“Vui cùng hóa học” là sân chơi thú vịdành cho các em HS yêu thích môn hóa. HS có thểclick vào
menu ởbên trái hay đường dẫn siêu liên kết từtrang giới thiệu đểxem nội dung 4 phần của chuyên
mục:
- Phần “Hiểu bài nhớlâu”là hệthống câu hỏi trắc nghiệm được phân chia theo từng nội dung lý
thuyết, giúp HS kiểm tra, củng cốlại các kiến thức đã học. Làm bài xong các em có thểbiết ngay đáp
án và kết quả được ghi nhận vào bảng thành tích của từng thành viên.
- Phần “Đốvui hóa học”gồm có các câu đố đểHS thửtài giải đáp, vận dụng kiến thức hóa học
giải thích những hiện tượng thực tế, những bí ẩn của thếgiới xung quanh,
- Phần “Giải mã ô chữ”giúp HS kiểm tra nhanh kiến thức hóa học tổng quát và thực tiễn. HS có
thểgiải ô chữtrực tiếp trên website, lưu trữkết quảvà chỉnh sửa một cách dễdàng.
- Phần “Ảo thuật hóa học”hướng dẫn HS cách thực hiện những màn ảo thuật hóa học hấp dẫn, có
thểtiến hành trong các buổi ngoại khóa hay sinh hoạt tập thể.
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hoá ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
húng tôi xây dựng website gồm 2 phần là phần user (dành cho HS) và phần admin (dành
cho GV) theo sơ đồ cấu trúc sau:
Hình 2.7. Sơ đồ cấu trúc trang user (dành cho HS) của website
Hình 2.8. Sơ đồ cấu trúc trang admin (dành cho GV) của website
2.5.3. Tiện ích của website
Song hành với sự phát triển của CNTT, việc sử dụng internet ngày càng thuận tiện, các website có
khả năng tương tác là công cụ tuyệt vời phục vụ cho quá trình dạy và học. Trên cơ sở đó, chúng tôi xây
dựng website hoahoc365.com với nhiều tiện ích để hỗ trợ cho hoạt động tự học của HS và giúp các em
có thêm niềm vui, hứng thú trong việc học tập bộ môn hóa.
2.5.3.1. Tiện ích đối với HS
a) Chuyên mục “Góc học tập”
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm nên việc tự học theo phương pháp cổ điển (qua sách,
báo…) có phần bị hạn chế. Trong giới hạn tĩnh của trang sách, HS khó hình dung các phản ứng hóa
học xảy ra như thế nào, các quy trình sản xuất trong công nghiệp ra sao?…Trong khi đó, với sự hỗ trợ
của CNTT nhược điểm ấy đã được khắc phục, những hình ảnh và đoạn phim thí nghiệm giúp HS quan
sát một cách dễ dàng, chân thực các hiện tượng hóa học xảy ra trong thực tế.
Chúng tôi xây dựng hệ thống kiến thức hóa vô cơ lớp 10 ngắn gọn, rõ ràng theo cấu trúc của
chương trình hóa học phổ thông để giúp HS tự học và khắc sâu những kiến thức đã được thầy cô giảng
giải trên lớp.
Sau mỗi bài học, HS có thể ôn luyện lại kiến thức bằng các câu hỏi củng cố và nêu thắc mắc ngay
trên website mà không cần chờ gặp trực tiếp GV.
b) Phần trắc nghiệm “Hiểu bài nhớ lâu”
Trắc nghiệm là một hình thức đánh giá kết quả học tập khách quan, chính xác và được sử dụng hiệu
quả trong những kì thi lớn có hàng triệu thí sinh. Với nhu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay,
trắc nghiệm đang được áp dụng rộng rãi bên cạnh hình thức kiểm tra tự luận truyền thống, việc luyện
tập cho HS các kĩ năng làm bài trắc nghiệm là rất cần thiết.
