MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.3
MỤC LỤC.4
PHẦN DẪN NHẬP .7
1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI . 7
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 8
3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 10
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 10
4.1.Phương pháp thống kê . 10
4.2.Phương pháp phân tích - so sánh . 11
5.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU. 11
6.KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN. 11
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ THE THƠ TỨ TUYỆT.14
1.1.QUAN NIỆM VỀ THỂ THƠ TỨ TUYỆT . 14
1.1.1.Về thuật ngữ “tứ tuyệt”. 14
1.1.2.Hình thức của một bài tứ tuyệt . 16
1.1.3.Thanh bằng và thanh trắc. 18
1.2.MỐI QUAN HỆ GIỮA TUYỆT CÚ VÀ LUẬT THI . 19
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG NỘI DUNG CỦA THƠ TỨ TUYỆT THỜI LÝ .25
2.1.VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI LÝ. 25
2.1.1.Tôn giáo . 25
2.1.2.Văn hóa - Nghệ thuật. 26
2.2.VÀI NÉT VỀ THIỀN TÔNG VIỆT NAM THỜI LÝ . 272.3.NỘI DUNG THƠ TỨ TUYỆT THỜI LÝ . 29
2.3.1.Thơ tứ tuyệt thời Lý phản ánh giáo lí và yếu chỉ Thiền tông . 29
2.3.1.1.Thơ tứ tuyệt thời Lý trực tiếp phản ánh yếu chỉ Thiền tông. 30
2.3.1.2.Thơ tứ tuyệt thời Lý gián tiếp thuyết giảng giáo lí đạo Phật và yếu chỉ
Thiền tông. 39
2.3.2.Thơ tứ tuyệt thời Lý phản ánh tinh thần “Tam giáo đồng nguyên”. 40
2.3.3.Thơ tứ tuyệt thời Lý phản ánh sự khủng hoảng niềm tin đối vối nhà Phật. . 42
2.3.4.Thơ tứ tuyệt thời Lý phản ánh tinh thần yêu nước. . 43
CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ TỨ TUYỆT THỜI LÝ.46
3.1.THỂ THƠ . 46
3.1.1.Thể thơ ngữ ngôn tứ tuyệt . 46
3.1.2.Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. 47
3.2.CÁC VẤN ĐỀ VỀ VẦN, NIÊM, LUẬT, ĐIỂN CỐ . 48
3.2.1.Vần. 48
3.2.1.1.Thơ vần trắc . 48
3.2.1.2.Thơ vần bằng. 49
3.2.2.Điển cố. 49
2.2.3.Niêm luật. 51
3.3.KẾT CẤU. 51
3.4.TỪ NGỮ . 52
3.5.HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÂU. 54
3.6.CON NGƯỜI . 543.6.1.Trước hết đó là con người có trí tuệ siêu việt, học vấn uyên thâm, hiểu đạo,
hiểu đời. . 55
3.6.2.Con người tự do với một tinh thần phá chấp triệt để. 57
3.6.3.Con người hòa đồng. 58
3.7.THIÊN NHIÊN . 59
3.8.KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT . 61
3.9.THỜI GIAN NGHỆ THUẬT. 61
CHƯƠNG 4: ĐỐI CHIẾU SO SÁNH GIỮA THỂ THƠ TỨ TUYỆT THỜI
LÝ VỚI THỂ THƠ TỨ TUYỆT THỜI TRẦN .63
4.1.VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI TRẦN. 63
4.3.NGHỆ THUẬT THƠ TỨ TUYỆT THỜI TRẦN . 74
4.4.ĐỐI CHIẾU, SO SÁNH VÀ KẾT LUẬN . 84
PHẦN KẾT LUẬN.88
BẢNG PHỤ LỤC .91
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .103
SÁCH TIẾNG VIỆT .103
SÁCH TIẾNG TRUNG QUỐC.106
106 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ tứ tuyệt thời Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[17, tr.48] có cách lí giải riêng. Theo ông, "Ngôn
hoài" là một bài kệ đáp, nhằm trả lời bài kệ vấn của Thị giả. Vị Thị giả hỏi ông:
Nghĩa: Rèn luyện thân tâm thì mới được trong sạch. Như thân cây thẳng tấp mà
rườm rà đứng trước sân không. Có người tới hỏi phép của Không vương. Ngồi tựa bên
bình phong, bóng lồng lấy hình.
Không Lộ Thiền sư không tri lời thẳng vào lời Thị tử hỏi. Ông trả lời gián tiếp bằng
bài kệ trên, nội dung của kệ đáp phải được hiểu là: Sao còn phân biệt "Long" (Thánh
nhân) với "Xà" (Phàm nhân). Hãy để cho lòng mình tự nhiên thanh thản, chẳng chịu sự
câu thúc của nhân tình và thế sự (dã tình) trong suốt cuộc đời (chung nhật), vui hướng tới
Niết bàn (Vô dư), thì nhất định sẽ có thời điểm đạt tới sở nguyện (như Thiện tài đồng tử
đã thành Phật trên đĩnh nói Tu Di vách thẳng đứng). (Lúc đó) tiếng chuông sẽ ngân vang
và lòng trỏ nên tĩnh lặng tựa hư không.
