MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM
NGHÈO. 8
1.1. Một số khái niệm chung. 8
1.2. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo. 14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo. 15
1.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra về thực hiện chính sách giảm nghèo có thể
áp dụng cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 21
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM
NGHÈO TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN . 26
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - văn hóa, xã hội . 26
2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng . 29
Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN . 54
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến thực hiện chính sách giảm
nghèo . 54
3.2. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo . 59
3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo . 66
KẾT LUẬN . 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 83
92 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu lũng, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất nông, lâm nghiệp. UBND huyện đã chỉ đạo 05 xã đặc biệt
khó khăn và 07 xã có thôn đặc biệt khó khăn thực hiện công tác hỗ trợ phát
triển sản xuất. Tổng vốn kế hoạch giao 6.698,2 triệu đồng, được tổ chức triển
khai thực hiện tại 05 xã đặc biệt khó khăn và 16 thôn đặc biệt khó khăn của xã
khu vực II. Kết quả đã hỗ trợ cho 5.361 hộ nghèo và cận nghèo, nội dung hỗ
trợ bằng phân bón các loại được 1.134.339 kg với tổng kinh phí trên 6.698
triệu đồng đạt 100% kế hoạch.
Thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần làm
thay đổi căn bản về nhận thức của nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông
nghiệp, nông thôn tiếp tục đổi mới và phát triển.
Tuy nhiên chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất còn nhiều tồn tại như:
việc hỗ trợ kinh phí, vật chất chậm chưa kịp thời vụ sản xuất; công tác quản lý
vật tư như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... chưa tốt, còn nhiều loại phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; giống cây, con không đạt
chuẩn khi gieo trồng, chăn nuôi kém hiệu quả thậm chí tỷ lệ giống cây con bị
chết cao.
+ Dự án 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Trong 02 năm 2016-2017 trên địa bàn huyện triển khai 01 dự án nhân
rộng mô hình giảm nghèo với quy mô 30 hộ nghèo tại 01 xã có tỷ lệ hộ nghèo
cao nhất huyện (xã Tân Lập) đây là dự án thực hiện trong giai đoạn 2011-
38
2015. Việc triển khai thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo “Hỗ trợ
chăn nuôi lợn thịt tại xã Tân Lập, huyện Hữu Lũng” là một bước đi phù hợp
với tình hình kinh tế - xã hội của xã Tân Lập. Qua đó đã tạo việc làm và tăng
thu nhập cho 30 hộ dân nghèo, đồng thời các hộ tham gia dự án đã được hỗ
trợ về vốn sản xuất, được tập huấn và tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật,
công nghệ vào sản xuất chăn nuôi. Đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý mô hình kinh tế nông
nghiệp nông thôn và khả năng xây dựng, tổ chức thực hiện dự án phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Thông qua mô hình chăn nuôi lợn thịt đã thúc
đẩy và mở rộng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đóng góp nhiều kết quả tích cực
trong việc thực hiện chương tình MTQG giảm nghèo trên địa bàn xã Tân Lập
nói riêng và trên địa bàn huyện Hữu Lũng nói chung.
Tuy nhiên, đến thời điểm cuối giai đoạn (thời điểm cuối năm 2016 và
cuối năm 2017) giá cả thịt lợn trên thị trường có sự biến động mạnh, giá một
kilôgam thịt lợn hơi trên địa bàn Huyện giảm xuống dưới 20.000đồng/kg, có
thời điểm giảm xuống chỉ còn 15.000đồng/kg, bình thường giá ổn định là từ
35 đến 40 nghìn đồng/ kg thịt lợn hơi. Do vậy, hầu hết các hộ chăn nuôi đều
chịu ảnh hưởng. Hiện nay, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn
2015-2017 “Hỗ trợ chăn nuôi lợn thịt tại xã Tân Lập, huyện Hữu Lũng” đã
kết thúc, đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện dự án.