Đáp ứng xu thế này, website hoahoc365.com xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với
kiến thức lý thuyết, tạo điều kiện cho HS kiểm tra kiến thức mà các em đã lĩnh hội được. Mỗi câu trả
lời đều được chấm điểm trực tiếp trên website giúp HS tự đánh giá được kết quả học tập của mình.
c) Phần “Đố vui hóa học” và “Giải mã ô chữ”
Website mong muốn tạo ra một sân chơi bổ ích dành cho các em HS yêu thích hóa học thông qua
trò chơi ô chữ, các câu hỏi vui về kiến thức thực tiễn,…
Website hoahoc365.com đã tổ chức cho các thành viên tham gia thi đua giải đáp các câu đố vui với
nhiều hình thức phong phú như các đố vui bằng thơ, câu hỏi bằng các đoạn phim thí nghiệm, câu hỏi
yêu cầu tìm số liệu chứng minh,… Qua đó, chúng tôi khuyến khích các em vận dụng kiến thức hóa học
để giải thích những hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tạo hứng thú học tập cho HS thông qua việc
liên hệ giữa lý thuyết và các ứng dụng của hoá học.
Đặc biệt, lần đầu tiên HS có thể giải ô chữ trực tiếp ngay trên website, lưu lại bài làm và được
chấm điểm tự động. Tiện ích này giúp các em HS tham gia website hoahoc365 một cách thuận tiện và
hào hứng hơn.
d) Chuyên mục “Hóa học kì diệu”
Website xây dựng nội dung mở rộng về các vấn đề thời sự của hóa học nhằm mang lại cho HS sự
yêu thích đối với môn hóa. Đó là kiến thức về các chủ đề:
+ Những câu chuyện về các nguyên tố hóa học.
+ Tiểu sử và những câu chuyện về các nhà hóa học nổi tiếng trên thế giới.
+ Ảo thuật hóa học.
+ Thông tin hóa học (gồm có các chuyên mục hóa học và đời sống, hóa học và môi trường, phát
minh hóa học, hóa học và công nghệ - sản xuất, tìm hiểu thế giới hóa học, hóa học quanh ta,…)
+ Thuật ngữ hóa học.
Những nội dung này giúp HS thấy môn hóa học thật gần gũi với cuộc sống, hóa học giúp các em
giải thích được những hiện tượng xung quanh và có nhiều phát minh hóa học mang lại lợi ích cho loài
người,… từ đó sẽ kích thích sự ham học hỏi, ham hiểu biết của các em.
2.5.3.2. Tiện ích đối với giáo viên
Ngoài việc phục vụ đối tượng chính là các em học sinh THPT, hoahoc365.com cũng rất hữu ích đối
với GV. Website cung cấp hệ thống kiến thức chính xác cùng với hình ảnh, đoạn phim minh họa là một
nguồn tư liệu phong phú, hỗ trợ người GV trong việc đổi mới PPDH, tổ chức những hoạt động đa dạng
như thuyết trình, thảo luận nhóm,… nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của HS.
Thông qua các mục Ảo thuật hóa học, Câu chuyện nguyên tố hóa học, Nhân vật hóa học và Thông
tin hóa học,… GV bổ sung được nhiều thông tin thực tiễn thú vị và cập nhật vào nội dung bài giảng.
Bên cạnh đó, GV có thể tham gia trao đổi ý kiến, giải đáp thắc mắc cho HS và góp phần quan trọng
giúp cho website ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức trình bày.
2.6. Website dành cho HS
2.6.1. Trang chủ
Trang chủ giới thiệu khái quát về nội dung - cấu trúc website, giúp HS làm quen và sử dụng hiệu
quả những tiện ích trên website tùy vào nhu cầu của mỗi HS. Từ trang chủ, HS có thể vào các trang
con thông qua đường dẫn siêu liên kết của từng trang hay click vào menu phụ ở bên trái. Website gồm
3 chuyên mục chính:
- Góc học tập gồm có các kiến thức lý thuyết về nhóm halogen, nhóm oxi với những hình ảnh và
phim thí nghiệm minh họa.
- Vui cùng hóa học gồm có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, các câu đố vui, ô chữ về kiến thức hóa
học tổng quát và hướng dẫn cách thực hiện những màn ảo thuật hóa học hấp dẫn.
- Hóa học kì diệu là chuyên mục giới thiệu những câu chuyện thú vị về các nguyên tố hóa học;
tiểu sử và giai thoại về những nhà hóa học nổi tiếng thế giới và những thông tin mới về hóa học, ứng
dụng hóa học trong cuộc sống,...
