giữa
nhà trường và gia đình chưa thực hiện tốt vì đa số cha – mẹ của trẻ là công nhân
đi làm tăng ca thường xuyên (trẻ được đón nhờ); trẻ còn nhút nhát nên chưa dám
bộc lộ những cảm xúc của bản thân; giáo viên bị áp lực sổ sách khiến thời gian
dành cho việc giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ ít.
Những khó khăn vừa nêu là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả giáo
dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Khi phân tích số liệu cho thấy khó khăn “số lượng trẻ trong 1 lớp đông” là
một trong những nguyên nhận được BGH và GV lựa chọn đầu tiên. Nhưng so
với thực tế theo quy định của điều lệ trường mầm non thì diện tích phòng học
cho trẻ từ 1,5 đến 1,8 m2 / trẻ, lớp từ 40 -45 trẻ trong 1 lớp/ 2 giáo viên là hợp lí.
Vì vậy, nguyên nhân trên không phải là nguyên nhân chính để gây khó khăn
trong việc giáo dục trẻ nhận thức về bản thân.
Và khó khăn “chưa có tài liệu hướng dẫn giáo dục nhận thức về bản thân”.
Việc chưa được tập huấn về nội dung giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ dẫn
đến GV thiếu định hướng trong việc giáo dục trẻ. Khi được hỏi GV, BGH có
được tập huấn nội dung giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ không, thì có đến
56/79 (chiến tỉ lệ 70,88 %) GV và BGH chọn là không. Việc thiếu tài liệu công
tác giáo dục nhận thức về bản thân là một khó khăn lớn của GV trực tiếp dạy trẻ.
Hơn nữa khó khăn thiếu bài tập giáo dục nhận thức về bản thân và khó
khăn trong việc dùng lời giải thích cho trẻ hiểu được cho là hai trong những khó
khăn mà giáo viên thường gặp. Đối với các giáo viên thì việc giáo dục tình cảm -
kĩ năng xã hội nói chung và nhận thức về bản thân cho trẻ thì phương pháp dùng
56
lời để giảng giải cho trẻ hiểu là hiệu quả nhất. Theo cô N.T.H.L (phó hiệu
trưởng, MN HM) cho rằng: “việc dùng lời nói của giáo viên trong việc giáo dục
trẻ nhận biết về bản thân, cảm xúc của bản thân trẻ và thể hiện tình cảm của trẻ
là một trong những phương pháp chính. Qua lời nói, giáo viên giúp trẻ hiểu ra
những điều đúng và chưa đúng từ đó trẻ sẽ có thái độ sửa chữa hoặc phát huy
những mặt chưa được và được”. Trong thực tế GV luôn cho rằng phương pháp
dùng lời trong việc giáo duc nhận thức về bản thân là đạt hiệu quả, nhưng việc
giải thích cho trẻ hiểu đôi khi gặp khó khăn vì ngôn ngữ giáo viên chưa xúc tích,
giải thích còn lòng vòng không trọng tâm dẫn đến hoạt động của trẻ nặng nề chỉ
nghe cô nói thiếu hoạt động của trẻ. Có nhiều ý kiến cho rằng khó khăn thiếu bài
tập giáo dục nhận thức về bản thân cũng là một trong những khó khăn trong việc
giáo dục trẻ nhận thức về bản thân. Thay vì tổ chức hoạt động cho trẻ thông qua
phương tiện là các bài tập, giáo viên lại dùng lời giải thích cho trẻ hiểu. Trong
nguyên tắc giáo dục, việc hình thành cho trẻ một kĩ năng, một kiến thức nào đó
thì việc tung trẻ vào hoạt động để trẻ thực hành và tự rút ra bài học cho chính
bản thân, giáo viên chỉ là “trọng tài” nói lại kết luận mà trẻ đã tìm ra để khắc sâu
ấn tượng của trẻ về bài học. Chính hoạt động mới làm trẻ khắc sâu kiến thức, mà
bài tập là một trong những biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực để đạt được
mục tiêu giáo dục đề ra. Thực tế khảo sát cho thấy có 42/79 (chiếm tỉ lệ 53,16
%) ý kiến cho rằng thỉnh thoảng sử dụng bài tập giáo dục nhận thức về bản thân
cho trẻ.
Vì bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ ít, đơn giản có 45/79
phiếu ( chiếm tỉ lệ 59,96 %) GV và BGH chọn (câu 8, câu 9 phụ lục 4). Có đến
55 % GV và BGH thỉnh thoảng sử dụng bài tập trong việc giáo dục nhận thức về
bản thân cho trẻ. Việc thiếu bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ, là
vấn đề khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm và lĩnh hội
các kiến thức nhận thức về bản thân.
