Luận văn Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT

Mođun 4: Xiclo ankan

A. Mục tiêu bài học

* HS biết: - Cấu trúc, đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan.

- Tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của xicloankan.

* HS vận dụng:Viết phản ứng chứng minh tính chất hoá học của xicloankan.

B. Tài liệu tham khảo

1. Hoá học 11 nâng cao – Nhà xuất bản Giáo dục (Trang 148- 153).

2. Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11-12 tập 1 - Nhà xuất bản GD (Trang 65 – 76).

3. Cơ sở hoá học hữu cơ tập 1 của Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại.

C. Hệ thống câu hỏi tự học

1. Nêu khái niêm về xicloankan? Công thức chung của xicloankan?

2. Nêu cách đọc tên xicloankan theo danh pháp IUPAC. Lấy VD đối với các đồng phân của C5H10

sau khi đã viết CTCT dạng xicloankan.

3. Xicloankan có những tính chất vật lý gì?

4. Nêu tính chất hoá học của xicloankan? Viết phương trình phản ứng minh hoạ.

5. Nêu các ứng dụng cơ bản và cách điều chế xicloankan?

D. Bài tập cho học sinh tự kiểm tra kiến thức sau khi đã tự đọc tài liệu

Thời gian 15 phút

Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1.Chỉ ra nội dung đúng.

