Luận văn Thực trạng chăn nuôi và một số đặc điểm dịch tễ, khả năng đáp ứng miễn dịch của vacxin H5N1 phòng bệnh cúm gia cầm tại Thái Nguyên

MỤC LỤC

Danh mục Trang

Trang phụ bìa .i

Lời cam đoan .ii

Lời cảm ơn . .iii

Danh mục các chữ viết tắt . iv

Danh mục các bảng . .v

Danh mục các ảnh . vi

MỞ ĐẦU . .

1. Tính cấp thiết của đề tài .

2. Mục tiêu của đề tài .

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

4. Địa điểm nghiên cứu .

5. Thời gian nghiên cứu đề tài .

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .

1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Thái Nguyên và định hướng phát triển trong thời gian tới .

1.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm những năm qua

1.1.2. Định hướng phát triển trong thời gian tới

1.1.3. Một số giống gia cầm và phương thức chăn nuôi phổ biến ở Thái Nguyên . 5

1.2. Những hiểu biết chung về bệnh cúm gia cầm

1.2.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của bệnh .

1.2.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm .

1.2.3. Căn nguyên gây bệnh .

1.3. Đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm .13

1.3.1. Đặc tính về nuôi cấy và lưu giữ virus

1.3.2. Sức đề kháng của virus . 3

1.3.3. Độc lực và phân loại virus cúm gia cầm .

1.3.4. Sự thay đổi cấu trúc kháng nguyên của virus cúm gia cầm

1.3.5. Quá trình xâm nhập và nhân lển của virus

1.4. Dịch tễ của bệnh .

1.4.1. Ký chủ của virus . 2

1.4.2. Sự lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm

1.5. Triệu chứng lâm sàng.

1.6. Giải phẫu bệnh lý .

1.6.1. Bệnh lý đại thể . . 28

1.6.2. Bệnh lý vi thể .29

1.7. Chẩn đoán bệnh .

1.7.1. Chẩn đoán dịch tễ học . .29

1.7.2. Chẩn đoán lâm sàng . .29

1.7.3. Chẩn đoán thông qua giải phẫu bệnh lý . 30

1.7.4. Chẩn đoán virus học . .30

1.7.5. Chẩn đoán phân biệt . .31

1.8. Điều trị bệnh .

1.9. Phòng bệnh .

Chương 2. ĐỐI TưỢNG - VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .

2.1. Đối tượng và vật liệu dùng trong nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .

2.1.2. Vật liệu dùng trong nghiên cứu .

2.2. Nội dung nghiên cứu .

2.2.1. Thực trạng chăn nuôi và kiểm tra vệ sinh thú y

2.2.2. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm

2.2.3. Xác định hiệu giá kháng thể ở gia cầm sau khi tiêm phòng vacxin 21 ngày .

2.3 . Phương pháp nghiên cứu .

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ.

2.3.2. Phương pháp RT – PCR: .

2.3.3. Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp (HI)

