MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn.1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI
THưỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH Cư KHI NHÀ NưỚC THU HỒI
ĐẤT . 9
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .9
1.1.1. Một số khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 9
1.1.2. Vận dụng lý thuyết địa tô và quy luật giá trị vào việc xây dựng
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 12
1.1.3. Đường lối, chủ trương của Đảng về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư. 18
1.2. Quy định của các cơ quan nhà nước ở Trung ương về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.21
1.2.1. Các quy định về bồi thường đất, tài sản trên đất bị thu hồi. 22
1.2.2. Các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. 24
1.2.3. Chính sách về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất . 29
1.4. Kết luận chương 1.31
Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THưỜNG, HỖ
TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH Cư KHI NHÀ NưỚC THU HỒI ĐẤT TẠI TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ. 32
2.1. Việc cụ thể hóa các văn bản pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại
tỉnh Thừa Thiên Huế.32
2.1.1. Các quy định cụ thể bồi thường đất, tài sản trên đất bị thu hồi. 32
2.1.2. Các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. 42
2.1.3. Chính sách về tái định cư . 53
2.2. Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế .55
104 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố 67/2015/QĐ-UBND). Nội dung
Quy định này quy định cụ thể đơn giá các loại: cây hoa màu ngắn ngày, cây
41
hoa màu dài ngày, cây ăn quả dài ngày và cây công nghiệp lâu năm, cây công
nghiệp trồng lấy gỗ và củi, cây lâm nghiệp khác, các loại cây trồng khác (cây
cảnh và cây lấy củi khác) và vật nuôi (thủy sản). Các bảng giá này được xây
dựng trên nguyên tắc nếu vườn cây chưa thu hoạch thì được bồi thường chi
phí đầu tư, thu hoạch (hoặc chặt hạ), di chuyển trừ đi giá trị tận thu (nếu có);
đối với cây trồng đã đến kỳ thu hoạch thì chỉ được bồi thường chi phí thu
hoạch; đối với cây cảnh thì được bồi thường chi phí di chuyển; đối với thủy
sản chưa đến kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế, nếu đến kỳ
thu hoạch thì được bồi thường chi phí thu hoạch, di chuyển.
Nhìn chung, việc quy định đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi như
Quy định kèm theo Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND đã đáp ứng được yêu
cầu của công tác kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, đảm bảo
lợi ích của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, Quy định kèm theo Quyết định số
67/2015/QĐ-UBND còn bộc lộ một số bất cập như:
- Đối với đơn giá cây ăn quả dài ngày và cây công nghiệp lâu năm, cây
lâm nghiệp, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chưa quy định cụ thể trường hợp
nào thì gọi là cây trồng phân tán và trường hợp nào là cây trồng tập trung và
trường hợp nào thì áp dụng đơn giá theo diện tích và trường hợp nào thì áp
dụng đơn giá theo số lượng cây. Về nguyên tắc trên một diện tích đất bị thu
hồi, việc tính đơn giá theo diện tích và đơn giá theo số lượng phải có giá trị
bồi thường tương đương nhau nếu việc trồng cây đảm bảo theo đúng mật độ
tiêu chuẩn của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế làm công tác bồi
thường, hỗ trợ cho thấy rất ít trường hợp cây trồng theo đúng mật độ tiêu
chuẩn của ngành nông nghiệp, mặt khác có nhiều loại cây hiện nay chưa có
tiêu chuẩn về mật độ trồng. Đây là kẻ hở để người sử dụng đất tăng mật độ
cây trồng nhằm trục lợi khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
42
- Chi phí hỗ trợ di dời các loại cây cảnh rất thấp từ 10.000 đồng đến
1.000.000 đồng/cây tùy vào đường kính trung bình của cây [18]. Chi phí này
thường không đủ để thuê người và phương tiện di dời, mặt khác đơn giá này
còn chưa tính đến mức độ rủi ro khi di dời cây cảnh khi cây chết (giá trị cây
cảnh thường rất lớn).
- Đơn giá các loài thủy sản khác ngoài cá và tôm là rất thấp chỉ từ 286
đồng đến 572 đồng/m2. Đơn giá này khó áp dụng khi thu hồi đất nuôi trồng thủy
sản có các loài thủy sản có giá trị như ba ba, cá cảnh, cá giống, cua, nghêu...
