Luận văn Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 12 trung học phổ thông

Qua phiếu đánh giá chúng tôi nhận thấy HS tiếp nhận và đánh giá cao tài liệu TH. Khi sử dụng

tài liệu sẽ hiểu bài sâu hơn, nhớ lâu hơn, tự đánh giá được kết quả học của mình từ đó có phương pháp TH, tự nghiên cứu phù hợp hơn. Tác dụng tốt của các tài liệu còn được thể hiện qua sự tiến bộ của đội tuyển HSG Tiền Giang dự thi kỳ thi chọn HSG cấp Tỉnh, cấp khu vực và cấp Quốc gia. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài này và tiến hành triển khai thực nghiệm bộ tài liệu TH đã thiết kế cho HS lớp chọn, lớp chuyên thì HS rất phấn khởi và thích thú vì đây là 2 chương khá quan trọng. Đối với chương Este-lipit thì các em gặp rất nhiều khó khăn ở kì thi Đại học và kể cả thi HSG, còn chương Cacbohidrat thì lại rất phức tạp ở bồi dưỡng HSG. Điều đó chứng tỏ tài liệu TH có hướng dẫn đã tác động tốt đến khả năng TH và nâng cao chất lượng học tập cho HS.

pdf192 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5148 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 12 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể hoặc đáp số để các em HS nghiên cứu đồng thời có phân loại theo dạng bài tập giúp HS nắm được PP giải của từng dạng. Tài liệu này giúp các em HS có thể tự thử sức mình ở các cấp độ khác nhau. - Hệ thống bài tập phục vụ thiết thực cho việc phát hiện và bồi dưỡng HSG cấp tỉnh, khu vực, quốc gia. 3.5.2.2. Đánh giá thái độ học tập và khả năng xử lí thông tin của HS khi tự học Trong quá trình thực nghiệm, qua giờ lên lớp GV có sự so sánh, đối chiếu giữa nhóm TN và nhóm ĐC về khả năng tiếp thu bài của các em, về khả năng xử lý thông tin, khả năng xử lý tình huống khi gặp một bài tập hóa học, PP trình bày bài ... Kết quả cho thấy HS nhóm TN có thái độ học tập và khả năng tiếp thu bài, khả năng xử lí các thông tin, tình huống khi gặp bài tập hoá học tốt hơn. Điều đó là do các em đã được rèn luyện trong quá trình sử dụng tài liệu TH. Với tài liệu TH qua ND lí thuyết giúp các em có khả năng biết lựa chọn những kiến thức cơ bản trọng tâm nhất của những vấn đề cốt lõi của lí thuyết và biết tự KT-ĐG khả năng nắm vững kiến thức của mình để tự điều chỉnh. Với tài liệu TH qua ND bài tập giúp các em làm quen với các dạng bài tập và PP làm bài. Sau đây là nhận xét của hai GV đang giảng dạy tại 2 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Thành phố Hồ Chí Minh) và Trường THPT Trương Định (Tiền Giang) về bộ tài liệu:  Giáo viên Nguyễn Thị Hạnh Thục (trường THPT chuyên Lê Hồng Phong -Thành phố Hồ Chí Minh) 1. Tài liệu của tác giả Trần Thị Thanh Hà đã cụ thể hóa, chi tiết hóa các yêu cầu đối với bài học, từng vấn đề nhỏ và tổng quan chung của bài học đó. Qua tài liệu này, học sinh có sự định hướng rõ ràng hơn, từ đó phát huy được khả năng tự học. 2. Nội dung kiến thức trong tài liệu nhìn chung là chính xác, thể hiện một kiến thức chuyên môn tốt. 3. Các câu hỏi trong tài liệu đã bám sát mục tiêu xây dựng bài, các câu hỏi phát vấn, nêu vấn đề đã thể hiện được mục tiêu dạy học của người giáo viên. 4. Với tài liệu này, HS đã chiếm lĩnh được hơn 75% các kiến thức của bài học. 5. Về số lượng bài tập, các dạng bài tập trong tài liệu phong phú và giàu tính tự duy, sáng tạo. Có thể nói, các dạng bài tập này đã tương đối đầy đủ. 6. Qua trao đổi với các học sinh đã được nghiên cứu tài liệu và qua kết kiểm tra, đánh giá, có thể thấy một điều rõ ràng là: những học sinh đã nghiên cứu tài liệu đã có sự chuẩn bị tốt hơn so với những học sinh nghiên cứu các tài liệu khác. Do đó, hiệu quả lĩnh hội kiến thức của các em tốt hơn, khả năng xử lý tình huống, giải quyết bài tập đạt kết quả tốt hơn.  