Luận văn Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC

HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG . 8

1.1. Một số khái niệm. 8

1.2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững . 10

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển du lịch bền

vững. 13

1.4. Chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách phát triển du lịch

bền vững. 17

1.5. Chính sách phát triển du lịch bền vững của Việt Nam . 20

1.6. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững . 22

Chương 2.THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG 27

2.1. Khái quát về du lịch thành phố Hà Giang. 27

2.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà

Giang thời gian qua . 30

Chương 3.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ

HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI . 52

3.1. Quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thành phố Hà Giang52

3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch bền vững. 54

3.3. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch bền

vững từ thực tiễn thành phố Hà Giang. 60

KẾT LUẬN . 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf99 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u lịch trên địa bàn rõ ràng và thể hiện được việc bố trí đúng người đúng việc với điểm đánh giá trung bình là 3,95/5. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các phòng, ban và doanh nghiệp trong thực hiện chính sách được đánh giá không cao (với điểm đánh giá trung bình là 2,91/5). 2.2.2.4. Duy trì thực hiện chính sách 37 UBND thành phố Hà Giang đã ban hành hàng loạt văn bản điều hành, tổ chức triển khai thực hiện đối với ngành du lịch cũng như UBND các xã, phường định hướng trong tổ chức thực hiện, duy trì chính sách phát triển du lịch bền vững của thành phố. Định kỳ hàng năm đều xây dựng kế hoạch hành động của ngành du lịch địa phương, tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất du lịch trong đó có việc thành lập Trung tâm hỗ trợ du khách nhằm phục vụ tốt hơn cho du khách đến với thành phố Hà Giang theo định hướng phát triển bền vững, góp phần đưa địa phương trở thành điểm đến du lịch bền vững, an toàn, thân thiện.Bảng 2.5 khái quát kết quả khảo sát về hoạt động duy trì thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Giang(Phụ lục - Bảng 2.5). Kết quả khảo sát về duy trì thực hiện chính sách cho thấy hoạt động này được thành phố Hà Giang thực hiện tương đối tốt với số điểm đánh giá trung bình lần lượt cho hai tiêu chí khảo sát là 3,38/5 điểm và 3,23/5 điểm. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát cho thấy có rất nhiều người cho rằng, hoạt động duy trình chính sách còn mang tính chất cứng nhắc chưa linh hoạt khi nhiều chính sách sách đã lỗi thời nhưng chưa được điều chỉnh, thay thế mà vẫn tiếp tục được duy trì. 2.2.2.5. Điều chỉnh các quy định chính sách Điều chỉnh và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ hấp dẫn trong hoạt động đầu tư du lịch đã thu hút được hàng loạt các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế nhằm phát triển bền vững ngành du lịch như: Công ty Cổ phần xây dựng Đức Long, Công ty sản xuất Bánh kẹo Hải Hà Thông qua việc điều chỉnh chính sách phát triển du lịch bền vững, UBND thành phố Hà Giang đã khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng bộ, chính quyền huyện về chính sách phát triển bền vững du lịch, tạo động lực 38 cho ngành du lịch thành phố Hà Giang có những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận nêu trên, phải nhìn nhận rằng thực tế trong tổ chức thực hiện và điểu chỉnh chính sách hiện nay vẫn chưa được các cấp, các ngành có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện một cách nghiêm túc, vẫn còn hiện tượng “Tư duy ngành”, nhận thức về tính liên ngành, liên vùng và vai trò của du lịch trong đóng góp kinh tế-xã hội địa phương còn hạn chế, chưa chủ động trong công tác tham mưu cho UBND thành phố cũng như trong công tác phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang để thực hiện điều chỉnh chính sách đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn thực thi chính sách. Bảng 2.6 khái quát kết quả khảo sát về hoạt động điều chỉnh thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Giang(Phụ lục - Bảng 