Phần cuối trang là địa chỉ liên lạc của tác giả, qua đó các em HS và người dùng có thể trao đổi trực
tiếp và đóng góp ý kiến để website ngày càng hoàn thiện hơn.
Cấu trúc của trang chủ:
Nút tắt trở về trang chủ.
Menu của website, gồm có 2 cấp menu con, từ đây người dùng có thể vào xem từng chuyên mục
hay truy cập vào bài học cụ thể.
Phần nội dung giới thiệu website.
Đăng kí, đăng nhập thành viên.
Danh sách 5 thành viên nổi bật của website.
Giới thiệu những nội dung mới trong các chuyên mục.
Hình 2.9. Giao diện trang chủ của website
2.6.2. Chuyên mục “Góc học tập”
2.6.2.1. Ý tưởng thiết kế
Đây là phần nội dung chính của website, hỗ trợ quá trình dạy và học môn hóa ở trường THPT. Phần
“Góc học tập” cung cấp kiến thức lý thuyết được thiết kế thành các bài học sinh động giúp HS tự học.
Nội dung kiến thức được mở rộng và bổ sung nhiều hình ảnh, phim thí nghiệm minh họa và ứng dụng
của các chất hóa học trong đời sống,… giúp cho bài học hấp dẫn hơn.
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi xây dựng hệ thống lý thuyết phần hóa vô cơ lớp 10 THPT gồm
có 2 nhóm kiến thức:
Nhóm Halogen: “Khái quát về nhóm halogen”, “Clo”, “Flo”, “Brom”, “Iot”, “Axit clohidric –
muối clorua”, “Hidro halogenua – Axit halogenhidric”, “Hợp chất có oxi của clo”.
Nhóm Oxi: “Khái quát về nhóm oxi”, “Oxi”, “ Ozon – hidro peoxit”, “Lưu huỳnh”, “Hidro
sunfua”, “Oxit của lưu huỳnh”, “Axit sunfuric - Muối sunfat”.
Cuối mỗi bài là phần câu hỏi củng cố (có đáp án) giúp HS luyện tập những nội dung vừa học và
qua đó được củng cố, mở rộng thêm kiến thức.
Ngoài ra, HS có thể phản hồi về bài học hay nêu thắc mắc trực tiếp trên website, xoá bỏ trở ngại về
không gian (dù ở TP.HCM hay địa phương khác thì các em đều có thể trao đổi ý kiến) và thời gian (có
thể đặt câu hỏi bất cứ khi nào các em truy cập vào website, không cần gặp gỡ trực tiếp GV hay các
thành viên khác).
Từ ý tưởng đã có, chúng tôi tạo các file quản lý phần “Góc học tập” bằng ngôn ngữ lập trình PHP
như sau
2.6.2.2. Nội dung chuyên mục “Góc học tập”
- Chúng tôi xây dựng chuyên mục “Góc học tập” theo hướng mở, qua đó khuyến khích HS chủ
động trong quá trình học tập của chính mình. Khi HS muốn xem nội dung cụ thể của bài học, có thể di
chuyển chuột về menu bên trái. Menu sẽ mở ra một menu cấp hai để HS chọn nhóm kiến thức, menu
cấp ba để chọn bài học trong mỗi nhóm.
Hình 2.10. Truy cập nội dung bài học từ menu
- Khi HS chọn một nhóm kiến thức, ví dụ là “Nhóm halogen” thì sẽ xuất hiện trang giới thiệu các
bài học trong nhóm halogen, tiếp tục chọn một bài học cụ thể.
Hình 2.11. Truy cập nội dung bài học từ trang giới thiệu nhóm nguyên tố
- Phần lí thuyết của website không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản theo SGK mà còn có
phần mở rộng để giúp bài học sinh động hơn:
+ Phần tóm tắt lịch sử tìm ra nguyên tố: giới thiệu nhà hóa học, quá trình nghiên cứu và phát hiện
các nguyên tố,...
+ Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý: có hình ảnh các mẫu khoáng vật, dạng tồn tại của các
chất hóa học….
+ Tính chất hóa học: được bổ sung nhiều hình ảnh minh họa và phim thí nghiệm phản ứng hóa
học.
