Luận văn Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai

Mục lục

Trang

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . . . . 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . . . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . . . 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . . . 6

5. Phương pháp nghiên cứu . . . 7

6. Những đóng góp của luận văn . . . 7

7. Bố cục của luận văn . . . 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI VĂN HOÁ CỦA

NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI . 8

1.1. Đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hoá của người Dao Tuyển . 8

1.2. Khái quát về thơ ca dân gian của người Dao Tuyển . . 19

* Tiểu kết . . . . 26

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THƠ CA DÂN GIAN NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI . 27

2.1. Vài nét khái quát về cuộc sống của người Dao Tuyển qua thơ ca dân gian 28

2.2. Thơ ca dân gian người Dao Tuyển là tiếng ca ai oán của những người

mồ côi bất hạnh . 30

2.3. Thơ ca dân gian người Dao Tuyển thể hiện một quan niệm đẹp về tình

yêu và hôn nhân của con người . 37

2.4. Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển là tấm gương phản chiếu đời sống tập

quán tín ngưỡng của con người . . . 50

* Tiểu Kết . . . . 58

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ CA DÂN GIAN CỦA

NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI . 60

3.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học và thi pháp văn học dân gian . 60

3.1.1. Thi pháp và thi pháp học . 60

3.1.2. Thi pháp văn học dân gian . 60

3.2. Một số đặc điểm thi pháp thơ ca dân gian của người Dao Tuyển . 61

3.2.1. Thời gian nghệ thuật . 61

3.2.2. Không gian nghệ thuật . 70

3.2.3. Một số biện pháp tu từ nghệ thuật . . 77

3.2.4. Hình thức diễn xướng thơ ca dân gian . . 85

*Tiểu kết . . . . 97

KẾT LUẬN . 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 102

PHỤ LỤC . 10

pdf120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2407 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.3.2. Tình yêu gắn liền với hôn nhân và sự thuỷ chung Sinh sống ở những vùng rừng núi xa xôi cách trở, người Dao Tuyển có truyền thống khép kín tộc người một cách khá vững chắc. Tính chất cố kết cộng đồng của tộc người Dao Tuyển rất chặt chẽ. Điều này được thể hiện qua việc người Dao Tuyển xưa ít xây dựng gia đình với người thuộc các dân tộc khác. Họ có những quy định chặt chẽ trong hôn nhân. Trong dòng họ, các thành viên tuyệt đối không được kết hôn với nhau. Khi nam giới đến tuổi trưởng thành muốn kết hôn với một cô gái, ông trưởng họ phải tra gia phả dòng họ. Cô gái đó không thuộc con cháu trong dòng họ, chàng trai mới được kết hôn. Ở Lào Cai, trong phạm vi 6 đời con cháu không được kết hôn với nhau. Nếu vi phạm nguyên tắc đó thì sẽ bị coi là loạn luân, bị xử phạt rất nặng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 và bị đuổi đi nơi khác. Trong câu hát giao duyên của người Dao, truyền thống ấy thể hiện rất rõ: Cầu hôn đừng cầu cùng dòng họ Cùng họ lấy nhau ngƣời trách cƣời Cùng họ lấy nhau nên chuyện xấu Con cháu đời sau nát cửa nhà [6, tr.205]. Rõ ràng quan niệm hôn nhân ấy đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Dao Tuyển và kết