Tóm lại, qua các hoạt động quan sát và phiếu trưng cầu ý kiến thì GV và
BGH cho rằng khó khăn lớn của GV và BGH trong việc giáo dục nhận thức về
57
bản thân cho trẻ là: số lượng trẻ trong một lớp đông, chưa có tài liệu hướng dẫn
giáo dục nhận thức về bản thân, thiếu bài tập giáo dục nhận thức về bản thân.
Như đã phân tích ở trên thì khó khăn số lượng trẻ trong một lớp đông không là
khó khăn nhất. Nhưng qua việc quan sát và tham khảo các kế hoạch giáo dục thì
khó khăn thiếu bài tập giáo dục và tài liệu hướng dẫn giáo dục trẻ nội dung này
là chính xác. Đây cũng là nguyên nhân chính làm giáo viên loay hoay trong việc
tổ chức hoạt động cho trẻ, chủ yếu biện pháp: dùng lời, giảng giải làm cho giờ
học trầm, trẻ ít hoạt động nên có nhiều trẻ không chú ý cô dẫn đến hiệu quả giáo
dục chưa cao.
58
Tiểu kết chương 2
Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy:
Đa số GV và BGH tham gia vào nghiên cứu này đều có nhận thức đúng
đắn về khái niệm nhận thức về bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi và tầm quan trọng , sự
cần thiết của việc giáo dục nội dung này trong nhà trường. Nội dung này được
đưa vào kế hoạch giáo dục của giáo viên tại nhà trường.
Thông qua quan sát, phiếu trưng cầu ý kiến và nghiên cứu kế hoạch giáo
dục của giáo viên lớp lá, chúng tôi nhận thấy: biện pháp giáo viên tổ chức cho
trẻ lĩnh hội nội dung nhận thức về bản thân thường là trò chuyện, giảng giải và
rất ít bài tập được áp dụng. Các nội dung giáo dục này được thực hiện thông qua
các phương tiện là: giờ trò chuyện, giờ học và vui chơi là chủ yếu. Giáo viên
thường lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục nhận thức về bản thân vào các
hoạt động.
Khi khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy các khó khăn chính của giáo
viên trong việc giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ: chưa có tài liệu hướng
dẫn giáo dục nhận thức về bản thân, thiếu bài tập giáo dục nhận thức về bản thân
cho trẻ 5 – 6 tuổi. Ngoài ra còn có cách khó khăn: khó khăn trong việc dùng lời
giải thích cho trẻ hiểu; chưa hiểu rõ đặc điềm tâm lý của trẻ, cơ sở vật chất chưa
đảm bảo yêu cầu giáo dục trẻ; ba mẹ không quan tâm trò chuyện cùng trẻ; số trẻ
trong một lớp đông.
Từ việc khảo sát thực trạng, làm định hướng cho đề tài, chúng tôi thiết kế
bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở chương sau, nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ.
59
Chương 3. THIẾT KẾ VÀ KHẢO SÁT TÍNH KHẢ THI MỘT
SỐ BÀI TẬP GIÁO DỤC NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN CHO
TRẺ 5 -6 TUỔI
Căn cứ vào cơ sở lý luận đã phân tích ở chương 1, đề tài thiết kế các bài
tập sau:
3.1. Thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi
3.1.1. Các bài tập giúp trẻ phân biệt bản thân với người khác: hiểu vị
thế và các quan hệ xã hội, xúc cảm của bản thân.
3.1.1.1. Bài tập “Tôi là ai”
* Mục đích: Trẻ nói một số thông tin: tên tuổi, sở thích, nghề nghiệp của
bản thân và người thân trong gia đình.
* Ưu điểm:
Bài tập dễ thực hiện và trẻ sẽ thích thú suy nghĩ chọn ra đồ vật đặt trưng
với nghề nghiệp của người thân trong gia đình.
* Hạn chế:
Có những đồ vật tính thể hiện đặc trưng của nghề không rõ ràng, nên giáo
viên sẽ khó khăn trong quá trình phân tích và diễn giải cho cả lớp hiểu.
* Chuẩn bị: Môt số đồ dùng trong gia đình, trang phục.
* Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Giáo viên yêu cầu trẻ chọn một đồ vật trong gia đình và nói lên mối liên
hệ của chúng đối với người thân trong gia đình.
- Hỏi trẻ: Đồ vật nào con hay sử dụng khi ở nhà, tương tự cho ba, mẹvì
sao con thích sử dụng đồ vật này.