Giáo viên Nguyễn Thị Ngọc Hải (Trường THPT Trương Định-Tiền Giang) 1. Tài liệu của tác giả Trần Thị Thanh Hà có đầy đủ những thông tin cần thiết, những yêu cầu cụ thể đối với HS trong từng bài học. Tài liệu đã cung cấp những kiến thức cơ bản, những câu hỏi gợi mở nhằm phát huy tính tư duy sáng tạo, giúp cho HS nắm vững bài ngay trên lớp. 2. Những nội dung trình bày trong tài liệu phong phú, có độ chính xác cao, phù hợp với mức độ kiến thức của chương trình phổ thông. 3. Các câu hỏi kiểm tra trong tài liệu đã bám sát mục tiêu của bài, các câu hỏi đều xoáy vào những nội dung kiến thức trọng tâm mà HS cần nắm được. 4. Tài liệu trình bày rõ ràng, văn phong sáng sủa, dễ hiểu, dàn ý bám sát cấu trúc nội dung của các bài trong chương, giúp HS tư duy nhanh và nắm bắt kiến thức dễ dàng. 5. Tài liệu trình bày các bước cẩn thận, khoa học, tỉ mỉ, từ việc nghiên cứu tài liệu để học lí thuyết, trả lời các câu hỏi, đến việc tự ôn tập thông qua hệ thống bài tập từ dễ đến khó và cuối cùng là các bài KT trắc nghiệm khách quan, KT tự luận để HS tự KT-ĐG và hoàn thiện kiến thức. 6. Tài liệu có hệ thống bài tập đa dạng, có đầy đủ các loại bài tập quan trọng, giúp cho học sinh ôn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học một cách cơ bản và PP trình bày bài khoa học, logic. Bên cạnh đó, tài liệu còn cung cấp nguồn bài tập phong phú, chuyên sâu cho GV trong quá trình giảng dạy. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của tài liệu này. Có thể nói, đây là một tài liệu rất bổ ích đối với HS. Tài liệu không những cung cấp một hệ thống bài tập đa dạng, phong phú, mà còn hướng dẫn cho học sinh PP nghiên cứu một tài liệu khoa học, PP chiếm lĩnh tri thức khoa học nhanh và hiệu quả. 7. Các HS được làm quen với tài liệu khi đến lớp tiếp thu bài nhanh hơn, chủ động hơn, xác định được trọng tâm của bài, nên có thái độ học tập tích cực, khả năng xử lý bài tập nhanh và đúng hướng. Sau đợt thực nghiệm chúng tôi dùng phiếu để hỏi ý kiến của 272 HS ở các nhóm thực nghiệm đánh giá tài liệu TH có hướng dẫn và PP học tập mới thì kết quả thu được tương đối khả quan. Bảng 3.19: Kết quả đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn (theo phiếu hỏi học sinh) Tiêu chí đánh giá Mức độ 1 2 3 4 5 - Các bước hướng dẫn tự học trong tài liệu có thực hiện dễ dàng và phù hợp không ? 1,47% 2,94% 95,59% - Nội dung kiến thức và bài tập trong tài liệu đọc có có dễ hiểu, từ ngữ có chính xác không ? 1,84% 98,16% - Hệ thống kiến thức trong tài liệu có sâu sắc và 4,78% 2,94% 92,25% tổng hợp hơn ở các sách tham khảo không ? - Nội dung kiến thức trong tài liệu có bám sát ND chương trình nâng cao, mở rộng cho chuyên và các kì thi HSG không ? 1,47% 98,53% - Hệ thống các bài tập có được sắp xếp từ dễ đến khó (từ cơ bản đến phức tạp) không ? 2,57% 97,43% - Hệ thống các bài tập trong tài liệu có giúp em nắm chắc lí thuyết và rèn luyện kĩ năng làm bài không ? 5,15% 1,84% 93,01% - Các bài kiểm tra trong tài liệu có giúp em đánh giá được kết quả của việc tự học không ? 2,57% 97,43% - Sau khi dùng tài liệu em có phải mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm tài liệu tham khảo khác không ? 90,08% 2,57% 7,35% - Kết quả học tập của em sau khi sử dụng tài liệu có cao hơn nhiều không ? 1,1% 1,84% 97,06% Qua phiếu đánh giá chúng tôi nhận thấy HS tiếp nhận và đánh giá cao tài liệu TH. Khi sử dụng tài liệu sẽ hiểu bài sâu hơn, nhớ lâu hơn, tự đánh giá được kết quả học của mình từ đó có phương pháp TH, tự nghiên cứu phù hợp hơn. Tác dụng tốt của các tài liệu còn được thể hiện qua sự tiến bộ của đội tuyển HSG Tiền Giang dự thi kỳ thi chọn HSG cấp Tỉnh, cấp khu vực và cấp Quốc gia. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài này và tiến hành triển khai thực nghiệm bộ tài liệu TH đã thiết kế cho HS lớp chọn, lớp chuyên thì HS rất phấn khởi và thích thú vì đây là 2 chương khá quan trọng. Đối với chương Este- lipit thì các em gặp rất nhiều khó khăn ở kì thi Đại học và kể cả thi HSG, còn chương Cacbohidrat thì lại rất phức tạp ở bồi dưỡng HSG. Điều đó chứng tỏ tài liệu TH có hướng dẫn đã tác động tốt đến khả năng TH và nâng cao chất lượng học tập cho HS. Kết luận chương 3 Trong chương này chúng tôi đã trình bày quá trình TNSP bao gồm: - TNSP thăm dò, TNSP chính thức ở 4 lớp chuyên hoá và 10 lớp chọn của 7 tỉnh, thành phố với 549 HS nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các tài liệu tự học, đánh giá độ bền kiến thức và đánh giá năng lực tự học của HS sau khi học. - Đánh giá, xử lý kết quả TNSP. - Lấy ý kiến của 80 GV và 272 HS đánh giá tài liệu TH có hướng dẫn. Chúng tôi đã áp dụng PP điều tra cơ bản, PP thực nghiệm sư phạm và vận dụng PP thống kê toán học để tập hợp và so sánh các số liệu, phân tích nhận xét về tính khả thi và hiệu quả của bộ tài liệu TH đã góp phần nâng cao năng lực TH của HS đồng thời tác động tốt đến chất lượng học môn hóa học. Qua TNSP chúng tôi đi đến kết luận sau: a). Bộ tài liệu được xây dựng đã đảm bảo được các yêu cầu của một tài liệu TH có hướng dẫn và việc sử dụng tài liệu đề ra là khả thi và có hiệu quả. Các tài liệu đã có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao hứng thú học tập, lòng tự tin của HS vào khả năng học tập của bản thân, rèn luyện cho họ được những kĩ năng TH cơ bản dẫn đến kết quả tổng hợp là giúp cho HS tự lực hoàn thành được nhiệm vụ học tập. b) Tài liệu TH có hướng dẫn đã tạo điều kiện thuận lợi cho HS hoàn thành được nhiệm vụ học tập. Như vậy có thể áp dụng tài liệu tự học có hướng dẫn cho HSG hoá học. c) HS đạt kết quả cao hơn khi học tập phần hoá hữu cơ bằng tài liệu TH có hướng dẫn so với việc dạy theo PP truyền thống. KẾT LUẬN 1. Kết luận Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau: 1.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài. - Hệ thống hoá và làm rõ hơn các cơ sở lí luận về TH và phương pháp TH có hướng dẫn theo môđun, các biện pháp tăng cường năng lực tự học cho HSG, chuyên hoá học và PP sử dụng tài liệu TH có hướng dẫn. - Xu hướng đổi mới PP dạy dạy học trong giai đoạn hiện nay, đó là xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm và “hoạt động hoá người học”, đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực, rèn luyện PP tự học cho HS. Áp dụng hệ dạy học “tự học - cá thể hoá - có hướng dẫn” là một hình thức dạy học hiện đại rất phù hợp với đối tượng HSG. Đồng thời nêu lên vị trí của công tác bồi dưỡng HSG, đào tạo nhân tài trong dạy học hoá học ở trường THPT hiện nay. Bước đầu xác định các phẩm chất, năng lực quan trọng nhất của một HSG hoá học. 1.2. Nêu lên được các nguyên tắc và qui trình thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun 1.3. Điều tra, tìm hiểu thực trạng TH của 750 HS ở các lớp chọn, lớp chuyên tại 8 trường THPT của 7 tỉnh, thành phố. 1.4. Xây dựng được bộ tài liệu TH có hướng dẫn theo môđun với phần lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 12 gồm 2 môđun với 7 tiểu môđun lí thuyết có 148 câu trắc nghiệm (127 câu tự soạn) theo chương trình nâng cao và 2 môđun phụ đạo theo chương trình chuyên. 