thành những nguyên tắc rất cụ thể, chi phối hôn nhân, biểu hiện qua từng câu hát. Trong các cuộc hát giao duyên, trai gái khi đã ưng ý nhau thường bày tỏ ước mơ xây dựng hạnh phúc gia đình với nhau một cách thẳng thắn hồn nhiên. Có chứng kiến tận mắt những đêm hát như hát hội đầu xuân, hát qua làng, hát xin cốm… chúng ta mới thấy rõ khát vọng ấy. Cách tìm hiểu bằng lời ca tiếng hát đã để lại bao lời ca say đắm với những ước mơ cháy bỏng của đôi lứa yêu nhau. Thế nhưng khi lứa đôi đã có lời ước hẹn thì vấn đề thuỷ chung gắn bó được đặt lên trên hết. Trong các cuộc hát giao duyên các cô gái vẫn thường hát: Cùng anh nhƣ đôi chim cùng cây Vạn niên đời đời ta chung sống [51, tr.223]. Hay: Vợ chồng hứa hẹn lòng thuỷ chung [51, tr.207]. Khát vọng thuỷ chung đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người đương cuộc, có khi trở thành lời thề nguyền thuỷ chung: Hôm nay gặp gỡ cùng ở hội Hai bên cùng nguyền chẳng phân li [51, tr.194]. Để thề nguyền chung thuỷ, người ta còn đi xa hơn nữa. Đó là hẹn ước đến kiếp sau : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Đời này chẳng đƣợc ở cùng làng Đời sau có duyên chung một nhà [51, tr.197]. Đời này sinh không đƣợc ở đất này Đời sau ắt phải ở phủ đƣờng này [51, tr.182]. Khát vọng tình yêu thuỷ chung, gắn bó được thể hiện vừa tế nhị vừa sâu sắc mà không kém phần bay bổng trong những câu hát giao duyên. Đây là cách nói của chàng trai trong hát hội đầu xuân ở trong làng: Ƣớc gì hoá thân thành lá dong Cho nàng gói muối ngọt bốn mùa [51, tr.182]. Còn đây là cách nói của một chàng trai khác: Ƣớc gì đƣợc hoá dây thắt lƣng Đƣợc cuốn lƣng rồng chẳng oán gì [51, tr.84]. Mong ước tình yêu gắn bó, thuỷ chung cũng được thể hiện qua câu hát của cô gái: Ƣớc gì đƣợc hoá hộp đựng thuốc Lúc ở trƣớc mặt, lúc kề bên Khi ở trƣớc mặt lòng vui vẻ Khi ở đằng sau lòng lại sầu [51, tr.85]. Những con người trong cuộc luôn ao ước mình biến thành, hoá thành những vật dụng dường như nhỏ bé, tầm thường nhưng rất cần thiết cho cuộc sống. Ước thành lá dong, dây lƣng, hộp đựng thuốc. Hay đó chính là ước nguyện có được một tình yêu gắn bó, thuỷ chung. Khát vọng tình yêu gắn bó nên duyên vợ chồng được thể hiện chân thành, thẳng thắn, hồn nhiên qua nhiều câu hát nữa: Tra hạt hai ta thành một đôi Xuống nƣớc lên non tay dắt tay Khổ đau cùng nhau chẳng oán trời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Rửa mặt cũng mong rửa cùng chậu Đêm ngủ cũng mong chung một gối [51, tr.188]. Vì khi đã nên vợ nên chồng thì phải thương yêu, phải đồng cam cộng khổ trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống: Đắng cay cả hai cùng cam chịu Phúc thì cùng hƣởng, hoạ cùng cam [51, tr.194]. Quan niệm tình yêu gắn liền với hôn nhân và sự thuỷ chung đã trở thành ước nguyện không chỉ của thanh niên nam nữ mà của cả cộng đồng người Dao Tuyển. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Đạo giáo. Mặt khác, tính chất phụ hệ là một đặc điểm nổi trội trong truyền thống gia đình người Dao Tuyển xưa: Người vợ bao giờ cũng thuộc hẳn về người chồng, việc vợ li hôn chồng dường như không bao giờ đặt ra trong xã hội. Họ xem việc li hôn là tội lỗi. Hơn nữa, các chàng trai người Dao Tuyển vẫn thường nhắc nhở nhau câu nói: “ Nhà có hai vợ nhà chẳng vui – Nƣớc có hai vua nƣớc chẳng an”. Với truyền thống tư tưởng ấy người Dao Tuyển quan niệm rằng: Tình yêu phải gắn liền với hôn nhân và sự thuỷ chung. Đã yêu nhau thì phải cùng vượt qua mọi gian khó để đến với nhau trong niềm vui hạnh phúc. Đó chính là một trong những nét đẹp của tâm hồn con người đáng được trân trọng ngợi ca. 2.3.3. Tình yêu gắn liền với lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no, bản làng giàu đẹp Tình yêu gắn liền với lao động, xây dựng gia đình thực chất là quan niệm thẩm mĩ của đồng bào Dao Tuyển về bản chất cái Đẹp gắn với con người và bản chất các quan hệ của con người trong cộng đồng người Dao Tuyển. Nói cách khác, con người đẹp ngoài những phẩm chất như có tình yêu thương chung thuỷ còn phải biết lao động để xây dựng cuộc sống cho bản thân và gia đình, nói rộng ra là để bảo tồn cộng đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Bản chất của người Dao Tuyển vốn cần cù, chịu khó, yêu lao động. Đến với bản làng của họ, ta dễ nhận thấy cuộc sống “ Mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ” đã gắn chặt với cuộc đời mỗi con người. Họ luôn đề cao lao động, lấy lao động làm thước đo giá trị con người. Điều này được phản ánh đậm nét trong thơ ca dân gian. Hình ảnh con người lao động chăm chỉ hiện lên thật đẹp đẽ: Con ngƣời lao động phải dậy sớm Gà gáy mình đã phải dậy rồi Cho gà, cho lợn ăn đã nuộm Khi đến giờ thìn phải lên nƣơng [51, tr.79]. Tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu lao động luôn được trai gái bày tỏ trong những khúc hát giao duyên của mình: Hết ngày xuân mới, tháng Nguyên Đán Hai bên dắt tay đi cấy cày Chặt cây hái cỏ ta cùng làm Tra hạt hai ta thành một đôi Xuống nƣớc lên non tay dắt tay [51, tr.188]. Những câu hát ấy thể hiện niềm vui, tinh thần đoàn kết trong lao động, nhưng đằng sau nó ẩn chứa một quan niệm về tình yêu của con người. Dù có phải “ Xuống nƣớc lên non” nhưng những đôi lứa yêu nhau vẫn tay trong tay vượt qua mọi gian khó. Trong khung cảnh lao động, trời nắng gắt như đổ lửa, các chàng trai cô gái vất vả tra lúa nương nhưng tiếng hát nam nữ như làn gió thoảng, như đám mây vẫn cất cao: Mùa hè tra hạt trời nắng nóng Soi rát mặt ngƣời đẹp sắc tàn phai Nếu ngƣời có thƣơng nàng trẻ đẹp Ban cho mây lành che mặt trời Gió mát thổi nhẹ qua đỉnh núi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Trăm họ gieo trồng đỡ khó khăn Nếu không mây gió che nắng nóng Có tiếng hát xa thoả tấm lòng [51, tr.27]. Khung cảnh lao động trên nương rẫy là nơi để nam nữ trao đổi tình cảm, tất cả từ hạt thóc, sợi bông, khung dệt, ruộng nƣơng đều là nguyên cớ cho chàng trai, cô gái bày tỏ nỗi lòng được chung sống: Lấy sợi dệt vải cả hai lần Sinh con nối dõi nhờ cả hai Đạo lí trời sinh mong làm bạn Đâu phải một bên ân tình sâu Hạt giống mọc cây ta hợp duyên Thóc lúa về bồ ta chung sống [51, tr.28]. Trong niềm vui gặp gỡ, các chàng trai, cô gái luôn mong kết duyên đôi lứa, khao khát nên duyên vợ chồng không chỉ đơn thuần là khao khát hạnh phúc lứa đôi, mà mong thành đôi lứa để cùng nhau chung tay lao động, bồi đắp cho tình yêu vững bền. Đây là lời hát của cô gái trong hội hát xin cốm: Nếu đƣợc vui vầy ngày đến ngày Dắt tay gặt lúa chẳng muốn rời Gặt hái lúa vàng trên đỉnh núi Chẳng hết duyên ý, tình uyên ƣơng [51, tr.217]. Còn đây là lời hát của chàng trai: Lúa