A. Xicloankan là những hiđrocacbon mạch vòng.

B. Xicloankan là hiđrocacbon có công thức chung CnH2n(n 3).

C. Xicloankan là hiđrocacbon có 1 vòng hoặc nhiều vòng.

D. Trong phân tử xicloankan các nguyên tử cacbon cùng nằm trên một mặt phẳng.

pdf124 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4252 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng. Tên gọi của D là A. iso-butilen. B. but-1-en. C. but-2-en. D. propen. Câu 9. Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. Vậy công thức phân tử của 2 anken đó là A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. đáp án khác. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn anken X bằng O2 thu được CO2 và hơi nước. Tổng thể tích của CO2 và hơi nước đúng bằng thể tích của khí X và O2 đã cháy. Công thức phân tử đúng của X là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. đáp án khác. E. Nội dung lý thuyết cần nghiên cứu (Trả lời các câu hỏi tự học-Xem phụ lục 7 CD) F. Bài kiểm tra để học sinh tự đánh giá kết quả tự học Thời gian 15 phút Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. C C COOHCH3 COOCH3CH2=CH Câu 1. Những hợp chất nào sau đây có thể có đồng phân hình học (cis-trans): CH3CH = CH2 (I); CH3CH = CHCl (II); CH3CH = C(CH3)2 (III); CHCl2-CH=CH-CH3 (IV); CH3- CH=CCl2 (V). A. (I), (IV), (V). B. (II), (IV), (V). C. (II), (IV). D. (II), III, (IV), (V). Câu 2. C5H10 có bao nhiêu đồng phân là anken (kể cả đồng phân hình học) ? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 3. Anken nào sau đây có đồng phân hình học ? A. pent-1-en. B. pent-2-en. C. 2-metylbut-2-en. D. 3-metylbut-1-en. Câu 4: Chất X có cấu tạo: CH3-C(C2H5)=C(CH3)2. Tên đúng theo IUPAC của X là A. 2-etyl 3- metyl but-2-en. B. 2-metyl 3- etyl but-2-en. C. 2,3- đimetyl pent-2- en. D. 1- etyl-1,2- đimetyl propen. Câu 5: Chất có tên 2-metyl-3-etyl-4-isopropyl hept-3-en ứng với CTCT là A. CH3-CH2-CH2-C(C3H7)=C(C2H5)-CH(CH3)2. B. CH3-CH2-CH2-C(CH(CH3)2) = C(C2H5)-C(CH3)2. C. CH3-CH2-CH2- C(CH3)(C2H5)=C(C2H5)-CH(CH3)2. D. CH3-CH(CH3)-C(C2H5)=C(C4H9)-CH2-CH2-CH3. Câu 6: Khi cộng H2 (Ni,t 0) vào hidrocacbon có X CTPT C4H8 thì thu được isobutan. Vậy X có thể là A. Metylxiclopropan. B. Isobutilen. C. But-1-en. D. A,B đều đúng. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol anken X bằng O2 thu được CO2 và hơi nước. Tổng thể tích của CO2 và hơi nước lớn hơn tổng thể tích của khí X và O2 đã cháy một đơn vị. Công thức phân tử của X là A. C4H8. B. C3H6. C. C2H4. D. đáp án khác. Câu 8. Cho hiđrocacbon không no mạch hở X tác dụng với HBr thu hợp chất Y duy nhất có chứa C, H, Br. Tỷ khối của Y đối với H2 là 68,5. X thuộc dãy đồng đẳng A. anken. B. ankin. C. ankađien. D. không xác định. Câu 9: Hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon mạch hở là đồng đẳng của nhau, đốt cháy hoàn toàn A cho nCO2 = nH2O. Đốt cháy 7 lít A cần 31 lít O2 ở cùng điều kiện. Biết % thể tích 2 chất trong A khác nhau không quá 20%. CTPT của 2 hidrocacbon là: A. C2H4, C3H6. B. C2H4, C4H8. C. C3H6, C4H8. D. Đáp số khác. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hidrocacbon mạch hở X cần 6,72 lít O2 (đktc) thu được CO2 và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm bằng 100 gam dung dịch NaOH 21,62% thu được dung dịch mới trong đó nồng độ của NaOH chỉ còn 5%. Lựa chọn công thức phân tử đúng của X. A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Đáp án bài kiểm tra trước 1D 2B 3C 4D 5A 6D 7A 8A 9A 10A Đáp án bài kiểm tra sau 1C 2D 3B 4C 5A 6D 7A 8A 9B 10A Mođun 6: Anken – tính chất, điều chế và ứng dụng A. Mục tiêu bài học * HS biết: - Biết mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất vật lí của anken. - Phương pháp điều chế và ứng dụng của anken. * HS hiểu: Tính chất hoá học của anken. * HS vận dụng: Viết phương trình phản ứng và giải bài tập về anken. B. Tài liệu tham khảo 1. Hoá học 11 nâng cao – Nhà xuất bản Giáo dục (Trang 159 – 165). 2. Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11- 12 tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục (Trang 82 đến trang 92). 3. Cơ sở hoá học hữu cơ tập 2 của Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại. C. Hệ thống câu hỏi tự học 1. Tính chất vật lí của anken? 2. Mô tả đặc điểm cấu tạo phân tử anken? Từ đó dự đoán những phản ứng hoá học đặc trưng của anken. 3. Nêu những tính chất hoá học cơ bản của anken, viết phương trình phản ứng chứng minh. Ghi rõ sản phẩm chính theo quy tắc Maccopnhicop? 4. Viết cơ chế phản ứng cộng axit vào anken? 5. Nêu phương pháp điều chế các anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp? 6. Anken có những ứng dụng gì? D. Bài tập cho học sinh tự kiểm tra kiến thức sau khi đã tự đọc tài liệu Thời gian 15 phút Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1. Anken X có công thức phân tử là C4H8. Khi cho X tác dụng với HBr chỉ thu được 1 sản phẩm. Vậy X là A. but-1-en. B. cis hoặc trans-but-2-en. C. iso-butilen. D. cả A và B đều đúng. Câu 2. Khi đề hiđro hoá iso-Pentan thu được bao nhiêu anken? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Khi cho anken X tác dụng với H2 thu được neo-Hexan. Có bao nhiêu anken thoả mãn điều kiện trên ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Quy tắc Maccopnhicop chỉ áp dụng cho: A. Anken đối xứng và tác nhân đối xứng. B. Anken bất đối và tác nhân bất đối. C. Anken bất đối và tác nhân đối xứng. D. Hydrocacbon không no bất đối và tác nhân bất đối. Câu 5. Cho anken X tác dụng với HBr cho sản phẩm chính là 3-Brom-2-metylbutan. Vậy tên của X là A. 2-Metylbut-1-en. B. 2-Metylbut-2-en. C. cả A và B. D. 3-Metylbut-1-en. Câu 6. Muốn trùng hợp được 21 tấn PE thì cần bao nhiêu tấn khí etilen, nếu hiệu suất phản ứng đạt 75%. A. 22,4 tấn. B. 19,6 tấn. C. 21 tấn. D. 28 tấn. Câu 7. Cho anken A tác dụng với brom thu được sản phẩm trong đó brom chiếm 74,074%. Vậy A là A. 2-Metylpropen. B. But-1-en. C. But-2-en. D. cả A, B, C. Câu 8. Khi cho hỗn hợp gồm etilen và propen tác dụng với H2O (xúc tác H2SO4 loãng) thì thu được mấy sản phẩm? A. 2 sản phẩm. B. 3 sản phẩm. C. 4 sản phẩm. D. 1 sản phẩm. Câu 9. Hỗn hợp A gồm một ankan và một anken. Đốt cháy hỗn hợp A thì thu được a (mol) H2O và b (mol) CO2. Hỏi tỉ số T = a/b có giá trị trong khoảng nào? A. 1,2< T <1,5. B. 1< T < 2. C. 1  T 2. D. Tất cả đều sai. Câu 10. Trong 1 bình kín dung tích 2,24 lit chứa một ít bột Ni làm xúc tác và hỗn hợp khí H2, C2H4 và C3H6 (ở đktc). Tỷ lệ số mol C2H4 và C3H6 là 1: 1. Đốt nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh bình tới O0C và áp suất trong bình lúc đó là P (at). Tỷ khối so với H2 của hỗn hợp khí trong bình trước và sau khi nung là 7,56 và 8,40. Giá trị của P là A. 1 atm. B. 0,9 atm. C. 0,8 atm. D. 0,7 atm. E. Nội dung lý thuyết cần nghiên cứu (Trả lời các câu hỏi tự học-Xem phụ lục 7 CD) F. Bài kiểm tra để học sinh tự đánh giá kết quả tự học Thời gian 15 phút Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1.Phương pháp điều chế nào sau đây giúp ta thu được 2-Clobutan tinh khiết hơn? A. n-Butan tác dụng với Cl2, chiếu sáng, tỉ lệ 1:1. B. But-2-en tác dụng với hidroclorua. C. But-1-en tác dụng với hidroclorua. D. Buta-1,3-dien tác dụng với hidroclorua. Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 6 lít hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp nhau cần 29,25 lít O2 (đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của anken nhỏ và % thể tích tương ứng của nó là: A. C2H4, 75%. B. C3H6, 25%. C. C2H4, 25%. D. C3H6, 75%. Câu 3. Cho anken X phản ứng cộng với HBr thu được dẫn xuất Y. Phân tử khối của Y là 109. X có tên là A. etilen. B. cis-but-1-en. C. trans- but-1-en. D. Đáp án khác. Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp khí X (điều kiện thường) gồm propran và anken A, sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có 26 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. cả A, B, C đúng. Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol anken X cần 6,72 lít O2 (đktc) thu được CO2 và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm bằng 100 gam dung dịch NaOH 21,62% thu được dung dịch mới trong đó nồng độ của NaOH chỉ còn 5%. Công thức phân tử của X là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Câu 6. Khi đề hiđro hoá iso-Hexan thu được bao nhiêu anken? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Khi cho anken X tác dụng với H2 thu được iso-pentan. Có bao nhiêu anken thoả mãn điều kiện trên? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8. Để phân biệt các chất riêng biệt:xiclopropan, propan, propen ta có thể dùng thuốc thử A. dd Brom. B. dd KMnO4. C. H2. D.dd KMnO4,dd Br2. Câu 9. Một mẫu poliisobutilen có khối lượng 840.000 đvc. Hệ số trùng hợp của polime này là A. 15.000. B. 16.005. C. 15.267. D. 15.002. Câu 10. Từ etilen có thể điều chế được nhựa PVC. Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. Thể tích khí etilen ở đktc cần để điều chế được 625kg PVC là A. 28,1 m3. B. 27 m3. C. 29 m3. D. 26 m3. Đáp án bài kiểm tra trước 1B 2C 3A 4D 5D 6D 7D 8B 9B 10A Đáp án bài kiểm tra sau 1B 2D 3A 4A 5A 6D 7C 8D 9A 10A Mođun 7: Ankađien A. Mục tiêu bài học * HS biết: - Đặc điểm cấu trúc của hệ liên kết đôi liên hợp. - Phương pháp điều chế và ứng dụng của butađien và isopren. * HS vận dụng: Viết phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp của butađien và isopren. B. Tài liệu tham khảo 1. Hoá học 11 nâng cao – Nhà xuất bản Giáo dục (Trang 166- 169). 2. Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11-12 tập 1 - Nhà xuất bản GD (Trang 92 – 98). 3. Cơ sở hoá học hữu cơ tập 1 của Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại. C. Hệ thống câu hỏi tự học 1. Nêu khái niệm về ankađien? Cách phân loại? 2. Nêu cách đọc tên ankađien danh pháp IUPAC. Lấy VD đối với các đồng phân của C5H8, sau khi đã viết CTCT dạng ankađien. 3. Cấu trúc của phân tử buta-1,3-đien? So sánh với anken? 4. Nêu các tính chất hoá học cơ bản của buta-1,3-đien và isopren? Viết phương trình phản ứng minh hoạ. 5. Nêu các ứng dụng cơ bản và cách điều chế buta-1,3-đien và isopren ? D. Bài tập cho học sinh tự kiểm tra kiến thức sau khi đã tự đọc tài liệu Thời gian 15 phút Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1. Có bao nhiêu ankađien có công thức phân tử C5H8? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 2. Có bao nhiêu ankađien liên hợp có công thức phân tử C4H6? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với dung dịch Br2 thì thu được bao nhiêu dẫn xuất đibrom? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Khi cho Isopren tác dụng với HBr (1: 1) thu được bao nhiêu sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5. Khi trùng hợp buta-1,3-đien ta thu được polime có bao nhiêu kiểu mắt xích? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Hiđro hoá ankađien X thu được 2,3-Đimetylbutan. X là chất nào trong các chất sau đây? A. 2,3-Đimetylbuta-1,3-đien. B. 3,4- Đimetylpenta-1,3-đien. C. 2,3-Đimetylbuta-1,2-đien. D. Isopren. Câu 7. Trong các phân tử cao thu thiên nhiên liên kết đôi có cấu trúc dạng gì? A. Dạng cis. B. Dạng trans. C. Cả dạng cis và trans. D. Đáp án khác. Câu 8. Người ta điều chế cao su isopren theo sơ đồ sau: Isopentan   22H isopren  cao su isopren. Biết hiệu suất của quá trình đạt 80%. Khối lượng isopentan cần lấy để có thể điều chế được 68 tấn cao su isopren là A. 72 tấn. B. 90 tấn. C. 58 tấn. D. 80 tấn. Câu 9. Cho m gam ankanđien X tác dụng với brom dư thấy có 16 gam brom đã tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X sau đó cho hấp thụ sản phẩm cháy hoàn toàn bằng 200 ml dd NaOH 1,8 M thấy khối lượng dung dịch tăng lên 11,5 gam. Công thức phân tử của ankađien là A. C3H4. B. C4H6. C. C5H8. D. C6H10. Câu 10. Số mắt xích trong một mẫu cao su thiên nhiên có M = 89320 đvC là A. 1500. B. 1520. C. 1313. D. 1560. E. Nội dung lý thuyết cần nghiên cứu (Trả lời các câu hỏi tự học-Xem phụ lục 7 CD) F. Bài kiểm tra để học sinh tự đánh giá kết quả tự học Thời gian 15 phút Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1. Hiđro hóa hoàn toàn ankađien X thu được iso-pentan. Vậy X là A. 2-metylbuta-1,3-đien. B. 2-metylbuta-1,2-đien. C. cả A, B đều đúng. D. đáp án khác. Câu 2. Dãy gồm những chất có thể sử dụng để điều chế trực tiếp buta-1,3-đien là: A. rượu etylic, butan, buta-1,4-điol, vinyl axetilen. B. metan, vinyl axetilen, but-3-en-1-ol. C. axetilen, rượu etylic và vinyl axetilen. D. but-2-en ; vinyl axetilen và anđehit axetic. Câu 3. Trùng hợp penta-1,3-đien có thể thu được polime có mấy kiểu mắt xích? A. 1 kiểu. B. 2 kiểu. C. 3 kiểu. D. 4 kiểu. Câu 4. Hiđro hóa hoàn toàn ankanđien X thu được ankan Y có công thức phân tử là C6H14. Khi cho Y tác dụng với Cl2 (as) thu được 2 dẫn xuất monoclo. Khi cho X tác dụng với Br2 (tỷ lệ 1:1) thu được bao nhiêu dẫn xuất đibrom? A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 5. Trùng hợp buta-1,3-đien thu được 54 tấn cao su buna với hiệu suất phản ứng đạt 80%. Vậy khối lượng buta-1,3-đien ban đầu là A. 54 tấn. B. 43,2 tấn. C. 67,5 tấn. D. 76,5 tấn. Câu 6. Phản ứng cộng halogen và hiđro halogenua của butađien và isopren có đặc điểm A. Ở nhiệt độ thấp thì ưu tiên tạo thành sản phẩm cộng 1,2 ; ở nhiệt độ cao thì ưu tiên tạo ra sản phẩm cộng 1,4. B. Ở nhiệt độ thấp thì ưu tiên tạo thành sản phẩm cộng 1,4 ; ở nhiệt độ cao thì ưu tiên tạo thành sản phẩm cộng 1,2. C. Luôn có sản phẩm chính là sản phẩm cộng 1,2. D. Luôn có sản phẩm chính là sản phẩm cộng 1,4. Câu 7. Hỗn hợp X gồm 2 anken A1, A2 (MA2 = 2MA1) và ankađien B. Hiđro hóa hoàn toàn hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm 2 ankan E1 và E2. Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 6,272 lít CO2(đktc) và 4,68 gam nước. Vậy công thức của ankađien là A. C3H4. B. C4H6. C. C5H8. D. C2H2. Câu 8. Hiđrocacbon X (MX= 54đvc) có khả năng trùng hợp thành cao su. Vậy X là A. buta-1,3-đien. B. buta-1,2-đien. C. Penta-1,3-đien. D. cả A, B đúng. Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn a gam ankađien X thu được a gam nước. Công thức của X là A. C3H4. B. C4H6. C. C5H8. D. đáp án khác. Câu 10. Hỗn hợp X gồm 2 ankađien trong đó có một ankađien liên hợp (A) và một ankađien không liên hợp (B) (số mol A bằng 3 lần số mol B). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được 17,6 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Vậy A là A. hexa-1,3-đien. B. isopren. C. penta-1,3-đien. D. buta-1,3-đien. Đáp án bài tập trước 1B 2A 3B 4D 5B 6A 7A 8B 9B 10C Đáp án bài tập sau 1A 2A 3C 4D 5C 6A 7B 8A 9B 10D Mođun 8: Khái niệm về tecpen A. Mục tiêu bài học * HS biết: - Khái niệm về tecpen, thành phần và cấu tạo của tecpen. - Nguồn gốc và giá trị của một số tecpen đơn giản để khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tecpen. * HS vận dụng: HS phân biệt được tecpen với những hiđrocacbon đã học. B. Tài liệu tham khảo 1. Hoá học 11 nâng cao – Nhà xuất bản Giáo dục (Trang 171- 174). 2. Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11-12 tập 1 - Nhà xuất bản GD (Trang 92 – 98). 3. Cơ sở hoá học hữu cơ tập 1 của Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại. C. Hệ thống câu hỏi tự học 1. Nêu khái niệm về tecpen? Công thức chung của tecpen? 2. Công thức phân tử và công thức cấu tạo của một số tecpen thường gặp: oximen, limonen, caroten, geraniol, xitronelol, mentol, menton... 3. Nêu các nguồn tecpen trong thiên nhiên và cách khai thác tecpen? 4. Nêu các ứng dụng của tecpen? D. Bài tập cho học sinh tự kiểm tra kiến thức sau khi đã tự đọc tài liệu Thời gian 15 phút Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1. Chỉ ra nội dung sai. A. Tecpen là nhóm các hiđrocacbon không no. B. Tecpen có công thức chung là (C5H10)n. C. Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảo mộc. D. Phân tử tecpen có cấu tạo mạch hở hoặc vòng và có chứa liên kết đôi C =C. Câu 2. Trong tinh dầu chanh, bưởi có A. geraniol. B. xitronelol. C. mentol. D. limonen. Câu 3. Trong tinh dầu xả có A. xitronelol. C. caroten và licopen. B. mentol và menton. D. oximen và limonen. Câu 4. Tên gọi của nhóm hiđrocacbon không no có công thức chung (C5H8)n (n ≥ 2) là A. ankađien. B. cao su. C. anlen. D. tecpen. Câu 5. Màu đỏ của cà chua, cà rốt, quả gấc, quả ớt thường do những tetratecpen có chứa hàng chục liên kết đôi C=C liên hợp mà có. Vậy tecpen là gì ? A. Tecpen là hiđrocacbon không no có công thức chung (C5H8)n với n2. B. Tecpen là tên gọi nhóm hiđrocacbon no có công thức chung (C5H12)n với n  2. C. Tecpen là tên gọi nhóm hiđrocacbon không no có công thức chung (C5H8)n. D. Tecpen là tên gọi nhóm chức có công thức chung (C5H8)n. Câu 6. Caroten (licopen) là sắc tố màu đỏ của cà rốt, cà chua chín có công thức phân tử là A. C15H24. B. C40H56. C. C10H16. D. C30H50. Câu 7. Trong dầu gan cá có chứa A. mentol. B. Menton. C. Squalen. D. Licopen. Câu 8. Trong lòng đỏ của quả quả trứng có chứa A. mentol. B. vitamin A. C. Squalen. D. Licopen. Câu 9. Ứng dụng của tecpen chủ yếu là A. làm hương liệu trong công nghiệp mĩ phẩm. B. làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm. C. làm nguyên liệu để sản xuất dược phẩm. D. Cả 3 ứng dụng trên. Câu 10. Khi đốt cháy hoàn toàn một hidro cacbon thuộc loại tecpen không no thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 1,44 gam H2O. Công thức phân tử của tecpen là A. C5H8. B. C10H20. C. C15H22. D. C10H16. E. Nội dung lý thuyết cần nghiên cứu (Trả lời các câu hỏi tự học-Xem phụ lục 7 CD) F. Bài kiểm tra để học sinh tự đánh giá kết quả tự học Thời gian 15 phút Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1. Để khai thác tecpen ta thường dùng phương pháp A. chiết. B. chưng cất. C. lọc. D. chưng cất lôi cuốn hơi nước. Câu 2. Phitol có trong A. tinh dầu hoa hồng. B. tinh dầu xả. C. tinh dầu bạc hà. D. chất diệp lục của cây xanh. Câu 3. Phân tử Limonen có thể tác dụng được với A. H2. B. dd Brôm. C. Na. D. Cả A và B. Câu 4. Phân tử Xitronelol có thể tác dụng được với A. H2. B. dd Brôm. C. Na. D. Cả 3 chất. Câu 5. Phân tử mentol có thể tác dụng được với A. H2. B. dd Brôm. C. Na. D. Cả 3 chất. Câu 6. Khi cho 1 phân tử geraniol tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t 0) thì số phân tử H2 tối đa tác dụng được là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Oximen có trong tinh dầu lá húng quế và limonen có trong tinh dầu chanh, bưởi đều là các tecpen có công thức cấu tạo tương ứng như sau: (oximen) và (limonen). Khi cho 1 mol oximen hoặc 1 mol limonen tác dụng với H2 dư, xúc tác Ni, đun nóng, thì số mol H2 đã tham gia phản ứng tương ứng là A. 3 mol và 3 mol. C. 2 mol và 2 