Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU . 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC
ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY . 10
1.1. Khái niệm về thủ tục hành chính , doanh nghiêp̣ và đ ăng ký
thành lập doanh nghiệp. 10
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của thủ tục hành chính. 10
1.1.2. Khái niệm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. 13
1.2. Đặc trưng của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. 15
1.3. Ý nghĩa của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. 17
1.3.1. Ý nghĩa của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với cơ
quan quản lý Nhà nước . 17
1.3.2. Ý nghĩa của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với cá
nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp. 20
1.4. So sánh pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
tại Việt Nam và một số nước trên thế giới . 20
Chương 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN VỀ THỦ
TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY . 21
2.1. Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại
Việt Nam . 21
25 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 4024 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều ràng buộc chưa thực sự tạo hành
lang thông thoáng cho doanh nghiệp trong bước đầu tiên để gia nhập thị
trường kinh tế như về vấn đề “ngành nghề kinh doanh”. Theo quy định của
Luật doanh nghiệp 2005 đến Luật doanh nghiệp 2014 cho phép doanh nghiệp
được phép kinh doanh những gì pháp luật không cấm, nhưng không có hướng
dẫn cụ thể rằng những ngành nghề cấm kinh doanh và không cấm kinh doanh
khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại trong việc lựa chọn ngành nghề
kinh doanh. Bên cạnh đó, ở một góc độ khác Luật doanh nghiệp 2014 có
nhiều tư tưởng mở rộng tạo môi trường đầu tư cho doanh nghiệp. Nhưng
trong thực tiễn kinh doanh hiện nay có những rào cản do quy định pháp luật
đặt ra, nhưng cũng tồn tại những rào cản do vấn đề thực thi. Một đạo luật mới
được sửa đổi để phát triển mà đội ngũ thực thi không chịu sửa đổi thì không
thể phát triển theo đúng tinh thuần của Luật đề ra.
Chính vì vậy , Luâṇ văn lưạ chọn đề tài : “Thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”nhằm đánh giá thưc̣ traṇg của pháp
luâṭ về đăng ký thành lâp̣ doanh nghiêp̣ qua đó làm rõ những điểm mới ,
điểm haṇ chế còn tồn taị và đề ra phương án giải quyết góp phần nâng cao
6
hiêụ quả của quản lý nhà nước trong liñh vưc̣ đăng ký thành lâp̣ doanh
nghiêp̣ , tạo một môi trường cạnh tranh và cởi mở cho các nhà đầu tư phát
triển nền kinh tế trong nước .
2. Tình hình nghiên cứu
Phát triển kinh tế luôn là hướng đi hàng đầu để xây dựng một quốc gia
phồn thịnh.Trong đó trọng tâm của vấn đề phát triển kinh tế đó chính là thúc
đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.Nhận thấy được điều này
Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng xây dựng một môi trường kinh doanh cởi
mở cho doanh nghiệp đặc biệt là vấn đề thành lập doanh nghiệp- bước khởi
đầu để doanh nghiệp gia nhập vào hoạt động kinh tế trong nước cũng như
quốc tế. Bởi vậy, vấn đề thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được Chính phủ
chú trọng cải cách cũng như được rất nhiều các học giả, nhà nghiên cứu lựa
chọn nghiên cứu, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này trong các
giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, điển hình như:
- “Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp” Luận văn
Ths Luật của Nguyễn Thị Phương Thảo (Khoa Luật, năm 2010)
- “Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp” Luận văn
Ths Luật của Nguyễn Thị Thu Hà (Khoa Luật, năm 2013)
- “Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam thực trạng và phương
hướng hoàn thiện” Luận văn Ths Luật của Trần Tố Uyên (Khoa Luật, năm 2005)
- “Cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam trong chặng
đường 10 năm hội nhập kinh tế quốc tế (2000- 2010)” Ths. Trần Huỳnh
Thanh Nghị (Tạp chí Luật học số 08/2011)
- “Những quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp cần được tiếp tục
hoàn thiện” Ths. Nguyễn Thị Yến (Tạp chí Luật học số 9/2010)
Tuy nhiên, những đề tài kể trên mới chỉ ra được những tiến bộ và hạn
chế của thủ tục thành lập doanh nghiệp như các quy định về điều kiện thành
7
lập, ngành nghề, trụ sở doanh nghiệp, ở thời kì trước khi mà Luật doanh
nghiệp 2005 còn có hiệu lực song đến nay khi mà Luật doanh nghiệp 2014 đi
vào có hiệu lực thì những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình trên đã
không còn đáp ứng kịp thời với thực tiễn thi hành. Bởi luật doanh nghiệp
2014 đã có rất nhiều điểm mới và khác biệt so với bộ luật doanh nghiệp 2005.