2.4. Phương pháp lấy mẫu . 4

2.5. Phương pháp xử lý số liệu . 5

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 6

3.1. Thực trạng chăn nuôi, lưu thông, giết mổ gia cầm tại tỉnh Thái Nguyên . 6

3.1.1. Thực trạng chăn nuôi gia cầm ở một số huyện, thành, thị

3.1.1.1. Tỷ lệ các nông hộ chăn nuôi gia cầm . 6

3.1.1.2. Quy mô đàn nuôi trong các nông hộ . 8

3.1.1.3. Số hộ và số gia cầm nuôi ở các phương thức chăn nuôi . 52

3.1.2. Tỷ lệ tiêm phòng một số loại dịch bệnh trên đàn gia cầm . 56

3.1.3. Thực trạng kinh doanh, lưu thông và giết mổ gia cầm . 62

3.2. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm ở Thái Nguyên . 66

3.2.1. Thực trạng bệnh cúm gia cầm trong những năm qua . 66

3.2.2. Sự lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm tỉnh Thái Nguyên . 72

3.3. Khả năng gây miễn dịch của vaccin H5N1 ở gia cầm nuôi tại Thái Nguyên . 80

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 91

4.1. Kết luận . 91

4.1.1. Thực trạng chăn nuôi và kiểm tra vệ sinh thú y trong lưu thông và

giết mổ gia cầm ở Thái Nguyên . 91

4.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm ở Thái Nguyên . 91

4.1.3. Khả năng gây miễn dịch của vacxin H5N1 đối với bệnh cúm gia cầm

tại Thái Nguyên . 92

4.2. Đề nghị . 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ . .100

pdf116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng chăn nuôi và một số đặc điểm dịch tễ, khả năng đáp ứng miễn dịch của vacxin H5N1 phòng bệnh cúm gia cầm tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh cuối cùng sẽ là 1/10. + Xử lý huyết thanh chống hiện tượng ngưng kết hồng cầu giả bằng cách hấp phụ huyết thanh kiểm tra với hồng cầu gà. Thêm 25µl hồng cầu đặc vào 500µl huyết thanh, lắc nhẹ và để ở nhiệt độ phòng trong 30 phút, sau đó ly tâm với tốc độ 800 vòng trong 2 – 5 phút. Thu lấy huyết thanh đã hấp phụ. - Phản ứng HI: + Nhỏ 25µl PBS vào các giếng của đĩa 96 giếng. + Pha loãng huyết thanh theo cơ số 2. + Nhỏ 25µl huyết thanh vào giếng đầu tiên rồi trộn đều. + Rút chuyển 25µl từ giếng 1 sang giếng 2 rồi tuần tự như vậy đến giếng 11 và bỏ đi 25µl cuối cùng. + Nhỏ 25µl kháng nguyên 4HA đã chuẩn bị vào các giếng từ 1 – 11. Thêm 25µl PBS vào hàng đối chứng hồng cầu (giếng 12). + Lắc đĩa và ủ ở nhiệt độ phòng 30 phút. + Nhỏ 25µl dung dịch hồng cầu vào tất cả các giếng của đĩa và lắc đều. + Để đĩa ở nhiệt độ phòng 40 phút rồi đọc kết quả. Phản ứng dương tính (+): Huyết thanh có kháng thể cúm H5 khi có hiện tượng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (hồng cầu tụ lại dưới đáy giếng). Hiệu giá HI của mẫu được tính ở độ pha loãng huyết thanh cao nhất còn có khả năng ngăn trở ngưng kết hồng cầu hoàn toàn. Huyết thanh được coi là dương tính khi có hiệu giá huyết thanh lớn hơn hoặc bằng ( ) 1/16. Huyết thanh đối chứng âm phải có hiệu giá nhỏ hơn hoặc bằng ( ) 1/4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Khi kiểm tra huyết thanh vịt thì sẽ có 1 giếng chỉ có huyết thanh và hồng cầu để kiểm tra hiện tượng ngưng kết hồng cầu không đặc hiệu. Nếu phát hiện thấy có hiện tượng ngưng kết hồng cầu không đặc hiệu xảy ra với mẫu huyết thanh nào thì sẽ xử lý mẫu huyết thanh đó và kiểm tra lại bằng phản ứng HI. Phản ứng HI tìm kháng thể cúm H5 trong huyết thanh của gia cầm chưa được tiêm vaccine phòng cúm. Theo Nguyễn Tiến Dũng (2006) [12], Trương Văn Dung và cộng sự (2005) [9], nếu dương tính với kháng thể cúm H5 là gián tiếp khẳng định đã có sự lưu hành virus trong cơ thể gia cầm. 2.4. Phƣơng pháp lấy mẫu - Đối tượng lấy mẫu là gà, vịt và ngan đang được nuôi tại Thái Nguyên. - Mẫu giám sát sự lưu hành virus là huyết thanh của gia cầm chưa được tiêm vaccine phòng cúm và dịch ngoáy họng hay ổ nhớp (swab) của gia cầm. * Phương pháp lấy mẫu swab: Dùng tăm bông vô