Luận văn Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế - Từ thực tiễn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ. 11

1.1. Một số khái niệm. 11

1.1.1. Khái niệm chính sách công. 11

1.1.2. Khái niệm chính sách bảo hiểm y tế . 12

1.1.3. Khái niệm thực thi chính sách bảo hiểm y tế. 14

1.2. Vai trò và quy trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế . 16

1.2.1. Vai trò thực hiện chính sách bảo hiểm y tế. 16

1.2.2. Quy trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế . 18

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo hiểm y tế. 22

1.3.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. 22

1.3.2. Cơ sở vật chất và điều kiện tài chính đảm bảo cho thực hiện chính

sách. 24

1.3.3. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm y tế. 25

1.3.4. Trình độ dân trí và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân . 27

1.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý bảo hiểm y tế. 27

1.3.6. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách bảo

hiểm y tế. 28

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc thực hiện chính sách

bảo hiểm y tế . 29

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương. 29

1.4.2. Các giá trị tham khảo cho huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 33

Tiểu kết chương 1 . 35

pdf115 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế - Từ thực tiễn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, lộ trình thực hiện BHYT toàn dân đã được quy định trong Luật BHYT số 25/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ban hành ngày 13/6/2014. Mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt 80% dân số tham gia BHYT đã được xác định bởi Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường lãnh đạo công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. Theo đó, Đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/03/2013 với một lộ trình cụ thể, đó là: “Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT, tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt 100%, mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2015 trên 70% dân số tham gia BHYT, đến năm 2020 trên 80% dân số tham gia BHYT”. Mục tiêu của Đề án là mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT tiến tới BHYT toàn dân nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, 43 chất lượng và phát triển bền vững. Đây được xem là sự cam kết chính trị mạnh mẽ trong việc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng BHYT đối với người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình trở xuống, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội. Đây cũng là chính sách bảo đảm ASXH và là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày 8/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 705/QĐ- TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo, bao gồm các ưu đãi về BHYT cho hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1167/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020, trong đó nâng chỉ tiêu bao phủ về dân số tham gia BHYT năm 2020 lên 90% trở lên cho tất cả các địa phương trên phạm vi cả nước. Trên tinh thần của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị đã ban hành Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU, ngày 02/7/2013 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BXHH, BHYT đến năm 2020”; UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch số 3491/KH-UBND ngày 21/10/2013 triển khai thực hiện Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; tiếp đó, Huyện ủy huyện Hướng Hóa đã ban hành Chương trình hành động số 58-CTHĐ/HU ngày 26/7/2013 và UBND huyện Hướng Hóa ban hành Kế hoạch số 91/KH- UBND ngày 04/6/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Sự điều chỉnh chính sách của Đảng và Nhà nước về BHYT những năm gần đây cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, rất cần thiết có các nghiên cứu đề xuất về giải pháp để tiếp tục thực hiện mục tiêu của Đề án Thực hiện lộ trình 44 tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020, trong đó bao gồm những kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHYT hiện hành đảm bảo phù hợp với chính sách phát triển BHYT trong tình hình mới. 2.2.2. Các cơ quan nhà nước thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Các cơ quan nhà nước thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa bao gồm: Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện; các phòng, ban và cơ quan liên quan như Phòng Tài chính - kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Y tế, Trung tâm y tế huyện; các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan gồm Liên đoàn lao động, Hội Phụ nữ, Hội nông dân và tổ chức BHYT ở địa phương là cơ quan BHXH huyện. Bộ máy hành chính của huyện Hướng Hóa có 22 đơn vị hành chính gồm 02 thị trấn và 20 huyện (trong đó, có 13 xã đặc biệt khó khăn). Với mô hình tổ chức BHYT hiện nay, BHXH huyện Hướng Hóa là cơ quan địa phương đặt tại huyện Hướng Hóa chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh Quảng Trị và chịu sự QLNN trên địa bàn của UBND huyện để giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT, quản lý quỹ BHYT trên địa bàn huyện do BHXH tỉnh phân cấp. Ở đơn vị hành chính cấp xã, không thành lập cơ quan BHXH mà chỉ có đại lý thu BHYT là thành viên của các Hội, đoàn thể ở xã được UBND cấp xã bảo lãnh ký hợp đồng với cơ quan BHXH cấp huyện để thu BHYT của các đối tượng tự đóng. Cơ quan BHXH có chức năng tổ chức khai thác các đối tượng được quy định có trách nhiệm tham gia BHYT và cung ứng dịch vụ KCB đối với người tham gia BHYT do cơ quan BHXH ký hợp đồng với các cơ sở KCB công lập và tư nhân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, các đối tượng quy định tham gia BHYT và các cơ sở KCB này lại do các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện quản lý. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH không có chức năng xử phạt hành chính về BHYT. Chức năng này thuộc về UBND các cấp và các cơ quan 45 chuyên môn của UBND cấp tỉnh. Do đó, để việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan BHXH phải phụ thuộc nhiều vào các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp (Hình 2.2). Hình 2.2. Mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện chính sách BHYT tại huyện Hướng Hóa Như vậy, với bộ máy chính quyền địa phương ba cấp, cơ quan BHXH chỉ đóng trên địa bàn cấp tỉnh và huyện. Quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan BHXH lại phụ thuộc nhiều vào các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp như công tác thông tin, truyền thông về chính sách BHYT; chia sẻ thông tin đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT, công tác thanh tra, xử phạt hành chính về BHYT, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB cho người có thẻ BHYT, Trong khi đó, theo phân cấp, UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện QLNN về BHYT trên địa bàn quản lý nhưng nội dung QLNN chưa rõ ràng, chưa phân định cụ thể nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp thực hiện nhiệm vụ QLNN về BHYT. Do đó, trở ngại trên đã 46 tạo rào cản trong mối quan hệ giữa cơ quan BHXH với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Tại địa bàn huyện Hướng Hóa, với vai trò Đảng lãnh đạo, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hướng Hóa lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện làm cơ sở định hướng và thực hiện các chính sách về BHYT. Trong những năm qua, Huyện ủy đã đẩy mạnh nâng cao năng lực hiệu quả điều hành của các cấp ủy đảng và chính quyền từ huyện đến xã, thị trấn từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân có sự đổi mới về nội dung và hình thức, đã ban hành Nghị quyết giám sát đúng với tình hình thực tế, công tác giám sát được chú trọng và thực hiện thường xuyên; các tồn tại, bức xúc được chuyển tải và giải quyết kịp thời. UBND các cấp từ huyện đến 22 xã, thị trấn chủ động triển khai các chủ trương của cấp ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân bằng nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể. Ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên tổ chức giám sát, đánh giá và phản biện xã hội trong quá trình thực thi chính sách. 