Do tính mới của Luật doanh nghiệp 2014 mới có hiệu lực từ ngày
01/07/2015 vậy nên hầu hết các công trình nghiên cứu hiện nay vẫn còn chưa
cập nhập hay cập nhập chưa đầy đủ những đổi mới của thủ tục đăng ký thành
lập doanh nghiệp hiện tại.Do vây, Luận văn là những cập nhập, những phát
hiện về những mặt tích cực và hạn chế còn xót của những quy định pháp luật
được ghi nhận trong bộ Luật doanh nghiệp 2014 nhằm hoàn thiện- xây dựng
thủ tục đăng ký doanh nghiệp đơn giản gọn nhẹ phù hợp với xu thế của thế
giới. Đồng thời, hy vọng rằng sau đề tài này, các nhà làm luật cũng như các
cơ quan tổ chức hành chính nhà nước cùng các cá nhân, tổ chức có nhu cầu
trong đầu tư, thành lập doanh nghiệp sẽ có cái nhìn khách quan về thực tiễn
pháp lý đối với các thủ tục hành chính trong vấn đề thành lập doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghi ên cứu của luâṇ văn là nhằm làm sáng tỏ những điểm
mới và haṇ chế của viêc̣ đăng ký thành lâp̣ doanh nghiêp̣ theo pháp luâṭ Viêṭ
Nam hiêṇ nay và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục đăng ký thành
lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Nhiêṃ vu ̣của luâṇ văn là phải chỉ ra
đươc̣ những điểm mới về thủ tuc̣ hành chính của pháp luâṭ Viêṭ Nam mà cu ̣
thể là trong Luâṭ doanh nghiêp̣ 2014, Luâṭ đầu tư 2014 trong đăng ký thành
lâp̣ doanh nghiêp̣ và n hững haṇ ch ế còn tồn tại về thủ tục hành chính trong
đăng ký thành lâp̣ doanh nghiêp̣ , đưa ra những vấn đề bất cập trong thực tiễn
từ đó đưa ra những đề x uất giải pháp để khắc phuc̣ góp phần nâng cao chất
8
lươṇg quản lý nhà nước trong liñh vưc̣ đăng ký thành lâp̣ doanh nghiêp̣ cũng
như taọ lâp̣ môṭ môi trường caṇh tranh thu hút đầu tư trong ngoài nước thúc
đẩy phát triển kinh tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luâṇ và thưc̣ tiêñ
của thủ tục thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay trong
phạm vi các quy định cụ thể của Luật doanh nghiệp 2005, Luâṭ đầu tư 2005,
Luâṭ doanh nghiêp̣ sửa đổi bổ sung 2014, Luâṭ đầu tư 2014, Hiến pháp 2013,
Luâṭ dân sư ̣2005, Luật hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luâṇ văn s ử dụng một số phương pháp để làm sáng tỏ về mặt khoa
học của lý luận và thực tiễn của đề tài trong từng nội dung cụ thể; đó là các
phương pháp như: các phương pháp luận logic, phương pháp phân tích,
phương pháp lý giải, phương pháp đánh giá được sử dụng nhiều trong
nghiên cứu các vấn đề lý luận về thủ tục hành chính trong việc thành lập
doanh nghiêp̣ ; các phương pháp bình luận, đối chiếu, so sánh, thống kê, hệ
thống, phương pháp chứng minh, phương pháp lịch sử... được sử dụng nhiều
trong nghiên cứu về thực trạng pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh
nghiêp̣ theo pháp luâṭ Viêṭ Nam hiêṇ nay .