trùng ngoáy vào ổ nhớp hoặc họng của gia cầm đến khi ướt hết đầu bông mới rút ra và bỏ vào lọ thuỷ tinh sạch vô trùng có chứa 1-2ml dung dịch đẳng trương có pH từ 7 - 7,4 và có chứa kháng sinh liều cao để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời phải được bảo quản và vận chuyển trong bình bảo ôn lạnh vô trùng. Mẫu được lấy theo phương thức chăn nuôi chủ yếu, ở gà là nuôi nhốt, bán chăn thả và chăn thả, ở vịt và ngan là nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả. Đối với mẫu swab, mỗi đàn gia cầm lấy 05 mẫu gộp thành 1 mẫu xét nghiệm. - Mẫu huyết thanh để xác định hàm lượng kháng thể là huyết thanh của gia cầm đã được tiêm vaccin phòng cúm sau ít nhất 21 ngày. * Phương pháp lấy mẫu huyết thanh: Nhổ hết lông tại vị trí lấy máu trên cánh của gia cầm. Sát trùng bằng bông cồn. Dùng bơm tiêm loại 5ml trọc kim vào tĩnh mạch theo chiều hướng đầu kim vào phía trong cơ thể gia cầm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 lấy từ 1 – 2ml máu/con, sau đó kéo dài tay bơm ra đến khoảng 5ml, bẻ gập đầu kim rồi đậy nắp kim lại, để bơm tiêm nằm ngang cho máu đông. - Mỗi gia cầm chỉ được lấy một mẫu và có ghi rõ địa chỉ chủ nuôi, ngày lấy mẫu, loài lấy mẫu, tổng số mẫu lấy, tuổi gia cầm lấy mẫu. 2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu Sử dụng phương pháp dịch tễ học của Nguyễn Như Thanh (2001) [23], những số liệu thu được của đề tài sẽ được xử lý trên máy vi tính và ứng dụng phương pháp toán thống kê sinh vật học. Cụ thể như sau: - Cách tính hiệu giá kháng thể: Hiệu giá HI của mẫu được tính ở độ pha loãng huyết thanh cao nhất còn có khả năng ngăn trở ngưng kết hồng cầu hoàn toàn. Độ pha loãng huyết thanh lần 1 là 1/2; lần 2 là 1/4, tiếp theo là 1/8, 1/16, 1/32, 1/64, 1/128, 1/256, 1/512, 1/1024, 1/2048, 1/4096 …. Huyết thanh được coi là dương tính khi có hiệu giá huyết thanh lớn hơn hoặc bằng (≥) 1/16 tức là bằng 4log2, tiếp theo 1/32 bằng 5log2, 6log2, 7log2, 8log2, 9log2, 10log2, 11log2, 12log2…. Huyết thanh đối chứng âm phải có hiệu giá kháng thể nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 1/4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng chăn nuôi và kiểm tra vệ sinh thú y trong lƣu thông, giết mổ gia cầm tại Thái Nguyên Với mục đích đánh giá về đặc điểm dịch tễ của bệnh và ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi đến công tác phòng chống dịch cúm, từ ngày 7 đến 12 tháng 8 năm 2007 chúng tôi đã tiến hành điều tra về thực trạng chăn nuôi gia cầm ở một số huyện, thành của tỉnh Thái Nguyên. 3.1.1. Thực trạng chăn nuôi gia cầm ở một số huyện, thành của tỉnh Thái Nguyên 3.1.1.1. Tỷ lệ các nông hộ chăn nuôi gia cầm Bảng 3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở MỘT SỐ HUYỆN, THÀNH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN Địa danh (Huyện, thành) Số hộ đ.tra Số hộ nuôi Tỷ lệ (%) Số đàn gia cầm Gà Vịt Ngan Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Định Hoá 635 629 99,1 682 629 100 33 5,2 20 3,2 Thái Nguyên 738 512 69,4 561 512 100 33 6,4 16 3,1 Phú Bình 779 763 97,9 795 763 100 24 3,1 8 1,0 Tính chung 2.152 1.904 88,5 2.038 1.904 100 90 4,7 44 2,3 Trong 2.152 hộ điều tra ở 3 huyện, thành có 1.904 hộ chăn nuôi gia cầm bằng 88,5% với 2.038 đàn gia cầm, cao hơn mức trung bình của cả nước so với thống kê của Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Sơn (2005) [13] tới 8,5% do Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, phần lớn người dân làm nông nghiệp nên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, ngoài ra nơi điều tra cũng là những địa phương có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển. Điều này cho thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Thái Nguyên vẫn là tỉnh có tỷ lệ hộ chăn nuôi gia cầm khá phổ biến. Cả 1.904 