+ Dự án 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám
sát, đánh giá thực hiện Chương trình
Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo là một trong
những nội dung được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành quan tâm, chỉ
đạo thực hiện. Nội dung chủ yếu tập trung vào các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đi sâu
vào lĩnh vực chính sách xã hội nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho các
39
cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
Thông qua việc triển khai, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về
Chương trình Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn
huyện đã đạt được kết quả như: Cắt, dán, treo được trên 7.000m2 băng rôn,
làm mới 300m2 pa nô có nội dung tuyên truyền; phối hợp cơ sở tuyên truyền
lồng ghép bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền miệng, tiểu phẩm sân khấu
hóa, văn nghệ lồng ghép... tại cơ sở được trên 300 buổi; tuyên truyền bằng xe
ô tô lưu động có gắn loa phóng thanh được 250 lượt trên các trục đường chính
và khu vực đông dân cư với các nội dung giảm nghèo; đội chiếu bóng lưu
động tỉnh thường trú tại Huyện, tuyên truyền trước buổi chiếu phim phục vụ
nhân dân tại các xã vùng III, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện được
trên 400 buổi; phát trên 20.000 tờ rơi các loại.
Trong năm 2017 kinh phí tổ chức các hoạt động truyền thông về giảm
nghèo huyện được bố trí từ ngân sách Trung ương là: 20.000.000 đồng. Triển
khai kế hoạch tuyên truyền đến các xã, thị trấn về các chính sách giảm nghèo
đồng thời tổ chức Hội nghị truyền thông về công tác giảm nghèo cho cán bộ
làm công tác giảm nghèo các xã, thị trấn. Phổ biến các văn bản như: Nghị
quyết số: 76/2014/QH13, ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực
hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số:
100/2015/QH13, ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu
tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Quyết định số:
1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
và các chính sách giảm nghèo về các lĩnh vực y tế, giáo dục, tín dụng ưu
đãi
Hoạt động giảm nghèo về thông tin:
40
+ Số hộ dân thuộc địa bàn các xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông
tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất.
tình hình phát triển kinh tế - xã hội: 6.672 hộ, chiếm 70% trong đó, số hộ
nghèo 3.115 hộ; số hộ cận nghèo 2.452 hộ; số hộ dân tộc thiểu số 1.105 hộ.
+ Số phương tiện nghe - xem được hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc các dân tộc rất
ít người; hộ nghèo sống tại các xã đặc biệt khó khăn là: 377 chiếc rađio.
+ Số cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo
nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động: 26/26 xã.
+ Xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời: 04/08 xã.
+ Trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động cho xã
nghèo: 02/08 xã.
Tuy nhiên, công tác hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông
và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế về năng lực
của cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về giảm
nghèo, về trợ giúp, tư vấn pháp lý cho người nghèo, thiếu sự đầu tư về trang
bị cơ sở vật chất, thiết bị nghe, nhìn, thông tin quảng bá...
2.2.3. Chương trình đào tạo, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật,
tạo việc làm cho người nghèo
Giai đoạn 2016-2018 được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo,
sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, ban ngành địa phương công tác đào
tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động cho người nghèo đã được lồng
ghép trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, xuất
khẩu lao động, giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, nhằm tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn
đặc biệt là người nghèo. Công tác chỉ đạo từ huyện đến cơ sở luôn thường
xuyên được quan tâm đổi mới với các hình thức tổ chức dạy nghề tạo việc
làm, tư vấn lựa chọn ngành nghề, xuất khẩu lao động, khuyến khích đẩy mạnh
việc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và tham gia xuất khẩu lao
41
động có thời hạn tại nước ngoài. Kết quả đã hỗ trợ dạy nghề đồng thời giới
thiệu việc làm cho được 1.862 người trong đó 215 người thuộc hộ nghèo, kinh
phí thực hiện là 2,220 tỷ đồng, số lao động được hỗ trợ vay vốn tạo việc làm
329 người với tổng số vốn vay trên 3,2 tỷ đồng. Các chương trình này đã phát
huy được hiệu quả, tạo điều kiện cho các đối tượng hộ nghèo có thu nhập ổn
định. Đối với số hộ nghèo được đào tạo nghề và tạo việc làm đã biết phát huy
áp dụng khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất của gia đình và địa phương,
đồng thời với số vốn vay hàng năm đã góp phần cải thiện đời sống, đã thực sự
chuyển biến nhận thức, tìm ra phương thức làm ăn có hiệu quả, đã tác động
tích cực đến đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng nghèo, vùng khó khăn, từ cuộc
sống tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hoá, góp phần ổn định xã hội, phát
triển sản xuất kinh doanh nâng cao mức sống của người dân, giảm dần
khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng và giảm nghèo bền vững.