vàng năm nào đƣợc mùa về Uyên ƣơng năm nào cũng ngọt ngào Đêm nay cạn chén rƣợu Trùng Dƣơng Ngọt nhƣ hoa quả ở Đào Nguyên Hai bên ghi lòng đợi ngày sau Cùng nhau lên núi để gặt lúa [51, tr.216]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Công việc lao động của người Dao Tuyển rất vất vả, ruộng ít, chủ yếu là nương rẫy nơi hốc đá, năng xuất lao động thấp. Đã bao đời cái nghèo, cái khó đè nặng lên cuộc đời những người dân lao động. Thế nhưng họ vẫn tin tưởng, lạc quan vào công việc lao động của mình sẽ cho kết quả tốt: Hôm nay tra lúa hát cho hay Năm nay nhất định đƣợc mùa vàng [51, tr.85]. Họ không lo đất xấu, rừng sâu, chỉ lo thiếu chăm chỉ: Lƣời biếng vợ chồng ôm nhau ngủ Chẳng cày, chẳng cấy lấy gì thu [51, tr.213]. Họ gắng sức lao động không phải chỉ để nuôi sống gia đình, bản thân mà còn để gìn giữ cho thể hệ tương lai: Trên nƣơng tất cả trai gái hát Trai gái cùng ca lòng càng vui Chung hát lời ca chung gắng sức Nuôi sống đời sau cháu cháu con [51, tr.90]. Biết lao động để xây dựng gia đình, để gìn giữ thế hệ con cháu là một tiêu chuẩn quan trọng vì thực chất nó liên quan đến vấn đề sống còn của gia đình và cộng đồng. Khát vọng lao động để xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no cũng chính là góp phần làm cho bản làng thêm tươi đẹp: Mong cho thời tiết đƣợc thuận hoà Năm năm cày cấy mùa bội thu Vạn vật sinh sôi, ngƣời vui vẻ Nam nữ gọi tình chẳng nghỉ ngơi [51, tr.177]. Vậy là, khát vọng xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no, bản làng giàu đẹp luôn thường trực trong tâm hồn của mỗi chàng trai, cô gái. Khát vọng ấy có giá trị nhân văn sâu sắc. Bởi con người chỉ đẹp khi có đủ những phẩm chất như lòng nhân ái, tình đoàn kết, sự thuỷ chung và cả tình yêu lao động nữa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 2.4. Thơ ca dân gian của ngƣời Dao Tuyển là tấm gƣơng phản chiếu đời sống tập quán tín ngƣỡng của con ngƣời Hiện nay, thơ ca nghi lễ phong tục của tộc người Dao Tuyển ở Lào Cai đã được sưu tập khá đầy đủ, tuy số lượng chưa phải là nhiều nhưng khá phong phú về tiêủ loại. Đặc biệt trong cuốn sưu tầm Thơ ca dân gian ngƣời Dao Tuyển của tác giả Trần Hữu Sơn, diện mạo thơ ca nghi lễ của tộc người này hiện lên khá rõ nét với các tiểu loại thơ ca trong lễ đặt tên con, thơ ca trong lễ cấp sắc , thơ ca trong lễ cưới, thơ ca trong tang lễ, và thơ ca trong một số nghi lễ khác như lễ gọi hồn lúa, hát gọi hồn lúa cái, thơ dâng hiến. Đọc các tiểu loại này, chúng tôi nhận thấy: đời sống tập quán tín ngưỡng của con người với một quan niệm nhân sinh tích cực được phản chiếu rất rõ trong thơ ca. Sau đây chúng tôi sẽ đi tìm hiểu một số tiểu loại ấy. 2.4.1. Thơ ca trong lễ đặt tên con Khi đứa trẻ sinh ra được 3 ngày tuổi, người Dao Tuyển tổ chức lễ đặt tên con. Trong lễ đó, người cha đứa trẻ trực tiếp cúng và hát. Nội dung bài hát toát lên một quan niệm nhân sinh tích cực: cầu mong cho các bậc tổ tiên, thần thánh phù hộ, che chở cho đứa trẻ gặp điềm lành, không bị tà ma, khí độc quấy nhiễu: Cầu che chở con đƣợc phúc Mang điềm lành đuổi tan ác dữ Dù đi đâu không gặp gió độc Bƣớc ra ngoài không mặt trời phơi. Đặc biệt là cầu mong cho đứa trẻ mạnh mẽ chiến thắng được cái ác, cái xấu: Gặp ma ác, ma phải cúi đầu Cái gì xấu bỏ đi nơi khác Cái gì xấu không dám