6. Ý nghĩa lý luận và thưc̣ tiêñ của luâṇ văn
Luâṇ văn phản ánh cái nhìn khách quan về thủ tuc̣ hành chính trong
lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay.Luận văn chỉ
ra những điểm mới , những vấn đề còn tồn taị cần phải tiếp t ục sửa đổi bổ
sung để taọ môṭ môi trường kinh doanh caṇh tranh thu hút đầu tư trong và
ngoài nước.Trên quan điểm thay đổi quan niêṃ đối với các doanh nghiêp̣ và
cả cách thức quản lý nhà nước như : hiêṇ thưc̣ hóa đầy đủ quyền tư ̣ do kinh
doanh theo nguyên tắc doanh nghiêp̣ đươc̣ tư ̣do kinh doanh những ngành
9
nghề mà pháp luâṭ không cấm hoăc̣ không haṇ chế , áp dụng thống nhất các
thủ tục hành chính không phân biệt nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài trong đăng ký thành l ập doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận văn cũng chỉ
ra những tác đôṇg tích cưc̣ đến côṇg đồng doanh nghiêp̣ mà Luật doanh
nghiệp- Luật đầu tư sửa đổi mang lại như giảm đáng kể chi phí tuân thủ thủ
tục hành chính tron g gia nhâp̣ thi ̣ trường , quản lý kinh doanh , giảm đáng kể
rủi ro thương mại và rủi ro pháp lý cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiêp̣; nâng cao tính linh hoaṭ trong hoaṭ đôṇg kinh doanh và t ạo điều kiêṇ
xây dưṇg môṭ môi trường ki nh doanh thông thoáng , thuâṇ lơị, công minh và
minh bạch hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo , nôị
dung của luâṇ văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luâṇ cơ bản về thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiêp̣ theo pháp luâṭ Viêṭ Nam hiêṇ nay.
Chương 2: Pháp luật và thực tiễn thực hiện thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Sự cần thiết, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN NAY
1.1. Khái niệm về thủ tục hành chính , doanh nghiêp̣ và đăng ký
thành lập doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của thủ tục hành chính
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, thủ tục là “cách thức tiến hành một
công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của Nhà nước” [24].
Như vậy, hoạt động quản lý nhà nước nào cũng đều được tiến hành theo
những thủ tục nhất định mà thực chất là một chuỗi các hoạt động diễn ra theo
trình tự, ở đó mỗi hoạt động diễn ra được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau
trong những thời điểm khác nhau. Kết quả của hoạt động quản lý phụ thuộc
nhiều yếu tố nhưng trong đó chủ yếu phụ thuộc vào số lượng, thứ tự các hoạt
động cụ thể, mục đích, nội dung, cách thức thực hiện các hoạt động cụ thể
trong một chuỗi các hoạt động thống nhất. Thủ tục đóng vai trò quan trọng
trong quản lý Nhà nước cũng như đảm bảo quyền và lợi ích người dân.
Thủ tục hành chính là thủ tục tiến hành các hoạt động quản lý hành
chính Nhà nước được thực hiện bởi các chủ thể thực hiện quyền hành pháp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về thủ tục
hành chính nhưng về bản chất thì thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật
hành chính quy định nên thủ tục hành chính chính là nội dung của một nhóm
quy phạm pháp luật hành chính chứ thủ tục không phải là quy phạm pháp
luật. Bở lẽ quản lý hành chính là một hoạt động vô cùng phức tạp cho nên thủ
tục hành chính cũng đa dạng phức tạp theo. Thủ tục hành chính hợp lý sẽ tạo
nên sự hài hòa, thống nhất trong bộ máy Nhà nước, rút ngắn thời gian giải
11
quyết công việc, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội. Thủ tục hành chính bất
hợp lý sẽ là rào cản cho sự phát triển xã hội cũng như trở thành mảnh đất màu
mỡ cho nạn tham nhũng, cửa quyền, gây mất lòng tin của nhân dân vào chính
quyền. Vậy nên, thủ tục hành chính luôn được quan tâm và xây dựng bằng hệ
thống quy phạm pháp luật đã dạng.
Tóm lại, Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức quản lý của cơ quan
hành chính Nhà nước khi thực thi công vụ, là công cụ có tính pháp lý, giúp
cho hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan Nhà nước được thống
nhất về trình tự và cách thức giải quyết công việc trong mối quan hệ với tổ
chức và công dân.