+ Ứng dụng và điều chế: giới thiệu các ứng dụng trong thực tế, hình minh họa sơ đồ sản xuất và
thí nghiệm điều chế các chất,...
- Chúng tôi còn tạo ra nhiều liên kết trong cùng trang bài học để tăng tính tiện ích khi sử dụng
như từ danh mục ở dàn bài đầu trang HS có thể truy cập ngay đến từng phần nội dung của bài hay cuối
mỗi nội dung có liên kết để trở về đầu trang,…
2.6.2.3. Giới thiệu một bài học cụ thể của chuyên mục “Góc học tập”
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu bài “Clo” thuộc nhóm Halogen. Ở đầu trang, chúng tôi thiết kế
một dàn bài giúp cho HS khái quát được các phần nội dung sẽ được trình bày. Nhờ vậy, HS có thể lựa
chọn đọc ngay nội dung nào các em cần tìm hiểu mà không cần phải đọc hết toàn bộ bài từ trên xuống
dưới.
Hình 2.12. Phần dàn bài và lịch sử tìm ra nguyên tố clo (bài “Clo”)
- Mở đầu bài học là thông tin cơ bản về nguyên tố clo, phần tóm tắt lịch sử tìm ra nguyên tố từ thời
cổ đại đến khi clo được công nhận là một nguyên tố hóa học.
- Phần trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế clo được trình bày ngắn gọn.
Trên website, HS có thể quan sát những dạng tồn tại của clo trong tự nhiên, ứng dụng của nó trong
thực tế và quá trình sản xuất clo trong phòng thí nghiệm cũng như trong công nghiệp,…
Hình 2.13. Giao diện phần trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí (bài “Clo”)
Hình 2.14. Giao diện phần ứng dụng (bài “Clo”)
- Tiếp theo, phần tính chất hóa học của clo được trình bày rõ ràng và hệ thống. Chúng tôi phân
tích đặc điểm về độ âm điện, số electron hóa trị,… để giúp HS rút ra tính chất hóa học đặc trưng của
clo là tính oxi hóa mạnh. Tính chất này được thể hiện rõ trong các phản ứng giữa clo và các chất (kim
loại, khí hidro, nước, muối của halogen yếu hơn và các chất khử khác,…) với những thí nghiệm sinh
động.
Thông qua website, HS có thể quan sát dễ dàng những thí nghiệm độc hại và phức tạp của clo,
trong khi GV không đủ điều kiện để thực hiện những thí nghiệm này ở trên lớp. Kiến thức về đơn chất
clo được hình thành cùng với tri giác cụ thể sẽ chính xác và bền vững, giúp HS hiểu được cấu tạo
quyết định tính chất hóa học của các chất.
Với mỗi đoạn phim thí nghiệm, chúng tôi đều biên tập một bộ hình ảnh mô tả hiện tượng, qua đó
HS có thể nhận biết hiện tượng đặc trưng của phản ứng mà không cần chờ download hết file phim (quá
trình này thường mất rất nhiều thời gian do tốc độ đường truyền internet ở Việt Nam còn hạn chế). Khi
muốn xem toàn bộ diễn biến thí nghiệm, HS chỉ cần click vào các đoạn link xem phim tương ứng, file
phim được mở ra trong một cửa số mới, giúp HS dễ quan sát hơn và góp phần tối ưu hóa tốc độ
download website.
Hình 2.15. Giao diện phần tính chất hóa học (bài “Clo”)
Hình 2.16. Cửa sổ xem phim thí nghiệm natri cháy trong khí clo (bài “Clo”)
- Mỗi bài học còn có phần “Câu hỏi củng cố” là những câu hỏi tự luận, tạo điều kiện cho HS vận
dụng kiến thức vừa học để giải thích, chứng minh tính chất của các chất. Phần đáp án được giấu đi để
giúp HS xây dựng tinh thần tự học. Sau khi có câu trả lời của mình, HS click vào câu hỏi thì đáp án sẽ
hiện ra, giúp các em điều chỉnh những kiến thức chưa chính xác, khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài
học.