Đây là cách hiểu về bài kệ "Ngôn hoài" của tác giả Nguyễn Đăng Na. Nhưng cách
giải nghĩa từ hàn trong câu (câu 4) cùa ông cũng cần xem lại.
Tác giả cho rằng: "Chẳng thể dịch hàn thái hư là làm lạnh bầu trời. Hàn là trỏ nên
tịch mịch lặng lẽ". Rất tiếc là trong tiếng Hán, "hàn" chỉ có nghĩa gốc là lạnh, rét (Ví dụ:
Bít hàn nhi lật - Không rét mà run) và nghĩa phái sinh là (1) sợ hãi (Ví dụ: Triệu Lương
hàn tâm - Triệu Lương sợ hãi) (2) nghèo khổ (Ví dụ: bần hàn, hàn sĩ).
Vì lí do kể trên, câu bốn của bài "Ngôn hoài" “Trường khiếu nhất thanh hàn thái
hư” chì có thể là tiếng thét của sự Đốn ngộ, biểu thị khát vọng vươn tới Chân như, được
ngang tầm với vũ trụ của Không Lộ Thiền sư.
2.3.1.2.Thơ tứ tuyệt thời Lý gián tiếp thuyết giảng giáo lí đạo Phật và yếu chỉ Thiền
tông.
Ngoài trực tiếp thuyết giảng về giáo lí đạo Phật và yếu chỉ Thiền tông, các bậc Đại
sư Thiền tông thời Lý cồn thông qua cảnh vật thiên nhiên, gián tiếp giảng về giáo lí nhà
Phật.
Muôn vật có sinh có diệt (hữu trụ, hữu diệt), cũng như con người có sinh có hóa. Có
ai thoát khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Khi mới sinh ra, tướng sinh của người được ví như
mùa xuân, dương xuân thịnh vượng, muôn vật tốt tươi, liễu biếc đào hồng, oanh ca bướm
múa. Khi trò về già, tướng già của người ví như mùa hạ, trời nồng đá chảy, mọi vật khô
héo, hoa tàn liễu rạc. Đến khi ngã bệnh, tướng bệnh của người ví như mùa thu, sương
buốt mới sa, cỏ xanh đều ùa, núi biếc non xanh, móc ngọc vừa rơi, thêm phần lạnh lẽo.
Đến lúc nhắm mắt xuôi tay, tướng chết của con người tựa với mùa đông, âm tinh cực
thịnh, mưa tuyết tơi bời, dương khí dần tan. Cuộc đời có rồi lại không, có thịnh có suy.
lất cả những điều đó đều là huyễn ảo, chỉ có Bản thể là mãi trường tồn. Thấu hiểu lẽ đó
thì chẳng có gì phải lo buồn sợ hãi.
Nghĩa: Người đời như bóng chớp, có rồi lại không. Như cây cối mùa xuân tốt tươi,
mùa thu khô héo. Mặc cho vận đời dù thịnh hay suy đừng sợ hãi, vì sự thịnh suy cũng
mong manh như giọt sương đầu ngọn cỏ.
Khi đã hiểu cái mà người ta sỏ kiến là huyễn ảo thì con người không
còn vọng động, tâm trở nên tĩnh lặng. Đối diện với thiên nhiên tươi đẹp, có hoa nở
bướm lượn, các bậc Thiền sư vẫn an nhiên tự tại. Họ cho rằng hoa ấy, bướm ấy là hình
ảnh không thực, chớ nến bận tâm.
Nghĩa: Xuân sang hoa và bướm khéo quen với thời tiết, hoa và bướm cần phải thích
ứng với kì hạn của chúng. Nhưng hoa và bướm vốn dĩ đều là hư ảo. Chớ nên bận tâm về
hoa và bướm.
Nhiều khi một cảnh thực của cuộc sống cũng được các bậc Thiền sư nhìn với điểm
nhìn của một nhà tu hành. Giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp, ngư ông kia vẫn say giấc
nồng. Ấy là vì ngư ông đã giác ngộ một điều: cảnh đẹp đó chỉ là huyễn ảo.
Nghĩa: Sông xanh muôn dặm, trời muôn dặm. Một xóm dâu gai, một xóm khói
mây. Ông chài ngủ say tít không ai gọi, Quá trưa tỉnh dậy, tuyết xuống đầy thuyền.
2.3.2.Thơ tứ tuyệt thời Lý phản ánh tinh thần “Tam giáo đồng nguyên”
Ngoài nội dung thuyết giảng giáo lí và yếu chỉ Thiền tông, thơ Thiền còn phản ánh
tinh thần "Tam giáo đồng nguyên" của thời đại. Đạo giáo do Lão Tử đề xướng, Trang Tử
hoàn thiện. Đạo giáo chủ trương xuất thế, vô vi. "Vô vi không có nghĩa là không làm gì.
Vô vi là hoà nhập với tự nhiên, đừng làm gì thái quá. Đối với đời sống cá nhân, biểu hiện
của Vô vi là giản dị, giữ tính tự nhiên, ít cầu chuyện riêng tư, không tham dục, không
tranh đua thiệt hơn" [36, tr.529]. Chủ trương sống-phóng khoáng, hưởng nhàn, thuận theo
tính phận như thế của Đạo giáo phần nào được Thiền tông dung nạp. Các bậc Đại sư
Thiền tông không muốn bị trói buộc bởi những phiền phức của cuộc đời trần tục. Họ
thường lánh mình nơi non xanh nước biếc để tu dưỡng tinh thần, sống ẩn cư như Hứa Do,
Phạm Lãi...
Nghĩa: Sao cho giống đức Hứa Do. Biết đâu đời có mấy mùa xuân ? Vô vi ở nơi
đồng quê phóng khoáng. Làm con người tự tại tiêu dao.
Khái niệm Vô vi được các bậc cao tăng thấm nhuần một cách tự nhiên. Hộ ước ao
được giũ sạch bụi ữần, thỏa chí sống trong thiên nhiên, ung dung tự tại ngắm gió thoảng,
mây trôi.
Nghĩa: Chống gậy thiền lên núi cao, rũ sạch bụi trần. Lặng lẽ trong cảnh mộng ảo,
chỉ hỏi áng mây nổi. Tôi đây rất thiết tha nhưng không cách nào theo học được Trừng,
Thập. Vì đã trót vướng trâm anh trong bầy cò.
Tác giả vì đang vướng bận việc triều đình, đảm nhận quyền cao, chức trọng mà
chưa rũ áo từ quan được nên đã biểu lộ niềm ao ước của mình được như Quảng Trí Thiền
sư.
2.3.3.Thơ tứ tuyệt thời Lý phản ánh sự khủng hoảng niềm tin đối vối nhà Phật.
Chủ lưu trong dòng chảy thơ Thiền là truyền bá yếu chỉ Thiền tông cũng như giáo lí
nhà Phật. Song ta cũng bắt gặp đôi bài tỏ ý nghi ngờ tính hiện thực của giáo lí nhà Phật.
Sự nghi ngờ này có thể chi thoảng qua, dưới dạng một câu hỏi giãi bầy tâm tư xin được
người khác chỉ giáo:
Nghĩa: Lăn lóc nhiều giữa cõi phàm trần mà chưa nhận rõ vàng (thau). Chẳng biết
nơi nào là chân tâm. Mong người rủ lòng chỉ cho cái đích và mở ra phương tiện, để thấy
rõ "Như như" khỏi phải khổ công tìm.
Cũng có khi đó là nỗi buồn-trước cảnh đạo Phật sa sút, tín đồ nhà Phật "tụ họp
thành bầy làm nhiều việc xấu" (Đàm Dĩ Mông ~ Lên án tín đồ nhà Phật), mà cảm thán,
xót xa. Chu Hải Ngùng (Tịnh Giới) đã phải thốt lên rằng:
Nghĩa: Lúc này bàn luận về đạo thì rất ít tri âm. Chỉ vì ngày nay đạo đã mất "Tâm".
Mấy ai được như Chung Tử Kì là người sành nhạc, mới nghe qua đã hiểu thấu tiếng đàn
của Bá Nha.
Lúc này yếu chì Thiền tông cũng bị người đời sao lãng. Còn được mây người theo
được người xưa tìm về bản thể bằng con đường Đốn ngộ, Kiến tính thành Phật.
Nghĩa: Mùa thu đến mát rượi, sảng khoái trong lòng, Những nhà thơ tài cao thì nhìn
trăng mà ngâm vịnh. Đáng buồn cười cho kẻ ngớ ngẩn trong làng Thiền. Cớ sao lại đem
ngôn ngữ để "Truyền tâm" cho người ?
2.3.4.Thơ tứ tuyệt thời Lý phản ánh tinh thần yêu nước.
Cảm hứng chủ đạo của thơ văn thời Lý nói chung, thơ tứ tuyệt nói riêng là cảm
hứng Thiền, song cũng có một số bài bắt nguồn từ cảm hứng yêu nước. Điều này được
thể hiện qua ý thức về quyền tự chủ của quốc gia trong bài "Nam quốc sơn hà":
Nghĩa: Núi sông nước Nam, vua Nam ở. Cương giới đã ghi rành rành trên sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm lăng. Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng
chuốc lấy bại vong.
Tinh thần yêu nước còn thể-hiện ở thái độ tôn kính bậc minh quân, bồi lẽ vua là đại
diện cho Quốc gia. Lý Thái Tổ được dân chúng tụng xưng.
Nghĩa: Đức nhà vua lổn như trời đất, uy đanh làm cho tám cõi được yên Ổn, cho
đến những nơi tối tăm cũng được nhờ ơn trạch và thấm nhuần đến cả Xung thiên (thần
vương) này.