hộ điều tra đều nuôi gà, 90 hộ nuôi vịt bằng 4,7% và 44 hộ nuôi ngan bằng 2,3%. Riêng đàn vịt và ngan giảm rất nhiều so với thống kê của Cục Thống kê Thái Nguyên ngày 1/8/2007 do nơi điều tra là những xã phường có ngành chăn nuôi gà phát triển. Điều tra 3 xã của huyện Định Hoá là Tân Thịnh, Chợ Chu và Đồng Thịnh cho thấy, đây là 3 xã điển hình cho vùng địa lý của huyện, chủ yếu là đồi núi thấp và dốc, diện tích tự nhiên khá rộng, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia cầm. Với số hộ làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao, nền kinh tế nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đa số người dân không có nghề phụ nên chủ yếu làm nông nghiệp và phát triển chăn nuôi. Trong 635 hộ điều tra có 629 hộ chăn nuôi với 682 đàn gia cầm, chiếm 99,1% và có 41 hộ chăn nuôi từ 2 loài trở lên. Đây là tỷ lệ đặc trưng cho các huyện vùng núi của tỉnh. Đối với Thành phố Thái Nguyên, điều tra 3 xã, phường là Thịnh Đán, Tân Thành và Lương Sơn, đây là những xã phường nằm bao quanh Thành phố nên một số không nhỏ người dân là Cán bộ công nhân viên chức và làm dịch vụ hoặc có nghề phụ nên số hộ có chăn nuôi gia cầm là không lớn, chỉ có 512 hộ chiếm 69,4% với 561 đàn gia cầm trong 738 hộ điều tra và có 36 hộ nuôi từ 2 loài trở lên. Đây là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh chủ yếu phát triển công nghiệp và dịch vụ thì tỷ lệ này vẫn là khá cao. Tại huyện Phú Bình, điều tra 3 xã là Dương Thành, Nhã Lộng và Tân Khánh, đây là huyện đồng bằng trung du thuần nông nên có tỷ lệ hộ chăn nuôi gia cầm khá lớn. Trong 779 hộ điều tra có 763 hộ chăn nuôi, chiếm 97,9 với 795 đàn gia cầm và có 31 hộ nuôi từ 2 loài trở lên, tỷ lệ này đặc trưng cho các huyện phía Nam của tỉnh. Trong 629 hộ nuôi gia cầm của huyện Định Hoá thì cả 629 hộ có nuôi gà. Có 33 hộ nuôi vịt bằng 5,2% và 20 hộ nuôi ngan bằng 3,2%, trong đó có 6,5% hộ nuôi từ 2 loài trở lên. Đối với Thành phố Thái Nguyên, trong 512 hộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 nuôi gia cầm thì tất cả số hộ này đều nuôi gà, có 33 hộ nuôi vịt bằng 6,4% và 16 hộ nuôi ngan bằng 3,1%, có 7% hộ nuôi từ 2 loài trở lên. Cũng như vậy, cả 763 hộ nuôi gia cầm của huyện Phú Bình đều nuôi gà, có 24 hộ nuôi vịt bằng 3,1% và 8 hộ nuôi ngan bằng 1,0%, có 4,1% hộ nuôi từ 2 loài trở lên. Như vậy, tỷ lệ hộ chăn nuôi gia cầm đã tăng khoảng 8%, đặc biệt là đối với chăn nuôi gà, và có 5,7% hộ nuôi từ 2 loài trở lên. Với tình hình như hiện nay, nếu chính quyền địa phương và các ngành chức năng không có những kế hoạch phát triển kịp thời và định hướng lâu dài phù hợp cho từng địa phương và người chăn nuôi thì đây sẽ là một nguy cơ làm phát tán và lây lan dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm. 3.1.1.2. Quy mô đàn nuôi trong các nông hộ ở một số huyện, thành Bảng 3.2. QUY MÔ ĐÀN GÀ NUÔI TRONG CÁC NÔNG HỘ Địa danh (Huyện, thành) Số đàn nuôi Quy mô đàn nuôi (con) 500 Số đàn (%) Số đàn (%) Số đàn (%) Định Hoá 629 511 81,3 118 18,7 - - Thái Nguyên 512 413 80,7 86 16,8 13 2,5 Phú Bình 763 631 82,7 124 16,3 8 1,0 Tính chung 1.904 1.555 81,7 328 17,2 21 1,1 Kết quả ở bảng 2 cho thấy, quy mô chăn nuôi gà trong các nông hộ ở một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là nhỏ lẻ và phân tán. Ở quy mô chăn nuôi dưới 200 con/hộ thì có 1.555 hộ, chiếm 81,7% trong tổng 1.904 hộ chăn nuôi gà điều tra. Ở quy mô từ 200 – 500 con/hộ có 328 hộ, chiếm 17,2%, quy mô trên 500 con/hộ chỉ có 21 hộ bằng 1,1% vì đây là quy mô chăn nuôi tập trung mang tính công nghiệp là chủ yếu. Trong đó ở quy mô chăn nuôi dưới 200 con/hộ thì cả 3 huyện, thành đều có tỷ lệ tương đối giống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 nhau: Tại huyện Định Hoá là 511/629 hộ bằng 81,3%, Thành phố Thái Nguyên là 413/512 hộ bằng 80,7% và huyện Phú Bình là 631/763 hộ bằng 82,7%. Kết quả này cho thấy, tuy có thấp hơn nhưng so với huyện vùng núi và các huyện phía nam của tỉnh thì tỷ lệ này của Thành phố Thái Nguyên vẫn là tương đối cao. Ở quy mô từ 200 – 500 con/hộ cũng không khác nhau nhiều với 118 hộ bằng 18,7% ở huyện Định Hoá, 86 hộ bằng 16,8% ở Thành phố Thái Nguyên và 124 hộ bằng 16,3% ở huyện Phú Bình. Riêng quy mô chăn nuôi trên 500 con/hộ thì ở huyện Định Hoá, trong số 629 hộ điều tra không có hộ nào nuôi đến 500 con gà, còn Thành phố Thái Nguyên thì tỷ lệ này lại tăng đáng kể so với các huyện thành khác với 13 hộ bằng 2,5% và huyện Phú Bình là 8 hộ bằng 1%. Điều này cho thấy thực trạng của ngành chăn nuôi gà tại tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc Nước ta còn lạc hậu, trình độ chăn nuôi chậm phát triển do nền kinh tế của người chăn nuôi còn nghèo và chủ yếu là chăn nuôi tự phát theo tập quán cũ mang tính tự cung tự cấp. Như vậy, ngành chăn nuôi gà trong các nông hộ của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là chăn nuôi thủ công và phân tán, chăn nuôi ở quy mô từ 500 con trở lên là không đáng kể (1,1%), chủ yếu tập trung ở Thành phố Thái Nguyên và các huyện phía Nam nên sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý cũng như thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Bảng 3.3. QUY MÔ ĐÀN VỊT NUÔI TRONG CÁC NÔNG HỘ Địa danh (Huyện, thành) Số đàn nuôi Quy mô đàn nuôi (con) 500 Số đàn (%) Số đàn (%) Số đàn (%) Định Hoá 33 33 100 - - - - Thái Nguyên 33 31 94,0 1 3,0 1 3,0 Phú Bình 24 19 79,2 3 12,5 2 8,3 Tính chung 90 83 92,2 4 4,5 3 3,3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Đối với đàn vịt, trong 90 đàn nuôi điều tra thì quy mô đàn dưới 200 con/hộ có 83 hộ bằng 92,2%, ở quy mô từ 200 – 500 con/hộ của cả ba đơn vị điều tra có 4 trong 90 hộ có nuôi vịt bằng 4,5%, còn ở quy mô trên 500 con cũng chỉ với 3 hộ và bằng 3,3%. Trong đó huyện Định Hoá có 33 hộ nuôi vịt thì cả 33 hộ này đều có quy mô đàn dưới 200 con và chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp. Cũng 33 hộ nuôi vịt tại Thành phố Thái Nguyên thì có 31 hộ nuôi ở quy mô dưới 200 con chiếm 94%, chỉ có 1 hộ nuôi ở quy mô từ 200 – 500 con bằng 3% và 1 hộ nuôi ở quy mô trên 500 con và cũng bằng 3%. Với địa hình đồng bằng và trung du thuận lợi cho phát triển chăn nuôi vịt nên huyện Phú Bình có số hộ nuôi tuy không nhiều nhưng tổng đàn và quy mô chăn nuôi lại khá lớn. Tổng số hộ nuôi vịt điều tra là 24, trong đó có 19 hộ nuôi ở quy mô dưới 200 con chiếm 79,2%, ở quy mô từ 200 – 500 con có 3 hộ bằng 12,5% và trên 500 con có 2 hộ bằng 8,3%. Như vậy, đàn vịt nuôi ở tỉnh Thái Nguyên phần lớn là nhỏ lẻ, quy mô đàn lớn chủ yếu tập trung ở huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên. Đặc biệt ở quy mô dưới 200 con, với tỷ lệ 94% ở Thành phố Thái Nguyên, thấp hơn ở Định Hoá (100%) nhưng vẫn cao hơn so với Phú Bình (79,2%) khi trình độ chăn nuôi và trình độ dân trí nơi đây cao hơn các địa phương khác. Bảng 3.4. QUY MÔ ĐÀN NGAN NUÔI TRONG CÁC NÔNG HỘ Địa danh (Huyện, thành) Số đàn nuôi Quy mô đàn nuôi (con) 500 Số đàn (%) Số đàn (%) Số đàn (%) Định Hoá 20 20 100 - - - - Thái Nguyên 16 15 93,7 - - 1 6,3 Phú Bình 8 5 62,5 2 25,0 1 12,5 Tính chung 44 40 91,0 2 4,5 2 4,5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Trong 1.904 hộ chăn nuôi gia cầm điều tra chỉ có 44 hộ nuôi ngan bằng 2,3% thấp hơn nhiều so với đàn vịt và gà nên nói chung quy mô đàn ngan nuôi cũng là không lớn. Trong đó có 40 hộ nuôi ngan ở quy mô dưới 200 con bằng 91%, có 2 hộ nuôi ở quy mô từ 200 – 500 con chiếm 4,5%, có 2 hộ nuôi ở quy mô trên 500 con bằng 4,5% tổng số hộ nuôi điều tra. Đối với huyện Định Hoá thì tỷ lệ số hộ nuôi ngan tuy lớn hơn hai huyện, thành nêu trên nhưng quy