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng trị 2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về chính sách bảo hiểm y tế Sau khi Luật BHYT năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT được ban hành, qua nhiều lần thay đổi chính sách thì đến nay, hệ thống văn bản pháp luật hiện hành được áp dụng là Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT do Chính phủ ban hành ngày 17/10/2018, Thông tư 39/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh 47 toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp do Bộ Y tế ban hành ngày 30/11/2018. Tiếp theo đó BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách BHYT. Tại Hướng Hóa, UBND huyện cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT, cụ thể như: Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 04/6/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020; hàng năm UBND huyện ban hành quyết định giao chỉ tiêu bao phủ BHYT cho từng xã, thị trấn. Chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, UBND 22 xã, thị trấn phối hợp với BHXH huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền Luật BHYT cho nhân dân. Gần đây nhất, UBND huyện đã ban hành Công văn số 252/UBND-VP ngày 22/3/2018 về việc tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhằm chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho từng phòng ban và cơ quan liên quan phối hợp tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Các văn bản trên đã tạo thuận lợi cho BHXH huyện trong công tác thực hiện chính sách BHYT trong thời gian qua. Điều này được minh chứng qua kết quả khảo sát của tác giả: 34% cán bộ làm công tác BHYT đánh giá công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT là rất tốt, 60% đánh giá tốt, chỉ có 6% đánh giá chưa tốt, 0% đánh giá còn yếu kém. Như vậy, việc tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước bằng cách tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về chính sách BHYT đã mang lại hiệu quả và nhận được đánh giá tích cực trong công tác thực thi chính sách BHYT. 2.3.2. Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về chính sách bảo hiểm y tế Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 có nhiều nội dung thay đổi theo hướng có lợi hơn đối với người tham gia BHYT như: mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT; mở thông tuyến KCB có BHYT; quy định 48 cụ thể việc quản lý và sử dụng Quỹ BHYT,... Vì thế, công tác tuyên truyền phổ biến Luật BHYT được cơ quan BHXH đặc biệt quan tâm thực hiện. Cơ quan BHXH đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể tại địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể; người lao động làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Công tác tuyên truyền được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như phát tờ rơi; tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp và nhân dân, hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách BHXH, BHYT của các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp; tiếp nhận tư vấn quyền lợi khi tham gia BHYT theo quy định mới của Luật BHYT tại cơ quan BHXH, tại cơ sở KCB BHYT và qua điện thoại. Trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHYT, cơ quan BHXH huyện có mối quan hệ chặt chẽ với Phòng Văn hóa thông tin huyện, Trung tâm y tế, Liên đoàn Lao động, UBND huyện, UBND các xã, thị trấn và Phòng Giáo dục - Đào tạo trong việc đăng những thông tin mới định kỳ hàng quý, tổ chức hội nghị tuyên truyền những nội dung mới của Luật BHYT sửa đổi bổ sung tại các điểm dân cư; chạy các biểu ngữ tuyên truyền trên bảng đèn LED tại trụ sở cơ quan BHXH huyện; phát thanh nội dung tờ rơi những điều cần biết về BHYT hộ gia đình trên loa tại các tụ điểm đông dân cư như chợ, trường học, bệnh viện; phối hợp với Đài phát thanh truyền hình huyện thực hiện phát sóng các phóng sự, đối thoại, tọa đàm tuyên truyền chính sách BHYT. Để đánh giá một cách khách quan về công tác tuyên truyền và hiệu quả của nó mang lại cho người dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa, kết quả cuộc khảo sát của tác giả cho thấy rằng: 49 - 55% cán bộ được khảo sát thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân, gia đình, bạn bè tham gia BHYT; 30% thỉnh thoảng có vận động; 15% chỉ thực hiện tuyên truyền khi được giao nhiệm vụ. - Trong số 104 người có thẻ BHYT tiếp cận thông tin về BHYT qua các kênh như sau: 42% người biết về BHYT từ lãnh đạo, chính quyền, đoàn thể và phương tiện thông tin đại chúng; 22% người được khảo sát biết về BHYT qua người thân, gia đình, bạn bè, người sử dụng lao