2.1.2. Các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.2.1. Về chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
khi Nhà nước thu hồi đất
Việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất quy
định tại Điểm a Khoản 2 Điều 83 của Luật Đất đai, Điều 19 của Nghị định số
47/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 5 của Thông tư số 37/2014/TT-
BTNMT. Điều 19 của Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND quy định chi tiết
chính sách này để áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm:
- Hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất
nông nghiệp, đang sử dụng đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ có hợp đồng giao
khoán đất của nông, lâm trường và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất
nông nghiệp trên đất đó, nhân khẩu phụ thuộc vào các hộ trên và bị thu hồi
đất nông nghiệp ít nhất 30% diện tích đang sử dụng. Diện tích đất thu hồi
được xác định theo từng quyết định thu hồi đất.
Chế độ hỗ trợ ổn định đời sống được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy
định cụ thể như sau:
43
“Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì
được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong
thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến
các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng.
Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử
dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở
và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di
chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng. Mức hỗ trợ
cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng
theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.” [15].
Quy định hỗ trợ ổn định đời sống ngoài các chế độ bồi thường, hỗ trợ
về đất khi thu hồi đất nông nghiệp thể hiện sự ưu việt của Nhà nước ta đối với
những người bị thu hồi đất là nông dân, người sống phụ thuộc đảm bảo cho
người bị thu hồi đất sớm ổn định cuộc sống về mọi mặt. Tuy nhiên, quy định
tỷ lệ diện tích đất thu hồi so với tổng diện tích đất đang sử dụng xác định theo
từng quyết định thu hồi đất còn bất cập khi dự án được phân chia làm nhiều
giai đoạn thu hồi đất mà các giai đoạn đều có đất của một hộ gia đình, cá nhân
bị thu hồi thì hộ này sẽ được hỗ trợ nhiều lần, nếu dự án thu hồi đất một lần
thì hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất chỉ được hỗ trợ một lần.
- Hỗ trợ ổn định sản xuất áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân được bồi
thường bằng đất nông nghiệp và tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản
xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất có
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
44
“Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được
hỗ trợ ổn định sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông
nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y,
kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh
doanh dịch vụ công thương nghiệp.”
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều
này thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức bằng 30% một năm thu
nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.” [15]
Số ngày thực tế ngừng sản xuất, kinh doanh do tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với các cơ quan liên quan và
UBND cấp xã xác định.
Ngoài ra, các khoản 5 và 6 Điều 19 của Quy định kèm theo Quyết định
số 46/2014/QĐ-UBND còn quy định chế độ hỗ trợ ổn định đời sống và ổn
định sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán
đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản của
các nông, lâm trường quốc doanh bằng tiền và quy định trợ cấp ngừng việc
cho các lao động hợp đồng với những đối tượng được hỗ trợ ổn định sản xuất
nêu trên bằng tiền không quá 06 tháng.
Việc quy định chế độ hỗ trợ ổn định sản xuất giúp người bị thu hồi đất
nhanh phục hồi và phát triển sản xuất nhằm ổn định cuộc sống nhưng trên
thực tế, quy định này thường chỉ được thực hiện thông qua chi trả bằng tiền
mặt, việc hỗ trợ về giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp,
các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật
trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch
vụ công thương nghiệp rất khó thực hiện vì không phải chuyên môn của các
45
tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Mặt khác, hiện nay sự
phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất
trong ổn định và phát triển sản xuất còn rất hạn chế.
2.1.2.2. Về chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và
tìm kiếm việc làm
*) Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực
tiếp sản xuất nông nghiệp:
Điều 20 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định hỗ trợ bằng tiền
không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa
phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhưng không vượt
quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương và giao cho UBND cấp tỉnh
quy định mức hỗ trợ cụ thể. Chính phủ còn giao UBND cấp tỉnh lập và tổ
chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho
người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để phê duyệt cùng với
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Cụ thể hóa Điều 20 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, tại Khoản 1
Điều 20 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND quy định
hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp của người trực tiếp sản xuất nông nghiệp bằng tiền tính theo
giá đất cùng loại (trong bảng giá đất UBND tỉnh) như sau: ba (3) lần đối với
đất trồng lúa nước, hai (2) lần đối với đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng
năm khác, đất nuôi trồng thủy sản, một phẩy năm (1,5) lần đối với đất trồng
cây lâu năm và một (01) lần đối với đất rừng sản xuất.
*) Khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia
đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở:
46
Điều 21 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định hộ gia đình, cá
nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di
chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;
giao UBND cấp tỉnh căn cứ chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề đã
được Thủ tướng Chính phủ quyết định và điều kiện thực tế tại địa phương quy
định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp đối với từng loại hộ gia đình, cá nhân có
đất thu hồi. Cụ thể hóa Điều 21 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, tại Khoản
2 Điều 20 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND quy
định đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch
vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà
nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụng ưu đãi để
phát triển sản xuất, kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi còn trong độ
tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.