Tuy nhiên hạn chế của chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm hiện nay
là: vẫn đào tạo theo kế hoạch, chương trình được cấp kinh phí của các dự án,
chương trình... do đó khi tổ chức hỗ trợ dạy nghề hiện nay là theo nội dung
của đề án, chương trình, kế hoạch đã được lập trình sẵn, trong đó có những
nội dung không phù hợp với nhu cầu thực tế của người tham dự do đó khi kết
thức khóa đào tạo, học nghề song không vận dụng được tại địa phương vì
những nghề này không có hoặc không thể làm được chính vì vậy chính sách
hỗ trợ này còn lãng phí, thực thi không hiệu quả.
2.2.4. Các chính sách tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ
xã hội
- Chính sách hỗ trợ về Bảo hiểm y tế
Tổng số người được cấp thẻ BHYT từ năm 2016-2018 là 112.038
người, trong đó có 53.286 thẻ cho đối tượng là dân tộc thiểu số, 3.256 thẻ cho
người nghèo, 1.283 thẻ cho người cận nghèo; người kinh sinh sống ở vùng có
điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn 10.134 người. Tỷ lệ người dân tham gia
BHYT trên toàn huyện đạt trên 96%. Riêng năm 2017 số người nghèo được
42
cấp thẻ BHYT 12.892 người, tổng kinh phí thực hiện 8.736,9 triệu đồng. Số
người dân tộc thiểu số được cấp thẻ BHYT 46.213 người, tổng kinh phí thực
hiện 31.318,5 triệu đồng.
Số người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ mua thẻ BHYT (Theo Quyết định
số: 797/QĐ-TTg) 4.716 người, tổng kinh phí thực hiện 3.148,9 triệu đồng. Số
người thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo được hỗ trợ mua thẻ BHYT (Theo
Quyết định số: 705/QĐ-TTg) 1.274 người, tổng kinh phí thực hiện 850,6 triệu
đồng. Số lượt người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí 4.235 người.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện việc cấp thẻ BHYT có sự
phối kết hợp giữa Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc, Bảo hiểm
xã hội huyện và UBND các xã, thị trấn nên các đối tượng người nghèo, người
dân tộc thiểu số được cấp thẻ kịp thời, đảm bảo nhu cầu được khám chữa
bệnh của người dân khi ốm đau. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
được đảm bảo, mạng lưới y tế cơ sở luôn được củng cố, duy trì; 100% người
nghèo, trẻ em dưới 06 tuổi đủ điều kiện đều được hưởng chính sách về y tế.
Chính sách hỗ trợ về BHYT đã được toàn xã hội và nhân dân đồng tình ủng
hộ và đánh giá cao. Khi chính sách hỗ trợ về BHYT được thực thi đã có tác
động rất lớn đến công tác đảm bảo sức khỏe cho toàn dân và đặc biệt là người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách BHYT đã làm giảm rất nhiều
kinh phi cho người nghèo khi khám chữa bệnh, từ đó cũng góp phần làm giảm
tỷ lệ hộ nghèo hằng năm trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách này cũng còn bộc lộ hạn
chế là: Khi thực hiện chính sách chưa được đồng bộ rộng khắp đến các khu
vực vùng sâu, xã, vùng đồng bào... chưa được tiếp cận dịch vụ y tế nhiều; cơ
sở vật chất và thuốc men ở các trạm y tế xã chưa đáp ứng so với nhu cầu
khám chữa bệnh của người dân; số y, bác sỹ ở tuyến xã, thôn bản còn thiếu và
yếu về trình độ chuyên môn, chế độ trực chưa đảm bảo.
- Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo
43
Thực hiện Nghị định số: 86/2015/NĐ-CP, ngày 02/10/2015 về miễn,
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, trong 03 năm từ 2016-2018 đã thực hiện
đối với học sinh nghèo, cận nghèo như sau: Số học sinh nghèo 02 cấp học
(cấp mầm non, trung học cơ sở) miễn học phí 11.080 em, học sinh cận nghèo
giảm 50% học phí 2.839 em, tổng số tiền miễn giảm là 3.726.4 triệu đồng; số
học sinh nghèo cả 03 cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) là 19.594
em được hỗ trợ chi phí học tập 17.607.9 triệu đồng. Số học sinh, sinh viên
được cấp, tặng sách vở, đồ dùng học tập, học bổng, xe đạp cho 3.629 học
sinh, kinh phí 1.233 triệu đồng. Số học sinh, sinh viên được giảm 100% học
phí 5.586 triệu đồng kinh phí thực hiện 1.538 học sinh. Số học sinh, sinh viên
được giảm 70% học phí 2.844 triệu đồng. số học sinh, sinh viên được giảm
50% học phí 1.126 triệu đồng. Số học sinh được cấp gạo 4.266 học sinh với
470.370kg.