Một loạt bài như "Chính nam", "Tây vọng", "Chính bắc" cùng chung cảm hứng tự
hào về con người và đất nước. Con người là các chàng trai cô gái khí tiết hơn người, làm
vẻ vang cho đời. Đất nước thì có thần bảo trợ, khắp nơi đều giàu sang thịnh vượng
(Chính nam). Vua chúa thì con cháu nối mãi nghiệp đế vương (Chính bắc).
Nghĩa: Phía tây trông xa xa thấy cột chống trời. Những gái trai khí tiết hơn đời đứng
hàng đầu các tướng. Đất Thiên đức giàu sang và quyền thế xa rộng, Quân vương sống lâu
chín mươi chín tuổi.
Như vậy, xét về nội dung phản ánh của thơ tứ tuyệt thời Lý, đề tài chủ yếu là thuyết
giảng về giáo lí Thiền tông (hoặc là trực tiếp quảng bá yếu chỉ Thiền tông hoặc là mượn
hình ảnh thiên nhiên để gián tiếp trình bày giáo lí nhà Phật). Ngoài ra còn có một số bài
bắt nguồn từ cảm hứng yêu nước. Đó là lòng tự hào về đất nước, về con người Việt Nam.
Tuy số lượng tác phẩm lưu giữ được không nhiều, nhưng nội dung phản ánh của thơ tứ
tuyệt thời Lý cũng đã cho chúng ta thấy được phần nào diện mạo và tinh thần của thời đại
nhà Lý - một thời đại trong sạch về đạo đức xã hội, từ các vì vua chúa, các nhà quý tộc
tới đàn đen, hết thảy đều chăm lo di dưỡng tinh thần với tinh thần hướng thiện cao đẹp.
Thời đại này cũng là thời đại của tinh thần sáng tạo và tự do tư tưởng. Các bậc Thiền sư
không quá lệ thuộc vào giáo lí nhà Phật, thậm chí họ còn tợ đo bày tỏ những điều còn
nghi vấn trong lòng hoặc nỗi thất vọng về nhân tình thế thái. Đây cũng là thời đại của
những con người luôn tận tụy việc nước, trong lòng luôn tràn trề niềm tự hào về đất nước
và con người Việt Nam.
CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ TỨ TUYỆT
THỜI LÝ
Nội dung và hình thức là hai phương điện cơ bản thống nhất không thể tách rời của
tác phẩm văn học. Nội dung tác phẩm văn học chỉ có thể tồn tại nhờ hình thức. Hình thức
nghệ thuật là phương tiện cấu tạo nội dung và tạo nên vẻ độc đáo của tác phẩm. Tìm hiểu
hình thức là điều kiện tất yếu để lĩnh hội đúng đắn giá trị của nội dung tác phẩm. Để tìm
hiểu đặc trưng nghệ thuật cửa thơ tứ tuyệt thời Lý, luận văn này sẽ khảo sát trên các
phương diện : thể thơ, các vấn đề về vần, niêm luật, điển cố, từ ngữ, hình thức tổ chức
câu, kết cấu.
Ngoài các tiêu chí trên, luận văn này còn chú trọng khảo sát một số vấn đề về : con
người, thiên nhiên, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật.
Đây cũng là những yếu tố quan trọng làm nến diện mạo thi ca của từng thời đại,
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tư duy nghệ thuật, nhân sinh quan, thế giới quan của các bậc
thi nhân.
3.1.THỂ THƠ
3.1.1.Thể thơ ngữ ngôn tứ tuyệt
Thơ tứ tuyệt thời Lý, xét về nội dung, phần lớn trình bày về yếu chỉ Thiền tông.
Cách trình bày đó cổ thể là trực tiếp thuyết giảng hoặc gián tiếp thuyết giang. Lực lượng
sáng tác thời này phần lớn là các Thiền sư. Thiền là vô ngôn cho nên thể thơ ngũ ngôn tứ
tuyệt (ngũ tuyệt) tỏ ra đắc dụng hơn cả. Trong số 56 bài thơ tứ tuyệt thời Lý, tỷ lệ thơ ngũ
ngôn tứ tuyệt / thơ thất ngôn tứ tuyệt là 28/56. Với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt có số lượng
âm tiết tối đa là 20, các vị thiền sư đã nén chặt các luận điểm cơ bản của yếu chỉ Thiền
tông, khơi gợi cho người đọc những ngụ ý sâu xa ẩn chứa trong các con chữ kì bí của bài
thơ.
Ví dụ:
Nghĩa: Đất, nước, lửa, gió và ý thức, vốn đĩ đều là không. Như đám mây họp rồi lại
tan. (Nhưng) mặt ười nhà Phật thì soi sáng không cùng.
Trong toàn bộ các bài thơ tứ tuyệt thời này, số bài lấy cảm hứng từ tình yêu đất
nước, tình cảm tự hào dân tộc hoặc cảm hứng về nhân tình thế thái không nhiều nhưng
một số bài cũng được viết bằng thể thợ ngũ ngôn tứ tuyệt, nhằm khẳng định một một vấn
đề nào đó được coi là chân lí hiển nhiên, ví dụ như các bài: Đại đức, Xuất xử,...