Mặc dù thủ tục hành chính mà một phạm trù đa dạng và phức tạp
nhưng do tính thống nhất của quản lý Nhà nước nên các thủ tục hành chính
bao gồm một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lý
Nhà nước hay thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành
chính Nhà nước. Các hoạt động quản lý diễn ra trong lĩnh vực nào được thực
hiện theo thủ tục pháp luật quy định trong lĩnh vực đó.
Thứ hai, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy
định. Quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung và quy
phạm thủ tục. Trong đó, quy phạm nội dung trực tiếp quy định những quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Nhà nước. Quy
phạm thủ tục quy định cách thức thực hiện nội dung.
Thứ ba, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt. Đặc điểm này là
do quản lý hành chính Nhà nước vốn phong phú và đa dạng. Việc thực hiện
chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau như: thẩm quyền, năng lực của
chủ thể quản lý, đặc điểm của đối tượng quản lý, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra
hoạt động quản lý. Mặt khác, do để đảm bảo sự thích ứng với sự biến đổi linh
12
hoạt của hoạt động quản lý mà thủ tục hành chính thường xuyên có nhu cầu
bãi bỏ những thủ tục đã cũ, đưa ra những thủ tục mới phù hợp hơn cũng diễn
ra thường xuyên. Khi xây dựng thủ tục hành chính nếu nhận thức đúng đắn về
đặc điểm này sẽ tạo ra sự linh hoạt, mềm dẻo cho hoạt động quản lý nhưng
nếu phủ nhận đặc điểm này có thể làm xơ cứng hoạt động quản lý, kìm hãm
quá trình phát triển xã hội dẫn đến tình trạng đặt ra quá nhiều thủ tục hành
chính không cần thiết hoặc thay đổi thủ tục một các tùy tiện làm cho hoạt
động quản lý thiếu ổn định.
Như vậy, thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động
quản lý hành chính Nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật
hành chính bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các
hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành
chính Nhà nước.Thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong quản lý Nhà
nước và đời sống xã hội.Trước hết, nếu không thực hiện các thủ tục hành
chính cần thiết thì mọi quyết định hành chính sẽ không được đưa vào thực tế
hoặc bị hạn chế tác dụng.Điển hình như nếu không tiến hành thủ tục công bố
thì mọi quyết định có thể không được thi hành.Không được tuyển vào làm
việc tại một doanh nghiệp hay một cơ quan nếu không thực hiện đúng các thủ
tục mà cơ quan hay doanh nghiệp đó đòi hỏi. Hay như một doanh nghiệp có
thể bị đình chỉ hoạt động nếu không tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động. Nói
cách khác, thủ tục hành chính đảm bảo các quyết định hành chính được thi
hành. Một ý nghĩa khác của thủ tục hành chính đó là đảm bảo cho việc thi
hành các quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp,
hợp lý của các hệ quả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra.
Ý nghĩa của thủ tục hành chính còn thể hiện ở chỗ, khi được xây
dựng và vận dụng một cách hợp lý, thủ tục hành chính sẽ tạo ra khả năng
sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua,
13
đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý Nhà nước. Thủ tục hành chính liên
quan đến quyền lợi công dân do vậy khi được xây dựng và vận dụng tốt
vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm giảm sự phiền hà, bồi đắp
mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân trở nên tốt đẹp hơn nữa. Công
việc có thể được giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác theo đúng
yêu cầu của cơ quan Nhà nước và nhu cầu của nhân dân góp phần chống tệ
nạn tham nhũng, sách nhiễu, cửa quyền.
1.1.2. Khái niệm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Để xây dựng một nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trước hết Nhà nước
cần khuyến khích mọi chủ thể trong xã hội phát huy tiềm năng của mình, mở
rộng kinh doanh, không ngừng tìm tòi sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, xây dựng các sản phẩm hàng hóa – dịch vụ chất lượng để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao và có phần khắt khe của thị trường kinh tế mở cửa. Trong
Hiến pháp và hầu hết các văn bản pháp luật của mọi quốc gia đều đề cao
quyền tự do kinh doanh của công dân, tự do kinh doanh được tôn trọng và xác
định là một trong những quyền cơ bản của mọi công dân. Điều này cũng được
ghi nhận rất rõ trong Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề
mà pháp luật không cấm” [17, Điều 33]. Tự do kinh doanh cũng như tự do lựa
chọn nghề nghiệp và mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền công dân
cơ bản đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển bền vững.