* Lưu ý: Giáo viên nên tìm hiểu đặc điểm của các nghề trong xã hội và
chuẩn bị các tranh ảnh hay vật dụng đặc trưng của nghề để làm cơ sở tổ chức bài
tập.
60
3.1.1.2. Bài tập “ Vị trí của tôi trong gia đình”
* Mục đích: Trẻ biết được vị trí của trẻ trong gia đình và cách cư xử, tình
cảm của trẻ đối với những người thân trong gia đình.
* Ưu điểm:
Bài tập khơi gợi được trí tưởng tượng của trẻ, và bài tập cũng là thang
đánh giá tình cảm của trẻ thông qua việc trẻ chọn hình ảnh các con rối. Nhân vật
trẻ yêu thương nhất thường được chọn đẹp, và đặt vị trí trung tâm và ngược lại
cho các nhân vật trẻ ít quan tâm hơn.
* Hạn chế:
Có trường hợp trẻ sẽ chọn ngẫu nhiên không chủ dịnh giáo viên sẽ nhằn
lẫn trong việc xác định tình cảm của trẻ khi thể hiện qua các con rối.
* Chuẩn bị: Các con rối ngón, rối que hình người theo các kích cỡ và
màu sắc khác nhau.
* Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Giáo viên yêu cầu trẻ nhìn hết một lượt các con rối và suy nghĩ thử xem
các con rối đó giống thành viên nào trong gia đình của trẻ.
- Sau đó, trẻ chọn các con rối và gọi tên theo các thành viên trong gia đình
trẻ.
- Trẻ đặt các con rối lên các bậc và giải thích vì sau trẻ lại đặt các con rối
vào vị trí đó.
* Lưu ý: Giáo viên nên hỏi trẻ để trẻ được bộc lộ suy nghĩ và tình cảm
của trẻ, tránh phỏng đoán sẽ làm sai lệch thông tin.
3.1.1.3. Bài tập “ Soi gương”
* Mục đích: Trẻ nhận ra các cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, giận
dữ, qua biểu hiện trên khuôn mặt, điệu bộ, cử chỉ...
* Ưu điểm:
Bài tập với học cụ đơn giản nhưng trẻ rất hào hứng khi soi gương và khám
phá các biểu cảm của gương mặt trẻ.
61
* Hạn chế:
Phòng học với gương sẽ có hiện tượng trẻ quá hứng khởi, giáo viên khó
kiểm soát và dẫn trẻ theo mục đích của bài tập.
* Chuẩn bị: Phòng học rộng, gương soi
* Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Cô cho trẻ tưởng tượng theo các tình huống cô kể. Ví dụ : chiều về được
ba mẹ dẫn đi ăn kem thì con cảm thấy thế nào? Yêu cầu trẻ nhìn vào gương và
thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống cô đặt ra.
- Sau vài tình huống để trẻ trải nghiệm các cảm xúc vui, buồn, giận, ngạc
nhiên... cô hỏi trẻ cảm xúc nào trên gương mặt của trẻ giúp trẻ xinh hơn và trẻ
thích cảm xúc đó vì sao? Sau đó, cho trẻ cùng thể hiện lại cảm xúc mà trẻ thích.
* Lưu ý:
- Trước khi cho trẻ thực hiện bài tập, nên cho trẻ thỏa mãn chơi đùa với
gương vì đây là nội dung gây phấn khích cho trẻ.
- Đây là bài tập cô xây dựng dựa trên các tình huống gắn liền với trẻ, trẻ
có thể dễ hình dung; tránh các tình huống trẻ chưa trải nghiệm sẽ khó cho trẻ
trong quá trình biểu lộ cảm xúc.
3.1.1.4. Bài tập “ Gương mặt cảm xúc”
* Mục đích: Trẻ biểu lộ cảm xúc qua nét mặt.
* Ưu điểm:
Bài tập với học cụ đơn giản nhưng trẻ rất hào hứng khi soi gương và khám
phá các biểu cảm của gương mặt trẻ.
* Hạn chế:
Phòng học với gương sẽ có hiện tượng trẻ quá hứng khởi, giáo viên khó
kiểm soát và dẫn trẻ theo mục đích của bài tập.
* Chuẩn bị: Phòng học có gương soi.
* Hướng dẫn thự hiện bài tập:
62
- Giáo viên cho trẻ vào phòng âm nhạc nơi có gương soi, trẻ bắt đầu ngắm
mình trong gương và nói cho cô và các bạn nghe điểm nào trên gương mặt mà
trẻ thấy thích nhất: mắt, mũi, miệng, chân mày
- Sau đó cô cho trẻ nghe nhạc sôi động và vận động theo nhạc tạo không
khí vui vẻ, sau đó là nhạc trầm lắng.
