Luận văn Thúc đẩy bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực trong gia đình người nùng dưới góc nhìn công tác xã hội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .8

1. Lý do chọn đề tài.8

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.10

3. Ý nghĩa của nghiên cứu .15

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.16

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .16

5.1. Đối tượng nghiên cứu.16

5.2. Khách thể nghiên cứu .16

6. Phạm vi nghiên cứu.16

7. Câu hỏi nghiên cứu.17

8. Giả thuyết nghiên cứu.17

9. Phương pháp nghiên cứu.18

9.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:.18

9.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.18

9.3. Phương pháp thảo luận nhóm . 18

9.4. Phương pháp quan sát.18

9.5. Phương pháp điền dã dân tộc học .19

9.6. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .19

9.7. Phương pháp xử lý số liệu SPSS.21

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU.22

1.1. Các khái niệm công cụ.22

1.1.1 Khái niệm giới và giới tính .22

1.1.2. Khái niệm bình đẳng giới và bất bình đẳng giới.24

1.1.3. Tiếp cận nguồn lực kinh tế.25

1.1.4. Các khái niệm liên quan:.26

pdf39 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực trong gia đình người nùng dưới góc nhìn công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái niệm bình đẳng giới là bình đẳng về luật pháp, về cơ hội (bao gồm cả sự bình đẳng trong thù lao công việc và việc tiếp cận đến nguồn vốn con ngƣời và các nguồn lực sản xuất khác cho phép mở ra các cơ hội này) và bình đẳng về “tiếng nói” (khả năng tác động và đóng góp cho quá trình phát triển), đồng thời chỉ ra thực trạng phân biệt giới theo các khía cạnh đó trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt tập trung vào các nƣớc đang phát triển, cũng nhƣ cái giá phải trả cho vấn đề bất bình đẳng giới đối với phúc lợi của con ngƣời cũng 12 nhƣ quá trình phát triển. Báo cáo cũng chú trọng phân tích vai trò của thể chế xã hội nhƣ tập quán và luật lệ, các thể chế kinh tế nhƣ thị trƣờng; vai trò của mối quan hệ quyền lực, nguồn lực và ra quyết định trong hộ gia đình; vai trò của những thay đổi kinh tế và chính sách phát triển nhƣ những yếu tố giải thích cho sự bất bình đẳng giới để từ đó giúp xác định các đòn bẩy chính sách hữu hiệu dể thực đẩy sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. [15] Trong Báo cáo phát triển con ngƣời châu Á Thái Bình Dƣơng (UN, 2009)[2] Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) trong báo cáo phát triển con ngƣời năm 2010 (UNDP, 2010) [28], cũng xem xét bình đẳng giới trong quyền pháp lý, tiếng nói trên chính trƣờng, và quyền năng kinh tế và đƣa cách tiếp cận đó vào việc xây dựng chỉ số đánh giá bất bình đẳng giới mới (GII). Sau hơn một thập kỷ kể từ báo cáo 2001 của Ngân hàng thế giới ra đời, quá trình hoàn thiện thể chế về mặt luật pháp đảm bảo bình đẳng giới đã đƣợc thực hiện rộng khắp nhất là ở các nƣớc đang phát triển, do đó trong nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2011) với chủ đề “Bình đẳng giới và phát triển” [16] trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc đó của Ngân hàng thế giới liên quan đến chủ đề giới, đã tập trung đánh giá bình đẳng giới đƣợc xem xét theo 3 khía cạnh: sự tích tụ năng lực (sức khỏe, học hành, tài sản vật chất); việc sử dụng năng lực để nắm bắt các cơ hội kinh tế và tạo thu nhập; và việc sử dụng các năng lực đƣợc tích tụ đó để tác động đến quyền lợi của cá nhân và hộ gia đình. Báo cáo đánh giá những bƣớc tiến trong các khía cạnh của vấn đề bình đẳng giới, đồng thời cũng chỉ ra những khía cạnh bất bình đẳng giới còn tồn tại dai dẳng, từ đó lựa chọn chính sách tập trung giải quyết nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực ƣu tiên. Trên cơ sở báo cáo phát triển thế giới 2012, Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dƣơng (WB, 2012) đã nghiên cứu chi tiết các khía 13 cạnh bất bình đẳng giới đƣợc đặt ra trong báo cáo phát triển thế giới trong bối cảnh của khu vực Đông Á và Thái Bình Dƣơng từ đó đƣa ra cơ sở hoạch định chính sách hƣớng tới bình đẳng giới mang tính đặc trƣng cho khu vực này. Một nghiên cứu có thể đƣợc coi là đầu tiên của Việt Nam tổng quan về vấn đề giới đó là nghiên cứu của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ thực hiện với tên gọi “Phân tích tình hình và đề xuất chính sách nhằm tăng cƣờng tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam”(2004) [30] trong đó đề cập tới thực trạng cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng và giải pháp chính sách của 4 khía cạnh của vấn đề bình đẳng giới, đó là vấn đề giới trong việc làm và địa vị kinh tế; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; sức khỏe và an toàn; và tham gia lãnh đạo và hoạt động chính trị. Tiếp theo nghiên cứu đó, đã có một số công trình khác cũng nhằm đánh giá tổng quan thực trạng vấn đề bình đẳng giới, từ đó đƣa ra một số khuyến nghị chính sách nhƣ Báo cáo thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam (2005, 2010); “Đánh giá tình hình Giới ở Việt Nam”(WB, 2006); “Đánh giá Giới ở Việt Nam” (WB, 2012); Chuỗi báo cáo của UNDP (2008) “Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ” - trong đó có báo cáo Việt Nam thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ thứ 3; Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB, 2008) “Bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu dựa vào số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2006” hay nghiên cứu của Naila Kabeer, Trần Thị Vân Anh, Vũ Mạnh Lợi (2005), “Chuẩn bị cho tƣơng lai: Các chiến lƣợc ƣu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam”. [7] Các nghiên cứu tổng quan này với việc đánh giá bất bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua các tiêu chí đƣợc đƣa ra trong 2 chỉ số đánh giá bình đẳng giới của UNDP là GDI và GEM về cơ bản đã đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới trên nhiều phƣơng diện nhƣ giáo dục, y tế, và lao động việc 14 làm, cũng nhƣ vị thế của phụ nữ Việt Nam trong các cơ quan quyền lực và so sánh đƣợc vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế về vấn đề bình đẳng giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chƣa đánh giá đƣợc hết các khía cạnh của vấn đề bình đẳng, mặt khác, các nghiên cứu tổng quan này cũng chƣa chỉ ra các căn nguyên sâu xa của vấn đề bất bình đẳng giới để từ đó đề xuất các chính sách tổng thể hiệu quả. Bên cạnh những nghiên cứu mang tính tổng quan, có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu xem xét vấn đề bất bình đẳng giới theo các khía cạnh hoặc trong nhóm nhỏ dân số. Một số nghiên cứu với góc độ đặt vấn đề về những thách thức đặt ra trong việc thực hiện bình đẳng giới trong các điều kiện mới nhƣ biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa của Naila Kabeer và Trần Thị Vân Anh (2006); Phan Thị Nhiệm (2008), Nguyễn Thị Bích Thúy, Đào Ngọc Nga, Annalise Moser và April Pham (2009). Tuy nhiên, việc xem xét tác động của toàn cầu hóa mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu đơn lẻ trong một số lĩnh vực hẹp nhƣ lĩnh vực lao động và việc làm, hay đối tƣợng cụ thể là phụ nữ dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc của Việt Nam.[7] Trong lĩnh vực lao động và việc làm, các nghiên cứu về vấn đề bình đẳng giới đã tập trung vào một số khía cạnh nhƣ việc làm, thu nhập, tuyển dụng, di cƣ, lao động nữ nông thôn, tuổi nghỉ hƣu, an sinh xã hội nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt (2006); Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới (2007 - 2008); Báo cáo của ILO (2007).