Nghĩa: Thiên hạ còn mờ tối. Người trung giấu họ. Khi giữa trời đã sáng rõ mặt trời
và mặt trăng, còn ai không lộ rõ chân tướng của mình.
3.1.2.Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Các bậc Thiền sư luôn trăn trở, canh cánh trong lòng nỗi niềm tâm tư về việc đạo,
việc đời. Ngay cẫ trước khi viên tịch, họ vẫn khôn nguôi nghĩ về con đường mà mình đã
chọn. Họ muốn nhắn nhủ hậu thế những điều mà họ đã giác ngộ. Lời nhắn nhủ này cần
phải vân vi, minh triết. Chính vì thế các bậc Thiền sư đã dùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
để diễn đạt nỗi niềm tâm sự đó. Ví dụ như : "Thị tịch" (Đàm Khí) "Tâm không" (Mai
Trực) "Cảm hoài" (Vương Hải Thiềm) "Thị tịch cáo đại chúng" (Từ Lộ) "Hưu hướng
Như Lai" (Nguyễn Quảng Nghiêm)....
3.2.CÁC VẤN ĐỀ VỀ VẦN, NIÊM, LUẬT, ĐIỂN CỐ
3.2.1.Vần
3.2.1.1.Thơ vần trắc
Nói đến thơ cố nhiên phải nói tới vần. Không có vần thì không có thơ. Vần du
dương hay trầm lắng, thanh cao hay dung tục hoàn toàn phụ thuộc vào cách lựa chọn của
nhà thơ. Chọn được vần hay có thể làm cả bài thơ sinh động, chọn được vần lạ có thể làm
bài thơ trở nên đặc sắc. Bàn về vần, người xưa đã có nhận xét: "Với những bài thơ có lời
mạnh mẽ thì không nên chọn vần mềm mại, với những bài thơ có lời mềm mại thì không
nên chọn vần cứng rắn" (Ngữ tráng giả bất khả dụng nhu vận, ngữ nhu giả bất khả dụng
cương vận) [54, tr. 152] Như vậy, mối quan hệ giữa vần và thơ vô cùng quan trọng, khi
làm thơ không thể không thận trọng khi chọn vần.
So với thơ vần bằng, thơ vần trắc có phần cứng hơn, khúc chiết hơn. Các bài thơ
mang tính triết lí thường được gieo vần trắc. Thơ vần ưắc đanh, sắc như nhát búa gõ vào
nhận thức của người đọc. "Nó luôn kích thích óc súy nghĩ va sự trăn trở để buộc đối
tượng phải tự mình chứ không ai khác đương đầu với vấn đề và tự giải quyết lấy" [41, tr.
109].
TI lệ thơ vần bằng / vần trắc trong thơ tứ tuyệt thời Lý được thống kê qua số liệu
sau :
Tổng số Thơ vần bằng Tỉ lệ Thơ vần trắc Tỉ lệ
57 43 75% 13 25%
Thơ vần trắc được dùng trong các bài thơ triết lí về cái vô thường của cuộc đời, về
nỗi khắc khoải trong tâm tư của một người đang tìm đường hướng tới Chân như.
Ví dụ :
Nghĩa: Chân tính luôn luôn không có tính. Nó chưa từng có sinh, có diệt. Thân
người là hiện tượng sinh diệt, [nhitìig] Pháp tính thì chưa từng sinh diệt.
3.2.1.2.Thơ vần bằng
Các bài thơ phô diễn ý tình,thường được gieo vần bằng. Bởi lẽ, xét về mặt ngữ âm,
vần bằng là vần mềm mại. Thơ gieo vần bằng, âm hưởng du dương, lợi cho việc ngâm
nga, hát xướng.
Trong thơ tứ tuyệt thời Lý, vần bằng chiếm số lượng nhiều hơn nhằm thể hiện trạng
thái tâm tư ữnh lặng hay những cảm xúc sâu lắng về đạo về đời.
Ta có thể dẫn ra hàng loạt bài thơ tứ tuyệt gieo vần bằng để diễn tả trạng thái tinh
thần tĩnh lặng của các bậc Thiền sư. Đó là các bài tiêu biểu như: "Tâm không" (Mai
Trực), "Cảm hoài" (Vưdng Hải Thiềm) "Ngôn hoài" (Dương Không Lộ)... Đó còn là các
bài tả cảnh mà ngụ ý Thiền sâu xa như "Ngư nhàn" (Dương Không Lộ).
3.2.2.Điển cố
Một trong nhiều nét đặc trưng của dòng văn học trung đại là sử đụng điển cố, điển
tích. Thơ tứ tuyệt thời Lý cũng không nằm ngoài đặc trứng mang tính quy phạm đó. Điển
cố là lối dẫn chuyện xưa, tích cổ hay các câu thơ mang tính điển hình trong thơ văn trung
đại. Có thể nói nét đặc sắc của cách dùng điển cố là kiệm lời mà gợi cho người đọc
những liên tưởng sâu sắc. Thơ tứ tuyệt thời Lý sử dụng vô số điển cố, điển tích. Ta
thường gặp các điển cố sau:
- Bá Nha - Tử Kì (Chu Hải Ngùng - Hãn tri âm I). Sách "Liệt tử" chỉ hai người bạn
tri âm.