động; chỉ 15% người dân được khảo sát tự tìm hiểu về BHYT. Như vậy, từ kết quả cuộc khảo sát cho thấy lãnh đạo, chính quyền, đoàn thể và phương tiện thông tin đại chúng là các nguồn kênh thông tin chủ yếu dễ dàng tiếp cận với người dân, có ảnh hưởng với người dân nhiều nhất và chỉ một bộ phận nhỏ người dân có ý thức và chủ động tìm hiểu về BHYT. Trong khi đó, cán bộ thực hiện chính sách BHYT cũng được xem là nguồn kênh truyền thông quan trọng để đưa chính sách BHYT đến với người dân thì chỉ 55% trong số họ chủ động tuyên truyền vận động mọi người tham gia BHYT. Một vấn đề đặt ra ở đây là có phải một bộ phận cán bộ thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện đang quá bị động trong quá trình thực thi nhiệm vụ? 2.3.3. Quản lý thu - chi quỹ bảo hiểm y tế 2.3.3.1. Quản lý thu, mở rộng nguồn thu và đối tượng tham gia bảo hiểm y tế  Quản lý thu quỹ bảo hiểm y tế Chính sách BHYT ngày càng được nhiều người lao động và nhân dân quan tâm do tính nhân văn, nhân đạo của chính sách và lợi ích thiết thực mà chính sách BHYT mang lại nên đối tượng tham gia BHYT của năm sau luôn cao hơn năm trước và thu hút được nhiều người lao động tham gia một cách tích cực và tự giác. Đây là dấu hiệu đáng mừng để góp phần thực hiện lộ trình 50 BHYT toàn dân và mọi người lao động đều tham gia BHYT theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mức đóng BHYT hàng năm tăng lên phù hợp với sự gia tăng của thu nhập và chi phí chi trả cho các đối tượng thụ hưởng, phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội. Đánh giá khách quan về vấn đề này, kết quả khảo sát từ 50 cán bộ thực hiện chính sách BHYT đã cho nhận định như sau (Bảng 2.1): Bảng 2.1. Đánh giá mức độ đóng góp vào quỹ BHYT Đối tƣợng đóng góp vào quỹ BHYT Mức độ đánh giá (%) Cao Phù hợp Thấp Không ý kiến Ngân sách nhà nước 6 70 4 20 Người tham gia BHYT 6 60 10 24 (Nguồn: Tác giả tự điều tra) Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: có 60-70% cán bộ thực hiện chính sách BHYT cho rằng mức đóng góp vào quỹ BHYT hiện nay của NSNN và người tham gia BHYT là phù hợp, 6% đánh giá mức đóng còn cao, 4% cho rằng mức đóng góp của NSNN còn thấp trong khi 10% đánh giá tương tự đối với người tham gia BHYT, 20-24% còn lại không có ý kiến về vấn đề này. Như vậy, đại đa số đối tượng được khảo sát đều nhận định rằng mức đóng góp vào quỹ BHYT hiện nay của NSNN cũng như của người tham gia BHYT là phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội. Xác định công tác thu có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở đầu vào để giải quyết chính sách cho người tham gia BHYT, trong những năm qua BHXH huyện đã tích cực triển khai công tác thu BHYT. Đến năm 2018, số thực thu BHYT đã vượt kế hoạch được BHXH tỉnh giao (xem biểu đồ 2.1). 51 41894 45448 57389 68791 69277 42627 43966 60505 62256 73316 101,75% 96,74% 105,43% 90,50% 105,83% 2014 2015 2016 2017 2018 Số kế hoạch (triệu đồng) Số thực thu (triệu đồng) Tỷ lệ % số thực thu so với số kế hoạch Đơn vị tính: triệu đồng Biểu đồ 2.1. Số thu BHYT giai đoạn 2014 - 2018 (Nguồn: BHXH huyện Hướng Hóa) Qua biểu đồ 2.1, số thực thu hàng năm từ năm 2014 đến năm 2018 đều gần đạt hoặc vượt kế hoạch được giao. Sở dĩ năm 2015 và 2017 có số thu chưa đạt kế hoạch được giao là do số nợ chi phí mua thẻ BHYT cho các đối tượng được hỗ trợ của NSNN. Cụ thể, năm 2015 NSNN nợ 3.417 triệu đồng, nếu không tính số nợ của Ngân sách thì BHXH huyện thu đạt 100,26% kế hoạch được giao; tương tự năm 2017, NSNN nợ 11.739 triệu đồng, nếu không tính số nợ của Ngân sách thì BHXH huyện thu đạt 108% kế hoạch được giao. Như vậy, nếu không tính số nợ của NSNN thì số thu BHYT giai đoạn 2014 - 2018 đều vượt kế hoạch được BHXH tỉnh giao. Số thực thu năm 2018 là 73.316 triệu đồng so với năm 2014 là 42.627 triệu đồng, tăng 30.689 triệu đồng, tỷ lệ tăng 72%. Bên cạnh đó, số người tham gia BHYT cũng tăng lên hàng năm. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân trên địa bàn huyện đạt 91,65%, 52 vượt 0,45% so với kế hoạch UBND huyện giao (91,20%) về chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 - 2020.  Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn huyện Hướng Hóa, số người tham gia BHYT theo (1) nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng là 4.425 người, chiếm tỷ lệ 6%; (2) nhóm do quỹ BHXH đóng là 1.100 người, chiếm tỷ lệ 1%; (3) nhóm do NSNN đóng là 54.819 người, chiếm tỷ lệ 69%; (4) nhóm do NSNN hỗ trợ mức đóng là 8.109 người, chiếm tỷ lệ 10%; (5) nhóm đối tượng tham gia theo hộ gia đình là 10.627 người, chiếm tỷ lệ 14% (xem biểu đồ 2.2). Biểu đồ 2.2. Cơ cấu người tham gia BHYT theo nhóm đối tượng (Nguồn: BHXH huyện Hướng Hóa) Theo đó, đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa đa số là nhóm đối tượng được NSNN đóng 100% mức phí BHYT. Nhóm này gồm các đối tượng sau đây: Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân; Người có công; Bảo trợ xã hội; Cán bộ xã hưởng trợ cấp NSNN; Cựu chiến binh; Người nghèo; Trẻ em dưới 6 tuổi; Thân nhân người có công; Thôi hưởng trợ cấp mất 53 sức lao động; Người tham gia kháng chiến; Người dân tộc thiểu số; Người sống tại vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao nhất (65%) trong nhóm đối tượng này. Sở dĩ như vậy vì huyện Hướng Hóa là huyện vùng núi cao, nơi đây là địa bàn sinh sống của hầu hết người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô (chiếm khoảng 60% dân số địa phương), chủ yếu tập trung tại 13 xã đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy, nhóm đối tượng này được hưởng mức hỗ trợ 100% mức phí BHYT từ NSNN và đây cũng là nguồn thu quỹ BHYT chủ yếu của huyện Hướng Hóa. Qua quá trình nghiên cứu, trong 05 đối tượng tham gia BHYT được phân loại theo trách nhiệm đóng BHYT, tác giả cho rằng có 03 loại đối tượng khó khăn trong việc mở rộng bao phủ BHYT, đó là: (1) Nhiều doanh nghiệp chưa tham gia BHYT cho người lao động đủ điều kiện theo quy định do hạn chế về thông tin doanh nghiệp, chưa có cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra hiệu quả về sự tham gia BHYT của doanh nghiệp, đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi cho người lao động khi không may bị ốm đau, bệnh tật. (2) Người cận nghèo khó tiếp cận BHYT và dễ rủi ro rơi vào tái nghèo vì gánh nặng mức chi trả phí BHYT so với thu nhập của họ và xảy ra tình trạng lựa chọn ngược khi tham gia BHYT. Trong khi đó, nguồn ngân sách của huyện Hướng Hóa còn hạn hẹp không thể hỗ trợ toàn bộ phí BHYT. (3) Nhóm BHYT theo hộ gia đình thì họ có xu hướng lựa chọn ngược và chưa có cơ chế ràng buộc họ tham gia và đối với người trong hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình chưa tiếp cận mức hỗ trợ tham gia BHYT. 2.3.3.2. Quản lý chi quỹ bảo hiểm y tế Để đảm bảo quyền lợi KCB cho người dân, BHXH huyện Hướng Hóa đã phối hợp với các cơ sở y tế thanh toán chi phí KCB BHYT cho người có 54 thẻ BHYT theo đúng quy định. Từ năm 2008, BHXH huyện thực hiện ký hợp đồng KCB BHYT với Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, đến năm 2017 sát nhập thành Trung tâm y tế huyện Hướng Hóa; hệ thống cơ sở y tế bao gồm 01 Bệnh viện đa khoa huyện, 02 Phòng khám đa khoa khu vực và 22 Trạm y tế xã, thị trấn đảm bảo quyền lợi KCB BHYT cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở bám sát nguyên tắc: đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng người được hưởng; bảo đảm chi trả kịp thời và đầy đủ chế độ của người hưởng, BHXH huyện đã thực hiện tốt công tác chi KCB BHYT, tạo được niềm tin của người tham gia BHYT vào chính sách và cơ quan BHXH. Những năm qua, số lượt người và số tiền chi KCB BHYT hàng năm đều gia tăng (xem bảng 2.2). Bảng 2.2. Tình hình chi quỹ KCB BHYT giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: lượt người, triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Chi tại cơ sở KCB Số lượt 61.320 70.257 80.343 91.840 87.928 Số tiền 6.484 6.892 11.339 16.147 16.215 Chi đa tuyến đi Số lượt 4.146 6.012 9.233 11.708 12.844 Số tiền 9.823 12.530 17.946 31.256 30.827 Tổng cộng Số lƣợt 65.466 76.269 89.576 103.548 100.772 Số tiền 16.307 19.422 29.285 47.403 47.042 (Nguồn: BHXH huyện Hướng Hóa) Năm 2014, BHXH huyện chi trả KCB BHYT cho 65.466 lượt bệnh nhân với tổng chi phí 16.307 triệu đồng, đến năm 2018 số lượt bệnh nhân là 100.772 lượt với tổng chi phí 47.042 triệu đồng, tăng 35.306 (54%) lượt bệnh nhân với tổng chi phí tăng 30.735 (188%) tỷ đồng. Sở dĩ có sự biến động lớn về chi phí KCB BHYT như vậy là do sau khi Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc được áp dụng trên địa bàn từ tháng 55 10/2016 có