2.6). Kết quả khảo sát cho thấy: Hoạt động điều chỉnh chính sách được căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được đánh giá trung bình cao nhất với 3,41/5 điểm, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khi thành phố Hà Giang luôn thực hiện đúng những chủ trường, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch bền vững. Hoạt động điều chỉnh chính sách chỉ được thực hiện sau khi tổng kết thự hiện chính sách mà ít khi được thực hiện ngay trong quá trình thực hiện chính sách nên nội dung này được đánh giá trung bình ở mức 2,92/5 điểm. 2.2.2.6. Theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện chính sách UBND thành phố Hà Giang phân công Phòng Văn hóa, thông tin thành phố là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững của thành phố Hà Giang trong giai đoạn nghiên cứu. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao đơn vị đã tham mưu cho UBND thành phố 39 banhành nhiều kế hoạch triển khai thực hiện việc theo dõi, đôn đốc và thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định. Hiện nay, công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững của thành phố Hà Giang được quy định như sau: Đối với các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố: Hằng năm bổ sung danh mục các nhiệm vụ thực hiện tại Đề án để triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển du lịch của thành phố. Chủ động chỉ đạo nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để triển khai hiệu quả các nội dung của Đề án. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai các nội dung trong nhiệm vụ được giao, báo cáo định kỳ 06 thàng 1 lần gửi về UBND thành phố (qua Văn phòng HĐND&UBND thành phố) để tổng hợp báo cáo tỉnh Hà Giang liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Phòng Văn hóa, thông tin huyện tham mưu, tổng hợp cho UBND thành phố, chủ tịch UBND thành phố về tổ chức, tiến độ triển khai, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện và chế độ thông tin, báo cáo về triển khai thực hiện đề án. Bảng 2.7 khái quát kết quả khảo sát về theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Giang(Phụ lục - Bảng 2.7). Kết quả bảng 2.7 cho thấy cả 3 hoạt động trên được đánh giá ở mức độ bình thường với các mức điểm trung bình lần lượt là 3,27/5; 3,01/5 và 3,23/5. Có thế khẳng định rằng hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn thành phố Hà Giang, nhưng hiện nay chưa được coi trọng và triển khai tốt nhất. 2.2.2.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách 40 Ngành du lịch đối với sự phát triển bền vững của thành phố Hà Giang có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng và công tác tổ chức đánh giá, tổng kết luôn được lãnh đạo Thành ủy, HĐND,UBND thành phố Hà Giang quan tâm nhằm đánh giá đúng thực trạng kết quả, hiệu quả của nội dung chính sách phát triển bền vững về du lịch, quá trình tổ chức triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp, kiến nghị bổ sung, sửa đổi nội dung của chính sách phát triển du lịch bền vững cũng như việc tổ chức thực hiện hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế kinh tế - xã hội và hạ tầng du lịch của thành phố Hà Giang trong thời gian qua; kịp thời khen thưởng và kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân chấp hành tốt và không chấp hành tốt theo đúng Luật du lịch. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong tổ chức đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững còn những hạn chế như: Thiếu nội dung dự báo chính sách, biện pháp thực hiện khi dự báo trở thành thực tiễn, việc đánh giá, tổng kết ở một số cơ quan, ban, ngành có liên quan chưa được quan tâm thực hiện; trong khâu tổ chức đánh giá, tổng kết mới chỉ thực hiện ở cấp huyện, đối với các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn công tác tổng kết, đánh giá về chính sách phát triển du lịch bền vững thường manh tính chung chung, chưa cụ thể manh tính hình thức, chủ yếu được lồng ghép với báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của đơn vị. 2.2.3. Kết quả đạt được và đánh giá 2.2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân Thời gian qua, bên cạnh việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển du lịch, lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã có sự quan tâm đối với phát triển du lịch Thành phố Hà Giang. Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phát triển du lịch như: Nghị quyết Số 08/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - 41 an ninh năm 2015 và Nghị quyết số 123/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch Thứ nhất, nhận thức xã hội về du lịch của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch ở Thành phố Hà Giang đã được nâng lên rõ rệt đặc biệt là trong các cơ quan chính quyền. Thành phố Hà Giang đã bước đầu gắn các đề án, dự án phát triển du lịch trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phối hợp với các Sở, ban ngành chức năng tổ chức các hoạt động, các hình thức thông tin giới thiệu tiềm năng du lịch Thành phố Hà Giang, đầu tư nâng cấp hạ tầng, đặc biệt đường giao thông Thành phố Hà Giang, cải thiện môi trường, v.v. theo đúng quy hoạch. Thứ hai, công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hà Giang được tăng cường với việc thành lập Hiệp hội nhà hàng, khách sạn Thành phố Hà Giang, công tác đầu tư, quy hoạch và quản lý được quan tâm, đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường và phục vụ theo hướng văn minh, lịch sự. Một là, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch Việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Giang đã góp phần tích cực vào việc quản lý, bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch được đúng hướng và chủ động hơn. Các đề án, dự án phát triển du lịch cũng bước đầu phát huy hiệu quả tích cực trong định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo đúng các mục tiêu định ra. Đến nay, Thành phố Hà Giang vẫn chưa xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch. Để du lịch được phát triển đúng hướng và đồng bộ, nhất thiết Thành phố cần phải có quy hoạch tổng thể và chi tiết trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch của các tuyến điểm du lịch trên địa bàn 42 Thành phố Hà Giang và phù hợp với nhu cầu của du khách cũng như xu hướng phát triển dulịch chung của khu vực. Hai là, các cơ chế chính sách khuyến khích nguồn vốn phát triển du lịch Trong những năm qua, Thành phố Hà Giang đã có các cơ chế chính sách ưu đãi, mở cửa cho các nhà đầu tư đến Thành phố Hà Giang. Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch có tăng, nhưng chủ yếu mới tập trung đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng, chưa chú trọng đầu tư cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch vì vậy còn thiếu rất nhiều các cơ sở phục vụ du lịch có quy mô và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, nhất là các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên. Năm 2016, tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 35/2016/NQ - HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển du lịch Hà Giang, trong đó tập trung vào một số chính sách hỗ trợ, ưu đãi các tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, nhà vệ sinh, du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch hang động. Ba là, công tác quản lý các cơ sở lưu trú du lịch Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trú du lịch được thực hiện đúng theo các quy định về quản lý cơ sở lưu trú du lịch. Hiện nay các cơ sở lưu trú du lịch đã được phân loại xếp hạng, Hiệp hội nhà hàng, khách sạn Thành phố Hà Giang đã được thành lập với 19 nhà hàng ăn uống, 20 khách sạn, nhà nghỉ, là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh. Dù đã có nhiều đổi mới nhưng các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống tại thành phố còn bộc lộ nhiều bất cập như: thiếu chuyên nghiệp, quy mô nhỏ lẻ, thiếu ổn định ... 43 Bốn là, môi trường và an ninh quốc phòng trong phát triển du lịch Các cơ quan chức năng trên địa bàn toàn Thành phố luôn tăng cường các biện phạm phòng chống tội phạm, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm các loại tội phạm đảm bảo an toàn tối đa cho du khách đến với Thành phố Hà Giang. Đồng thời các cơ quan chức năng luôn chú ý kiểm soát tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn, ngăn chặn những hành vi lợi động hoạt động du lịch để thực hiện những hành vi trái pháp luật, đặc biệt là những hành vi truyền đạo trái phép, di cư tự do, tuyên truyền nhằm chia rẽ khối đoàn kết toàn dân trong vùng đồng bào các dân tộc