Luận văn Thực trạng chất lượng đào tạo và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm

LỜI CAM ĐOAN . V

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. VI

DANH MỤC SƠ ĐỒ . VII

PHẦN MỞ ĐẦU. X

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO .1

1.1. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ của trường cao đẳng .1

1.1.1. Khái niệm.1

1.1.2. Mục tiêu giáo dục cao đẳng .1

1.1.3. Nhiệm vụ của trường cao đẳng .1

1.2. Các nội dung cơ bản của hoạt động đào tạo .2

1.2.1. Xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo .2

1.2.2. Xây dựng chương trình đào tạo .4

1.2.3. Lựa chọn phương pháp dạy học.5

1.2.4. Xây dựng cơ sở vật chất cho đào tạo .5

1.2.5. Xây dựng đội ngũ giáo viên.6

1.3. Chất lượng đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo.8

1.3.1. Chất lượng đào tạo. .8

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường cao đẳng .10

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trường cao đẳng.13

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM .16

2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm.16

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.16

2.1.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của trường .16

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ.18

2.1.4. Ngành nghề đào tạo.19

2.1.5. Quy mô đào tạo .21

pdf112 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng chất lượng đào tạo và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng tiêu chí liên quan tới đội ngũ giáo viên 2.2.2.1 Đánh giá về số lượng giáo viên và công tác tuyển dụng giáo viên Đội ngũ giáo viên luôn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đối với chất lượng đào tạo, ý thức được vấn đề này nên hàng năm Nhà trường rất chú trong đến công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên cả về chất và về lượng. Bảng 2.15: Cơ cấu giáo viên theo Khoa chuyên môn TT Đơn vị Số lượng Giới tính Nam Nữ 1 Khoa Thực phẩm 42 9 33 2 Khoa Công nghệ hóa học 36 11 25 3 Khoa Cơ bản 44 12 32 4 Khoa Kế toán 41 5 36 5 Khoa Công nghệ thông tin 38 17 21 6 Khoa Công nghệ kỹ thuật điện 36 13 23 7 Khoa Tài chính – Quản trị 40 6 34 8 Khoa Mác Lê 39 6 33 ( Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính) Đến năm 2012 số lượng cán bộ, giáo viên có tổng là 413 người trong đó: + Cán bộ quản lý, các phòng ban, các trung tâm: 97 người + Giảng viên : 316 người Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 35 Trong số giáo viên của trường chia thành hai nhóm là giáo viên chuyên trách và giáo viên kiêm nhiệm. Trong đó giáo viên chuyên trách là giáo viên thuộc các khoa, thường giảng dạy các môn chuyên ngành. Giáo viên kiêm nhiệm thường đảm nhiệm các môn cơ sở như ngoại ngữ, pháp luật, chính trị, Quá trình đào tạo, sử dụng giáo viên Nhà trường luôn có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ, cụ thể: - Nhà trường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Đến nay, toàn bộ giáo viên của trường đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và 70% đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2. - Nhà trường hỗ trợ tiền học phí cho giáo viên đi học, tạo điều kiện về thời gian để giáo viên hoàn thành việc học tập. 2.2.2.2 Đánh giá về trình độ của giáo viên a. Đánh giá về trình độ chuyên môn của giáo viên Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tuyển dụng giáo viên Thông báo tuyển Lập kế hoạch tuyển giáo viên Thông báo tuyển Nhận hồ sơ Phân tích hồ sơ Phỏng vấn, thi tuyển Kí hợp đồng thử việc 3 tháng Thi tuyển đánh giá Tuyển dụng Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 36 Bảng 2.16: Trình độ chuyên môn của giáo viên từ năm học 2009 - 2012 Năm học Số lượng GV TS ThS ĐH Khác SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 2011-2012 316 4 1,26 214 67,72 95 