Tự do kinh doanh được hiểu là mọi công dân không phân biệt tôn giáo,
giới tính, trình độ khi đáp ứng được đủ các điều kiện mà pháp luật quy định
đều có thể tiến hành hoạt động kinh doanh nếu có nhu cầu. Không một cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào có quyền được ngăn cấm hay cản trở hoạt động kinh
doanh của họ. Tự do kinh doanh còn được thể hiện ở chỗ công dân khi có nhu
14
cầu thực hiện hoạt động kinh doanh có quyền được lựa chọn ngành nghề, địa
điểm, nhân lực phương thức hoạt động phù hợp với nhu cầu của cá nhân công
dân, hay của một nhóm công dân cùng thực hiện hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp cho hoạt động kinh doanh của
mình, tránh sự can thiệp trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức nhằm cản trở
hoạt động kinh doanh đồng thời cũng để đảm bảo cho hoạt động quản lý
Nhà nước, lợi ích chung của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác trong các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, hợp tác quốc tế
thì các chủ thể kinh doanh cần phải tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động kinh
doanh của mình với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, việc thực
hiện thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh với cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cũng là một trong những phương thức thể
hiện sự tự do trong kinh doanh.
Vậy, đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) là việc Nhà nước
ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một chủ thể kinh doanh (chủ thể kinh
doanh ở đây bao gồm các cá nhân, tổ chức).Kể từ thời điểm đăng ký kinh
doanh chủ thể kinh doanh có đầy đủ các năng lực pháp lý (tư cách chủ thể) để
tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhà nước cung
cấp những đảm bảo đầy đủ về mặt chính trị- pháp lý để chủ thể kinh doanh có
điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
Đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) là một thủ tục hành
chính bắt buộc theo đó chủ thể kinh doanh tiến hành đăng ký với cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền và công khai hóa sự ra đời và hoạt động kinh
doanh của mình với giới thương nhân và cộng đồng. Cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền có nghĩa vụ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh cho chủ thể kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh là căn cứ pháp lý xác lập quyền và nghĩa vụ của
15
chủ thể kinh doanh dưới sự quản lý của Nhà nước đồng thời cũng ghi nhận
tư cách pháp nhân, tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh, sự bảo hộ của
Nhà nước với chủ thể kinh doanh.
Tóm lại, Thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành
chính bắt buộc theo đó các chủ thể kinh doanh bắt buộc phải thực hiện theo
đúng trình tự, tuân thủ cách thức quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền trong lĩnh vực đăng kí kinh doanh để tiến hành đăng ký hoạt động
đồng thời công khai hóa sự ra đời của mình với giới thương nhân và cộng
đồng. Ngược lại, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ xem xét và
cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng trình tự theo quy định
của pháp luật.
1.2. Đặc trưng của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính bắt buộc đối
với chủ thể kinh doanh. Hành vi đăng ký kinh doanh làm phát sinh mối quan
hệ giữa chủ thể kinh doanh và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một
chứng thư pháp lý (hay một văn bản mang tính pháp lý) do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp cho chủ thể kinh doanh theo trình tự, thủ tục luật định để
ghi nhận sự tồn tại về mặt pháp lý của chủ thể đó và hoạt động kinh doanh
của họ. Vì vậy, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mang đậm đặc trưng
của một thủ tục hành chính như:
Một là, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay thay
đổi nội dung đăng ký kinh doanh chủ thể kinh doanh phải tuân thủ những
trình tự, thủ tục về đăng ký kinh doanh theo luật định mà ở đây là Luật
doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể là việc hoàn
thiện hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hoặc thông báo thay đổi nội dung
đăng ký kinh doanh cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong phạm vi
16
có thẩm quyền cơ quan Nhà nước có nghĩa vụ tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các
quy định của pháp luật hiện hành để cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, quy trình này được thực hiện đúng trình tự thời gian
theo quy định của luật định.