anh em trên địa bàn thành phố nói riêng và toàn tỉnh. Chính quyền Thành phố chú trọng xây dựng và phát triển phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an toàn giao thông, tăng cường quản lý nhà nước về an toàn giao thông. Các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn được bảo vệ an toàn, hạn chế tai nạn giao thông, ngăn chặn không để xảy ra đua xe trái phép và duy trì trật tự kỷ cương đô thị góp phần đảm bảo môi trường an toàn, lành mạnh cho hoạt động du lịch. Thứ ba, các chỉ tiêu của ngành du lịch tăng trưởng cao và khá ổn định, đặc biệt là có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng khách. Một là, số lượng khách du lịch Lượng khách du lịch đến Hà Giang nói chung và đến với Thành phố Hà Giang không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2013, thành phố mới đón được 75 ngàn lượt du khách thì đến năm 2015, lượng khách du lịch đến với Thành phố Hà Giang đạt trên 193 ngàn lượt và năm 2018 đạt trên 236 ngàn lượt. Như vậy, trong giai đoạn vừa qua lượng khách du lịch đến thành phố đã duy trì được tốc độ tăng trưởng lượng khách khá cao với tốc độ tăng bình quân năm đạt 19,83%/năm. Đây là một tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng và 44 điều đáng nói là cùng với xu hướng chung của cả Tỉnh, tốc độ tăng trưởng cao này vẫn đang duy trì trong vài năm tiếp theo. Hai là, hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống Cùng với sự gia tăng của số lượng du khách đến với Hà Giang, để đáp ứng nhu cầu của du khách ngày càng đa dạng thì hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống trên địa bàn thành phố cũng ngày càng được chú trọngxây dựng, cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ. Cho đến tháng 12/2017, trên địa bàn Thành phố có tổng cộng 73 nhà nghỉ, khách sạn, nhà khách, trong đó có 26 khách sạn (01 khách sạn 3 sao, 07 khách sạn 2 sao và 11 khách sạn 1 sao), 45 nhà nghỉ, 02 nhà khách với 1.194 phòng nghỉ đáp ứng 2.500 khách trong ngày. Trong đó có nhiều khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng mới và nâng cấp phục vụ có chất lượng tốt như: Nhà khách Hà An; Khách sạn Kiến Vàng, Khách sạn Thiên Thanh; Khách sạn Cao Nguyên... Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố phục vụ du lịch đến nay đã có những sự cải thiện đáng kể về cả số lượng và chất lượng. Tuy vậy, vào những thời gian cao điểm, lượng du khách đổ về Thành phố Hà Giang để di chuyến đến các điểm du lịch khác trong toàn tỉnh quá đông thì số lượng cơ sở lưu trú tại thành phố chưa đáp ứng hết nhu cầu của du khách.Cùng với đó, trên địa bàn Thành phố Hà Giang hiện có trên 515 cơ sở nhà hàng ăn uống, trong đó có trên 20 cơ sở có đủ điều kiện để đón tiếp khách du lịch. Ba là,dịch vụ vận chuyển khách du lịch Tại thành phố, có các hãng xe phục vụ vận chuyển du khách từ các trung tâm khách lớn đến với Hà Giang như: Hãng xe Hưng Thành (Hưng Thành Travel), hãng xe Ngọc Cường, hãng xe Bằng Phấn, hãng xe Hiền Hương, hãng xe Ngọc Sơn, xe Hải Vân, hợp tác xã dịch vụ vận tải Cầu Mè,.. Tổng số hành khách vận chuyển của Hà Giang theo số liệu thống kê năm 45 2017 là 1.957,7 nghìn người. Với số lượng phương tiện như trên thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu di chuyển của du khách đến với Tp. Hà Giang cũng như người dân trên địa bàn Thành phố. Do sự hạn chế về hệ thống giao thông so với nhiều tỉnh khác trong vùng, không có đường sắt, hàng không. Chủ yếu vận chuyển du khách bằng đường bộ và hệ thống giao thông công cộng vận chuyển khách nội thành cũng như chất lượng giao thông còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển du lịch không chỉ trên địa bàn Thành phố mà trên quy mô toàn Tỉnh. Bốn là,cơ sở dịch vụ lữ hành, mua sắm, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác Về cơ sở dịch vụ lữ hành: Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn thành phố tương đối ít, phần lớn là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, chỉ có 3 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế (trong đó có một công ty và hai văn phòng đại diện). Các doanh nghiệp lữ hành cung cấp các sản phẩm du lịch đặc sắc gắn liền với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách đến Hà Giang và từ Thành phố Hà Giang đến các điểm du lịch khác trong nước và quốc tế. Tuy nhiên