30,06 3 0,96 2010-2011 307 3 0,97 163 53,09 123 40,06 18 5,88 2009-2010 294 1 0,34 135 45,91 137 46,59 21 7,16 ( Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính) Nhìn vào kết quả đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của trường có thể thấy số lượng giáo viên của trường đã tăng cả về chất và lượng. Đặc biệt số lượng giáo viên có trình độ thạc sỹ tăng nhanh. Năm học 2010-2011 tỷ lệ thạc sỹ/ tổng giáo viên là 53,09%, tỷ lệ này tăng lên 67,72% trong năm học 2011-2012. Đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên, qua điều tra đối với cán bộ quản lý và giáo viên, kết quả như sau: Bảng 2.17: Đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên Mức độ Số phiếu Tỷ lệ % Trung bình 4 10 Khá 14 35 Tốt 22 55 Tổng 40 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy năng lực chuyên môn của giáo viên hiện nay của Trường nói chung ở mức khá, có tới 55% ý kiến đánh giá ở mức tốt; 35% đánh giá ở mức khá; chỉ có 10% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Kết quả đánh giá này đã phản ánh đúng thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay, thực tế trên 45 năm đào tạo những ngành nghề truyền thống như: ngành thực phẩm tổng hợp, ngành Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 37 KCS, Công nghệ hóa học, Điện công nghiệp và dân dụng thì giáo viên ở các ngành này đều là những giáo viên ưu tú và có chuyên môn tốt. Tuy vậy vẫn còn những ngành đào tạo mới như: công nghệ thông tin, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh thì giáo viên còn rất trẻ, kinh nghiệm còn thiếu. Đây là hạn chế mà Nhà trường cần có hướng bồi dưỡng trong thời gian tới. b. Đánh giá về năng lực sư phạm của giáo viên Bảng 2.18: Trình độ sư phạm của giáo viên STT Trình độ sư phạm Số lượng Tỷ trọng(%) 1 Sư phạm bậc 1 316 100 2 Sư phạm bậc 2 253 80 3 Giáo dục đại học 38 12 4 Giáo dục nghề 72 23 (Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính) Điều kiện để giáo viên có thể truyền tải được kiến thức đến người học thì ngoài những kiến thức chuyên môn còn phải có kiến thức về sư phạm. Một giáo viên giỏi đến đâu nhưng nếu không có phương pháp truyền đạt những kiến thức thì người học cũng không thể lĩnh hội được đầy đủ, đúng những kiến thức mà giáo viên mong muốn người học tiếp thu. Chính vì vậy, chúng ta thấy trình độ sư phạm là một trong những nhóm nhân tố đảm bảo để nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học nói riêng và chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung. Xuất thân là trường trung học chuyên nghiệp, đại đa số giáo viên của trường theo học các chuyên ngành kinh tế, công nghệ thực phẩm, hóa học... chưa được đào tạo chính quy về nghiệp vụ sư phạm. Để đủ điều kiện giảng dạy, giáo viên theo học các lớp nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn (từ 1 đến 6 tháng), sau đó giáo viên được cấp chứng chỉ sư phạm của các trường sư phạm, tiếp theo giáo viên theo học đến bậc 2 là hết bậc, nếu muốn nâng cao hơn trình độ sư phạm của mình giáo viên sẽ tiếp tục học chứng chỉ sư phạm giáo dục đại học, với giáo viên dạy các lớp nghề thì bắt buộc phải có chứng chỉ giáo dục nghề. Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 38 Theo thống kê của phòng Tổ chức – Hành chính của Nhà trường, có khoảng 100% giáo viên có trình độ sư phạm bậc 1, trong đó có 80% giáo viên đã bồi dưỡng lên trình độ sư phạm bậc 2, và 12% giáo viên trong số đó lại tiếp tục nâng cao lên trình độ giáo dục đại học. Còn với các giáo viên dạy nghề thì số đã qua trình độ giáo dục nghề chiếm 22,78% tổng số giáo viên. Để tìm hiểu sâu hơn về năng lực sư phạm thực tế của đội ngũ giáo viên, tác giả tiến hành điều tra 40 cán bộ, giáo viên của Nhà trường và đã thu được một số kết quả được phản ánh trong báng kết quả đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên dưới đây: Bảng 2.19: Kết quả đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên TT Nội dung đánh giá Số phiếu Rất tốt Tốt Khá TB 1 Kết hợp các phương pháp dạy học 8 10 19 3 2 Hiểu được tâm lý người học 7 13 18 2 3 Khả năng thu hút người học 7 12 17 4 4 Khả năng tổ chức, quản lý lớp 7 11 17 5 5 Giải quyết các tình huống sư phạm 6 12 18 4 (Nguồn: Số liệu điều tra) Kết quả điều tra trong bảng 2.19 cho thấy năng lực sư phạm thực tế của đội ngũ giáo viên Nhà trường ở mức khá, tuy nhiên vẫn có những đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên ở mức trung bình. Nguyên nhân do phần lớn giáo viên của Nhà trường có tuổi đời và thâm niên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm lên lớp. Bên cạnh đó giáo viên phải giảng dạy nhiều môn nên không có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu kỹ bài giảng, phương pháp truyền đạt hay những sáng tạo trong quá trình giảng dạy, khả năng hiểu được tâm lý người học và thu hút người học chưa cao, điều khiển các hoạt động dạy học kém linh hoạt, máy móc... Chính vì vậy làm cho sức thu hút và chú ý của người học vào nội dung bài giảng chưa cao, ảnh hưởng Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 39 không nhỏ đến chất lượng giảng dạy, mặc dù kiến thức chuyên môn giáo viên được đánh giá cao. c. Đánh giá về trình độ ngoại ngữ và tin học của GV năm học 2011-2012 Bảng 2.20: Cơ cấu GV theo trình độ ngoại ngữ, tin học Tổng số Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học A B C A B C 316 43 115 158 48 127 12 ( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính trường CĐCN Thực phẩm ) Về trình độ ngoại ngữ, 100% số giáo viên của trường đã qua các lớp đào tạo tiếng Anh, tuy nhiên trình độ ngoại ngữ như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu vì hầu hết giáo viên không sử dụng được kiến thức của mình để phục vụ việc nghiên cứu, tìm tài liệu học tậpDo đó kiến thức ngoại ngữ cũng mai một dần. Về trình độ tin học, giáo viên chỉ sử dụng được phần mềm soạn thảo văn bản thông thường, chưa sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại chưa phổ biến, phương pháp truyền thống.vẫn là chủ yếu. Có thể thấy, do trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên chưa cao cũng đã có ảnh hưởng tới chất lượng giờ giảng trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng đòi hỏi giáo dục đào tạo cũng cần có sự thay đổi, sự cập nhật về nội dung, phương pháp đào tạo. d. Đánh giá giáo viên theo độ tuổi và thâm niên công tác Bảng 2.21: Cơ cấu GV theo độ tuổi và thâm niên công tác Tổng số Giáo viên Tuổi đời Thâm niên công tác 20 316 213 72 19 12 197 82 25 12 100% 67,40 22,78 6,01 3,81 62,34 25,94 7,91 3,81 ( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - trường CĐCN Thực phẩm ) Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 40 Số giáo viên của Nhà trường đều có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, số giáo viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 67,4% và có số năm công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 62,34%. Số giáo viên trên 50 tuổi và có số năm công tác trên 20 năm chỉ có 12 người, chiếm tỷ lệ 3,81%. Với cơ cấu giáo viên như vậy là chưa hợp lý. Đội ngũ giáo viên trẻ tuổi có ưu điểm là nhanh nhẹn, năng động, ham học hỏi, kiến thức đa dạng và cập thời hơn, tuy nhiên do kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên việc truyền tải những kiến thức đó đến với người học bị hạn chế. Ngược lại, số giáo viên có số năm công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ 11,72%, đội ngũ giáo viên này là điểm tựa cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm nghề nghiệp cho toàn thể giáo viên trong nhà trường, nhưng tỷ lệ hiện có của trường là thấp. e. Đánh giá về công tác nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ Hoạt