Tuy nhiên thực hiện chính sách này về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi
phí học tập cho học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
còn nhiều hạn chế, đây là số học sinh thuộc hộ gia đình nghèo đang rất thiếu
thốn từ lương thực, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, thiếu người lao
động... nên nhiều em học sinh đã bỏ học để phụ giúp công việc gia đình
không có điều kiện đến trường...
- Hỗ trợ người nghèo về nhà ở
Thực hiện Quyết định số: 33/2015/QĐ-TTg, ngày 10/8/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở (2015-2018) đối với hộ nghèo
theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015. Được sự quan tâm hướng dẫn của các
sở, ban ngành tỉnh, Trung ương; sự chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, HĐND,
UBND huyện đã tập trung tổ chức thực hiện. Qua rà soát huyện Hữu Lũng đã
phê duyệt 692 hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở. Tính đến
6/2018, đã tổ chức thực hiện cụ thể: Số hộ đã được hỗ trợ vay vốn từ Ngân
hàng Chính sách xã hội: 216 hộ; tổng số vốn đã được hỗ trợ: 5.400 triệu đồng.
44
Kết quả thực hiện xây dựng nhà ở: Tổng số hộ đã xây dựng, hoàn thiện đưa
vào sử dụng: 216 hộ, trong đó 216 hộ xây nhà mới, không có hộ nào sửa
chữa, nâng cấp. Tổng số hộ đang thực hiện thủ tục vay vốn để xây dựng, sửa
chữa, nâng cấp nhà ở: 15 hộ.
Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo là một chính sách thiết thực, hộ
nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở ổn định cuộc sống, tập trung phát triển sản
xuất, tăng thu nhập, góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở còn hạn chế về nguồn
kinh phí hỗ trợ từ nhà nước 7 triệu đồng là thấp so với giá cả thị trường hiện nay,
ngoài ra còn nguồn quỹ vì người nghèo của địa phương cũng chỉ được khoảng 8
đến 10 triệu và vận động xã hội hóa cũng chỉ được 5 đến 7 triệu, do vậy rất khó
khăn trong thực hiện chính sách này, đặc biệt là huyện miền núi.
- Hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện thắp sáng: hỗ trợ theo Quyết định số:
102/2009/QĐ-TTg, ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.
Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội đang
thực hiện theo Thông tư số: 190/2014/TT-BTC, ngày 11/12/2014 của Bộ Tài
chính quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ
chính sách xã hội, hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn UBND các
xã, thị trấn tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng thuộc diện được hỗ
trợ, chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc tổng hợp danh
sách, lập dự toán kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách bảo
trợ xã hội; tiến hành thẩm định danh sách các hộ thuộc diện đối tượng được
thụ hưởng theo quy định; chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch huyện căn cứ
vào nguồn kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội
được tỉnh phân bổ, căn cứ vào danh sách các hộ đã được huyện phê duyệt để
phân bổ kinh phí cho các xã thực hiện cấp phát và quyết toán theo quy định.
Trong 3 năm 2016, 2017, 2018 tổng số hộ nghèo được hỗ trợ là 18.874 lượt
45
hộ; số hộ chính sách được hỗ trợ là 1.042 lượt hộ. Tổng kinh phí hỗ trợ là
11.477,2 triệu đồng.
Về hỗ trợ hộ nghèo theo Quyết định số: 102/2009/QĐ-TTg, ngày
07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người
dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn: UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn
UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng thuộc
diện được hỗ trợ; chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội – Dân tộc
huyện tiến hành thẩm định tổng hợp danh sách, lập dự toán kinh phí hỗ trợ;
danh sách các hộ thuộc diện đối tượng được thụ hưởng theo quy định; chỉ đạo
Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện căn cứ vào nguồn kinh phí hỗ trợ được
tỉnh phân bổ, căn cứ vào danh sách các hộ đã được huyện phê duyệt để phân
bổ kinh phí cho các xã thực hiện cấp phát và quyết toán theo quy định. Tổng
số hộ đã được hỗ trợ là 11.440 hộ với 47.341 lượt nhân khẩu; kinh phí thực
hiện là 4.283,6 triệu đồng.