- Hứa Do (Lê Thuần - Đáp tăng vấn). Một ẩn sĩ ở thời vua Nghiêu. Nghiêu đem
thiên hạ nhường cho Hứa Do nhưng Hứa Do không nhận vì không muốn vướng vào vòng
lợi danh.
- Long môn tao điểm ngạch (Nguyễn Giác Hải - Bất giác nữ đầu bạch). Sách 'Thủy
kinh chứ" chỉ người thi trượt.
- Bát đấu tài cao (Chu Hải Ngùng -Hãn tri âm II). Lời Tạ Linh Vận thời Lục triều
khen Tào Thực.
- Lộ quần (Đoàn Văn Khâm - Tặng Quảng Trí Thiền sư). Sách "Bác vật chi" chi
hàng ngũ trăm quan trong triều đình.
- Thiên trụ (Khuyết danh - Tây vọng). Sách 'Thần di kinh" chỉ cột đồng trụ cao tới
tận trời trên núi Côn Luân.
- Bạch hổ (Khuyết danh - Chính bắc). Sách 'Tam phụ hoàng đồ" chỉ một trong bốn
con vật quý (thương long, bạch hổ, chu tước, huyền vũ).
Với tính thần "Tam giáo đồng nguyên" các bậc Thiền sư thời Lý cũng không ngại
ngần gì khi mượn các điển cố cũng như thuật ngữ của Nho giáo, Đạo giáo.
Ví dụ:
- Vô vi (Kiều Phù - Cảm hoài). Nghĩa : sống thuận theo lẽ tự nhiên, không gò bó,
trói buộc, làm mất bản chất của mình (sách "Lão tử").
- Hy dy (Lê Thước - Thị Thái úy Tô Hiến Thành, Thái bảo Ngô Hòa Nghĩa). Nghĩa :
cái nghe không thấy, nhìn không được (sách "Đạo đức kinh").
- Thất châu (Từ Lộ - Thất châu). Nghĩa: chỉ cái trực quan, cái nhìn tổng hợp của
người ta sau khi đã thấy được Bản thể (sách "Nam hoa kinh").
2.2.3.Niêm luật
Thơ tứ tuyệt thời Lý, nhìn chung, phần lớn có nội dung thuyết giảng giáo lí nhà Phật
Để đạt được mục đích tối thượng đó các bậc Thiền sư ít câu nệ đến niêm luật, miễn sao,
qua thơ rao giảng được giáo lí nhà Phật tới hết thảy chúng sinh là được. Có lẽ vì lẽ đó mà
số bài làm theo cổ thể chiếm tỉ lệ: 37/ 56. Những bài thơ làm theo cổ thể tiêu biểu có thể
kể như: "Chân dữ huyễn" (Lã Định Hương) "Thủy hỏa" (Lâm Khu) "Thất châu" (Từ Lộ)
"Bất giác nữ bạch đầu" (Nguyễn Giác Hải) "Huyễn pháp" (Lê Thuần)...
3.3.KẾT CẤU
Trong thơ tứ tuyệt thời Lý, điều dễ nhận thấy là kiểu kết câu hai thành phần. Hai
câu khai, thừa tạo thành một cặp có chức năng nêu vấn đề (phần khởi), hai câu chuyển,
hợp tạo thành một cặp có chức năng kết luận (phần kết).
Phần khởi thường đưa ra nhiều dữ kiện khác nhau.
- Phần khỏi là một hiện tượng thiên nhiên.
Ví dụ: Trong bài "Hoa điệp" vấn đề được nêu ra là "Xuân lai hoa điệp thiện tu trì,
hoa điệp ưng tu cộng ứng kì - Xuân sang hoa bướm khéo quen thì, bướm lượn hoa cười
vẫn đúng kì".
- Phần khởi là một hiện thực của cuộc sống.
Ví dụ : Trong bài "Thị đệ tử", Vạn Hạnh đã nêu ra vấn đề sống/chết, sinh/diệt "Thân
như điện ảnh hữu hoàn vô, vạn mộc xuân vinh thu hựu khô -Người đời như bóng chớp, có
rồi lại không, như cây cối mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo".
- Phần khỏi là một triết lí Thiền tông.
Ví dụ : Trong bài "Đạo",vấn đề được nêu ra là."Đạo bản vô nhan sắc, tân tiên nhật
nhật khoa - Đạo vốn không có nhan sắc, nhưng ngày này vẫn phổ bày vẻ mới lạ tốt tươi".
Các dữ kiện của phần khởi thường là những hiện tượng hiển nhiên, ai cũng thấy
được,kiểm chứng được, hoặc những vấn đề còn gây nhiều nghi vấn cho người đọc. Đặt
vấn đề như thế đễ thu hút sự chú ý của người đọc.