động khoa học – công nghệ của Nhà trường bao gồm các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm các nội dung: Xây dựng phương hướng, mục tiêu, kế hoạch nghiên cứu khoa học ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ thuật; Đề xuất sáng kiến và giải pháp thực hiện; Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học Công tác nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động mang ý nghĩa rất quan trọng, song để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao, Trong hai năm gần đây, Nhà trường áp dụng một số biện pháp nhằm khuyến khích các đơn vị, cá nhân tham giá hoạt động như: Số lượt tham gia thành công là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động NCKH của đơn vị; Các cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có những sự hỗ trợ và giúp đỡ kinh phí của nhà trường. Chính vì vậy mà từ năm 2010, các đơn vị đã chú trọng hơn đến công tác NCKH, tổ chức sinh hoạt khoa học ít nhất 6 tháng/lần, tổ chức hội thảo khoa học ít nhất 01 lần/năm; Phòng Đào tạo phối hợp các khoa chuyên môn tổ chức tập huấn nâng cao năng lực NCKH của giáo viên; Nhà trường sử dụng một phần kinh phí ngân sách để khuyến khích nghiên cứu khoa học và động viên các đơn vị, cá nhân tham gia đóng góp các sáng kiến kinh nghiệm. Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 41 Những năm trước (từ năm 2010 trở về trước), nhà trường gần như không có các hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng nhờ có những chính sách khích lệ kịp thời mà hoạt động nghiên cứu khoa học này đã có những thay đổi. Mặc dù, công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhà trường sẽ dần hoàn thiện những cơ chế phù hợp để động viên đội ngũ giáo viên, đội ngũ chủ lực của nhà trường tham gia vào hoạt động mang ý nghĩa tích cực này. 2.2.2.3 Đánh giá phương pháp giảng dạy a. Hiệu quả của phương pháp giảng dạy Đối với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại. Do đặc thù của các phương pháp dạy học này không phát huy được tính chủ động của học sinh, hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều nên hiệu quả tiếp thu bài của học sinh còn bị hạn chế. Ngoài ra, còn sử dụng thêm phương pháp thảo luận, qua đó học sinh cũng đã được rèn luyện thêm khả năng tư duy logic, giúp các em mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình. Với các môn thực hành, giáo viên sử dụng các phương pháp trình bày mẫu, thí nghiệm, hướng dẫn học sinh quan sát, phương pháp luyện tập.. Có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, do giáo viên của trường còn có nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học nên quá trình dạy học thường rất ít hoặc không sử dụng hệ thống phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học. Bên cạnh đó, do giáo viên của trường chủ yếu là giáo viên trẻ, kinh nghiệm ít, lại phải lên lớp nhiều nên cũng hạn chế khả năng trau dồi, nghiên cứu của giáo viên. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, Trường CĐCN Thực phẩm đã rất chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất như xây dựng hệ thống các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng máy tính, hệ thống máy chiếu, phòng lab, các phòng và khoa đều có máy vi tính và truy cập internet tạo điều kiện cho giáo viên và người học. Nhà trường đã liên kết với trường Đến Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Thái Nguyên để mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm cho toàn thể giáo viên Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 42 trong trường. Đoàn thanh niên trong trường đã phối hợp với khoa công nghệ thông tin mở lớp học bồi dưỡng kiến thức về máy vi tính và mạng internet cho giáo viên, tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề nhằm đổi mới phương pháp dạy họcTuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, mức độ đầu tư cho phương tiện dạy học còn chưa cao nên hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ các phương pháp dạy học truyền thống vẫn chưa đạt kết quả cao. Chủ yếu vẫn chỉ có giáo viên dạy các môn đặc thù và chuyên ngành công nghệ thông tin sử dụng thường xuyên hệ thống các phương tiện dạy học. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học, tiến hành điều tra trên cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, kết quả cho thấy: Bảng 2.22: Đánh giá hiệu quả các phương pháp dạy học Mức độ Học sinh Số phiếu Tỷ lệ % Kém 4 4 Trung bình 21 21 Khá 51 51 Tốt 24 26 Tổng 100 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) b. Đánh giá về mức độ sử dụng phương tiện dạy học và mức độ cập nhật thông tin vào bài giảng Bảng 2.23: Đánh giá mức độ sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên. Mức độ Số phiếu Tỷ lệ % Kém 7 7 Trung bình 64 64 Khá 19 19 Tốt 10 10 Tổng 100 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 43 Đánh giá về mức độ sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên: kết quả khảo sát từ phía người học cho thấy, có 64% số người được hỏi đánh giá mức độ trung bình, 7% đánh giá mức độ kém, 10% đánh giá ở mức độ tốt, 19% đánh giá ở mức độ khá. Thực trạng về mức độ cập nhật thông tin mới vào bài giảng của giáo viên. Qua khảo sát và phỏng vấn người học, mức độ cập nhật thông tin mới như: các chuẩn mực kế toán; các thông tư. vào bài giảng của giáo viên kinh tế được đánh giá là tốt; việc cập nhất thông tin về tiến bộ của khoa học công nghệ đối với giáo viên nghề còn mức độ hạn chế. Đánh giá chung, mức độ cập nhật thông tin mới của giáo viên ở mức trung bình: có 44% ý kiến đánh giá mức trung bình; 17% đánh giá mức độ khá; 25% đánh giá ở mức độ tốt; 10% đánh giá ở mức độ rất tốt và 4% đánh giá ở mức kém. Bảng 2.24: Đánh giá mức độ cập nhật thông tin mới vào bài giảng Mức độ Số phiếu Tỷ lệ % Kém 4 4 Trung bình 44 44 Khá 17 17 Tốt 25 25 Rất tốt 10 10 Tổng 100 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) 2.2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng các tiêu chí liên quan tới công tác xây dựng tài liệu học tập Hiện nay, các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu của trường gồm: giáo trình chung của Bộ giáo dục và đào tạo; bài giảng do giáo viên trong trường biên soạn và được lưu hành nội bộ; giáo trình, bài giảng, tạp chí,của các trường, học viện và các nhà xuất bản. Tổng số tài liệu có trong thư viện của trường : 1246 cuốn, cụ thể Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 44 Bảng 2.25: Phân loại tài liệu của thư viện STT Thể loại Số lượng I. Số tài liệu bản quyền 421 1 Triết học, tâm lý học, logic học 97 2 Chủ nghĩa Mác- Lênin, các khoa học XH, chính trị 109 3 Kinh tế 95 4 Khoa học tự nhiên, toán học 66 5 Thực phẩm, hóa học 131 6 Kỹ thuật, công nghệ thông tin 117 7 Ngoại ngữ 24 II. Số tài liệu photo 825 ( Nguồn: phòng đào tạo trường CĐCN Thực phẩm ) Những năm gần đây, nhà trường đã rất chú trọng đến việc đầu tư bổ sung số lượng đầu sách có trong thư viện để phục vụ việc giảng dạy của giáo viên và học sinh, số giáo trình, bài giảng tài liệu tham khảo được bổ sung mới với kiến thức cập nhật, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn nên việc xây dựng hệ thống tài liệu của trường vẫn còn một số hạn chế, cụ thể: - Hiện nay trên địa bàn thành phố Việt Trì, hệ thống cửa hàng sách và thư viện chủ yếu cung cấp sách ở bậc học phổ thông, không có hoặc có rất ít sách phục vụ được cho các chuyên ngành, trong khi đó lượng sách của thư viện không đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu của học sinh. Hơn nữa, nhà trường lại chưa có hệ thống thư viện điện tử phục vụ đào tạo nên gây khó khăn trong quá trình học tập của học sinh. - Trong hoạt động mua sách cung cấp cho thư viện chưa có sự phối hợp giữa thủ thư với giáo viên các khoa, dẫn đến một số loại giáo trình khi mua về không phù hợp với chương trình đào tạo nên gây lãng phí, mà học sinh vẫn không có sách học. Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 45 Đánh giá chất lượng giáo trình và tài liệu học tập, qua khảo sát kết quả cho thấy Bảng 2.26: Đánh giá chất lượng giáo trình, tài liệu môn học Mức độ Cán bộ quản lý, GV Học sinh Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Kém 4 10 9 9 Trung bình 5 12,5 18 18 Khá 20 50 52 52 Tốt 11 27.5 21 21 Tổng 40 100 100 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) Đánh giá số lượng các tài liệu tham khảo, qua khảo sát trên nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về cơ bản các ý kiến cho rằng, số đầu sách trong thư viện còn nghèo nàn, sách tham khảo phục vụ các chuyên ngành còn ít. Cụ thể: Bảng 2.27: Đánh giá số lượng giáo trình, tài liệu môn học Mức độ Cán bộ quản lý, GV Học sinh Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Kém 7 17,5 19 19 Trung bình 12 27,5 35 35 Khá 12 32,5 34 34 Tốt 9 22,5 12 12 Tổng 40 100 100 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) 2.2.4 Phân tích và đánh giá các tiêu chí liên quan tới kết quả tốt nghiệp và việc làm của sinh viên ra trường 2.2.4.1.Kết quả tốt nghiệp và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp Về kết quả tốt nghiệp học sinh, sinh viên thống kê qua các năm như sau: Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 46 Bảng 2.28: Kết quả tốt nghiệp của hs, sv từ năm 2009-2013 Xếp loại tốt nghiệp (Tỷ lệ %) Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 - Loại giỏi 9,7 13,3 14,9 15,2 - Loại khá 36,8 44,7 41,6 40.7 - Loại TB Khá, TB 51,2 42 43,5 44.1 - Chưa đạt 2,3 0 0 0 (Nguồn: Phòng Đào tạo) Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, bằng tốt nghiệp loại giỏi có xu hướng tăng theo từng năm. Với một tấm bằng tốt nghiệp tốt có thể tăng thêm cơ hội việc làm cho học sinh nhưng điều quan trọng vẫn là khả năng làm việc thực tế của các em. Để làm tốt công việc đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nữa ngoài khả năng nghiên cứu và học tập. Hiểu được điều đó Nhà trường luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để học sinh có thể tiếp xúc với công việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường, để các em hiểu công việc sau này đòi hỏi những tiêu chuẩn công việc và tự rèn luyện, học tập trau dồi kiến thức để hoàn thiện. Chất lượng đào tạo không chỉ thể hiện trong kết quả học tập tại trường, mà nó còn phải thể hiện ở khả năng làm việc thực tế của người học sau khi tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động. Để đánh giá khía cạnh của người học sau khi tốt nghiệp, tác giả tiến hành điều tra các đối tượng có liên quan (Người học sau tốt nghiệp, cơ sở sử dụng lao động) bằng cách phát phiếu điều tra trực tiếp đến 100 người.) Nhìn chung, tỷ lệ người học tìm được việc làm sau tốt nghiệp cũng phụ thuộc vào chuyên ngành các em học và nhu cầu của xã hội. Với những ngành Kế toán, Công nghệ thông tin, Tài chính – ngân hàng thì tỷ lệ tìm được việc làm sau 6 tháng là khá cao và ở những chuyên ngành này thì tỷ lệ HS-SV được làm việc đúng chuyên ngành đào tạo cũng cao hơn so với các ngành khác, tỷ lệ tự xin việc làm của các sinh viên trong các ngành này cũng cao hơn các ngành khác do số lượng nhu Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 47 cầu tuyển dụng lớn Số còn lại làm công việc trái ngành nghề, công việc thường là bán hàng, nhân viên phục vụ nhà hàng, trực tổng đài, công nhân... Bảng 2.29: Đánh giá thực trạng việc làm của người học sau khi tốt nghiệp (Nguồn số liệu điều tra) Nguyên nhân chủ yếu mà HS-SV ra trường làm trái ngành, trái nghề hoặc không xin được việc là do kỹ năng làm việc của người học còn