1.5. Xây dựng được bộ tài liệu TH có hướng dẫn theo môđun với phần bài tập hóa học hữu cơ 12 gồm 9 môđun phân theo dạng có 100 bài tập (56 bài tự soạn). Đưa ra một hệ thống bài tập theo môđun từ dễ đến khó, giúp HS có thể trao dồi thêm kiến thức, hoặc tự nâng cao khả năng học tập của mình. 1.6. Tiến hành TNSP ở 4 lớp chuyên hoá và 10 lớp chọn của 7 tỉnh, thành phố với 549 HS. Kết quả TNSP cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của HS khi sử dụng tài liệu TH có hướng dẫn tốt hơn, tinh thần tự giác, tự lực, hứng thú học tập của HS cũng được tăng lên. Đồng thời lấy ý kiến đánh giá tài liệu tự học của 80 giáo viên và 272 học sinh ở các nhóm TN trường THPT thu được kết quả khả quan, đa số đều đánh giá cao bộ tài liệu tự học này. 2. Đề xuất Qua nghiên cứu và triển khai thực nghiệm sư phạm của luận văn, chúng tôi xin nêu một số đề xuất sau: 2.1. Với các trường THPT - Cần có biện pháp hỗ trợ để các GV tích cực biên soạn, thiết kế các tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm giúp cho HS học tập tốt hơn, hiệu quả hơn. - Phương pháp TH có hướng dẫn theo môđun thích hợp và có hiệu quả với các HSG hoá học. Do đó cần mở rộng tổ chức biên soạn hệ thống tài liệu theo môđun, đồng thời tổ chức cho HSG Hoá học tập theo PP tự học có hướng dẫn theo môđun theo những qui trình phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học bộ môn hoá học của các lớp chọn, lớp chuyên, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hoá học ở trường phổ thông. 2.2. Với giáo viên - Cần động viên và tạo điều kiện thuận lợi để giúp HS tự học. - Nghiên cứu xây dựng những bộ tài liệu tự học có hướng dẫn có chất lượng nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học cho HS. - Tạo được sự say mê, hứng thú của HS đối với môn hóa học. - GV cần phải rèn luyện cho HS các kĩ năng tự học cơ bản. Tóm lại, để làm tốt được những yêu cầu trên đòi hỏi người GV phải thật sự “yêu nghề, mến trẻ”, dành hết tâm huyết của mình để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ra được thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, tự chủ và có phẩm chất tốt. 2.3. Với các em học sinh - Việc tự học đòi hỏi các em phải có quyết tâm cao. “Loay hoay” tự tìm hiểu tốn thời gian nhưng có tác dụng rèn luyện năng lực tự học suốt đời cho con người. - Phải có tinh thần học hỏi từ thầy cô, sách vỡ, bạn bè và môi trường xung quanh. - Phải có kế hoạch học tập khoa học và linh hoạt. - Phải học một cách chủ động, hợp tác, say mê. - Hệ thống lại các kiến thức đã học... Tuy nhiên sự cố gắng của bản thân có ý nghĩa quan trọng hơn hết, quyết định thắng lợi của việc tự học, những tác động khác chỉ có tác dụng hỗ trợ, xúc tác mà thôi. Người tự học với mục đích làm giàu kiến thức song song với việc rèn luyện nhân cách. Vì vậy, bản thân phải tự nỗ lực trước khi có sự giúp đỡ bên ngoài. Từ thành công bước đầu của việc áp dụng PP tự học có hướng dẫn theo môđun trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 12, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và ứng dụng biên soạn các tài liệu TH ở các chương khác và tiếp tục TNSP để khẳng định tính khả thi của nó. Hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường phổ thông hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (2005), Một số vấn đề chọn lọc của hóa học tập 3, NXB Giáo dục. 2. Ngô Ngọc An (2008), Bài tập nâng cao hữu cơ 12, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Vụ Giáo viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Đinh Quang Báo (1998), Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược trong phát triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Vũ Ngọc Ban, Nguyễn Văn Đậu, Lê Kim Long, Từ Vọng Nghi, Lâm Ngọc Thiềm, Trần Trạch Văn (2008), Một số chuyên đề hóa học nâng cao THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 7. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 8. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề thi học sinh giỏi quốc gia từ năm 2000-2010 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề thi tuyển sinh đại học từ năm 2002-2010 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề thi Olympic Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2000-2009 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học các tỉnh để dự thi học sinh giỏi vòng quốc gia. 13. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục. 15. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa học, NXB ĐH Sư phạm. 16. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 17. Nguyễn Tinh Dung (1982), “Mấy biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh”, Nghiên cứu giáo dục, (9), tr. 10-29. 18. Lê Văn Đăng (2005), Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên, NXB Giáo dục. 19. Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên)(2009), Bài tập hóa học hữu cơ, NXB Giáo dục. 20. Exipov (1977), Những cơ sở của lí luận dạy học, tập 1 và tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Cao Cự Giác (2009), Phương pháp giải bài tập hóa học 12, tập 1, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 22. Dương Hoàng Giang (2008), Thể loại và phương pháp giải hóa học hữu cơ 12, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 23. Geoffrey Petty (2002), Dạy học ngày nay, Dự án Việt Bỉ, NXB Stanley Thomes. 24. Lê Hoàng Hà (2003), Nâng cao chất lượng dạy học học phần Hóa Hữu cơ (chuyên môn 1) ở trường Cao đẳng Sư phạm bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun, Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục. 25. Phạm Đình Hiến, Vũ Thị Mai, Phạm Văn Tư (2002), Tuyển chọn đề thi học sinh giỏi các tỉnh và Quốc gia Hóa học, NXB Giáo dục. 26. Bùi Hiển, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội. 27. Đào Thị Hoàng Hoa (2006), Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 28. Nguyễn Hiền Hoàng, Nguyễn Cửu Phúc, Lê Ngọc Tứ (2007), Phương pháp làm bài tập trắc nghiệm hóa học phần Hữu cơ, NXB Giáo dục. 29. Đào Văn Ích, Triệu Quý Hùng (2007), Một số câu hỏi và bài tập hóa hữu cơ, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội. 30. Kuriutskin, Poloxin (1974), Phương pháp dạy hoá học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 31. Nguyễn Hiến Lê (1992), Tự học, một nhu cầu cuả thời đại, NXB TP Hồ Chí Minh. 32. Hoàng Minh Luật (1992), “Tự học, một hình thức học cho mọi người”, Tạp chí giáo dục thường xuyên (3), tr. 48-52. 33. Bùi Thị Tuyết Mai (2007), Nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun (phần ancol-phenol-anđehit- xeton), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 34. Nguyễn Thị Ngà (2010), Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần kiến thức cơ sở hóa học chung - chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 35. Đặng Thị Oanh (1995), Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên khoa hoá - ĐHSP, Luận án PTS khoa học Sư phạm - tâm lý, trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 36. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hoá học phổ thông, Tập bài giảng dùng cho sinh viên trường ĐH Sư phạm. 37. Nguyễn Khoa Thị Phượng (2008), Phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ 12, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 38. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hoá học, tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội. 39. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lý luận dạy học hóa học, tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 40. Rubakin N.A (1973), Tự học như thế nào, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 41. Quan Hán Thành, Phân loại và phương pháp giải toán Hóa hữu cơ, NXB Trẻ. 42. Cao Thị Thặng (1996), “Tăng cường hoạt động độc lập và phát triển tư duy học sinh qua việc sử dụng bài tập hóa học”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục. 43. Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương (2003), “Áp dụng dạy và học tích cực trong môn hóa học”, Dự án Việt -Bỉ, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 44. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và kĩ thuật. 45. Nguyễn Thị Mộng Thu (2004), Phương pháp giảng dạy bài Este trong trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 46. Ngô Thị Thuận, Hóa Hữu cơ-phần bài tập, NXB Giáo dục. 47. Lê Trọng Tín (1998), Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 48. Thái Doãn Tĩnh (2003), Bài tập cơ sở l ý thuyết hóa học hữu cơ, tập 1, NXB khoa học và kĩ thuật. 49. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 50. Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 51. Hoàng Kiều Trang (2004), Tăng cường năng lực tự học phần hóa vô cơ 1 (chuyên môn 1) cho sinh viên ở trường Cao đẳng sư phạm bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 52 Nguyễn Ngọc Bảo Trân (2005), Phương pháp giải một số bài tập về hợp chất Gluxit, Khóa luận tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 53. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục. 54. Trần Thị Tửu (2002), Cơ sở lí thuyết hóa học hữu cơ, NXB ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 55. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Bài tập nâng cao hóa học 12, tập 1, NXB Giáo dục. 56. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Sách giáo viên hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục. 57. Lê Xuân Trọng, Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân Trường (2007), Bài tập hoá học 12 nâng cao, NXB Giáo dục. 58. Nguyễn Xuân Trường (2008), Bài tập hóa học hữu cơ, tập 3, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 59. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT chu kỳ III 2004-2007, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội. 60. Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng HS giỏi hóa học ở trường phổ thông, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 61. Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại, Cơ sở hóa học hữu cơ, tập 1, NXB Giáo dục. 62. Trần Quốc Sơn (2000), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 11-12, NXB Giáo dục. 63. Trần Quốc Sơn , Đặng Văn Liếu (2008), Giáo trình cơ sở hóa học hữu cơ, tập 2, NXB ĐH Sư phạm. 64. Trần Quốc Sơn, Đặng Văn Liếu, Nguyễn Văn Tòng (2007), Giáo trình cơ sở hóa học hữu cơ, tập 3, NXB ĐH Sư phạm. 65. Đào Hữu Vinh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Hũu Tài, Nguyễn Thị Minh Tâm (1996), 121 bài tập hóa học bồi dưỡng học sinh giỏi, NXB Đồng Nai. 66. Lê Thanh Xuân (2008), Các dạng toán và phương pháp giải hóa học 12, NXB Giáo dục. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Tiểu môđun 1: Este 2 Phụ lục 2 : Tiểu môđun 3: Chất giặt rửa....................................................... 9 Phụ lục 3 : Tiểu môđun 5: Saccarozơ........................................................... 16 Phụ lục 4 : Tiểu môđun 6: Tinh bột.............................................................. 22 Phụ lục 5 : Tiểu môđun 7: Xenlulozơ........................................................... 