Phẩn kết luận thường mang tính khẳng định, được biểu thị bằng nhiều kiểu câu.
- Phần kết là câu cầu khiến.
Ví du.: Trong bài "Hoa điệp", câu kết là "Hoa điệp bản lai giai thị huyễn, mạc tu
hoa điệp hướng tâm trì! - Hoa với bướm vốn dĩ đều là hư ảo chớ nên bận tâm về hoa và
bướm"; trong bài "Thị đệ tử", "Nhậm vận thịnh suy vô bố úy! - Mặc cho vận đời dù thịnh
hay suy đừng sơ hãi!"; trong bài "Vân Kiều Trí Huyền", "Nguyện thùy chỉ đích khai
phương tiện ! - Mong người rủ lòng chỉ cho cái đích và mở ra phương tiện"; trong bài
'Thị tịch cáo đại chúng", "Vị báo môn nhân hưu luyến trước! - Khuyên các môn đồ chớ
có vì ta mà quyến luyến".
- Phần kết là câu ghép chính phụ chỉ quan hệ giả thiết - kết quả.
Ví dụ : Bài "Hy dy", "Nhược nhân dục biện đích, dương diêm mịch cầu yên - Nếu
người ta muốn phân tích về nó thì có khác gì tìm tía khói ở trong bóng nắng"; bài "Cảm
hoài", "Nhân nhân tận thức vô vi lạc, nhược đắc vô vi thủy thị gia - Mọi người đều thấu
hiểu vô vi là vui, nếu được vô vi mới coi đấy là nhà"; bài “Bất giác nữ bạch đầu” "Nhược
vấn Phật cảnh giới, long môn tao điểm ngạch - nếu hỏi cảnh giới Phật thì khác nào cá
chép nhảy thi bị chấm trán".
Hai kiểu câu này được dùng trong phần kết là một lời khẳng định mạnh mẽ nhằm
đánh thẳng vào nhận thức của người đọc, thuyết phục người đọc gạt bỏ mọi hoài nghi để
tin theo.
3.4.TỪ NGỮ
Về mặt từ ngữ, thơ tứ tuyệt thời Lý sử dụng khá nhiều thuật ngữ nhà Phật. Ví dụ :
- Chân tông : [46. tr. 232] (Còn gọi là Chân như hay Như như). Chỉ bản thể vũ trụ
trường tồn bất biến. Trong sách "Duy thức luận" có câu "Chân vị chân thực, hiển phi hư
vọng, như vị như thường, biểu vô biến dịch. Vị thử chân thực ưnhất thiết pháp, thường
như kì tinh, cố viết Chân như - Chân là nói cái nghĩa chân thực, hiển hiện rõ ràng, không
phải là cái trống rỗng sai lạc. Như là nói sự trường tồn, biểu hiện ý không thay đổi. Hai
chữ đó là nói về cái chân thực của mọi hiện tượng và trường tồn của nó, vì thế mới gọi
tên là Chân như".
- Bát nhã: [46, tr. 242] Phiên âm tiếng Phạn, nghĩa là trí tuệ, nhưng cũng dùng để
chỉ kinh "Kim cương bát nhã bà la mật" là cương lĩnh của tông Bản vô.
- Pháp tính: [46, tr. 242] Chỉ bản thể của vũ trụ. Phật giáo quan niệm các vị Phật và
tất cả chúng sinh đều cùng chung một bản thể, gọi là Tính Phật hay Pháp tính.
- Tam muội: [46, tr. 257] Chỉ cảnh giới của những người đã bỏ được mọi ràng buộc
mà đi tới sự giải thoát.
- Tâm không: [46, tr. 293] Cái tâm là không có. Kinh Lăng nghiêm có câu "Phi tâm
phi không, tức tâm tức không - Chẳng phải tâm chẳng phải không thì cũng tức là tâm, tức
là không"
- Không không: [46, tr. 237] Sách 'Tri độ luận" "Hà đẳng vi không không, nhất thiết
pháp không, thị không diệc không, thị danh không không -Thế nào là Không không? Hết
thảy mọi hiện tượng đều là không, thế là cái không cũng là không, cho nên gọi là Không
không"
- Nhất như : [46, tr. 259] Dịch ý câu "Tam tam hưu tam tam" nghĩa là 3 cộng 3 là 6,
trước là 6 sau cũng là 6. Trong đạo Phật có khái niệm "Lục tức nhất" (sáu tức là một),
nghía là: Thứ bậc tu hành của các bậc Bồ tát là sáu, nhưng đều nhằm đi tới một, tức là
thành Phật, mà Phật là trí tuệ, là Bản thể.
Ngoài các thuật ngữ kể trên, ta còn thấy thơ tứ tuyệt thời Lý còn dùng các thuật ngữ
khác như: Lục trần [46, tr.304], Bồ đề [46, tr. 335], Lục thức [46, tr. 448], Vô minh [46,
tr.448], Ngũ uẩn [46, tr. 514], Tịch diệt [46, tr. 521], Chính giác [46, tr. 550], Chân thân
[46, tr. 552]...