Tại Khoản 3 Điều 20 của Quy định kèm theo Quyết định số
46/2014/QĐ-UBND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao UBND cấp huyện
phối hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ lập, tổ chức thực
hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người có
đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ; trình
UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc
làm phù hợp với từng loại hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi.
Các quy định chi tiết về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm
việc làm như trên của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,
cơ bản phù hợp với thực tế địa phương, dễ áp dụng, tạo sự chủ động cho cấp
huyện. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các các quy định này, chúng ta nhận thấy
một số hạn chế như sau:
47
- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chưa cụ thể hóa định mức hỗ trợ đào tạo,
chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo các khung đã được quy định tại
Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg để áp dụng thống nhất tại tỉnh Thừa Thiên
Huế mà giao nhiệm vụ này cho UBND cấp huyện nên sẽ tạo ra sự không
thống nhất trong triển khai thực hiện chính sách này giữa các đơn vị cấp
huyện trong cùng một tỉnh;
- Việc quy định các mức hỗ trợ tại Khoản 1 Điều 20 của Quy định kèm
theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND theo hướng đất có giá đất càng cao
thì được hỗ trợ càng nhiều tạo ra sự mất công bằng đối với những người bị
thu hồi đất trong cùng dự án có sử dụng đất nông nghiệp khác nhau. Điều này
còn dẫn đến hiện tượng tự ý chuyển mục đích từ loại đất có đơn giá hỗ trợ
thấp sang loại đất có đơn giá hỗ trợ cao để trục lợi và đối phó với cơ quan
quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ.
2.1.2.3. Về chính sách hỗ trợ tái định cư
Để triển khai thực hiện chế độ hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải
di chuyển chỗ ở thì theo Điều 22 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, UBND
cấp tỉnh phải quy định chi tiết về suất tái định cư tối thiểu và mức hỗ trợ tái
định cư khi các đối tượng nêu trên tự lo chỗ ở. Cụ thể hóa quy định trên,
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy định chi tiết tại các điều 21 và 27 của
Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND như sau:
- Suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng
tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư. Suất tái
định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở được chia ra theo địa bàn:
các phường thuộc thành phố Huế: diện tích đất 60m2; thị trấn thuộc huyện,
phường thuộc thị xã: diện tích đất 100m2; xã thuộc huyện và thị xã: diện tích
48
đất 200m2; chung cư: diện tích 30m2. Suất tái định cư tối thiểu tính bằng tiền:
phường thuộc thành phố Huế: 120.000.000 đồng; thị trấn thuộc huyện,
phường thuộc thị xã: 80.000.000 đồng; xã thuộc huyện và thị xã: 60.000.000
đồng (Điều 27 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND);
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài bị thu hồi đất ở tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn
được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư: thu hồi dưới 200m2 thì hỗ trợ một
phần tư (1/4) suất tái định cư tối thiểu; thu hồi từ 200m2 đến dưới 400m2 thì
hỗ trợ một phần hai (1/2) suất tái định cư tối thiểu; thu hồi từ 400m2 đến dưới
600m
2
thì hỗ trợ ba phần tư (3/4) suất tái định cư tối thiểu; thu hồi từ trên
600m
2
thì hỗ trợ một (01) suất tái định cư tối thiểu. Trong hộ gia đình có hơn
04 (bốn) nhân khẩu (có tên trong hộ khẩu tại thời điểm thông báo thu hồi đất)
thì được hỗ trợ 2.000.000 đồng cho mỗi nhân khẩu tăng thêm (Khoản 2 Điều
21 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND).
Việc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định về suất tái định cư tối thiểu
theo hai loại bằng đất ở, nhà ở và bằng tiền; chia làm nhiều mức khác nhau
tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của các vùng miền tạo điều kiện thuận
lợi cho việc xây dựng phương án hỗ trợ, đảm bảo sự công bằng hơn cho
những người bị thu hồi đất ở các địa bàn và điều kiện cư trú khác nhau. Việc
quy định các định mức hỗ trợ tái định cư khi người bị thu hồi đất tự lo chỗ ở
theo diện tích bị thu hồi và theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình đã đảm
bảo được sự hài hòa, phù hợp vừa mang tính nhân văn của chính sách này, tạo
điều kiện cho người bị thu hồi đất sớm tạo dựng nơi ở mới và ổn định cuộc
sống.
