Luận văn Thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận 3 thành phố hồ Chí Minh

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn . 4

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 6

3.1. Mục tiêu nghiên cứu. 6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6

4. Đối tương nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 7

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 7

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 7

5. Phương pháp nghiên cứu. 7

5.1. Phương pháp luận. 7

5.2. Phương pháp nghiên cứu. 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 8

7. Bố cục đề tài. 8

CHưƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VỀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH . 9

1.1 Khái niệm về hộ tịch và pháp luật về quản lý hộ tich. 9

1.1.1 Khái niệm về hộ tịch . 9

1.1.2 Pháp luật về quản lý hộ tịch. 14

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, hình thức, nội dung thực hiện pháp luật về

quản lý hộ tịch . 21

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch . 21

1.2.2 Nội dung, hình thức, chủ thể, phương pháp của thực hiện pháp luật về

quản lý hộ tịch. 25

1.2.3 Vai trò của thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch . 40

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch. 41

1.3.1 Ý thức pháp luật . 41

1.3.2 Chất lượng của văn bản pháp luật về quản lý hộ tịch. 42

1.3.3 Công tác tổ chức bộ máy và công chức thực hiện pháp luật về quản lý

hộ tịch. 43

1.3.4 Kinh phí và cở sở vật chất. 44

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ

HỘ TỊCH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHưỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 46

2.1 Đặc điểm điều kiện kinh tế, dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố. 46