về gần [51, tr.91]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Hơn thế nữa, bài hát còn là ước mong của những người làm cha mẹ mong cho con mình trở thành người lương thiện, được mọi người yêu mến, biết làm ăn, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Đồng thời bày tỏ niềm vui chung với mọi người khi gia đình có thêm thành viên mới: Khi lớn lên không làm điều xấu Biết buôn bán gặp nhiều phúc dày Chắp tay khấn vái các thần trên Cúi đầu khấn vái các thần dƣới Báo hôm nay có thêm một ngƣời Niềm vui lớn ghi tên dòng họ [51, tr.92]. Những câu thơ trên đã khái quát được những nét chính về thế giới quan, nhân sinh quan truyền thống của người Dao tuyển. Qua đó ta thấy được phong tục thờ cúng, thấy được thái độ sống chan hoà với anh em với xóm làng, thấy được tinh thần hướng thiện, niềm tin vào tương lai của người Dao Tuyển. 2.4.2. Thơ ca trong lễ cấp sắc Lễ cấp sắc được người Dao Tuyển tổ chức khi người con trai chuẩn bị đến tuổi trưởng thành (trong khoảng từ 10 đến 17 tuổi), chủ yếu do thầy cúng diễn xướng các bài kinh dưới dạnh thơ ca. Thơ ca trong lễ cấp sắc thấm đẫm tinh thần Đạo giáo, Phật giáo. Lời lẽ trong các bài thơ có nhiều thuật ngữ kinh Phật, kinh Đạo khá trừu tượng: Ba nén hƣơng thơm mời Tam phẩm Thầy sƣ Tam phẩm nhận vô cùng Long não trình lên trƣớc án ngọc Tam nguyên trông thấy tủm tỉm cƣời [51, tr.94]. Song điều đáng quý là tư tưởng nhân sinh trong đó: ước nguyện cho đứa trẻ được trưởng thành, có cuộc sống sung sướng và trở thành con người tài giỏi, có ích cho cộng đồng. Điều này có thể có tìm thấy ở hầu hết các bài ca. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn trong phần “ Thụ giới ngũ đài ca” thể hiện rõ tư tưởng nhân sinh ấy. Ngọc nữ hát bài lên đèn: Mong thầy mang đèn soi sáng tỏ Đèn soi sáng cho từng đệ tử Thân hình đẹp đẽ, dạ thông minh [51, tr.93]. Ngọc nữ hát bài lên hương: Thầy truyền khuôn vàng nhƣ Đồng Nhi Ban cho ân mới đƣợc trƣờng thọ Văn võ giỏi dang nhƣ rồng bay [51, tr. 94]. Ngọc nữ hát khi ra ngoài: Ta sẽ chuyển phép cấp sắc cho Sau này thập phƣơng mong hành hoá Trừ tà, diệt quỷ cứu dân thƣờng [51, tr.95]. Mặc dù lễ cấp sắc theo tinh thần của Đạo giáo và thơ ca trong lễ cấp sắc chủ yếu là các bài kinh do ông thầy diễn xướng nhưng cách trao truyền những bài thơ đó cho thế hệ sau thì hết sức độc đáo: gần kết thúc buối lễ, đứa trẻ được cấp sắc cũng phải đọc từng bài thơ như cấp nghiên mực, cấp bút lông…Người được cấp sắc muốn hát được phải học và như vậy, một cách tự nhiên những người đàn ông trong cộng đồng đã thuộc một số bài dân ca trong lễ cấp sắc. Đồng thời, những người dự lễ cấp sắc, vừa được thưởng thức, vừa có thể nhập tâm mà thuộc những bài ca đó. Điều này đã làm nên sự trường tồn của dân ca cấp sắc trong cộng đồng người Dao Tuyển. 2.4.3. Thơ ca trong lễ cƣới Trong các bài ca nghi lễ đám cưới của người Dao Tuyển, một kho tàng tri thức hết sức đồ sộ, uyên bác về lịch sử, văn hoá được trình bày bằng hệ thống các điển tích, điển cố dày đặc. ảnh hưởng của tư tưởng văn hoá Trung Hoa cổ đại và các tư tưởng Đạo, Phật, Nho trong các bài ca là rất rõ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Cái gì mở đƣợc miệng phƣợng hoàng Lâu li mấy chén phụng âm dƣơng Núi non nào ai khai ruộng đất Ai cấy trồng thóc gạo đến nay? Quả gáo mở đƣợc