mol. B. 3 mol và 2 mol. D. 2 mol và 3 mol. Câu 8. Licopen, chất màu đỏ trong quả cà chua chín chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Khi hiđro hoá hoàn toàn licopen cho hiđrocacbon no có CTPT C40H82.Số nối đôi trong phân tử licopen là A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. Câu 9. Khi ở điều kiện thích hợp, 2 phân tử isopren có khả năng đóng vòng theo Đinxon-Ando tạo chất A. Từ A để tạo được mentol thì ta cần cho A tác dụng với A. H2. B. H2O. C. H2 rồi H2O. D. H2O rồi Brom. Câu 10. Khi đốt cháy hoàn toàn một hidro cacbon thuộc loại tecpen không no thu 2,24 lít CO2 (đktc) và cần phải sử dụng 3,136 lít O2 (đktc). Công thức phân tử của tecpen là A. C10H16. B. C10H20. C. C15H22. D. C5H8. Đáp án bài tập trước 1B 2D 3A 4D 5A 6B 7C 8B 9D 10D Đáp án bài tập sau 1D 2D 3D 4D 5C 6B 7B 8D 9C 10A Mođun 9: Ankin A. Mục tiêu bài học * HS biết: - Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu trúc phân tử của ankin. - Phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen. * HS hiểu: Sự giống và khác nhau về tính chất hoá học giữa ankin và anken. * HS vận dụng: - Viết PTPƯ minh hoạ tính chất hoá học của ankin. - Giải thích hiện tượng thí nghiệm. B. Tài liệu tham khảo 1. Hoá học 11 nâng cao – Nhà xuất bản Giáo dục (Trang 175- 182). 2. Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11-12 tập 1 - NXB Giáo dục (Trang 98 – 105). 3. Cơ sở hoá học hữu cơ tập 1 của Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại. C. Hệ thống câu hỏi tự học 1. Nêu khái niêm về ankin? Công thức chung của ankin? 2. Nêu cách đọc tên ankin danh pháp IUPAC. Lấy VD đối với các đồng phân của C5H8 sau khi đã viết CTCT dạng ankin. 3. Ankin có những tính chất vật lý gì ? 4. Nêu các tính chất hoá học cơ bản của ankin ? Viết phản ứng minh hoạ. 5. Nêu các ứng dụng cơ bản và cách điều chế ankin ? D. Bài tập cho học sinh tự kiểm tra kiến thức sau khi đã tự đọc tài liệu Thời gian 15 phút Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1. Hợp chất A có công thức phân tử là C4H6 (mạch hở). A có thể có mấy đồng phân? (Không kể đồng phân hình học). A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 2. X có công thức phân tử là C5H8. X có bao nhiêu đồng phân là ankin? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 3. Hiđro hóa hoàn toàn ankin X thu được ankan Y (C5H12). Cho Y tác dụng với clo trong điều kiện chiếu sáng theo tỷ lệ mol 1: 1 thu được 3 sản phẩm. Vậy Y là A. pent-1-in. B. pent-2-in. C. 3-metylbut-1-in. D. Cả A và B đều đúng. Câu 4. Nếu hidro hóa hiđrocacbon X có công thức là C6H10 ta thu được neo-hexan thì tên gọi của X là A. 3,3-đimetylbuta-1,3-đien. B. 3,3-đimetylbut-1-in. C. 2,2-đimetylbuta-1,2-đien. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 6,16 gam CO2 và 1,98 gam H2O. Vậy 2 ankin đó là A. etin và propin. B. propin và but-1-in. C. propin và but-2-in. D. pentin và butin. Câu 6. X là chất khí ở nhiệt độ thường. Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam chất X cần 5,6 lít O2 (đktc) thu được CO2 và nước theo tỷ lệ mol là 2:1. Khi cho X tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa có phân tử khối là 264. Công thức phân tử của X là A. C2H2. B. CH3-CCH. C. CH2=CH-CCH. D. CHC-CCH. Câu 7. Hiđro hoá hiđrocacbon X mạch hở thu được butan. Cho 0,1 mol X tác dụng với AgNO3/NH3 trong NH3 thu được 15,9 g kết tủa. Vậy X là A. axetilen. B. vinylaxetilen. C. propin. D. đáp án khác. Câu 8. Từ axetilen có thể điều chế trực tiếp (bằng 1 phản ứng) được chất nào? A. Metan. B. Rượu etylic. C. benzen. D. buta-1,3-đien. Câu 9. Thuỷ phân hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp X gồm CaC2 và Ca vào nước thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khi