kém, khả năng sử dụng các phương tiện, máy móc văn phòng còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở sử dụng lao động. Chuyên ngành Tỷ lệ người học sau khi tốt nghiệp ra trường có được việc làm sau 6 tháng (%) Tỷ lệ người học sau khi tốt nghiệp ra trường làm công việc đúng chuyên ngành(%) Trong đó Tỷ lệ người tốt nghiệp có mức lương trung bình tháng (%) Trong đó Tự xin được việc Nhờ sự giúp đỡ < 2triệu đồng 2-4 triệu đồng >4triệu đồng Kế toán 65 42 58 25 42 33 CN Hóa học 42 33 67 36 45 19 CNTP 52 45 55 31 52 17 CN thông tin 62 54 46 23 55 22 TCNH 56 35 65 6 58 36 CNKT điện 53 43 57 11 76 13 QTKD 42 38 62 22 69 9 KCS 50 32 68 39 61 0 Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 48 2.2.4.2. Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua người sử dụng lao động Để kết quả đánh giá mang tính khách quan, phản ánh đúng thực trạng kết quả đào tạo tại Trường cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm, trong thời gian qua, ngoài việc khảo sát ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm và học sinh Nhà trường, tác giả còn khảo sát ý kiến đánh giá từ phía các doanh nghiệp có sử dụng lao động qua đào tạo tại Trường. Tác giả gửi phiếu điều tra tới 15 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú thọ. Kết quả đánh giá qua phiếu điều tra khảo sát từ phía người sử dụng lao động được tổng hợp như sau: Bảng 2.30: Mức độ quan tâm của doanh nghiệp theo các tiêu chí khi tuyển dụng Stt Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ đánh giá (%) Quan trọng Kém quan trọng 1 Trình độ chuyên môn 90.0 10.0 2 Kỹ năng thực hành 100.0 0,0 3 Năng lực sáng tạo 100,0 0,0 4 Năng lực hợp tác 100,0 0,0 5 Năng lực truyền thông 80,0 20,0 6 Phẩm chất đạo đức 100,0 0,0 7 Khả năng thể lực 80,0 20,0 8 Kỹ năng khác 80,0 20,0 (Nguồn: Số liệu điều tra) Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các tiêu chí được đánh giá là quan trọng và kém quan trọng khi tuyển dụng lao động, cụ thể: + Kỹ năng thực hành, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo trong lao động và phẩm chất đạo đức được 100% các doanh nghiệp đánh giá là quan trọng khi tuyển dụng. + Trình độ chuyên môn của người lao động có 90% cho là quan trọng, 10% cho là kém quan trọng. Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 49 + Năng lực truyền thông của người lao động có 80% ý kiến được hỏi cho là quan trong và 20% cho là kém quan trọng. + Khả năng thể lực có 80% cho là quan trọng và 20% cho là kém quan trọng. + Kỹ năng khác (khả năng cập nhật và xử lý nhanh thông tin, khả năng tham gia các hoạt động xã hội) được 80% ý kiến cho là quan trọng và 20% cho là kém quan trọng. - Đánh giá các kỹ năng của người lao động được tuyển dụng qua đào tại Trường, được các doanh nghiệp đánh giá như sau: Bảng 2.31. Điều tra đánh giá các kỹ năng của người lao động từ người sử dụng Kỹ năng làm việc Tỷ lệ đánh giá (%) (Tổng 100%) Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt 1. Kiến thức lý thuyết chuyên môn làm việc - 17 63 20 - 2. Kỹ năng thực hành 16 52 22 10 - 3. Chủ động sáng tạo trong công việc 20 52 18 10 4. Biết sử dụng vi tính, ngoại ngữ 12 58 22 8 - 5. Biết lắng nghe và học hỏi người khác, cần cù, chịu khó. - - 32 48 20 6. Biết phối hợp với đồng nghiệp trong công việc, làm việc nhóm - 10 32 38 20 7. Có tính trung thực và tinh thần trách nhiệm trong công việc - - 10 58 32 8. Chấp hành kỷ luật lao động - - 15 65 20 9. Các kỹ năng khác (tiếp nhận xử lý thông tin nhanh, tham gia hoạt động xã hội) - 65 23 12 - (Nguồn: Số liệu điều tra) Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên: Tạ Quang Thành 50 + Kiến thức lý thuyết về chuyên môn của người lao động được đánh giá chung ở mức độ khá: có tới 63% ý kiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273213_4891_1951367.pdf
Tài liệu liên quan