Thông qua việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ trên đã giúp cho các
hộ nghèo giảm bớt những khó khăn trước mắt để tiếp tục ổn định đời sống và
phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo
Công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã được quan tâm thực hiện,
cụ thể: Trợ giúp pháp lý miễn phí cho 686 người, trong đó tư vấn trợ giúp
pháp lý miễn phí tại Văn phòng UBND huyện cho 19 lượt người/19 việc,
trong đó: Người thuộc hộ nghèo 23; dân tộc thiểu số: 15; trợ giúp pháp lý lưu
động đến địa bàn các xã thuộc vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn: 24
cuộc, số người tham gia: 41 người; tư vấn trực tiếp cho 41 người/41 việc,
trong đó: Tư vấn cho người thuộc hộ nghèo: 29 người; tư vấn cho người dân
tộc thiểu số: 12 người. Cùng với việc xây dựng, triển khai thực hiện các chính
sách giảm nghèo, Ban Thường vụ huyện ủy đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính
quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh
46
công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo và tổ
chức quán triệt, triển khai thực hiện. Coi trọng công tác tuyên truyền luôn là
một trong những nội dung được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể
chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, thực hiện nhằm tuyên
truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến người dân, đặc biệt là người nghèo,
người thuộc hộ cận nghèo, làm chuyển biến và nâng cao ý thức thực hiện các
mục tiêu về giảm nghèo và ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu của nhân dân
nhất là với các hộ nghèo. Nội dung công tác tuyên truyền, vận động tập trung
vào việc triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo
của cấp ủy, chính quyền địa phương, trách nhiệm tham gia của người dân,
người nghèo trong các hoạt động giảm nghèo, các chế độ, chính sách giảm
nghèo, giới thiệu kinh nghiệm làm ăn, kiến thức khoa học kỹ thuật, cách làm
hay, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng. Thông qua công tác tuyên
truyền, vận động về giảm nghèo, nhận thức của nhân dân nói chung và của
người nghèo nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận cao
trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, từ đó giáo dục ý thức tự
lực, tự cường, động viên các hộ nghèo vươn lên để xóa đói, giảm nghèo.
( Nguồn số liệu từ các Báo cáo của UBND Huyện Hữu Lũng số 35; 520/2017
và số 405/2018).
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Ưu điểm
Trong những năm qua Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hữu Lũng đã
quan tâm và chỉ đạo sát với tình hình thực tế; các cấp, ngành đã phối hợp chặt
chẽ, đồng bộ, kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao trong triển khai tổ chức
thực hiện chính sách giảm nghèo; Ban Chỉ đạo giảm nghèo và cơ quan thường
trực Ban chỉ đạo giảm nghèo phát huy vai trò tham mưu, chủ động và hướng
dẫn trong quá trình tổ chức thực hiện, đáp ứng cơ bản chức năng, nhiệm vụ
được giao; các tổ chức chính trị - xã hội vào cuộc tích cực, hiệu quả; các tổ
47
chức kinh tế, sự nghiệp hăng hái đóng góp, ủng hộ nguồn lực, nhân dân đồng
tình hưởng ứng đã tác động tích cực đến hiệu quả của chính sách giảm nghèo.
Các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm
nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân được nhân dân phấn khởi
đón nhận và tham gia.
Công tác tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo đã được triển khai
sâu rộng hiệu quả, đa dạng về hình thức, cụ thể dễ hiểu gắn với thực tế ở địa
phương... Hình thức và nội dung tuyên truyền chủ yếu là thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng như: Trang thông tin điện tử huyện; hệ thống
truyền thanh, tuyên truyền qua các đợt phát động phong trào, vận động quần
chúng, các hoạt động tín dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn làm
các thủ tục vay vốn, tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, vận
động doanh nghiệp, cá nhân có mô hình làm kinh tế giỏi. Các tổ chức hội đã
tổ chức tuyên truyền và vận động thông qua các đợt sinh hoạt chi đoàn, chi
hội ở thôn, bản, khu, khối phố. Qua tuyên truyền đã giúp người dân nắm, hiểu
và thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước về các chương trình giảm
nghèo trên địa bàn, đã tạo sự chuyển biến lớn về nhận thức trong nhân dân,
người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi hành vi để tự vươn lên thoát
nghèo. Các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện đồng
bộ và phù hợp đã có tác động hỗ trợ mạnh mẽ giúp nhiều hộ nghèo nhanh
chóng thoát nghèo.