miệng phƣợng hoàng Lâu li sáu chén hiến âm dƣơng Lịch sơn Chu Công khai thành ruộng Thần Nông thóc lúa truyền đến nay [51, tr.103]. Đây là điểm khác biệt của thơ ca đám cưới người Dao Tuyển so với thơ ca đám cưới của một số dân tộc khác như H.Mông, Giáy…Điều đặc biệt là thông qua cách nói đầy tính ước lệ trên, các bài ca nghi lễ đám cưới chủ yếu đề cập đến vấn đề sinh sôi nảy nở của vạn vật và con người: Ai khơi nhẹ trong, đặt nặng đục Măng trúc thành rừng núi nào sinh? Ngƣời nào chỉ ra âm dƣơng khí Phù du dân yếu niệm thời nao [51, tr.100]. Mong mở ra, âm dƣơng cùng dụng Câu ơn đƣợc nhận đón rồng non [51, tr.105]. Nói về việc sinh sôi của vạn vật trong đám cưới chính là bày tỏ ước nguyện của con người về sự trường tồn của giống nòi, về sự sống tồn tại vĩnh viễn trên thế gian. 2.4.4. Thơ ca trong tang lễ Trong đám tang của người Dao Tuyển, gia chủ phải mời người hát giỏi đến hát phụ hoạ cho tiếng khóc than; đồng thời thầy cúng cũng trở thành thầy hát, hát các bài ca nghi lễ. Tang ca ra đời luôn gắn liền với một quan niệm nhân sinh tích tực của đồng bào Dao Tuyển. Họ cho rằng, con người có linh hồn, khi chết linh hồn người chết vẫn ở bên cạnh người sống. Vì vậy, việc tổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 chức tang ma với những nghi lễ truyền thống rất được coi trọng. Những tác phẩm tang ca ra đời và tồn tại như một sản phẩm tinh thần quan trọng trong cuộc sống của cộng đồng người Dao Tuyển. Tang ca của người Dao Tuyển đề cập đến sự ra đời của con người, sự sống, cái chết, tả cảnh dẫn hồn người chết về với tổ tiên trên cơ sở cảm hứng xót thương đối với người đã khuất. Chúng ta có thể thấy nhiều phía cạnh khác nhau của cuộc sống trong tang ca. Tuy nhiên, giá trị nội dung bản chất nhất là tính nhân văn đối với con người và cuộc sống con người. Thông qua việc miêu tả những việc hiếu thảo mà con cháu đã làm để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ; qua việc dẫn dắt linh hồn người chết về với tổ tiên, cầu mong cho linh hồn người chết được thanh thản ở thế giới bên kia, đồng bào Dao Tuyển đã dăn dạy, giáo dục con cháu về thái độ đúng đắn đối với cuộc sống, về luân lí, về đạo đức, đạo lí làm người cho người đang sống. Tang ca trước hết bày tỏ tình cảm xót thương của người đang sống đối với người đã chết. Đó là tình cảm của những người thân trong gia đình (vợ hoặc chồng, con cái, dâu rể, cháu chắt), được bày tỏ qua giọng điệu của thầy cúng: Khi sống ân tình nặng nhƣ núi Một đƣờng cùng tế tình hoà thuận Oán trời ban cho số chẳng theo Bắt bố ( mẹ ) ta sớm quy tiên Giá biệt thân sinh lòng đau đớn [51, tr.107]. Dẫn đưa linh hồn người chết về với thế giới bên kia thấm đẫm tinh thần, quan điểm nhân sinh quan đạo Phật, đặc biệt là quan điểm nhân quả: Năm thành tâm với Diên La đế Diên La con trời phán linh hồn Ngự bút phân cho kiếp đời sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Vui vẻ linh hồn nhận làm quan [51, tr.108]. Hát cúng về người chết nhưng tang ca lại luôn hướng về sự sống, cầu mong cho người sống được bình an, giàu có và hạnh phúc vẹn toàn: Mong cha (mẹ) vui chúc con cháu Ban phúc bình an cho kiếp sau Trăm thức tươi tốt và xinh đẹp Nam thăng quan chức, nữ đoan trang [51, tr.115]. Như vậy, các câu thơ trong đám tang là một bộ phận quan trọng trong diễn xướng đám ma và trong đời sống tinh thần, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan phong phú tích cực và những tình cảm sâu nặng, thuỷ chung trong đời sống cộng đồng người DaoTuyển. 