sự điều chỉnh lớn trong giá dịch vụ y tế. Theo đó, giá dịch vụ KCB sẽ được kết cấu thêm một phần chi phí về tiền lương, tiền công, phụ cấp đặc thù, một phần khấu hao tài sản, chi phí của bộ phận gián tiếp làm cho giá thanh toán chi phí KCB BHYT tăng cao rõ rệt, tác động lớn đến nguồn quỹ BHYT chi trả cho người dân. 2.3.3.3. Cân đối quỹ BHYT Do đối tượng tham gia BHYT tăng, mức đóng cũng tăng lên theo quy định của pháp luật, vì vậy kết quả thu BHYT trong giai đoạn 2014 - 2018 ở nước ta tăng khá nhanh. Nguyên nhân của vấn đề này là chính sách pháp luật về BHYT đã có nhiều lần điều chỉnh để mở rộng đối tượng tham gia, quyền hưởng BHYT được xác định rõ ràng và dần dần thu hút được nhiều đối tượng hơn. Bên cạnh đó, việc triển khai chính sách thông tuyến KCB BHYT đối với tuyến huyện cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí KCB BHYT bởi chính sách này mang lại rất nhiều quyền lợi cho người dân. Trước đây, người dân đăng ký KCB BHYT ban đầu ở cơ sở nào thì phải thực hiện KCB đúng nơi, đúng tuyến mới được hưởng quyền lợi BHYT. Nhưng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, từ ngày 01/01/2016, người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, hoặc phòng khám đa khoa, hoặc trung tâm y tế tuyến huyện được quyền KCB BHYT tại trạm y tế tuyến xã, hoặc phòng khám đa khoa, hoặc trung tâm y tế tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh mà không bị coi là trái tuyến và được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB. Điều này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người bệnh có thẻ BHYT. Sự thay đổi này giúp người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế phù hợp với tình trạng bệnh lý, chuyển tuyến theo yêu cầu chuyên môn. Thông tuyến BHYT được kỳ vọng sẽ mang lại sự hài lòng cho người bệnh điều trị ở tuyến dưới, từ đó khuyến khích người dân 56 tham gia BHYT, đây cũng là động lực giúp các đơn vị nâng cao chất lượng KCB để thu hút bệnh nhân. Do nguồn thu được quản lý chặt chẽ, số thu tăng nhanh và được sử dụng hợp lý nên tình trạng mất cân đối quỹ trong giai đoạn này đã được cải thiện rõ nét. Tình trạng thu không đủ bù chi đã được khắc phục, thực trạng này thể hiện qua Bảng 2.3: Bảng 2.3. Cân đối quỹ BHYT giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị: triệu đồng Năm Số thẻ ĐK KCBBĐ Tổng quỹ KCB BHYT phân theo thẻ Tổng chi KCB BHYT Cân đối thu chi Tỷ lệ sử dụng quỹ 2014 58.914 33.423 16.307 17.116 49% 2015 67.915 40.901 19.422 21.479 47% 2016 75.830 44.882 29.285 15.597 65% 2017 76.040 51.935 47.403 4.532 91% 2018 80.466 57.557 47.042 10.515 82% (Nguồn: BHXH huyện Hướng Hóa) Những con số tuyệt đối ở bảng trên cho thấy, qua 5 năm quỹ BHYT luôn đảm bảo tính cân đối tích cực, thu không chỉ đảm bảo chi mà còn có số dư. Nếu tính tốc độ tăng bình quân của cả giai đoạn này thì tốc độ tăng bình quân của số thu là 34%/năm, còn tốc độ tăng bình quân của số chi là 58%/năm. Tỷ lệ sử dụng quỹ cũng ngày càng gia tăng chứng tỏ nhận thức về chăm sóc sức khỏe của nhân dân đang được quan tâm hơn rất nhiểu. Một phần nguyên nhân của sự gia tăng này cũng là do giá dịch vụ BHYT đang ngày càng tăng cao vì có kết cấu thêm toàn bộ chi phí tiền lương cho cán bộ y tế (từ cuối năm 2016). Dưới tác động tăng giá viện phí, người dân khi tham gia BHYT vẫn sẽ được chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp nhất, không lo ngại ảnh hưởng đến kinh tế nếu mắc phải bệnh tật cần điều trị. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng số chi qua các năm cao hơn tốc độ gia tăng số thu quỹ BHYT cũng đang báo động về khả năng mất cân đối quỹ BHYT trong vài năm tới. 57 Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có biện pháp tăng nguồn thu và kiểm soát tốt hơn tình hình cân đối quỹ BHYT. Từ đó có thể thấy răng chính sách BHYT có tác động lớn như thế nào đến nguồn thu và tình hình cân đối quỹ BHYT ở nước ta nói chung và trên địa bàn huyện Hướng Hóa nói riêng. 2.3.4. Phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm y tế với các ban, ngành liên quan Trong những năm qua, BHXH huyện Hướng Hóa rất chú trọng trong công tác tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện, cụ thể: + Về triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_bao_hiem_y_te_tu_thuc_tien_huy.pdf
Tài liệu liên quan