mô chăn nuôi lại rất nhỏ lẻ, cả 20 hộ có nuôi ngan đều ở quy mô dưới 200 con, và bình quân chỉ vào khoảng 12 – 13 con/hộ. Trong 16 hộ nuôi ngan của Thành phố Thái Nguyên có 1 hộ nuôi ở quy mô trên 500 con chiếm 6,3%, ở quy mô dưới 200 con có 15 hộ bằng 93,7%, ở quy mô từ 200 – 500 con thì không có hộ nào. Riêng huyện Phú Bình, trong 763 hộ chăn nuôi gia cầm có 8 hộ chăn nuôi ngan nhưng ở quy mô đàn dưới 200 con có 5 hộ bằng 62,5%, thấp hơn rất nhiều so với thành phố Thái Nguyên (93,7%), đặc biệt là so với huyện Định Hoá (100%), ở quy mô từ 200 – 500 con có 25% và quy mô trên 500 con có 12,5% và ở hai quy mô này chủ yếu là nuôi ngan sinh sản. Từ những kết quả nêu trên có thể nhận thấy tỷ lệ hộ chăn nuôi gà, vịt và ngan là rất khác nhau. Trong 1.904 hộ điều tra có chăn nuôi gia cầm thì cả 1.904 hộ đều nuôi gà, đặc biệt là chỉ có 4,7% số hộ điều tra nói trên có nuôi vịt và 2,3% là nuôi ngan. Như vậy đã có 108 hộ nuôi chung từ 2 loài trở lên. Ngoài những nguyên nhân do dịch bệnh, giá cả thức ăn và thị trường tiêu thụ thì còn một nguyên nhân nữa khiến cho tỷ lệ hộ chăn nuôi ngan vịt giảm sút so với những năm trước đây có thể được nhắc đến là do Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi và theo quan niệm truyền thống cổ xưa của người chăn nuôi thì muốn nuôi vịt và ngan phải có ao hồ hay sông suối nên không trú trọng đến việc chăn nuôi ngan vịt mà số ít hộ nuôi này chủ yếu chăn nuôi theo hướng nhỏ lẻ, tự phát và chăn thả tự do để lấy thịt và trứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 phục vụ cho những bữa ăn hàng ngày, đồng thời đây là hai loài được coi là loài mang trùng của virus cúm, cùng với ý thức về phòng chống dịch bệnh được nâng cao nên người chăn nuôi bỏ dần chăn nuôi ngan vịt và chuyển sang chăn nuôi gà. Chỉ có một số rất ít hộ chăn nuôi với quy mô lớn mang tính hàng hoá như nuôi vịt ngan thương phẩm và đẻ trứng. Mặc dù có địa hình đồi núi thấp và dốc rất thuận lợi cho công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh và phát triển chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà nhưng với thực trạng như hiện nay thì không chỉ quản lý chăn nuôi mà công tác quản lý tình hình dịch bệnh cũng như thực hiện các biện pháp phòng chống cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên những năm gần đây, ngành chăn nuôi gà của tỉnh Thái Nguyên lại đang phát triển theo hướng khá tích cực, do sự tác động rất lớn của dịch cúm gia cầm với ý thức bảo vệ đàn gia cầm và sức khoẻ của chính mình mà người chăn nuôi cũng bắt đầu có những xu hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ manh mún và chăn thả tự do sang chăn nuôi tập trung với quy mô tăng dần. Tuy nhiên nếu các ngành chức năng không có chủ trương và cơ chế chính sách định hướng lâu dài cho phát triển chăn nuôi tập trung thì sẽ rất dễ dẫn đến sai lệch trong sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Thái Nguyên. 3.1.1.3. Phương thức chăn nuôi gia cầm ở một số huyện, thành Bảng 3.5. TỶ LỆ HỘ NUÔI GÀ Ở CÁC PHƢƠNG THỨC NUÔI Địa danh (huyện,thành) Tổng số hộ nuôi Nuôi nhốt Bán chăn thả Chăn thả Số hộ (%) Số hộ (%) Số hộ (%) Định Hoá 629 76 12,1 179 28,4 374 59,5 Thái Nguyên 512 135 26,4 194 37,9 183 35,7 Phú Bình 763 136 17,8 259 34,0 368 48,2 Tính chung 1.904 347 18,2 632 33,2 925 48,6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Trong 1.904 hộ nuôi gà có 48,6% tức là có 925 hộ nuôi theo phương thức chăn thả tự do với quy mô rất nhỏ lẻ và thủ công. Có thể thấy rõ đặc biệt đối với huyện Định Hoá, trong 629 hộ nuôi gà thì 59,5% chăn thả tự do tức là có 374 hộ. Thành phố Thái Nguyên là 35,7% với 183 hộ, Phú Bình là 48,2% với 368 hộ. Điều này do ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế của người chăn nuôi cùng với thị trường tiêu thụ và địa lý