Hình 2.17. Giao diện của phần “Câu hỏi củng cố” (trước khi hiện đáp án)
Hình 2.18. Giao diện của phần “Câu hỏi củng cố” (sau khi chọn đáp án)
- Cuối bài học, chúng tôi thiết kế chức năng trao đổi ý kiến. Đây là ưu điểm nổi bật của website
động, giúp tạo ra sự tương tác giữa HS và website. Qua đó, HS có thể nêu ý kiến của mình hay trao
đổi, tranh luận với các thành viên khác về những vấn đề của bài học. Ngoài ra, các em có thể đặt câu
hỏi bất cứ lúc nào thuận tiện, chỉ cần một máy tính nối mạng để truy cập website mà không cần phải
gặp trực tiếp GV. HS cũng có thể đóng góp những ý kiến thiết thực để góp phần xây dựng, hoàn thiện
website, phù hợp với nhu cầu học tập của các em.
Hình 2.19. Giao diện phần điều chế và bình luận (bài “Clo”)
2.6.3. Chuyên mục “Vui cùng hóa học”
“Vui cùng hóa học” là sân chơi thú vị dành cho các em HS yêu thích môn hóa. HS có thể click vào
menu ở bên trái hay đường dẫn siêu liên kết từ trang giới thiệu để xem nội dung 4 phần của chuyên
mục:
- Phần “Hiểu bài nhớ lâu” là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được phân chia theo từng nội dung lý
thuyết, giúp HS kiểm tra, củng cố lại các kiến thức đã học. Làm bài xong các em có thể biết ngay đáp
án và kết quả được ghi nhận vào bảng thành tích của từng thành viên.
- Phần “Đố vui hóa học” gồm có các câu đố để HS thử tài giải đáp, vận dụng kiến thức hóa học
giải thích những hiện tượng thực tế, những bí ẩn của thế giới xung quanh,…
- Phần “Giải mã ô chữ” giúp HS kiểm tra nhanh kiến thức hóa học tổng quát và thực tiễn. HS có
thể giải ô chữ trực tiếp trên website, lưu trữ kết quả và chỉnh sửa một cách dễ dàng.
- Phần “Ảo thuật hóa học” hướng dẫn HS cách thực hiện những màn ảo thuật hóa học hấp dẫn, có
thể tiến hành trong các buổi ngoại khóa hay sinh hoạt tập thể.
Hình 2.20. Giao diện trang giới thiệu chuyên mục “Vui cùng hóa học”
2.6.4. Phần trắc nghiệm “Hiểu bài nhớ lâu”
2.6.4.1. Ý tưởng thiết kế
Tương ứng với từng bài học lí thuyết, chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp HS
vận dụng và củng cố kiến thức của mình. Mỗi câu hỏi đều có đáp án nên HS phát hiện được sai sót
trong kiến thức để kịp thời sửa chữa, có thái độ học tập phù hợp, nhờ vậy các em học môn hóa ngày
càng tốt hơn.
Đặc biệt, bài làm của HS được chấm điểm tự động và ghi nhận vào thành tích cá nhân trên website.
Điều này giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình so với các bạn khác và tạo ra không khí thi
đua học tập giữa các thành viên của website.
Từ ý tưởng đã có, chúng tôi sử dụng ngôn ngữ PHP để lập trình các file quản lý phần trắc nghiệm
“Hiểu bài nhớ lâu” như sau:
2.6.4.2. Hoạt động của phần “Hiểu bài nhớ lâu”
- Để tham gia làm trắc nghiệm, đầu tiên HS cần phải đăng kí tài khoản của mình trên website. Từ
đó, câu trả lời của các em được ghi nhận vào hệ thống CSDL, giúp cho GV theo sát các hoạt động và
đánh giá được hiệu quả học tập của mỗi HS.
Hình 2.21. Giao diện trang đăng kí thành viên trên website
- Trong phần trắc nghiệm, HS có thể chọn bất kì một bài kiểm tra, tùy theo nhu cầu, sở thích mỗi
em hay từ yêu cầu của GV. Đầu tiên, HS truy cập vào phần “Hiểu bài nhớ lâu” từ menu bên trái rồi
chọn chương và bài học tương ứng.
- Với mỗi bài học lý thuyết, chúng tôi xây dựng nhiều bài kiểm tra về lý thuyết, kiểm tra về bài toán
hay bài kiểm tra nhanh,… HS chỉ cần click chọn vào tên bài kiểm tra là đã có thể bắt đầu làm bài.