- Trẻ sẽ làm theo yêu cầu của cô, là tạo gương mặt cảm xúc:
+ Cô nói “gương mặt vui vẻ” trẻ nhìn vào gương và thể hiện: miệng cưởi,
nheo mắt, chun mũi hoặc theo cách biểu đạt khác mà trẻ nghĩ ra.
+ Cô nói “Gương mặt buồn” trẻ nhìn vào gương và thể hiện: mi mắt
nhắm hờ hoặc mi mắt kéo xuống hoặc theo cách biểu đạt khác mà trẻ nghĩ ra.
+ Cô nói “Gương mặt ngạc nhiên” trẻ nhìn vào gương và thể hiện: miệng
há to, mắt mở tròn hoặc theo cách biểu đạt khác mà trẻ nghĩ ra.
+ Cô nói “Gương mặt giận dữ” trẻ nhìn vào gương và thể hiện: chân mày
nhím lại, 2 hàm răng cắn lại...hoặc theo cách biểu đạt khác mà trẻ nghĩ ra.
- Cô cho trẻ thoải mái biểu đạt và hỏi thêm trẻ còn cách nào để biểu đạt
cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên.
- Trong suốt quá trình trẻ hoạt động, cô quay lại sự biểu đạt của gương
mặt trẻ. Sau đó, cô lấy đoạn phim đã quay được cho trẻ xem và cùng trò chuyên
về những cảm xúc bé đã thể hiện trong đoạn phim.
* Lưu ý:
- Trước khi cho trẻ thực hiện bài tập, nên cho trẻ thỏa mãn chơi đùa với
gương vì đây là nội dung gây phấn khích cho trẻ.
- Khi chuyển nhạc giáo viên không tắt nhạc đột ngột mà chuyển âm thanh
từ lớn sáng nhỏ và chuyển sang giai điệu khác để trẻ có sự chuẩn bị và cảm nhận
thể hiện cảm xúc.
- Việc mở nhạc là chất xúc tác để trẻ thể hiện cảm xúc tự nhiên theo nhạc,
nên lời bài hát phải dễ hiểu, giai điệu rõ ràng, trẻ có thể cảm nhận được. Trước
khi giáo viên dừng lại để trẻ biểu đạt cảm xúc trên mặt và soi gương cô nên cho
trẻ vận động xuyên suốt hết bài hát và các cung bật cảm xúc một lần.
63
3.1.1.5. Bài tập “ Bạn trai, bạn gái”
* Mục đích: Trẻ nhận ra giới tính bản thân và có hành động ứng xử phù
hợp với giới tính của bản thân.
* Ưu điểm:
- Bài tập có tính ứng dụng vào cuộc sống của trẻ, dựa trên kinh nghiệm
của trẻ giáo viên hướng dẫn trẻ theo yêu cầu giáo dục con người trong xã hội
hiện đại.
- Bài tập được sự hỗ trợ các đồ dùng của chính trẻ, sẽ làm cho trẻ thực
hiện nhiệm vụ một cách thích thú và nhiệt tình.
* Hạn chế:
Là dạng bài tập giả định, nên việc tạo tình huống ở giáo viên cần khéo léo
và sinh động, nếu không dễ rơi vào diễn giải suông dẫn đến trẻ nhàm chán.
* Chuẩn bị: Một số bộ quần áo, giày, mũ, dép hoặc tranh ảnh về các bộ
đồ thời trang.
* Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Mỗi lượt chơi cô đặt một tình huống chơi khác nhau; ví dụ tình huống
trẻ tham gia lễ khai giảng. Trẻ sẽ chọn trang phục phù hợp với giới tính và đi
đứng phù hợp. Giáo viên có thể hỏi thêm, bạn gái khi mặc váy con sẽ ngồi như
thế nào? Phòng còn thiếu những cái ghế bạn trai có thể giúp bạn gái không?
- Theo các tình huống cô đặt ra cô sẽ tư vấn cho trẻ chọn trang phục phù
hợp với giới tính và không gian trẻ sẽ tham gia, từ đó định hướng các hành vi
của trẻ cho phù hợp giới tính.
* Lưu ý:
Bài tập đặt trẻ vào tình huống, nên trong quá trình thực hiện giáo viên
phải linh hoạt xử lý tình huống, hành động nào cần điều chỉnh ngay lặp tức, hành
động nào sẽ điều chỉnh sau khi hoạt động kết thúc để gián đoạn hoạt động của
nhóm trẻ. Nhận xét của giáo viên đối với trẻ phải thật cụ thể, chính xác để định
hướng hành động sau này của trẻ.