Các dự án hỗ trợ chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện, đặc biệt là
dự án phát triển sản xuất được các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan
tâm chỉ đạo trong công tác triển khai thực hiện, đồng bào các dân tộc tại các
xã, các thôn đặc biệt khó khăn nhiệt tình tham gia Dự án, đã góp phần vào sự
phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Trong những năm qua, tình hình thực
hiện một số chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện đã đạt được những kết
quả nhất định, các chính sách, chương trình, dự án được triển khai đồng bộ,
48
có sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành chức năng với cơ sở đảm bảo giải
quyết kịp thời cho các đối tượng chính sách.
Chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo có hiệu quả thiết
thực. Số vốn vay hàng năm đã góp phần cải thiện đời sống, hàng trăm hộ nhờ
có vốn vay đã chuyển biến nhận thức, tìm ra phương thức làm ăn có hiệu quả,
hàng chục ngàn lao động được tạo việc làm nhờ cho vay vốn hộ nghèo qua
Ngân hàng Chính sách xã hội. Vốn vay đã tác động tích cực đến đồng bào dân
tộc thiểu số ở vùng nghèo, vùng khó khăn, từ cuộc sống tự cung, tự cấp sang
kinh tế hàng hoá, góp phần ổn định xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh
nâng cao mức sống của người dân, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa
các vùng, giảm nghèo bền vững.
Trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình dự án chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo, huyện đã thực hiện tốt việc phân cấp và trao
quyền, giao cho xã làm chủ đầu tư một số chương trình, dự án; giao cho các
ngành chuyên môn phụ trách các dự án; phát huy nội lực cộng đồng trong tổ
chức thực hiện các chương trình dự án. Quy trình đầu tư, quản lý, thanh quyết
toán theo các hợp phần, nhiều chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
quy mô nhỏ được các xã thực hiện cơ bản đảm bảo góp phần quan trọng trong
việc tăng tính chủ động của UBND xã thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao dân trí và phát triển nguồn
nhân lực, cải thiện điều kiện sản xuất, đời sống của nhân dân.
Các chính sách, dự án, chương trình đã ban hành trong triển khai thực
hiện mục tiêu giảm nghèo phù hợp về đối tượng thụ hưởng, đặc điểm vùng
miền (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số; khu vực thành thị, nông
thôn; địa bàn xã, thôn, đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi), phù hợp
với nguồn lực và năng lực thực hiện chương trình của địa phương. Do vậy,
các chương trình, đề án đã nhận được sự hài lòng của người dân. Dự án hỗ trợ
phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135, các chính sách hỗ trợ được các
49
cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo trong công tác triển khai
thực hiện, đồng bào các dân tộc tại các xã, các thôn đặc biệt khó khăn nhiệt
tình tham gia Dự án, đặc biệt là các đối tượng thụ hưởng (Hộ nghèo, hộ cận
nghèo) từ nguồn vốn hỗ trợ để phát triển sản xuất; người hưởng lợi từng bước
ổn định cuộc sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn đặc
biệt là các xã đặc biệt khó khăn.
2.3.2. Những hạn chế
Việc duy trì mức độ tăng trưởng kinh tế của huyện Hữu Lũng trong
những năm qua chưa có tính ổn định, bền vững, thu ngân sách trên địa bàn
thiếu ổn định, chưa có tính chỉ đạo chiến lược về nuôi dưỡng và phát triển
nguồn thu ngân sách trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (nguồn thu hiện
tại chủ yếu vào nguồn bán đấu giá đất công và các dịch vụ thương mại của
các tiểu thương, còn nguồn thu từ một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu...
trên địa bàn còn hạn chế).
Về tài chính, hằng năm chưa cân đối được phần ngân sách của huyện để
thực hiện chính sách giảm nghèo, đặc biệt là đối với những xã, thôn đặc biệt
khó khăn.
Về cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về đường giao thông
nông thôn, điện sinh hoạt, sản xuất, trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa...
chưa đồng bộ còn chắp vá, sửa chữa vặt, không bền vững, lãng phí tiền của
Nhà nước, công sức lao động của người dân...
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai còn lãng phí, chưa phù hợp g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_giam_ngheo_tai_huyen_huu_lung.pdf