cho hỗn hợp khí Y tác dụng với AgNO3/NH3 thì thu kết tủa có khối lượng bao nhiêu ? A. 24 gam. B. 36 gam. C. 48 gam. D. đáp án khác. Câu 10. Khi cho propin tác dụng với dd brom theo tỷ lệ mol 1:1 thu được A. 1 sản phẩm. B. 2 sản phẩm. C. 3 sản phẩm. D 4 sản phẩm. E. Nội dung lý thuyết cần nghiên cứu (Trả lời các câu hỏi tự học-Xem phụ lục 7 CD) F. Bài kiểm tra để học sinh tự đánh giá kết quả tự học Thời gian 15 phút Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1. Chọn tên đúng của chất có CTCT: CH3-CC-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2Cl A. 5-Clo-1,3,4-trimetylpent-1-in. B. 6-Clo-4,5-Đimetylhex-2-in. C. 1-Clo- 2,3-Dimetylhex-4-in. D. Tất cả đều sai. Câu 2. Thứ tự nhận biết các lọ mất nhãn đựng các khí: C2H6 (I), C2H4 (II), C2H2 (III), CO2 (IV), H2(V) là: A. III, II, IV, I, V. B. IV, III, II, I, V. C. III, IV, II, I, V. D. Tất cả đều đúng. Câu 3. Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo kết tủa vàng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4. Khi hidro hóa hoàn toàn ankin X thì thu được pentan. Vậy X là A. pent-1-in. B. pent-2-in. C. pent-3-in. D. cả A và B đều đúng. Câu 5. X có CTPT C6H10. Số đồng phân ankin X có nhánh là A. 3. B. 4. C. 5. D.6. Câu 6. Có 4 hợp chất X1, X2, X3, X4 có CTPT lần lượt: CnHn, CmH2n, CmHm+n, C3nHm+n. Tổng khối lượng phân tử của chúng là 186 đv.C. Biết rằng X2 có phản ứng với AgNO3 trong NH3. Vậy X2 là A. axetilen. B. propin. C. vinylaxetilen. D. but-1-in. Câu 7. Đốt cháy V (lít) hỗn hợp khí X ở đktc gồm 2 hydrocacbon tạo thành 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Cho biết 2 hydrocacbon trên cùng hay khác dãy đồng đẳng và thuộc dãy đồng đẳng nào? (chỉ xét các dãy đồng đẳng đã học trong chương trình). A. Cùng dãy đồng đẳng anken hoặc xicloankan. B. Khác dãy đồng đẳng: ankan và ankin (số mol bằng nhau). C. Khác dãy đồng đẳng: ankan và ankađien (số mol bằng nhau). D. Tất cả đều đúng. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin X thu được m gam nước. Công thức phân tử của X là A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8. Câu 9. Cho 0,1 mol hỗn hợp khí X (điều kiện thường) gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp nhau vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 22,14 gam kết tủa. Công thức của 2 ankin là A. CHCH và CH3-CCH. B. CH3-CCH và CH3-CH2-CCH. C. Cả A, B đều đúng. D. đáp án khác. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn a gam ankin X thu được 17,6 gam CO2. Mặt khác, khi cho a gam X tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 16,1 gam kết tủa. Công thức của X là A. CHCH. B. CH3-CCH. C. CH3-CH2-CCH. D. đáp án khác. Đáp án bài tập trước 1A 2A 3D 4B 5D 6D 7B 8C 9A 10A Đáp án bài tập sau 1B 2D 3C 4D 5B 6A 7D 8C 9A 10C 2.4.3. Mođun tự học có hướng dẫn phần bài tập Để tự học tài liệu có hướng dẫn phần bài tập, HS cần thực hiện các bước sau: 1- Xem phương pháp giải chung của dạng bài tập. 2- Xem ví dụ minh họa cho phương pháp. 3- Làm bài tập nâng cao trích từ đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ, đề thi HSG tỉnh, đề HSG cấp khu vực, cấp quốc gia và olympic quốc tế (có hướng dẫn hoặc có gợi ý, đáp số). Dựa trên các cơ sở lí luận và cấu trúc của tài liệu tự học có hướng dẫn theo nội dung lí thuyết đã biên soạn, trong tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung bài tập, chúng tôi đã biên soạn bài tập phù hợp với cấu trúc 9 mođun thuộc 9 dạng bài tập về hidro cacbon (gồm: bài tập viết CTCT và đọc tên, bài tập về cấu trúc của hidro cacbon, bài tập lập CTPT, bài tập về cơ chế phản ứng, bài tập giải thích- so sánh tính chất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90316LVHHPPDH053.pdf
Tài liệu liên quan