Tuy nhiên, việc quy định các suất tái định cư bằng đất và suất tái định
cư bằng tiền trong cùng một loại đơn vị hành chính chưa tương đương với
nhau và chưa phù hợp với giá đất ở trung bình trong loại đơn vị hành chính
49
đó. Nếu tính theo Bảng giá đất 05 năm (2016-2020) (ban hành kèm theo
Quyết định số Quyết định số 75/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) thì giá đất ở trung bình tại khu vực thành phố là
780.000 đồng/m2, tại các phường thuộc thị xã và thị trấn là 300.000 đồng/m2
và tại các xã là 168.000 đồng/m2 thấp hơn nhiều so với giá đất ở tính theo suất
tái định cư tối thiểu bằng tiền quy định ở trên (thành phố là 120.000.000
đồng/60m2 = 2.000.000 đồng/m2; phường thuộc thị xã và thị trấn là
80.000.000 đồng/100m2 = 800.000 đồng/m2 và xã là 60.000.000 đồng/200m2
= 300.000 đồng/m2) [15]. Quy định này chưa phù hợp với Khoản 2 Điều 27
của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.
Khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định: “Trường
hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái
định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất
ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư” [8]. Điều này gây mất công bằng giữa người
hưởng suất tái định cư bằng đất ở và người hưởng suất tái định cư bằng tiền.
2.1.2.4. Về chính sách hỗ trợ người đang thuê nhà ở không
thuộc sở hữu Nhà nước
Theo Điều 23 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, Chính phủ giao cho
UBND cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ chi phí di chuyển tài sản cho hộ gia
đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi
Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
đã quy định cụ thể vấn đề này tại Điều 22 và Điểm c Khoản 2 Điều 30 của
Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND như sau: “Di chuyển
chỗ ở dưới năm ki-lô-mét: 3.000.000 đồng; di chuyển chỗ ở từ năm đến mười
ki-lô-mét: 5.000.000 đồng và di chuyển chỗ ở trên mười ki-lô-mét: 6.000.000
đồng” [15].
50
Các mức hỗ trợ này cơ bản phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội tại địa
phương nhưng đối với khoảng cách di chuyển trên mười (10) ki-lô-mét cần
quy định cụ thể thêm các mức hỗ trợ lớn hơn tùy theo khoảng cách di chuyển
để hỗ trợ cho phù hợp với từng loại đối tượng.
2.1.2.5. Về chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của
xã, phường, thị trấn
Theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thì khi thu
hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được xã, phường, thị trấn đó hỗ trợ
một khoản tiền do UBND cấp tỉnh quy định để nộp vào ngân sách nhà nước và
chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục
đích công ích của xã, phường, thị trấn. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định tại
Điều 23 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND mức hỗ trợ
này bằng 75% mức bồi thường về đất cùng loại.
Quy định nêu trên cơ bản đáp ứng yêu cầu giải quyết sự hài hòa lợi ích giữa
nhà đầu tư và nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng ở địa phương. Tuy nhiên, cả Nghị
định số 47/2014/NĐ-CP và Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND chưa nêu rõ
trong trường hợp nào thì ngân sách nhà cấp xã được hỗ trợ khi thu hồi đất công
ích. Vì theo quy định tại các điều 61 và 62 của Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà
nước thu hồi đất khi thực hiện các công trình, dự án vì các mục đích mục đích
quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Ngoài các dự án phát triển kinh tế - xã hội có lợi nhuận thì khi thu hồi
đất thực hiện các dự án quốc phòng, an ninh vì lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng như xây dựng công trình quốc phòng, sân bay quân sự, đường giao
thông, trụ sở cơ quan nhà nước... và các công trình do UBND cấp xã quyết
định đầu tư hoặc được giao làm chủ đầu tư mà phải hỗ trợ bằng 75% tiền bồi
thường về đất cho ngân sách cấp xã là không hợp lý.
51
2.1.2.6. Về chính sách hỗ trợ khác đối với người sử dụng
đất khi Nhà nước thu hồi đất
Theo Điều 25 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thì ngoài các chế độ
hỗ trợ nêu trên, tùy theo tình hình thực tế địa phương, Chủ tịch UBND cấp
tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác; trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực
tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ
điều kiện bồi thường thì UBND cấp tỉnh xem xét hỗ trợ; trường hợp đặc biệt
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định cụ thể các chế độ hỗ
trợ khác tại Điều 24 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-
UBND như sau:
- Hỗ trợ cho hộ gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội
(nội dung bao gồm người có công cách mạng và các đối tượng nhận trợ cấp
xã hội) của Nhà nước phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi đất một lần từ
2.400.000 đồng đến 8.000.000 đồng; trường hợp một hộ gia đình thuộc nhiều
tiêu chuẩn được hỗ trợ thì chỉ được xét hưởng ở một mức hỗ trợ cao nhất;
- Hỗ trợ người có đất bị thu hồi bàn giao mặt bằng đúng hoặc sớm hơn
tiến độ theo yêu cầu của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng thì được hỗ trợ từ 3.000.000 đồng 5.000.000 đồng tùy thời gian sớm hơn;
- Hỗ trợ diện tích đất bị thu hồi là đất vườn ao gắn liền với đất ở bằng
50% giá đất ở của thửa đất đó theo Bảng giá đất do UBND tỉnh quy định; diện
tích được hỗ trợ bằng diện tích đất vườn, ao gắn liền với nhà ở bị thu hồi
nhưng không quá hạn mức giao đất ở tại địa phương;
- Hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề
và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường.