Hai là, đồng nghĩa với việc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, chủ thể kinh doanh đã chính thức được xác lập tư cách pháp nhân,
được Nhà nước ghi nhận sự tồn tại dưới góc độ pháp lý, chịu sự quản lý trực
tiếp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động kinh doanh của chủ thể
kinh doanh cũng đã được công khai trong giới thương nhân và cộng đồng. Từ
đây, chủ thể kinh doanh đã có đầy đủ năng lực pháp luật để nhân danh mình
tham gia vào các quan hệ kinh tế, dân sự, thương mại quốc tế và các quan hệ
pháp luật khác.
Để thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường, chủ thể phải tiến
hành hoạt động đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hay nói cách khác đăng ký kinh doanh là thủ tục gia nhập thị trường của
doanh nghiệp, theo đó nó thể hiện các đặc trưng riêng biệt sau:
- Thứ nhất, đăng ký kinh doanh là thủ tục đầu tiên của doanh nghiệp
phải tham gia vào thị trường, trong hoạt động đăng ký kinh doanh, việc thành
lập doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp được thông tin
rộng rãi, công khai trên thị trường, bên ngoài xã hội nhằm thu hút sự chú ý
của cộng đồng doanh nghiệp (các đối tác tương lai) và cộng động xã hội(các
đối tác có liên quan) tạo nền tảng cho bước đầu khởi sự kinh doanh.
- Thứ hai, đăng ký kinh doanh được hiểu là quyền tự do kinh doanh, đây
là một bộ phận của quyền tự do dân chủ của nhân dân. Tuy nhiên, quyền này
phải tuân thủ theo nguyên tắc dân chủ tập trung và bình đẳng trước pháp luật.
- Thứ ba, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi gia nhập thị trường đều phải
17
thực hiện một trình tự gồm các thủ tục hành chính sau: 1) Đăng ký kinh
doanh; 2) Thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp; 3) Công bố thông tin doanh
nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
1.3. Ý nghĩa của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
1.3.1. Ý nghĩa của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với cơ
quan quản lý Nhà nước
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những công cụ để Nhà
nước thực hiện chức năng quản lý đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Vậy
nên, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận về mặt
pháp lý của Nhà nước đối với sự ra đời và tư cách pháp nhân của chủ thể kinh
doanh. Sự ghi nhận về mặt pháp lý này được quy định cụ thể tại các Điều 47,
73,110, 172 Luật doanh nghiệp 2014 đó là khi chủ thể kinh doanh lựa chọn
loại hình doanh nghiệp và hoàn thất thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thì tư cách pháp nhân của chủ thể kinh doanh được
xác lập “ kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Như
vậy, phải đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ
thể kinh doanh mới có đủ năng lực pháp luật để tham gia vào các quan hệ dân
sự, kinh tế và các quan hệ pháp luật khác trên thị trường kinh doanh. Những
hoạt động kinh doanh tiến hành trước thời điểm này đều không nhân danh
chính chủ thể kinh doanh và chỉ đơn thuần được coi là hoạt động đơn lẻ của
cá nhân. Luật doanh nghiệp 2014 quy định về hợp đồng trước đăng ký thành
lập doanh nghiệp đã nêu rõ điểm này:
1. Người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng
phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và
trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp
phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã
18
ký kết quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên hợp
đồng có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thành lập
thì người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu
trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách
nhiệm thực hiện hợp đồng đó [18, Điều 19].
Điều này cho thấy, khi chưa có Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, chủ thể kinh doanh chưa có đủ tư cách để tham gia giao kết và thực
hiện các thỏa thuận nhân danh chính mình. Bản thân Điều lệ và tổ chức hoạt
động của chủ thể kinh doanh chỉ có giá trị ràng buộc đối với thành viên trong
tổ chức sau thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Kể từ
thời điểm đó, chủ thể kinh doanh đã có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ với tư
cách chủ sở hữu (hoặc sử dụng) toàn bộ tài sản của tổ chức kinh doanh mà
mình đăng ký thành lập và hoạt động. Đồng thời, sau đó các thành viên trong
tổ chức tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu góp vốn theo quy định tại Luật
doanh nghiệp 2014:
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp
vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền
sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở
hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không
phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn
phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác
nhận bằng biên bản.
19
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007893_0597_2003042.pdf