Có thể nói các thuật ngữ nhà Phật được dùng với tần số rất cao, gần như là một chất
liệu nghệ thuật điển hình của thơ tứ tuyệt thời này. Có nhiều bài hầu như câu nào cũng
dùng .thuật ngữ nhà Phật. Ví dụ : "Chân dữ huyễn" (Lã Định Hương), "Đáp Lý Thái tông
tâm nguyện chi vấn" (Lâm Khu), "Quy tịch" (Bảo Giác).
Ngoài điển cố, thuật ngữ nhà Phật ra, thơ tứ tuyệt thời Lý còn sử dụng một số từ
ngữ mang tính ước lệ như : Ngọc phần sơn thượng (ngọc trên núi); Liên phát lô trang
(sen trong lò); Thủy nguyệt (trăng đáy nước); Dương diêm mịch cầu yên (tìm khói trong
nắng); Không không tầm hưởng thanh (tìm tiếng vang trong khoảng không).
3.5.HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÂU
Khảo sát các bài thơ tứ tuyệt thời Lý, người viết nhận thấy, trong thể thơ tứ tuyệt
thời này, một số kiểu câu như câu nghi vấn được sử dụng với tần số khá cao. Có lẽ đây là
nét khác biệt cơ bản của thơ tứ tuyệt thời này với thơ tứ tuyệt của các thời đại khác . Nội
dung chủ yếu của thơ tứ tuyệt thời Lý là thuyết giảng giáo lí Thiền tông mà Thiền tông
lại chủ trương “Trực chỉ nhân tâm, bất lập văn tự” yêu cầu người tu hành phải tự tìm
hiểu, tự khai tâm để đi tới đốn ngộ cho nên kiểu câu nghi vân tỏ ra đắc địa hơn cả, nó bắt
người đọc phải trăn trở suy nghĩ và tự tìm ra câu trả lời cho mình. Ví dụ: "Vi hà tương
ngữ dĩ truyền tâm - Sao lại truyền tâm bằng mách bảo?" (Chu Hải Ngùng - Hãn tri âm);
"Hà tri thế kỉ xuân - Biết đâu đời có mấy mùa xuân?" (Lê Thuần - Đáp Tăng vấn); "Bất
tri hà xứ thị chân tâm - Chẳng biết nơi nào là chân tầm?” (Từ Lộ-Vấn Kiều Trí Huyền).
Bên cạnh câu nghi vấn, thơ tứ tuyệt thời này cũng chú ý dùng câu phủ định để đánh
thẳng vào tư tưởng vọng động của con người. Ví dụ : "Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì -
Thây hoa mặc bướm để lòng chi" (Nguyễn Giác Hải -Hoa điệp); "Vật trước hữu không
không - Chắc chi có có, không không mơ màng " (Từ Lộ - Hữu không).
3.6.CON NGƯỜI
Trong kho tàng lí luận văn học của Trung Quốc, các vị học giả thời xưa từ Vương
Thông đời Tuỳ, Liễu Tông Nguyên đời Đường, tới Diệp Nhiếp đời Thanh đều chú trọng
tới cá tính sáng tạo và diện mạo độc đáo của cá nhân trong sáng tác văn học. Mệnh đê
"Văn như kì nhân" đã trở thành định luận mang tính phổ quát để
các nhà lý luận xem xét đánh giá tác phẩm văn học. Mệnh đề đó, xét về một phương diện
nào đó, đã đánh dấu sự ý thức về con người tác giả trong tác phẩm về mặt phong cách, thi
pháp. Ở Việt Nam, Cao Bá Quát quan niệm "Phẩm chất của người là phẩm chất của thơ,
phẩm chất của người cao thì phẩm chất của thơ cao... Xem người thì có thể biết thơ" [34,
tr.154]. Như vậy, vấn đề con người trong tác phẩm Văn học trung đại, nhất là trong văn
thơ thời Lý cũng cần được nhìn nhận một cách thấu đáo hơn.
Vấn đề con người trong thơ tứ tuyệt thời Lý được thể hiện ỏ các phương diện sau:
3.6.1.Trước hết đó là con người có trí tuệ siêu việt, học vấn uyên thâm, hiểu đạo,
hiểu đời.
Nhà Đinh, nhà Lê đã bước đầu đặt nền độc lập cho dân tộc nhưng không dài lâu, bồi
có nhiều trở lực xuất phát từ dục vọng thấp hèn hoặc do tham lam bạo tàn. Trong những
năm tháng nhiễu nhương, vận nước như chỉ mành treo chuông, nhãn quan chính tri sắc
bén của họ đã nhận ra ai đáng bậc vua sáng, tôi hiền. Nguyễn Vạn Hạnh đã khuyên Lý
Công uẩn : "Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng Thân
vệ, là người khoan từ, nhân thứ, lại được lòng dân chúng, mà binh quyền nắm trong tay.
Người đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_05_08_2065316957_1712_1872283.pdf