[7] Trong lĩnh vực giáo dục, các nghiên cứu về bất bình đẳng giới thƣờng tập trung vào đánh giá sự khác biệt về trình độ dân trí giữa nam và nữ, cơ hội đi học các cấp phổ thông của trẻ em trai và gái (Đỗ Thiên Kính, (2005); Ngân hàng thế giới (2008)). Nghiên cứu của Vũ Hồng Anh (2010) đƣợc tập trung nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng giới trong cộng đồng dân tộc thiểu số của 15 Việt Nam.[7] Nghiên cứu: "Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" do Trung tâm Nghiên cứu gia đình và phụ nữ tiến hành năm 1998 – 2000 đã chỉ ra sự biến đổi các mối quan hệ cơ bản trong gia đình nhƣ quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái. Những mối quan hệ này đã có sự thay đổi căn bản dƣới sự tác động của biến đổi về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên khẳng định vị thế của nghiên cứu chỉ phân tích bình đẳng giới trong gia đình và ngƣời phụ nữ đã đƣợc nâng lên so với trƣớc đây.[27] Những công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo...trên đây đã trình bày sâu sắc mỗi nội dung, đặc điểm, của các vấn đề liên quan đến Bình đẳng giới tại nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có đề tài nghiên cứu về vấn đề Thúc đẩy bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực trong gia đình ngƣời Nùng. Trên cơ sở kế thừa vận dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình, bài báo cáo, bài viết có nội dung liên quan, luận văn này góp phần thấy đƣợc thực trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực trong gia đình ngƣời Nùng từ đó đề ra giải pháp giải quyết vấn đề này để nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu Việc nghiên cứu về thực trạng bất bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực trong gia đình ngƣời Nùng tại xã Gia Lộc- huyện Chi Lăng- tỉnh Lạng Sơn làm phong phú thêm các khía cạnh liên quan tới bất bình đẳng giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và cộng đồng ngƣời Nùng tại địa phƣơng nói riêng. Hơn nữa việc nghiên cứu chính là cơ hội để nhìn nhận vai trò của phụ nữ và nam giới trong đời sống xã hội, những bất cập đang tồn tại trong mối quan hệ giới tại cộng đồng. Từ đó tạo lập cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nhằm góp phần cải thiện quan hệ giới và thực hiện việc đảm 16 bảo quyền con ngƣời cho phụ nữ ở các cộng đồng dân tộc thiểu số. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá mức độ bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực kinh tế trong gia đình ngƣời Nùng tại xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. - Đánh giá tình hình thực hiện công tác thúc đẩy bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực kinh tế tại địa phƣơng. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. - Phân tích thực trạng bất bình đẳng giới, các nguyên nhân và hậu quả của vấn đề bất bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực trong gia đình ngƣời Nùng tại xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. - Đƣa ra một số khuyến nghị và biện pháp giải quyết nhằm cải thiện thực trạng bất bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực ở địa phƣơng. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Thúc đẩy bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực trong gia đình ngƣời dân tộc Nùng. 5.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài này là hộ gia đình ngƣời dân tộc Nùng ở xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. 6. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2016 đến tháng 9/2016 17 - Không gian nghiên cứu: Xã Gia Lộc- huyện Chi Lăng- tỉnh Lạng Sơn - Nội dung: Đề tài Nghiên cứu thực trạng bất bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực kinh tế trong gia đình ngƣời Nùng tại xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, tập trung vào các nguồn lực đất đai, vốn vay phát triển sản xuất, tài chính thu nhập. 7. Câu hỏi nghiên cứu - Vấn đề bất bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực kinh tế trong gia đình ngƣời Nùng tại địa phƣơng nhƣ thế nào? - Nguyên nhân gì dẫn đến vấn đề bất bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực kinh tế trong gia đình ngƣời Nùng tại địa phƣơng? - Công tác thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực kinh tế trong gia đình ngƣời Nùng nói riêng đang ở mức độ nào? 8. Giả thuyết nghiên cứu - Bất bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực kinh tế trong gia đình ngƣời Nùng đƣợc biểu hiện qua cách tiếp cận đất đai, nguồn vốn vay, thu nhập giữa nam và nữ trong gia đình. Phụ nữ tỏ ra yếu thế hơn nam giới trong tiếp cận nguồn lực kinh tế. - Nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực kinh tế trong gia đình là do ngƣời dân là ngƣời dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều quan niệm cổ hủ, lạc hậu; phụ nữ không có điều kiện tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật bằng nam giới. - Công tác thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực kinh tế trong gia đình ngƣời Nùng nói riêng chƣa đƣợc chính quyền địa phƣơng chú trọng, hoạt động chƣa hiệu quả. 18 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đƣợc thực hiện ngay sau khi xây dựng đề cƣơng chi tiết cho đề tài nghiên cứu và đƣợc duy trì trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm bổ sung và làm rõ các thông tin thu thập đƣợc. Nghiên cứu tài liệu đƣợc tiến hành chủ yếu với các tài liệu sau: Các tài liệu liên quan đến vấn đề giới và bất bình đẳng giới, các số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tại xã Gia Lộc- huyện Chi Lăng; Các đặc điểm liên quan đến các điều kiện về tự nhiên, các phong tục, tập quán của ngƣời Nùng tại địa phƣơng. 9.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu đối với 11 trƣờng hợp, gồm: Chủ tịch xã, Chủ tịch Hội phụ nữ xã, cán bộ văn hóa xã, cán bộ địa chính xã và 2 trƣởng thôn về các vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, 5 ngƣời dân trong xã. 9.3. Phương pháp thảo luận nhóm Ngƣời nghiên cứu vận dụng các kỹ năng trong phƣơng pháp thảo luận nhóm nhằm trợ giúp nhóm phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu đƣợc tiếp cận với thông tin về pháp luật, chính sách, đồng thời dựa trên phƣơng pháp thảo luận nhóm để giúp cán bộ, công chức xã, các trƣởng thôn, trƣởng chi hội và một số ngƣời có uy tín nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng giới đối với đời sống ngƣời dân, từ đó việc thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới trên địa bàn có hiệu quả hơn. 9.4. Phương pháp quan sát Quan sát để định hƣớng lựa chọn vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ và bổ sung thêm nguồn thông tin thu thập đƣợc từ các phƣơng pháp điều tra khác. 19 Qua quan sát, chúng ta sẽ thấy đƣợc đời sống của các hộ gia đình tại địa phƣơng, cách tiếp cận nguồn lực kinh tế giữa nam giới và phụ nữ trong gia đình và các yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng này. Phƣơng pháp quan sát giúp tăng tính xác thực của đề tài nghiên cứu. 9.5. Phương pháp điền dã dân tộc học Ngƣời nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp điền dã dân tộc học từ những trải nghiệm, quan sát, đánh giá về đối tƣợng nghiên cứu, môi trƣờng sống của ngƣời dân tộc Nùng bao gồm phong tục tập quán, lối sống, cách suy nghĩ của họ. Từ những kết quả thu đƣợc, tác giả có thêm những nhận định đúng đắn về nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới về tiếp cận nguồn lực trong gia đình ngƣời Nùng tại địa phƣơng, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhất. 9.6. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Nhằm tìm hiểu thực trạng bất bình đẳng giới trong gia đình tại xã Gia Lộc thông qua hệ thống câu hỏi liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi là một hệ thống các câu hỏi đƣợc xếp đặt trên cơ sở logic đảm bảo theo nội dung của vấn đề nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho ngƣời đƣợc hỏi thể hiện quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tƣợng nghiên cứu và ngƣời nghiên cứu thu nhận đƣợc các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài, mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng bảng hỏi, tuy phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến bằng bảng hỏi có những yêu cầu chi tiết hơn nhƣng tất cả các câu hỏi cần phải đƣợc diễn đạt sao cho khi đƣa ra ai cũng hiểu đƣợc ý nghĩ của nó và sẵn sàng cung cấp thông tin, việc trình bày cũng phải rõ ràng, sạch đẹp, thể hiện sự tôn trọng đối với ngƣời đƣợc nghiên cứu. 20 Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là ngƣời dân và cán bộ trong bộ máy chính quyền trên địa bàn xã Gia Lộc, với các câu hỏi nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu nghiên cứu. Các nội dung cơ bản của bảng hỏi: Đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận các nguồn lực kinh tế trong gia đình: Nguồn lực đất đai, nguồn lực tài chính; Đánh giá điều kiện tiếp cận thông tin về các nguồn lực của ngƣời dân. Đánh giá thực trạng công tác thúc đẩy bình đẳng giới tại địa phƣơng, nhận xét về năng lực của cán bộ làm công tác bình đẳng giới. * Cỡ mẫu: Đề tài chọn 120 mẫu, là ngƣời đại diện các hộ gia đình ngƣời dân tộc Nùng trên địa bàn xã Gia Lộc để thu thập thông tin nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu đƣợc xác định trên cơ sở phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện đƣợc phân theo giới tính và nhóm tuổi, với cơ cấu mẫu nhƣ sau: 21 Cơ cấu mẫu theo giới tính: Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 63 52,5 Nữ 57 47,5 Tổng 120 100,0 Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi: Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) 20 - 35 tuổi 36 30 36 - 50 tuổi 39 32,5 Trên 50 tuổi 45 37,5 Tổng 120 100,0 9.7. Phương pháp xử lý số liệu SPSS Trên cơ sở kết quả của việc điều tra bằng bảng hỏi, ngƣời điều tra thực hiện các kỹ năng nhƣ làm sạch phiếu hỏi, tổng hợp, mã hóa và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS nhằm đƣa ra đƣợc thực trạng về những khía cạnh cần nghiên cứu. 22 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1 Khái niệm giới và giới tính - Khái niệm giới Theo Luật bình đẳng giới đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10 (29/11/2006) và có hiệu lực ngày 1/7/2007 thì “Giới chỉ đặc điểm vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”. [20, tr.2] Giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ này có sự phân biệt vai trò, trách nhiệm, hành vi, sự mong đợi mà xã hội quy định cho mỗi giới. Những mong đợi này phù hợp với các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, tôn giáo, vì thế nó biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội. [18, tr.25] Các nhà nghiên cứu sử dụng khái niệm giới làm công cụ để tìm hiểu, phân tích thực trạng tức là các đặc điểm, tính chất của mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó phát hiện vấn đề, chỉ ra nguyên nhân, điều kiện tác động và đề xuất các giải pháp góp phần cải thiện mối quan hệ giới theo nguyên tắc bình đẳng nam nữ và công bằng xã hội. Các khái niệm trên cho thấy: Giới không phải đƣợc sinh ra cùng với chúng ta. Đó là những đặc điểm không tự nhiên sinh ra và không phải là đặc điểm sinh học. Nó là sự tập hợp những hành vi học đƣợc từ xã hội và những đặc điểm và năng lực đƣợc cân nhắc nhằm xác định thế nào là một ngƣời nam giới hay một ngƣời phụ nữ trong một xã hội hoặc một nền văn hóa nhất định từ khi còn là những đứa bé 23 cho đến khi trƣởng thành. Đứa trẻ đƣợc dạy dỗ và phải học để làm con trai hoặc con gái. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em trai, trẻ em gái, phụ nữ và nam giới những đặc điểm khác nhau và thông thƣờng mọi ngƣời phải chịu nhiều áp lực và buộc phải tuân thủ các quan niệm đó. Ví dụ: Con trai không đƣợc khóc nhè, không đƣợc chơi búp bê, lớn lên phải học hành đến nơi đến chốn và có sự nghiệp; còn con gái phải dịu dàng, giúp mẹ làm việc nhà, lớn lên thì lấy chồng, sinh con, chăm sóc con cái và gia đình, không cần đầu tƣ quá lớn vào sự nghiệp. Giới phản ánh mối quan hệ giữa nam và nữ, ai cần làm gì và ai là ngƣời kiểm soát việc ra quyết định và việc tiếp cận các nguồn lực, hƣởng lợi. Giới và các quan hệ giới là những khía cạnh then chốt của nền văn hóa vì chúng định hình cho lối sống hàng ngày trong gia đình, cộng đồng và nơi làm việc. Ví dụ: Phụ nữ đảm nhận công việc bếp núc và chăm sóc con cái, đàn ông thực hiện các công việc đối ngoại và kiếm tiền nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, điểm chú ý nhất khi nói về khái niệm giới đó chính là các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội có thể hoán đổi cho nhau đƣợc. - Khái niệm giới tính Theo Luật bình đẳng giới, giới tính “Chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ”. [20,tr3] Theo ILO – Tổ chức lao động quốc tế thì “giới tính là những sự khác biệt đã được xác định về mặt sinh học giữa phụ nữ và nam giới và mang tính phổ biến.” [18, tr.17] Nhƣ vậy khái niệm giới tính dùng để chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt sinh học, mang tính bẩm sinh, đồng nhất và không thể thay 24 đổi đƣợc. Ví dụ: Phụ nữ có kinh và nuôi con bằng sữa. Nam giới có tinh trùng 1.1.2. Khái niệm bình đẳng giới và bất bình đẳng giới - Khái niệm bình đẳng giới Theo Luật bình đẳng giới thì: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau được tạo điều kiện và có cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. [20,tr.3] Hoặc nói cách khác, bình đẳng giới là môi trƣờng trong đó có cả nữ giới và nam giới đƣợc hƣởng vị trí nhƣ nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát triển tiềm năng của mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và đƣợc hƣởng lợi từ các kết quả đó. Theo Luật Bình đẳng giới, các tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình gồm có: - Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân, gia đình. - Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. - Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định, lựa chọn sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. - Con trai, con gái đƣợc gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện nhƣ nhau để học tập, lao động, vui chơi giải trí và phát triển. - Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình. [20,tr.3] 25 - Khái niệm bất bình đẳng giới: Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước. Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hƣởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.