tự nhiên dẫn đến sự khác biệt của mỗi vùng. Phương thức bán chăn thả có 632 hộ bằng 33,2%. Tỷ lệ này ở Định Hoá là 28,4% với 179 hộ, Thành phố Thái Nguyên là 194 hộ bằng 37,9%, Phú Bình là 259 hộ bằng 34%. So với phương thức chăn thả tự do thì phương thức này còn thấp hơn rất nhiều. Riêng ở phương thức nuôi nhốt chỉ có 18,2% số hộ nuôi, trong đó ở huyện Định Hoá có 76 hộ bằng 12,1%, Thành phố Thái Nguyên 135 hộ bằng 26,4% và Phú Bình 136 hộ bằng 17,8% số hộ nuôi của mỗi địa phương. Đây là những tỷ lệ có thể là rất điển hình và khá phổ biến trong chăn nuôi gia cầm ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Chính điều này làm cho việc quản lý chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là quản lý và phòng chống dịch bệnh. Đối với vịt và ngan, căn cứ vào tình hình chăn nuôi nên chúng tôi đã chia ra hai phương thức là nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả. Bảng 3.6. TỶ LỆ HỘ NUÔI VỊT VÀ NGAN Ở CÁC PHƢƠNG THỨC NUÔI Địa danh (huyện, thành) Số hộ nuôi vịt Số hộ nuôi ngan Tổng số đàn Nhốt Bán chăn thả Tổng số đàn Nhốt Bán chăn thả Đàn (%) Đàn (%) Đàn (%) Đàn (%) Định Hoá 33 12 36,4 21 63,6 20 17 85,0 3 15,0 Thái Nguyên 33 24 72,7 9 27,3 16 14 87,5 2 12,5 Phú Bình 24 17 70,8 7 29,2 8 7 87,5 1 12,5 Tính chung 90 53 58,9 37 41,1 44 38 86,4 6 13,6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Từ những số liệu trình bầy trong bảng 6, đối với chăn nuôi vịt và ngan thì tuỳ theo địa hình và diện tích chăn nuôi mà ở hai phương thức này mỗi địa phương lại có những tỷ lệ rất khác nhau. Trong 90 hộ nuôi vịt điều tra của cả 3 địa phương thì ở quy mô nuôi nhốt hay nuôi gia đình có 53 hộ, chiếm 58,9%, quy mô chăn nuôi bán chăn thả hay nuôi gia đình kết hợp thả đồng có 37 hộ, chiếm 41,1%. Đối với ngan, trong 44 hộ nuôi điều tra có 38 hộ nuôi theo phương thức nuôi nhốt, bằng 86,4%, phương thức nuôi bán chăn thả có 6 hộ bằng 13,6%. Đây là điểm khác biệt rất đặc trưng giữa chăn nuôi vịt ngan với chăn nuôi gà. Trong khi nuôi gà chủ yếu ở 2 phương thức là bán chăn thả (33,2%) và chăn thả tự do (48,6%) thì chăn nuôi ngan vịt chủ yếu ở phương thức nuôi nhốt trong gia đình với ngan là 86,4% và vịt là 58,9%. Cụ thể trong chăn nuôi vịt ở Thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình các tỷ lệ này đều khá giống nhau. Số hộ chăn nuôi vịt ở phương thức nuôi nhốt của Thành phố Thái Nguyên là 72,7% và nuôi bán chăn thả là 27,3%, của huyện Phú Bình là 70,8% và 29,2%. Riêng với huyện Định Hoá thì hai tỷ lệ này lại ngược lại. Ở phương thức nuôi nhốt có 12 trong 33 hộ nuôi vịt bằng 36,4% và ở phương thức nuôi bán chăn thả là 63,6%. Nguyên nhân có thể do diện tích tự nhiên, diện tích canh tác cũng như đất ở và đất vườn của mỗi gia đình chăn nuôi nơi đây thường rộng hơn rất nhiều so với các hộ chăn nuôi ở huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên nên thường chăn thả theo kiểu tự do. Tuy nhiên ở phương thức nuôi nhốt thì cả huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên đều cao hơn huyện Định Hoá rất nhiều và điều này phản ánh trình độ của người chăn nuôi ở mỗi đĩa phương. Đối với chăn nuôi ngan, cũng các tỷ lệ này ở cả 3 đơn vị điều tra đều tương đối giống nhau. Ở phương thức nuôi nhốt thì huyện Định Hoá là 85% với 17 hộ, Phú Bình là 7 hộ và Thành phố Thái Nguyên là 14 hộ và đều bằng 87,5% tuy tổng số hộ nuôi ngan điều tra ở mỗi địa phương là khác nhau: Định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Hoá có 20 hộ, Thành phố 16 hộ và Phú Bình 8 hộ. Còn ở phương thức nuôi bán chăn thả thì tỷ lệ của huyện Định Hoá là 15% với 3 hộ, Phú Bình 12,5% với 1 hộ và Thành phố Thái Nguyên 12,5% với 2 hộ. So sánh tỷ lệ hộ nuôi ở các phương thức chăn nuôi của cả 3 loài có thể nhận thấy thực trạng chăn nuôi gia cầm của tỉnh Thái Nguyên còn