các sản phẩm của du lịch Hà Giang chủ yếu được khai thác từ các đơn vị lữ hành bên ngoài tỉnh, đặc biệt là các Công ty lữ hành tại Hà Nội. Hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành cả trên địa bàn tỉnh và cả các doanh nghiệp bên ngoài tỉnh đang từng bước phát huy có hiệu quả về quảng bá hình ảnh của du lịch Hà Giang nói chung và du lịch Thành phố Hà Giang nói riêng đến với các thị trường đối tác. Bên cạnh các dịch vụ lưu trú, ăn uống, trên địa bàn Thành phố Hà Giang hiện có nhiều hoạt động văn hóa và dịch vụ vui chơi giải trí phong phú đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và đông đảo khách du lịch. Toàn thành phố hiện có 11 cơ sở dịch vụ Karaoke; 37 cơ sở dịch vụ internet công cộng; 80 câu lạc bộ văn hóa thể thao, 151 điểm nhóm tập thể thao, 46 đường dạo bộ. Có trên 10 điểm du lịch sinh thái; 02 bể bơi nhân tạo; 8 siêu thị gia đình; 01 tuyến phố ẩm thực. Năm là,lao động trong ngành du lịch Sự phát triển du lịch những năm vừa qua đã kéo theo sự gia tăng nhanh chóng số lượng lao động. Nếu như năm 2013, số lượng lao động trực tiếp của ngành mới chỉ khoảng 200 người thì đến nay số lượng này là khoảng 500 người với tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt trên 20%. Tuy nhiên, điều đáng nói là mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng nhưng chất lượng lao động trong ngành không có nhiều thay đổi. Hầu hết lao động trong ngành đều chưa qua đào tạo, kỹ năng, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ còn rất yếu, hệ số thay đổi cao. Ý thức phục vụ của người lao động dù có được tăng lên nhưng vẫn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Tư duy, trình độ và kỹ năng quản lý của những người kinh doanh cũng chưa tốt, hầu như chưa qua đào tạo nên thiếu tầm nhìn chiến lược, khá bảo thủ và an phận. Chính vì vậy nên khả năng nắm bắt cơ hội, điều chỉnh để phù hợp với thị trường... của du lịch thành phố chưa cao và mang nặng tính thụ động (Phụ lục - Bảng 2.8). Sáu là, doanh thu từ du lịch Sự phát triển du lịch bước đầu đem lại nguồn thu xã hội tương đối lớn cho toàn tỉnh Hà Giang nói chung và Thành phố Hà Giang nói riêng và có sự tăng trưởng qua các năm (Phụ lục - Bảng 2.9). Nguyên nhân của các kết quả đã đạt được: Những kết quả đạt được kể trên có nguyên nhân chủ yếu từ ý chí chính trị, sự phát triển của các ngành có liên quan và các yếu tố khách quan như vị trí địa lý, xu hướng của thị trường Cụ thể: 47 - Có sự quan tâm của Tỉnh, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đối với phát triển du lịch. - Bước đầu có được sự phối hợp giữa ngành du lịch với các ngành liên quan, tạo sự đồng thuận trong phát triển du lịch của thành phố. - Kinh tế của thành phố phát triển ổn định, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư hỗ trợ tích cực cho sự phát triển du lịch. - Thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả tỉnh, cửa ngõ vào Công viên ĐCTC Cao nguyên Đá Đồng Văn. - Hình ảnh du lịch của tỉnh Hà Giang được tăng cường quảng bá, trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách, kéo theo sự tăng trưởng nhanh của lượng khách đến với thành phố. 2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Những năm qua, du lịch Thành phố Hà Giang đã có những bước phát triển khá toàn diện, đã tích cực khai thác và phát huy lợi thế, tiềm năng vị thế của khu vực. Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; quy mô và trình độ phát triển du lịch của thành phố còn thấp: - Sự phát triển của dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố Hà Giang. Quy hoạch ngành, lĩnh vực, các khu, điểm du lịch còn thiếu và chưa có tính gắn kết, đồng bộ, quá trình triển khai còn chậm. Đặc biệt còn thiếu về đề án phát triển du lịch bền vững. - Các tuyến đường đã được quy hoạch khi triển khai xây dựng còn chậm, kéo dài. Mạng lưới điện cung cấp cho khu trung tâm thành phố và các khu du lịch yếu và đã xuống cấp. Hệ thống đèn chiếu sáng còn thiếu. Chưa có hệ thống cấp, thoát nước khu trung tâm thành phố và khu du lịch. Môi trường 48 tại các khu du lịch tập trung đang có nguy cơ bị ô nhiễm đặc biệt đối với nước thải. - Hình ảnh du lịch chưa sâu đậm, thiếu hấp dẫn và dịch vụ còn nghèo nàn. Chất lượng một số loại hình dịch vụ bổ trợ như khu mua sắm, dịch vụ ăn uống thiếu tính chuyên nghiệp, đơn