[18, tr.27] 1.1.3. Tiếp cận nguồn lực kinh tế Trong các nghiên cứu gần đây, khái niệm tiếp cận thƣờng đƣợc định nghĩa là “khả năng hƣởng lợi từ cái gì đó”, cụ thể hơn tiếp cận có thể hiểu là tập hợp các quyền và quan hệ cho phép các cá nhân “lấy” đƣợc, “quản lý” và “giữ” đƣợc (khả năng hƣởng lợi) [7] . Tiếp cận nguồn lực là quyền hay cơ hội để sử dụng, quản lý hay kiểm soát một loại nguồn lực nào đó. Nguồn lực ở đây có thể hiểu là nguồn lực kinh tế (ví dụ đất đai và tín dụng), nguồn lực chính trị (tham chính) hay nguồn lực xã hội (giáo dục, y tế) . [7] Tiếp cận nguồn lực kinh tế trong gia đình là khả năng mỗi ngƣời trong gia đình có thể có quyền sở hữu, kiểm soát và quản lý, sử dụng các nguồn lực kinh tế bao gồm đất đai, phƣơng tiện sản xuất, tài chính, tín dụng và thu lợi từ nguồn lực đó. Kiểm soát nguồn lực: Là nói đến quyền đƣợc quản lý và quyết định sử dụng các nguồn lực. Ví dụ: Quyết định mua xe máy, ti vi trong gia đình; quản lý việc chi tiêu tài chính trong gia đình Tiếp cận và kiểm soát là hai mức độ quan hệ khác nhau trong mối quan hệ con ngƣời với các nguồn lực. Ví dụ: Một phụ nữ có thể đƣợc tiếp cận 26 nguồn vốn, nhƣng anh chồng của chị quản lý, quyết định số vốn đó sử dụng nhƣ thế nào? Do đặc điểm phân công lao động của mỗi gia đình khác nhau nên việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực giữa nam giới và phụ nữ cũng khác nhau. Thông thƣờng ngƣời phụ nữ do phân bố nhiều thời gian cho vai trò sinh sản và nuôi dƣỡng nên không có điều kiện để tiếp cận các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt là kiểm soát các nguồn lực ít hơn nam giới. Chẳng hạn phụ nữ ít có thời gian rảnh rỗi để tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, đọc sách báo. Nên càng làm hạn chế trình độ, tay nghề, chuyên môn kỹ thuật dẫn đến năng suất lao động của chị em phụ nữ thấp, thiếu quyết đoán và sáng tạo trong công việc. Những hạn chế này ảnh hƣởng rất nhiều đến khả năng đƣa ra quyết định của phụ nữ 1.1.4. Các khái niệm liên quan: - Định kiến giới Theo luật Bình đẳng giới, Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. [20,tr.3] Có thể hiểu Định kiến giới là những mong đợi và quan niệm khác nhau đối với phụ nữ và nam giới đã có từ lâu đời và đƣợc duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên những sự phân biệt, đối xử trong quan hệ giữa nam giới và phụ nữ hay còn gọi là định kiến giới. Đó là những đặc điểm mà một nhóm ngƣời cụ thể gán cho nam giới hay nữ giới một cách không chuẩn xác và thƣờng hạn chế những thế mạnh mà cá nhân có thể làm. Định kiến giới đƣợc hiểu theo Luật bình đẳng giới là nhận thức, thái độ đánh giá thiên lệch về đặc điểm, vị trí vai trò và năng lực của phụ nữ và nam giới. Định kiến giới sẽ gây 27 ra những ảnh hƣởng tiêu cực đối với cả nam và nữ giới.Ví dụ: Nam giới làm lãnh đạo tốt hơn phụ nữ, phụ nữ nên chỉ ở nhà chăm sóc gia đình - Vai trò giới Là những hành vi, cách ứng xử mà xã hội mong đợi ở phụ nữ và nam giới trong những thời điểm và điều kiện xã hội nhất định. Ví dụ: Xã hội mong đợi ngƣời phụ nữ làm tốt công việc chăm sóc con cái, nội trợ. do đó vai trò của ngƣời phụ nữ chủ yếu thể hiện trong gia đình, nam giới có trách nhiệm kiếm tiền nuôi sống gia đình Vai trò giới phong phú và đa dạng, tùy theo cộng đồng, quốc gia trên thế giới. Các vai trò này thay đổi theo thời gian, tùy từng cộng đồng cũng nhƣ sự thay đổi trong quan niệm về việc chấp nhận hay không chấp nhận những hành vi ứng xử nào đó. Vai trò và các đặc điểm giới ảnh hƣởng rất nhiều đến mối quan hệ quyền lực giữa nam giới và phụ nữ ở mọi cấp độ, có thể dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về cơ hội và thụ hƣởng thành quả đối với một nhóm ngƣời. [20,tr.3] - Nhu cầu giới Nhu cầu giới là nhu cầu của giới nam và giới nữ, nó có thể là những thứ nhìn thấy đƣợc, thiết thực, cụ thể giúp cho họ tồn tại nhƣ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện nƣớc, chất đốt hoặc có thể là những thứ khó nhận thấy, trừu tƣợng nhằm giúp cho mỗi giới phát triển trí tuệ, nâng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004713_1_4299_2002800.pdf
Tài liệu liên quan