2.4.5. Thơ ca trong một số nghi lễ khác Là cư dân nông nghiệp, người Dao Tuyển có nhiều nghi lễ gắn liền với các chu trình sản xuất nông nghiệp. Trong các nghi lễ đó, thơ ca dân gian là một bộ phận quan trọng dùng để cúng tế hát ca, trở thành nội dung cơ bản của các nghi lễ. Thơ ca trong các nghi lễ nông nghiệp của người Dao Tuyển khá phong phú như hát trong lễ gọi hồn lúa, cúng thần nông; hát đón hồn lúa cái; các bài hát dâng hiến các sản phẩm nông nghiệp. Tất cả các bài hát ấy đều do thầy cúng diễn xướng. Chúng mang đậm tính chất tôn giáo, có nhiều yếu tố ma thuật, nhưng vẫn “ lấp lánh sáng soi rọi vào lịch sử hoặc phản ánh hiện thực cuộc sống của ngƣời Dao”[51, tr.40]. Trong lễ gọi hồn lúa cúng thần nông, thầy cúng hát một cách thành kính bài ca dài trước sự kính cẩn của cả làng. Mở đầu bài ca nêu lên mục đích của việc cúng thần nông, gọi hồn lúa là để: Bảo vệ lúa non, mùa tƣơi tốt; mƣời cây sinh đẻ trăm cây tròn, và kết thúc là Lúa hồn đƣa đến mọi kho tàng. Nhưng phần lớn bài ca là một câu chuyện huyền thoại về sự tích ông Thần Nông dạy người dân làm ra lúa gạo và chăn nuôi. Câu chuyện ấy có thể được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 tóm tắt như sau: Ngày xưa Ngọc Hoàng làm ra thiên địa, Phục Nhị Tề Muội sinh ra loài người nhưng không có gì ăn Chỉ ăn cỏ cây cùng ngọn sóng, Thần Nông nghĩ thương mà Nƣớc mắt ròng ròng chảy bèn đến Phùng Lai Sơn Thượng ( nơi có hồn lúa đựng trong kho Thạch Ri ), rồi cho năm Thánh quân hoá thành chuột trắng cắn bao tải ở Thạch Ri và lấy được giống lúa về hạ giới trồng. Loài người không có trâu để cày bừa, Thần Nông sai lợn và chó đi dũi dất để trồng lúa; lợn dũi được đất để trồng lúa, còn chó chỉ ngủ nhưng chó tranh công của lợn, thế là từ đó Thần Nông chỉ cho lợn ăn cám, rau cỏ, còn chó được ăn cơm: Bây giờ truyền cho thế giới cƣời Chó con ăn cơm không thành bảo ( ngọc ) Lợn con ăn chuối mới đáng tiền [51, tr.120]. Phần còn lại của bài ca là những lời cầu khẩn hồn lúa không phân tán mọi nơi mà quy tụ trong kho nhà gia chủ: Lúa hồn tứ phía lên bàn tâm Bên trái lúa hồn canh cùng bếp Bên phải lúa hồn nếp cùng tẻ Tan rồi lúa hồn quay kho bịch [51, tr.121]. Cùng với nghi lễ cúng thần nông gọi hồn lúa, nghi lễ đón hồn lúa cái cũng được người Dao Tuyển tổ chức một cách trang trọng và thành kính. Vào đầu vụ, khi gặt những gánh lúa đầu tiên về nhà, người gánh lúa phải đứng ở ngoài sân hát đối còn chủ nhà ra đón và hát đáp. Nội dung cuộc hát đôi đáp với đại ý: Sau bao ngày mong đợi, nhờ có mưa thuận, gió hòa, nay lúa đã chín, cần phải nhập kho để cho chủ quản; người gặt lúa, cầu chúc cho chủ nhà được mùa, có nhiều thóc gạo; chủ nhà cảm ơn người gặt và mời các chàng vào nhà uống rượu mừng, chúc các nàng gặt lúa tươi đẹp, đằm thắm. Như vậy, các bài ca trong lễ gọi hồn lúa, cúng thần nông và đón hồn lúa cái đã phản ánh tín ngƣỡng thờ nhiên thần của đồng bào DaoTuyển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Trong các nghi lễ cúng tổ tiên, cúng người quá cố, người Dao Tuyển có hệ thống các bài ca, gọi chung là thơ ca dâng hiến như hiến trà, hiến rượu, hiến