điệu về hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Chưa có các khu vui chơi cho trẻ em, các khu vui chơi lớn; khách sạn, nhà hàng cao cấp, các khu nghỉ dưỡng, các khu sinh thái còn thiếu. Doanh thu từ du lịch chủ yếu là thu từ kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống. Nhiều nhà hàng, khách sạn còn kinh doanh theo kiểu chụp giật, chèn ép khách. Cho đến nay ở Thành phố Hà Giang vẫn chưa có những sản phẩm du lịch đặc thù giữ vai trò là sản phẩm thu hút khách du lịch.Các dịch vụ vui chơi, giải trí còn thiếu. - Sự liên kết trong phát triển du lịch thành phố Hà Giang với các địa phương khác còn yếu. Vì thế, hầu như khách quốc tế, nhất là khách đi theo đoàn đến với thành phố Hà Giang rất hiếm, thêm vào đó là sự cạnh tranh một cách gay gắt giữa các doanh nghiệp du lịch, làm ăn chụp giật của một số cơ sở kinh doanh... điều đó đã làm hạn chế sự phát triển du lịch bền vững của thành phố. Nguyên nhân của những hạn chế: - Nền kinh tế tỉnh Hà Giang nói chung và thành phố Hà Giang nói riêng còn kém phát triển nên khả năng đầu tư và huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch còn rất hạn chế. Hà Giang là tỉnh miền núi, hệ thống giao thông còn kém phát triển để kết nối với các trung tâm kinh tế, các địa điểm du lịch trong vùng. - Năng lực, trình độ, bao gồm cả sự năng động, nhạy bén của bộ máy quản lý và nhân lực cho thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững còn hạn chế. 49 - Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Giang chưa được lập; các tuyến du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóachưa được khảo sát thiết lập cụ thể, các khu dịch vụ, điểm tập kết phương tiện giao thông chưa được xây dựng và triển khai. - Tính liên kết trong tổ chức phát triển du lịch bền vững của du lịch thành phố Hà Giang với các khu vực khác trong và ngoài tỉnh Hà Giang (Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, ) còn yếu và lỏng lẻo. - Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch chưa được chú trọng và còn ở quy mô nhỏ, lẻ, chưa rộng khắp. - Số lượng và quy mô của các cơ sở du lịch, doanh nghiệp du lịch còn ít và nhỏ, chưa kết nối tốt với nhau và với các cơ quan quản lý du lịch ở đại phương. 2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn thành phố Hà Giang trong thời gian tới Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017, của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các quy định tại Nghị quyết số 01-NQ/ĐH, ngày 29/9/2015, của Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI về xây dựng chương trình phát triển du lịch bền vững gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngày 24/7/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và xây dựng công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn trở thành trung tâm du lịch quốc gia. Đến năm 2020, thu hút 1,5 triệu lượt khách, doanh thu từ khách du lịch đạt 1.400 tỷ đồng; đến năm 2030 thu hút 3,6 triệu lượt khách, doanh thu từ khách du lịch đạt 3.344 tỷ đồng. 50 Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững thành phố Hà Giang, cho thấy những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới là: (1) Nhận thức và tư duy về phát triển du lịch bền vững cần được đổi mới mạnh mẽ; (2) Công tác quy hoạch phát triển du lịch bền vững cần được đẩy mạnh phù hợp với bối cảnh phát triển mới. (3) Thể chế, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển du lịch cần được hoàn thiện theo hướng cụ thể hóa phù hợp với đặc thù du lịch vùng miền núi, dân tộc và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng tham gia các hoạt động phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố.; (4) Cơ sở hạ tầng du lịch cần được chú trọng phát triển nhiều hơn để có thể kết nối phát triển du lịch Hà Giang với du lịch vùng; (5) Công tác phổ biến, tuyên truyền, xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng du lịch của Thành phố cần được đẩy mạnh nhiều hơn; (6) Chất lượng nguồn nhân lực cần được nâng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững; (7) Sự phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn thành phố cần được tăng cường, cả trong bộ máy quản lý du lịch và cả với các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_phat_trien_du_lich_ben_vung_tu.pdf
Tài liệu liên quan