28 Phụ lục 6 : Môđun phụ đạo 1: Dẫn xuất của axit cacboxylic........................ 33 Phụ lục 7 : Môđun phụ đạo 2: Cacbohidrat................................................... 38 Phụ lục 8 : Môđun 1: Bài tập viết CTCT và gọi tên..................................... 43 Phụ lục 9 : Môđun 2: Bài tập viết phương trình phản ứng, hoàn thành sơ đồ chuyển hóa và điều chế chất.................................................. 52 Phụ lục 10 : Môđun 3: Bài tập về mô tả thí nghiệm-giải thích hiện tượng- chứng minh cấu trúc dựa vào phản ứng hóa học........................ 59 Phụ lục 11 : Môđun 4: Bài tập về nhận biết-tinh chế-tách chất...................... 63 Phụ lục 12 : Môđun 5: Bài tập về cơ chế phản ứng........................................ 65 Phụ lục 13 : Môđun 6: Bài tập xác định CTPT và CTCT của este-lipit......... 70 Phụ lục 14 : Môđun 8: Bài tập về lượng chất, hiệu suất phản ứng, nồng độ dung dịch, cân bằng hóa học....................................................... 82 Phụ lục 15 : Môđun 9: Bài tập xác định chỉ số của chất béo.......................... 86 Phụ lục 16 : Giáo án giảng dạy bài Este.......................................................... 90 Phụ lục 17 : Đề và đáp án kiểm tra dùng thực nghiệm sư phạm..................... 94 Phụ lục 18 : Phiếu điều tra thực nghiệm sư phạm........................................... 106 Phụ lục 19 : Danh sách GV tham gia nhận xét tài liệu tự học 111 PHỤ LỤC 1 TIỂU MÔĐUN 1: ESTE A. Mục tiêu 1.Về kiến thức * Học sinh biết - CTCT của este và một số dẫn xuất của axit cacboxylic. - Tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng của este. 2. Kĩ năng Gọi tên este, làm tốt các bài tập vận dụng tính chất hóa học của este. Điều chế este. B. Tài liệu tham khảo * Đọc tài liệu theo các hướng dẫn 1. Hoá học 12 nâng cao – NXB Giáo dục [tr 4-8]. 2. Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11-12 tập 1 – NXB Giáo dục [tr 267-276]. 3. Một số vấn đề chọn lọc của Hóa học, tập 3- NXB Giáo dục – 2002 4. Giáo trình cơ sở hóa học hữu cơ, tập 2- NXB Đại học Sư phạm. C. Hướng dẫn học sinh tự học * Học sinh đọc tài liệu ở các trang đã hướng dẫn và trả lời các câu hỏi sau 1. Nêu khái niệm về este. Viết CTCT của este và các dẫn xuất khác của axit cacboxylic. 2. Phân loại este của axit cacboxylic. 3. Viết đồng phân và gọi tên este. Lấy ví dụ. 4. Este có những tính chất vật lý gì ? 5. Nêu các tính chất hoá học cơ bản của este. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. 6. Nêu cách điều chế este. 7. Nêu các ứng dụng cơ bản của este. D. Bài tập tự KT kiến thức của học sinh sau khi đã tự đọc tài liệu theo các hướng dẫn trên (Bài tự kiểm tra lần 1) Đề gồm 10 câu – Thời gian: 15 phút Khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1: CTPT tổng quát của este giữa axit cacboxylic no đơn chức mạch hở và ancol no đơn chức mạch hở là A. CnH2n+2O (n  2). B. CnH2nO (n  2). C. CnH2nO2 (n  1). D. CnH2nO2 (n  2). Câu 2: Chất nào sau đây không phải là este? A. isoamyl axetat. B. natri axetat. C. benzyl benzoat. D. etyl clorua. Câu 3: Số đồng phân este mạch hở có CTPT C5H10O2 là A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 4: Dãy các chất được sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là A. CH3COOH; C2H5OH; HCOOCH3; CH3CHO. B. HCOOCH3; CH3CHO; CH3COOH; C2H5OH. C. CH3CHO; HCOOCH3; CH3COOH; C2H5OH. D. HCOOCH3; CH3CHO; CH3COOH; C2H5OH. Câu 5: Este có mùi chuối chính là A. axetat isoamyl. B. isoamyl axetat. C. metyl fomiat. D. etyl propionat. Câu 6: Etyl fomat có thể cho được phản ứng với chấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH050.pdf
Tài liệu liên quan