cơm…Nội dung các bài ca đều đề cập đến nguồn gốc xuất xứ, quá trình sản xuất, giá trị của những sản phẩm dâng hiến đối với cuộc sống con người. Đây là một nghi thức dâng cúng các sản phẩm nông nghiệp rất phổ biến trong tín ngưỡng của các dân tộc. Chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn thơ ca dâng hiến của người Dao Tuyển . Hiến trà: Chè là riêng hai ba tháng chè Chƣa từng cốc vũ sớm nảy mầm Ngọc nữ hái về xao trong chảo Trong bếp xao ra hoa mẫu đơn Ngày xƣa dƣới phàm không biết uống Liền gốc, liền lá bó chảo xao [51, tr.129]. Hiến rượu: Ngày xƣa bà Đỗ làm ra rƣợu Năm dặm đã nghe mùi rƣợu thơm Mƣời chén rƣợu thành mâm yến tiệc [51, tr.131]. Hiến cơm: Năm năm cầm búa đi vào rừng Xuân đến tra tẻ với tra nếp Lại không để nếp pha vào tẻ Ăn tẻ bèn đem tẻ đến giã Ăn nếp bèn đem nếp đến giã [51, tr.132]. Như vậy, những bài ca dâng hiến đã thể hiện một kho tàng trí thức đồ sộ, quí báu về lịch sử di cư, kinh nghiệm lao động sản xuất, tín ngưỡng truyền thống và đặc biệt là đời sống tâm linh vô cùng phong phú của tộc người Dao Tuyển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 * Tiểu Kết Người Dao Tuyển ở Lào Cai có một kho tàng thơ ca dân gian khá phong phú, phản ánh một cách chân thực hiện thực đời sống, tư tưởng tình cảm, phong tục, tập quán tín ngưỡng của con người. Thơ ca than thân mà tiêu biểu là tiếng hát mồ côi hết sức sâu lắng, gây xúc động mạnh mẽ lòng người về những cảnh đời trắc trở, éo le, bất hạnh của kiếp người mồ côi, qua đó toát lên một tinh thần nhân văn cao cả. Thơ ca giao duyên thể hiện đầy đủ các cung bậc, các sắc thái tình cảm của tình yêu lứa đôi như thơ ca giao duyên của các dân tộc anh em khác. Tuy nhiên, những câu hát, bài hát giao duyên của người Dao Tuyển vẫn mang những nét bản sắc riêng, độc đáo. Điều này xuất phát từ quan niệm tình yêu của họ: Tình yêu gắn liền với hôn nhân và sự thuỷ chung; tình yêu gắn liền với lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no, bản làng giàu đẹp. Qua những câu hát giao duyên của người Dao Tuyển, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của tộc người này. Những con người luôn lạc quan yêu đời, yêu lao động, yêu quê hương, luôn coi trọng đạo đức luân lí, sống chân thành, phóng khoáng và mạnh mẽ. Những vẻ đẹp tâm hồn ấy có cội nguồn từ truyền thống văn hoá tư tưởng của người Dao Tuyển và đó chính là bản sắc của họ trong sự đối sánh với các dân tộc anh em khác. Thơ ca nghi lễ phong tục khá phong phú với nhiều tiểu loại khác nhau. Mỗi tiểu loại gắn liền với một phong tục riêng của người Dao Tuyển. Các tiểu loại ấy là tấm gương phản chiếu những nét đẹp trong đời sống tập quán, tín ngưỡng của con người với một quan niệm nhân sinh tích cực. Tìm hiểu thơ ca dân gian nói chung, thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai nói riêng thì nhất thiết phải chú ý đến nội dung của lời ca, bên cạnh đó còn phải chú ý đến diễn xướng và thi pháp biểu hiện. Trở lên, người viết đã phân tích những nội dung cơ bản của thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Lào cai. Dưới đây, người viết xin trình bày một số đặc điểm cơ bản của thi pháp trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ CA DÂN GIAN CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_SP_VH_PVQ.pdf
Tài liệu liên quan