- Chúng tôi không giới hạn thời gian làm bài để khuyến khích các em suy nghĩ cẩn thận và mỗi câu
hỏi chỉ được trả lời một lần. Sau khi HS chọn nút trả lời thì đáp án sẽ hiện ra, nếu HS làm đúng thì
điểm số được tính vào thành tích của em đó.
- Khi HS làm sai thì câu đó không được tính điểm và phần trả lời sẽ bị đánh dấu đỏ. Việc đối chiếu
ngay với đáp án giúp cho HS phát hiện ra những chỗ sai sót trong kiến thức của mình để kịp thời sửa
chữa, ôn tập lại.
2.6.5. Phần trò chơi “Giải mã ô chữ”
2.6.5.1. Ý tưởng thiết kế
Để tạo cho HS sự yêu thích môn hóa thì qua những kiến thức lý thuyết là chưa đủ mà còn cần
những sân chơi bổ ích dành cho các em. Thông qua việc “chơi mà học, học mà chơi”, kiến thức hóa
học của HS sẽ bền vững hơn, các em nhận thấy kiến thức lý thuyết không hề khô cứng mà được vận
dụng rất linh hoạt, đa dạng trong thực tế cuộc sống.
Từ suy nghĩ đó, chúng tôi tổ chức cho các thành viên website tham gia thi đua giải đáp ô chữ,
khuyến khích các em tìm hiểu các kiến thức thực tiễn của hóa học. Để giúp HS giải ô chữ một cách
thuận tiện và hào hứng hơn, chúng tôi sử dụng ngôn ngữ PHP để lập trình các file quản lý phần “Giải
mã ô chữ”. Nhờ các tiện ích của website động, HS có thể giải ô chữ trực tiếp ngay trên website, lưu
lại bài làm và được chấm điểm một cách tự động.
Hình 2.22. Lập trình phần “Giải mã ô chữ”
2.6.5.2. Hoạt động của phần “Giải mã ô chữ”
- Để tham gia “Giải mã ô chữ”, HS chọn phần tương ứng trên menu “Vui cùng hóa học” rồi tùy
chọn một ô chữ từ danh sách.
- Tiếp theo, HS đăng nhập vào tài khoản của mình để bắt đầu giải ô chữ trực tuyến. Do mỗi ô chữ
có nhiều câu hỏi, HS khó có thể trả lời đầy đủ ngay một lúc nên chúng tôi tạo lập chức năng lưu trữ
câu trả lời của các em. Trong thời hạn 1 tháng của mỗi ô chữ, HS được truy cập nhiều lần để chỉnh sửa
và hoàn thiện câu trả lời của mình.
- Đến cuối tháng, các thành viên không còn được điều chỉnh câu trả lời nữa, những bài làm lưu
trong CSDL được chấm điểm tự động và đáp án của ô chữ sẽ thể hiện trên website.
- Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp cho HS thông tin mở rộng về những kiến thức hóa học trong ô
chữ. Từ đó, kiến thức của các em được củng cố và phát triển, không chỉ giới hạn trong phần lý thuyết
mà được liên hệ với thực tiễn.
- Kết quả bài làm của HS cũng được công bố nhằm tạo ra một môi trường thi đua lành mạnh giữa
các thành viên, khuyến khích HS tham gia tích cực hơn và cùng nhau tìm hiểu các vấn đề hóa học.
Như vậy, thông tin về các thành viên của website đều được lưu vào CSDL, giúp cho GV đánh giá
hiệu quả học tập của HS một cách khách quan và chính xác. Thông qua môi trường học của các HS
(tên trường, thuộc tỉnh/thành phố nào) và các hoạt động các em tham gia trên website, GV hiểu được
phần nào đặc điểm, nhu cầu học tập cũng như sở thích của các em, từ đó website sẽ được cải tiến để
ngày càng phù hợp hơn. Hiện nay, website đã có 551 thành viên đến từ 46 trường THPT ở TP.HCM
và các tỉnh thành khác tham gia (phụ lục 5).
Hình 2.23. Danh sách và thành tích của các thành viên trên website
2.6.6. Chuyên mục “Hóa học kì diệu”
Kiến thức hóa học vô cùng phong phú và mỗi ngày lại được bổ sung thêm lượng thông tin rất lớn.