rất lạc hậu, chủ yếu là chăn nuôi tự phát theo phương thức bán chăn thả và chăn thả tự do, cao hơn nhiều so với điều tra của Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Sơn (2005) [13], đặc biệt là trong chăn nuôi gà, vịt ở huyện Định Hoá và nuôi gà ở huyện Phú Bình. Tuy có phát triển hơn so với các huyện vùng núi và các huyện phía Nam của tỉnh nhưng các tỷ lệ này của Thành phố Thái Nguyên vẫn là khá cao khi đây là nơi có ngành công nghiệp, dịch vụ và trình độ dân trí cao nhất trong tỉnh. Qua điều tra tỷ lệ gia cầm và số hộ nuôi trong các phương thức chăn nuôi cùng với quy mô đàn nuôi trong các nông hộ chúng tôi nhận thấy thực trạng chăn nuôi gia cầm của tỉnh Thái Nguyên còn rất nhiều bất cập, đặc biệt là quy mô chăn nuôi còn tự phát, nhỏ lẻ, manh mún và mang tính tự cung tự cấp. Phần lớn hộ chăn nuôi vẫn áp dụng tập quán chăn nuôi cũ như chăn thả tự do và bán chăn thả mặc dù đã có những chuyển biến đáng khích lệ nhưng chủ yếu là đối với đàn vịt và ngan, còn ở đàn gà thì phương thức chăn nuôi này vẫn còn khá phổ biến, ngoại trừ một số ít hộ nuôi các giống gà nhập ngoại và các cơ sở chăn nuôi tập trung mang tính công nghiệp, chủ yếu ở Thành phố Thái Nguyên và các huyện phía Nam. Với thực trạng chăn nuôi như hiện nay, khi mà mật độ dân cư cao, nhà sát nhà, đàn sát đàn như ở Thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn gia cầm là khó tránh khỏi, đặc biệt là công tác khoanh vùng, cách ly, khống chế và dập tắt dịch bệnh. Vì vậy cùng với việc thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả công tác vệ sinh sát trùng tiêu độc thì việc định hướng và quy hoạch chăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 nuôi theo hướng tập trung một cách hợp lý và kịp thời sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. Để tìm hiểu rõ hơn về công tác phòng chống dịch bệnh trong đó có dịch cúm tại các nông hộ chăn nuôi gia cầm của tỉnh Thái Nguyên, cũng từ ngày 7- 12/8/2007 chúng tôi đã điều tra tỷ lệ tiêm phòng một số dịch bệnh chính trên đàn gia cầm như Newcastle, cúm, tụ huyết trùng, dịch tả để có cơ sở khoa học đánh giá một cách chính xác về đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đưa ra giải pháp phù hợp hơn cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm của tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung. 3.1.2. Tỷ lệ tiêm phòng một số loại dịch bệnh trên đàn gia cầm Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành và đã điều tra một số loại dịch bệnh chính và phổ biến trên đàn gia cầm. Đối với đàn gà gồm các bệnh tụ huyết trùng, newcastle và cúm, đối với vịt và ngan gồm các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả và cúm gia cầm. Kết quả được trình bầy dưới đây: Bảng 3.7. TỶ LỆ HỘ NUÔI GÀ CÓ PHÕNG MỘT SỐ BỆNH CHÍNH Địa danh (huyện, thành) Số hộ nuôi gà Số hộ có phòng Tỷ lệ (%) Newcastle Tụ huyết trùng Cúm Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Định Hoá 629 532 84,6 383 60,9 261 41,5 532 84,6 Thái Nguyên 512 493 96,3 429 83,8 403 78,7 493 96,3 Phú Bình 763 681 89,3 493 64,6 439 57,5 681 89,3 Tính chung 1.904 1.706 89,6 1.305 68,5 1.103 57,9 1.706 89,6 Từ những kết quả điều tra nêu trên, tổng số hộ có tiêm phòng từ 1 bệnh trở lên cho đàn gà là 1.076 hộ bằng 89,6%, trong đó huyện Định Hoá là 532 hộ bằng 84,6%, Thành phố Thái Nguyên là 493 hộ bằng 96,3% và huyện Phú Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 Bình là 681 hộ bằng 89,3%. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ đại diện cho một trong các bệnh nói trên có tỷ lệ hộ tiêm phòng cao vì có những hộ chỉ tiêm phòng 1 đến 2 bệnh cho đàn gà mà thôi và chủ yếu là bệnh cúm gia cầm, còn lại một số bệnh có tỷ lệ tiêm phòng không đạt đến tỷ lệ này. Tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc262.pdf