64
3.1.1.6. Bài tập “ Hãy nói về cảm xúc của mình”
* Mục đích: Trẻ có thể dễ dàng diễn đạt những cách thức ứng xử, tính
cách, hoàn cảnh và tâm trạng của mình.
* Ưu điểm:
- Giúp khai thác được ý nghĩa nội tâm, quan điểm và tâm trạng của trẻ dễ
dàng hơn thông qua cách lựa chọn và nói về đồ vật, tranh vẽ.
- Tạo sự vui vẻ, hứng thú cho trẻ và nó cũng rất sâu sắc, có ý nghĩa khi trẻ
chia sẻ về cuộc sống của mình thông qua các đồ vật, hình ảnh biểu trưng.
* Hạn chế:
- Trẻ có thể không hình dung được sự liên hệ giữa đồ vật với tính cách của
mình. Từ đó, trẻ có thể trả lời không theo đúng định hướng của giáo viên.
- Giáo viên cần có kiến thức về tâm lý để phân tích và có phản hồi hợp lí
từ những câu nói, những chia sẻ của trẻ.
* Chuẩn bị: Bài tập này sử dụng những đồ vật biểu trưng như các con thú
nhồi bông, tranh vẽ, biểu tượng mặt cười để trẻ dựa vào đó nói lên suy nghĩ,
quan điểm của mình.
* Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Giáo viên chuẩn bị những vật dụng như bộ tranh ảnh, những con thú
bông hoặc những đồ vật khác nhau rồi yêu cầu mỗi trẻ chọn một vật phù hợp với
tính cách hoặc đặc điểm nào đó của mình.Hoặc chỉ đơn giản là một con vật hay
hình vẽ, tranh mà trẻ thích hay không thích.
- Yêu cầu trẻ nói về vật mình lựa chọn. Từ đó giáo viên có thể phát triển
thêm các ý để hỏi như: Điều gì khiến mình lựa chọn vật đó? Vật đó có đặc điểm
gì giống mình? Vật đó gợi cho con nghĩ đến điều gì, kỉ niệm gì?... Qua đây, giáo
viên có thể nhận thấy được cách nghĩ và quan điểm của trẻ.
- Bài tập này sử dụng hữu hiệu với văn hóa Việt Nam vì đôi khi chúng ta
rất khó để nói một cách trực tiếp về bản thân mình.
65
* Lưu ý:
- Giáo viên cần chú ý về mặt thời gian để điều chỉnh việc chia sẻ của trẻ. Đôi
khi chỉ cần một số em chia sẻ về hình ảnh biểu trưng của mình. Qua đó, giáo viên
cũng cần đặt ra các câu hỏi sâu hơn để trẻ liên hệ với thực tế cuộc sống của mình.
- Các hình ảnh biểu trưng chỉ là công cụ để giúp trẻ dễ chia sẻ hơn. Vì
vậy, những câu hỏi tìm hiểu thông tin sau những chia sẻ ban đầu về đồ vật của
trẻ là rất quan trọng. Tránh việc để cho trẻ chia sẻ về các con vật chỉ mang ý
nghĩa thông tin và qua loa. Giáo viên không nên chỉ dừng lại ở đây mà còn có
thể hỏi thêm các thông tin khác liên quan như: em thấy con khỉ rất tinh nghịch,
còn con thấy mình có tính cách thế nào?...
3.1.2. Các bài tập giúp trẻ bộc lộ năng lực, phẩm chất, tính cách khí
chất
3.1.2.1. Bài tập “ Bày tỏ sự cảm thông”
* Mục đích: Trẻ nhận biết được cảm xúc của người khác và thể hiện cảm
xúc an ủi, chung vui với người thân và bạn bè.
* Ưu điểm:
Bài tập sử dụng các tình huống gắn liền với cuộc sống của trẻ, nên trẻ dễ
tưởng tượng và có thể tham gia thực hiện bài tập.
* Hạn chế:
Hình thức bài tập là hoạt động nhóm nên chưa phát huy được ý kiến cá
nhân nếu ý kiến của trẻ khác với đa số bạn.
* Chuẩn bị: Cô chuẩn bị sẵn các tình huống thảo luận bằng tranh vẽ.
* Hướng dẫn thực hiện bài tập:
- Chia lớp thành hai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2015_01_22_3499766841_8838_1872748.pdf