Trong giới hạn tiết học, GV không thể giới thiệu cho HS nhiều thông tin mở rộng, việc học môn hóa
chưa gắn với thực tế cuộc sống.
Để khắc phục điều đó, chúng tôi giới thiệu những câu chuyện thú vị về các nguyên tố hóa học; tiểu
sử và giai thoại về những nhà hóa học nổi tiếng thế giới và những thông tin mới, ứng dụng của hóa học
trong cuộc sống,... , qua đó HS được tăng thêm vốn hiểu biết và yêu thích bộ môn hóa.
Chuyên mục “Hóa học kì diệu” gồm có 3 phần:
Phần “Câu chuyện các nguyên tố hóa học” gồm có 5 bài viết
- Ý nghĩa tên gọi các nguyên tố hóa học.
- Lịch sử phát hiện iot.
- “Vua của các kim loại” – Kim loại của các vua.
- Nguyên tố siêu nặng 112 – Corpenicium.
- Plutonium – Người anh em song sinh của Uranium.
Hình 2.24. Giao diện của trang “Câu chuyện các nguyên tố hóa học”
Hình 2.25. Giao diện bài viết “Ý nghĩa tên gọi các nguyên tố hóa học”
Phần “Nhân vật hóa học” gồm có bài viết giới thiệu về 9 nhà hóa học:
Hình 2.26. Giao diện của trang “Nhân vật hóa học”
- Dmitri Mendeleev (1834 – 1907): cha đẻ của bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Ferdinand F.Henri Moissan (1852 – 1907): nhà hóa học cô lập thành công nguyên tố flo.
- Carl William Scheele (1742 – 1786): nhà hóa học tìm ra nguyên tố clo.
- Antoine Jerome Balard (1802 – 1876): nhà hóa học tìm ra nguyên tố brom.
- Bernard Courtois (1777 – 1838): nhà hóa học tìm ra nguyên tố iod.
- Humphry Davy (1778 – 1829): nhà hóa học đã chứng minh flo, clo, iod là những nguyên tố chứ
không phải là những hợp chất.
- Linus Pauling (1901 – 1994): nhà hóa học hiện đại đã góp phần to lớn trong việc xây dựng
thuyết “Cấu tạo hóa học” và đạt được 2 giải Nobel hóa học.
- Antoine Laurent de Lavoisier (1743 – 1794): nhà hóa học tìm ra định luật bảo toàn nguyên tố,
đề ra học thuyết oxi về sự cháy (1777).
- Mikhail Vasilyevich Lomonosov Lomonosov (1711 – 1765): người đầu tiên nêu định nghĩa
ngành hoá học, soạn thảo thuyết hạt về cấu tạo chất.
Hình 2.27. Giao diện bài viết “Dimitri Mendeleev (1834 – 1907)
– Cha đẻ của Bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố”
Phần “Thông tin hóa học” được chia làm 6 chủ đề
Hình 2.28. Giao diện của trang “Thông tin hóa học”
Chủ đề “Hóa học và đời sống” gồm 13 bài viết:
- Chất gây nghiện là những chất gì?
- Axit clohidric có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
- Đối với cơ thể, muối iot có vai trò như thế nào?
- Thực phẩm ảnh hưởng tới tâm trạng con người như thế nào?
- pH và sâu răng liên quan với nhau như thế nào?
- Vai trò của vitamin C đối với sức khỏe con người
- Nên chế biến nước sốt cà chua như thế nào?
- Coi chừng các món kị rơ
- Vì sao ion âm có lợi cho sức khỏe?
- Quần áo chứa formaldehyde – mối nguy hiểm tiềm tang
- Mối nguy từ thủy ngân
- Rượu – mối nguy hiểm tiềm ẩn
- Có thêm pha thêm flo vào nước uống?
Chủ đề “Phát minh hóa học” gồm 10 bài viết:
- Phát hiện thuốc nổ và ma túy từ …vân tay
- Giải Nobel hóa học 2008
- Một ô trống trong bảng tuần hoàn đã có chủ
- Lọc chì trong máu bằng từ trường
- Vật liệu siêu bền từ tơ nhện
- Biến kim loại thành trong suốt
- Chất dẻo cứng như thép và có thể tự phục hồi
- Lần đầu tiên tìm thấy chất hữu cơ ngoài hệ mặt trời
- Kĩ thuật siêu nhạy để lấy dấu vân tay
- Hợp kim mới siêu bền, chống bị ăn mòn
Chủ đề “Hóa học và môi trường” gồm 6 bài viết:
- Ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính.