2.1.1 Đặc điểm điều kiện kinh tế . 46

2.1.2 Về tình hình dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 48

pdf98 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận 3 thành phố hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể trong cuộc sống. Có nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau cho nên cách thức thực hiện pháp luật về hộ tịch của các chủ thể cũng khác nhau. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật hộ tịch, trong khoa học pháp lý xác định những hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch sau: Thứ nhất, tuân thủ pháp luật (hoặc tuân theo pháp luật) Khái niệm: Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật tự iềm chế hông thực hiện những hành vi xử sự mà pháp luật ngăn cấm. Hay nói cách khác: tuân thủ (tuân theo) pháp luật chính là hành vi thực hiện pháp luật đối với các quy định mang tính ngăn cấm, cấm đoán hoặc thực hiện các giới hạn mà pháp luật cho phép. Do vậy các hành vi được đánh giá là tuân theo pháp luật chủ yếu dưới dạng không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm.... Ví dụ: Điều 5 Luật hộ tịch 2014 quy định nguyên tắc đăng ký hộ tịch 1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân. 2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. 37 4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú. 5. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. 6. Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 7. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch. Thứ hai, chấp hành pháp luật (hoặc thi hành pháp luật) Khái niệm: Chấp hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Điều 6. Luật Hộ tịch 2014 quy định Quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân 1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. 2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền. 38 3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật. Thứ ba, sử dụng pháp luật Khái niệm: Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định hoặc cho phép. í dụ: Quyền kết hôn (theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm 2013 “nam, nữ có quyền kết hôn” ). Vậy việc nam, nữ đủ điều kiện kết hôn, tự nguyện đến với nhau...(theo quy định của Luật hôn nhân gia đình) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đó là công dân đã sử dụng quyền chủ thể của mình được pháp luật quy định. Thứ tƣ, áp dụng pháp luật Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc thù, trong đó chủ thể áp dụng pháp luật chỉ có thể là cơ quan nhà nước, cán bộ công chức được trao quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định. Ví dụ: Thẩm quyền đăng ký khai sinh, khai tử, giám hộ, nuôi con nuôi thuộc Ủy ban nhân cấp huyện. Điều 35. Luật hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: 1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; 2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: 39 a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Điều 37. Luật hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. 2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. Điều 39. Luật hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ. Điều 43. Luật hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam. 1.2.2.4 Phương pháp thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch a) Ban hành văn bản 40 Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về lĩnh vực quản lý khai sinh như: Luật Hộ tịch, Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015; Luật hộ tịch 2014; tổ chức triển khai thực hiện các nội dung pháp luật về quản lý khai sinh; b) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch Để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: Tờ tin hàng tháng, phát thanh tuyên truyền; Tổ chức hội nghị, hội thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền thông qua buổi họp Tổ dân phố . Nhiều nội dung được tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt các CLB Phụ nữ, CLB trợ giúp pháp lý,...; trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Dân sự, Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em ... các quy định của pháp luật về Hộ tịch, trẻ em. c) Tổ chức thực hiện các nội dung thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho các hoạt động quản lý khai sinh; phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực khai sinh; hợp tác quốc tế về vấn đề quản lý khai sinh; thống kê số liệu trong công tác quản lý khai sinh; báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về công tác quản lý khai sinh. d) Kiểm tra, xem xét ết quả thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và theo đột xuất, qua đó kịp thời phát hiện sai phạm, khắc phục trong quá trình thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch. 1.2.3 Vai trò của thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết, đăng ký, quản lý hộ tịch là một vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Đăng ký hộ tịch thể hiện việc nhà nước công nhận một cá nhân, con người tồn tại với tất cả đầy đủ tính pháp lý của nó. 41 Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. Để công tác quản lý về hộ tịch đạt hiệu quả cần có hệ thống các quy định pháp luật tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động của các chủ thể có trách nhiệm quản lý về hộ tịch. Pháp luật quản lý về hộ tịch thể hiện vai trò của mình ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, pháp luật quản lý về hộ tịch tạo hành lang pháp lý bảo đảm cho sự quản lý của Nhà nước về công tác hộ tịch. Thứ hai, pháp luật quản lý về hộ tịch bảo đảm sự thống nhất trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về hộ tịch; Thứ ba, pháp luật quản lý về hộ tịch bảo đảm công khai, minh bạch về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch; Thứ tư, pháp luật quản lý về hộ tịch tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch. 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch Pháp luật về quản lý hộ tịch trong thời gian qua cho thấy, mặc dù pháp luật đã quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và công dân trong việc đăng ký và quản lý hộ tịch, đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác hộ tịch, nhưng trên thực tế hoạt động này còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Do vậy, cần xác định rõ những yếu tố cơ bản ảnh hướng tới việc thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch để xây dựng những giải pháp hiệu quả cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trong tình hình hiện nay. Đó là các yếu tố: 1.3.1 Ý thức pháp luật Ý thức pháp luật là “một hình thái ý thức xã hội, gồm những quan điểm, hái niệm, học thuyết pháp lý, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh 42 giá của họ đối với pháp luật hiện hành, trật tự pháp luật, pháp chế, về tính công bằng hay hông công bằng, đúng đắn hay hông đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật trong tương lai, về hành vi hợp pháp, hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức inh tế”[11, tr.38]. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng sâu sắc tới việc thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch. Yếu tố này được nhìn nhận từ phía chủ thể có thẩm quyền đăng ký và quản lý hộ tịch cũng như ý thức tự giác, chủ động đăng ký hộ tịch của người dân. Cùng với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của kinh tế tri thức, người dân và các cơ quan, tổ chức ngày càng coi trọng hơn những giá trị của các giấy tờ hộ tịch và tầm quan trọng của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Ý thức thực hiện trách nhiệm đăng ký các sự kiện hộ tịch và giữ gìn giấy tờ hộ tịch được nâng lên rất nhiều. Mỗi người dân đã hiểu rõ sự cần thiết của việc đăng ký các sự kiện hộ tịch để được Nhà nước bảo hộ các quyền công dân cơ bản. Các cơ quan nhà nước được giao quyền cũng xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác hộ tịch, coi đó là cơ sở cần thiết để thực hiện quản lý dân cư và xây dựng các chính sách xã hội phù hợp. Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn xảy ra, nhất là trong lĩnh vực khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi. Đối tượng vi phạm cũng khá đa dạng, từ cá nhân có trách nhiệm đi đăng ký đến công chức thực hiện việc đăng ký hộ tịch. Có nhiều nguyên nhân để lý giải tình trạng này trong đó có nguyên nhân xuất phát từ ý thức pháp luật của những chủ thể liên quan như do hạn chế về hiểu biết pháp luật, xuất phát từ cách nghĩ đơn giản của người dân không tự giác đi đăng ký khai sinh hoặc khai tử đúng thời hạn quy định vì cho rằng không liên quan đến các chế độ thanh toán nên cũng chẳng cần phải thực hiện đăng ký ngay; hoặc công chức tùy tiện sửa chữa, cải chính làm sai lệch nội dung đăng ký hộ tịch như khai tăng tuổi để đi học sớm, khai giảm tuổi để đủ tuổi được nhận làm con nuôi. 1.3.2 Chất lượng của văn bản pháp luật về quản lý hộ tịch 43 Chất lượng của văn bản pháp luật là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho pháp luật được triển khai có hiệu quả. Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hộ tịch đã phát huy hiệu quả, góp phần tích cực cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, cụ thể: Pháp luật về quản lý hộ tịch đã tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch; Pháp luật về quản lý hộ tịch bảo đảm sự thống nhất trong việc thực hiện các văn bản về hộ tịch; Pháp luật về quản lý hộ tịch bảo đảm công khai, minh bạch về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch; Pháp luật về quản lý hộ tịch tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch; Pháp luật về quản lý hộ tịch góp phần định hướng lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, góp phần hội nhận quốc tế. Bên cạnh những mặt đạt được đó, pháp luật về quản lý hộ tịch ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập như: các quy định về quản lý hộ tịch trong nhiều văn bản còn khác nhau, gây khó khăn khi áp dụng để giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch của công dân [12, tr.32]. Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về quản lý hộ tịch vẫn mang tính bị động, giải quyết nhiều tình huống phát sinh trên thực tế chưa có quy phạm điều chỉnh, Bộ Tư pháp phải hướng dẫn các địa phương bằng công văn hướng dẫn nghiệp vụ. Vì vậy, để pháp luật về quản lý hộ tịch được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn thì văn bản pháp luật về quản lý hộ tịch cần phải rõ ràng thể hiện ở tính đồng bộ, thống nhất trong nội dung của văn bản; không mâu thuẫn, chồng chéo, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi, đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về hộ tịch. 1.3.3 Công tác tổ chức bộ máy và công chức thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch 44 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch thể hiện qua các biện pháp, chính sách mà Nhà nước ban hành để có thể đăng ký kịp thời, đầy đủ, chính xác các sự kiện hộ tịch phát sinh. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch cũng như trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, hệ thống chế tài xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật về quản lý hộ tịch cũng là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc tới công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Trình độ, năng lực quản lý và phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, tính chủ động của công chức là những yếu tố quyết định đảm bảo việc tổ chức thực hiện pháp luật đúng đắn, có hiệu quả [12, tr.32]. 1.3.4 Kinh phí và cở sở vật chất Pháp luật nói chung, pháp luật quản lý về hộ tịch nói riêng đòi hỏi những điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí nhất định phục vụ triển khai tổ chức thực hiện từ khâu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các hoạt động phục vụ việc triển khai thực hiện pháp luật, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện. Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả pháp luật về quản lý hộ tịch ở các địa phương [12, tr.32]. Tiểu kết chƣơng 1 Hộ tịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con người. Việc thực hiện nghiêm pháp luật quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số kế hoạch hóa gia đình. 45 Trong chương 1, tác giả đã nêu khái quát khái niệm về hộ tịch và các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch. Tác giả cũng trình bày một vài nội dung của pháp luật về quản lý hộ tịch hiện đang áp dụng. Song song đó, tác giả cũng nêu Khái niệm và đặc điểm, vai trò, hình thức của việc thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch. Cuối cùng, tác giả nêu lên quan điểm của mình về những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch trong tình hỉnh bối cảnh hiện nay. 46 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Đặc điểm điều kiện kinh tế, dân cƣ trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1 Đặc điểm điều kiện kinh tế Theo sắc lệnh số 104-NV của chính quyền Sài Gòn thì Quận 3 chính thức có tên trên bản đồ Sài Gòn – Chợ Lớn từ ngày 27/12/1952 chia Sài Gòn - Chợ Lớn từ 18 hộ thành 7 quận, đánh số từ 1 đến 7. Trong đó có Quận 3 với diện tích rộng hơn hiện nay. Sau ngày giải phóng 30/04/1975, địa bàn Quận 3 được giữ nguyên với 9 phường. Đến tháng 06/1976 được phân chia lại thành 25 phường, đánh số từ 1 đến 25. Theo Quyết định số 145/HĐBT ngày 17/9/1988 của Hội đồng bộ trưởng (Chính phủ) phân vạch lại địa giới hành chính của các phường Quận 3 thành 14 phường từ phường 1 đến phường 14. Qua 30 năm phát triển, hiện nay Quận 3 là một quận có các hoạt động kinh tế thuộc loại khá của Thành phố theo cơ cấu: Thương mại – dịch vụ và Công nghiệp – tiểu công nghiệp. Tổng doanh nghiệp có đến ngày 31/01/2019 là 19.921 [20, tr.2]. Bảng 2.1 Tổng doanh nghiệp Quận 3 từ năm 2014 đến năm 2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh nghiệp phát triển mới 2670 2999 3576 3825 3943 Doanh nghiệp thành lập mới 1603 1801 2404 2504 2763 Doanh nghiệp chuyển đến 1067 1198 1172 1321 1180 Doanh nghiệp chuyển từ hộ kinh doanh - - - 20 44 47 Doanh nghiệp giải thể 204 230 337 403 498 (Theo Báo cáo số 63/BC-PKT ngày 13/8/2019 của UBND Quận 3, TP. HCM) - Hợp tác xã thương mại: 7 cái; - Hợp tác xã vận tải: 20 cái; - Trung tâm thương mại: 1 cái (Quy hoạch đến năm 2020: 5 cái); - Siêu thị: 8 cái; - Cửa hàng tiện lợi: 78 cái; - Hộ kinh doanh: 13.403 hộ. Trong tháng 8/2019, tổng số doanh nghiệp phát triển mới là 381 doanh nghiệp. Trong đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới là 270 doanh nghiệp, tăng 4,38% so cùng kỳ (365 doanh nghiệp) với tổng số vốn đăng ký là 2.485,3 tỷ đồng, giảm 41.88% so cùng kỳ (4.276,25 tỷ đồng). Đồng thời, có 55 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 22,2% so với cùng kỳ (45 doanh nghiệp), tổng số vốn giải thể là 601,03 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần so cùng kỳ (50,35 tỷ đồng). Trong 8 tháng đầu năm 2019, tổng số doanh nghiệp phát triển mới là 2.414 doanh nghiệp trong đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới là 1.749 doanh nghiệp, giảm 8,6% so cùng kỳ (2.641 doanh nghiệp) với tổng số vốn đăng ký là 29.617 tỷ đồng, giảm 6,5% so cùng kỳ (31.678,18 tỷ đồng). Đồng thời, có 428 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 64,6% so với cùng kỳ (260 doanh nghiệp), tổng số vốn giải thể là 8.570,28 tỷ đồng, tăng 108,7% so cùng kỳ (4.105,87 tỷ đồng). Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế thực hiện tháng 7/2019 là 532.2 tỷ đồng, ước tính tháng 8/2019 là 566,7 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt 4.013,5 tỷ đồng tăng 4,34% so cùng kỳ, trong đó khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 3.800,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94,68%, tăng 4.31% so cùng kỳ; khối hộ kinh doanh thực hiện 213,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,32%, tăng 4,94% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh thực hiện tháng 7/2019 là 407,2 tỷ đồng, ước tính tháng 8/2019 là 431,6 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt 48 3.076,3 tỷ đồng tăng 3.35% so cùng kỳ, trong đó khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 2.917,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94,68%, tăng 3,30% so cùng kỳ; khối hộ kinh doanh thực hiện 158,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,32%, tăng; 4,36% so cùng kỳ. Về trung tâm thương mại có 4 chợ cấp Quận quản lý: Bàn Cờ, Vườn Chuối, Nguyễn Văn Trỗi, Bùi Phát; 2 siêu thị: Coopmart Nguyễn Đình Chiểu, Citymart Minh Châu; 3 trung tâm điện máy: Lộc Lê, Ideal, VietnamShop. Tổng số Trung tâm thương mại/ siêu thị/Cửa hàng tự chọn tiện ích/cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng/Khí dầu hóa lỏng trên địa bàn Phường 12 Quận 3: 10 đơn vị, cụ thể: - Trung tâm thương mại: 00 - Siêu thị: 01 - Cửa hàng tự chọn tiện ích: 02 - Cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng: 06 đơn vị (Không trưng bày, tập kết vật liệu xây dựng tại phường, lấy hàng qua công ty khác khi có hợp đồng) - Khí hóa lỏng: 01 2.1.2 Về tình hình dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Dân số Phường 12 vào thời điểm ngày 31/5/2019 là 12.506 người với 3.193 hộ. Dân tộc: có 03 dân tộc. Một số dân tộc chiếm tỷ lệ cao như sau: Kinh 96,23%; Hoa 3,57%; Khơme 0,2% [24, tr.1]. Tôn giáo: số người theo đạo Phật chiếm 3%, Thiên chúa giáo 95%, Số người không tôn giáo chiếm tỷ lệ: 2%. Có 02 giáo xứ lớn là Giáo xứ Vườn Xoài và giáo xứ Bùi Phát. Hành chính: Quận 3 có 14 phường Bảng 2.2 diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2015 của Quận 3 TỔNG SỐ Số tổ dân phố Số khu phố/ấp Diện tích tự nhiên (km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) 49 Chia theo phường xã: 873 63 4,919669 195.947 39.829 Phường 1 69 6 0,147729 15.305 103.602 Phường 2 44 3 0,152701 10.083 66.031 Phường 3 50 5 0,154792 11.098 71.696 Phường 4 98 6 0,307579 19.876 64.621 Phường 5 65 4 0,248460 14.752 59.374 Phường 6 55 4 0,883183 6.461 7.316 Phường 7 72 5 0,918068 12.804 13.947 Phường 8 79 4 0,396490 15.441 38.944 Phường 9 66 5 0,443030 19.006 42.900 Phường 10 44 4 0,158526 9.449 59.605 Phường 11 81 6 0,476849 24.636 51.664 Phường 12 45 3 0,162001 12.427 76.709 Phường 13 32 3 0,164091 7.746 47.206 Phường 14 73 5 0,306170 16.863 55.077 (Nguồn cổng thông tin điện tử Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh) 2.1.3 Các chủ thể thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch tại phường Công chức làm công tác hộ tịch bao gồm: công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác hộ tịch ở Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện. * Công chức Tư pháp – Hộ tịch: là công chức cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. 50 Công chức Tư pháp – hộ tịch phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và phải có thêm các tiêu chí sau đây: + Có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên + Được bồi dưỡng nghiệp vụ về hộ tịch + Chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc Đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp – hộ tịch mỗi phường trên địa bàn Quận 3 bố trí 02 công chức có trình độ cử nhân luật. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp – hộ tịch cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch, đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về hộ tịch, có phẩm chất đạo đức, luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc và có thái độ phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, Luật hộ tịch cũng nhấn mạnh công chức hộ tịch không được làm những việc sau: - Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch. - Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch. - Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trái quy định của Luật này. - Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch. - Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của Luật này. - Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết được qua đăng ký hộ tịch. Ngoài ra, Luật Hộ tịch cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch như sau: - Tuân thủ quy định của Luật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_quan_ly_ho_tich_cua_uy_ban_n.pdf
Tài liệu liên quan