52
Các chính sách hỗ trợ khác do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định
rất đa dạng, góp phần thực hiện tốt chính sách đối với người có công, người
yếu thế trong xã hội; khuyến khích người bị thu hồi đất bàn giao mặt bằng
sớm để thực hiện công trình, dự án; đảm bảo sự công bằng trong thực hiện
chế độ bồi thường đối với người bị thu hồi đất vườn; tạo điều kiện cho người
trực tiếp sản xuất nông nghiệp sớm ổn định đời sống, ổn định sản xuất, có
việc làm mới.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các chế độ hỗ trợ khác nêu trên chúng ta
vẫn nhận thấy một số bất cập như:
- Việc sử dụng cụm từ “trợ cấp xã hội” để chỉ những người được nhận
trợ cấp, phụ cấp có công cách mạng và cả trợ cấp xã hội đối với người nghèo,
trẻ em mồ côi, người neo đơn, người khuyết tật là không phù hợp. Vì đối với
người có công cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách
mạng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) thì người có công cách mạng
được chia ra là nhiều loại và ngoài hưởng trợ cấp còn có một số đối tượng
được hưởng phụ cấp cả hàng tháng và một lần. Đối với người hưởng trợ xã
hội theo pháp luật trợ cấp xã hội rất rộng và có cả chế độ trợ cấp hàng tháng
và một lần. Do đó, việc quy định hỗ trợ như trên vừa không rõ ràng và rất
rộng, khó áp dụng trong thực tế.
- Quy định hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ đào tạo,
chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều
kiện được bồi thường. Nếu áp dụng theo quy định này thì người trực tiếp sản
xuất nông nghiệp lấn chiếm khi đã có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc
đã có thông báo thu hồi đất vẫn được hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản
xuất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm với giá trị nhiều
53
hơn tiền bồi thường về đất là không hợp lý, tạo điều kiện để người dân lấn
chiếm, vi phạm về đất đai nhằm trục lợi từ việc hỗ trợ.
2.1.3. Chính sách về tái định cư
Về nguyên tắc chung của Nhà nước đối với chính sách tái định cư là
khu tái định cư phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy
chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng,
miền; việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà
ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư. Nhà nước tạo điều kiện tối đa cho
người bị thu hồi đất kể cả được bồi thường và không được bồi thường về đất
đều có nơi ở mới để ổn định mọi mặt về cuộc sống.
2.1.3.1. Về lập và thực hiện dự án tái định cư
Ngoài các quy định về trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái
định cư; quy định về bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất; lập dự án tái định cư, lựa
chọn chủ đầu tư; yêu cầu, tiêu chuẩn của khu tái định cư; kinh phí để thực
hiện dự án tái định cư... thì UBND tỉnh Thừa Thiên Huế còn quy định tại
Điều 25 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND: “Trường
hợp khu tái định cư là đất ở phân lô phải có thiết kế nhà mẫu hoặc thiết kế đô
thị, bản đồ địa chính thửa đất để phục vụ giao đất, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất” [15]. Quy định mới này nhằm tạo mỹ quan đô thị và nông
thôn trong xây dựng, giúp người tái định cư dễ dàng trong thiết kế, xây dựng
nhà ở và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đất đai, xây dựng của
chính quyền địa phương.
2.1.3.2. Về bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà
phải di chuyển chỗ ở
54
Để đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng trong bố trí tái định cư
cho người sử dụng đất, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy định một số yêu
cầu trong việc xây, công khai phương án tái định cư, ưu tiên trong bố trí tái
định cư tại Điều 26 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-
UBND như sau:
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thông
báo bằng văn bản cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển
chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là
15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi
có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi trình phê duyệt. Sau khi được
phê duyệt, phương án tái định cư tiếp tục được niêm yết công khai như trên.
Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết
kế đô thị, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố
trí tái định cư cho người có đất thu hồi.
- Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực
thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị
trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_boi_thuong_ho_tro_va_tai_dinh.pdf