- Cây tổng hợp – máy hút khí CO2.
- Nước mưa không phải là nước sạch.
- Lọc nước sạch nhờ công nghệ nano.
- Than tổ ong – thủ phạm gây ô nhiễm
- “Nước khô” giúp bảo vệ môi trường
Hình 2.29. Giao diện của trang “Hóa học và môi trường”
Chủ đề “Hóa học và công nghệ sản xuất” gồm 9 bài viết:
- Lầm tưởng tai hại về những đám cháy kim loại
- Sợi thủy tinh và sợi quang học là gì?
- Bảo vệ nhà cửa và đồng ruộng bằng đường
- “Gỗ lỏng” thay thế chất dẻo
- Chất nổ thế hệ mới: mạnh hơn và an toàn hơn
- Sản xuât nilon từ nông nghiệp
- Tăng cường tính xúc tác của platin
- Phát minh vật liệu siêu hấp thụ nước từ …tinh bột sắn
- Phóng tên lửa từ… nước thải
Chủ đề “Tìm hiểu thế giới hóa học” gồm 3 bài viết:
- Vì sao cá biển chứa nhiều thủy ngân?
- Bí mật của kim cương
- Tìm hiểu về axit citric
Chủ đề “Hóa học quanh ta” gồm 4 bài viết:
- Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu?
- Vì sao nên bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt?
- Làm thế nào để phân biệt muối iot và muối thường?
- Vì sao Upsa C lại sủi bọt khi được cho vào nước?
2.7. Website dành cho GV
Để xây dựng các hoạt động học tập trên website, người GV (admin) truy cập theo địa chỉ
để sử dụng các tiện ích như soạn thảo nội dung bài học, tạo ngân hàng
câu hỏi trắc nghiệm, biên soạn các câu đố vui, trò chơi “Giải mã ô chữ”,…
2.7.1 Phần soạn thảo “Nội dung”
- Đây là phần được dùng để soạn thảo và quản lí những nội dung văn bản của website
hoahoc365.com, bao gồm các trang nội dung và trang thông tin. Chúng tôi tạo các file quản lý phần nội
dung bằng ngôn ngữ lập trình PHP.
Hình 2.30. Lập trình phần “Nội dung” cho trang admin
- Để soạn nội dung các bài viết, admin truy cập vào phần content trên website.
Hình 2.31. Cấu trúc phần “Nội dung” trên trang admin
Lựa chọn quản lí phần nội dung.
Quản lí và soạn thảo các trang nội dung.
Quản lí và soạn thảo các trang thông tin.
- Với website hoahoc365.com, admin có thể soạn thảo các trang nội dung một cách dễ dàng nhờ các
tiện ích được sắp xếp hợp lý:
Hình 2.33. Giao diện phần soạn thảo của trang nội dung
Thanh công cụ: giúp chỉnh sửa hình thức trình bày của trang nội dung, gồm có các tùy chọn về cỡ
chữ, in đậm, in nghiêng, chữ gạch chân, màu chữ, thiết lập hyperlink, subscript, superscript, gạch đầu
dòng đề mục, đánh số đề mục, tùy chọn canh lề,…
Thanh công cụ quản lí bảng (table): thêm/ bớt cột và hàng, tùy chọn các thông số của bảng như
chiều rộng của bảng, màu nền, kích cỡ đường viền bảng,…
Khung nhập liệu.
Xác nhận lưu nội dung.
- Ngoài ra, website còn có các trang thông tin với nhiều trang con được trình bảy tương tự như các
bài báo. Trước khi vào nội dung chính, người dùng lướt nhanh qua phần giới thiệu, tóm tắt thông tin để
có thể chọn đọc ngay những thông tin mới nhất mà mình quan tâm.
Hình 2.33. Giao diện của trang thông tin
Tùy chọn thêm trang mới.
Quản lí và soạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVHHPPDH052.pdf