Luận văn Thực trạng hứng thú học tậpcác môn tâm lí học của sinh viên trường đại học tài chính marketing tại thành phố Hồ chí minh

LỜI CAM ĐOAN8 T.2

8 TLỜI CẢM ƠN8 T .4

8 TMỤC LỤC8 T.5

8 TDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT8 T.7

8 TPHẦN MỞ ĐẦU8 T .8

8 T1. Lý do chọn đề tài8 T.8

8 T2. Mục đích nghiên cứu8 T.10

8 T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu8 T .10

8 T4. Giả thuyết khoa học8 T.10

8 T5. Nhiệm vụ nghiên cứu8 T .10

8 T6. Giới hạn đề tài8 T.10

8 T7. Phương pháp nghiên cứu8 T.11

8 TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI8 T.12

8 T1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề8 T.12

8 T1.1.1 Trên thế giới:8 T .12

8 T1.1.2. Trong nước:8 T .13

8 T1.2. Cơ sở lý luận8 T .16

8 T1.2.1. Hứng thú8 T.16

8 T1.2.1.1. Khái niệm8 T.16

8 T1.2.1.2. Cấu trúc của hứng thú8 T.18

8 T1.2.1.3. Phân loại hứng thú8 T.19

8 T1.2.1.4. Vai trò của hứng thú 8 T.20

8 T1.2.1.5. Biểu hiện của hứng thú8 T.21

8 T1.2.2. Hứng thú học tập8 T.22

8 T1.2.2.1. Hoạt động học tập8 T.22

8 T1.2.2.2. Hứng thú nhận thức8 T.22

8 T1.2.2.3. Hứng thú học tập8 T.23

8 T1.2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập:8 T.25

8 T1.2.3. Đặc điểm hứng thú trong hoạt động học tập của sinh viên8 T.28

8 T1.2.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên8 T.28

8 T1.2.3.2. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên8 T .30

8 T1.2.3.3. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing 8 T.31

8 TCHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP

MÔN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING8 T 33

8 T2.1. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU8 T .33

8 T2.1.1. Nội dung nghiên cứu 8 T.33

pdf77 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hứng thú học tậpcác môn tâm lí học của sinh viên trường đại học tài chính marketing tại thành phố Hồ chí minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ thể, tuỳ thuộc vào quan niệm và kế hoạch đường đời của mỗi người. Tóm lại, trong sự phát triển tâm lý lứa tuổi sinh viên, bên cạnh nhiều mặt tích cực, lứa tuổi này cũng không tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Một mặt, sinh viên ngày nay đang được sống trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, nhiều thuận lợi để họ học tập, nắm bắt những cơ hội mới. Nhưng mặt khác, đây cũng là nguyên nhân khiến sinh viên luôn phải đối diện với những thử thách nhằm tìm được cho mình một chỗ đứng trong xã hội tương lai. Ngoài ra, lứa tuổi sinh viên còn chứa đựng một mâu thuẫn rất lớn giữa một bên là ước mơ, khát vọng cao xa với một bên là hoàn cảnh hiện tại họ đang còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa trực tiếp tham gia lao động, sản xuất tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Cuối cùng, bên cạnh những sinh viên có nếp sống năng động vẫn còn một số sinh viên có nếp sống khép mình, thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hoà nhập vào đời sống xã hội. 1.2.3.2. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên - Hoạt động học tập của sinh viên có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động, bởi khác với lao động, học tập không làm thay đổi đối tượng mà thay đổi chính bản thân người học. Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất, nhân cách người chuyên gia tương lai. - Hoạt động học tập được diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo. - Phương tiện hoạt động học tập là thư viện, sách vở, máy tính - Tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên với nhịp độ căng thẳng, mạnh mẽ về trí tuệ. - Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập cao. Cốt lõi của hoạt động học tập của sinh viên là sự tự ý thức về động cơ mục đích, biện pháp học tập. - Tính tích cực học tập của sinh viên được thể hiện qua một số đặc điểm cơ bản sau: + Trong giờ học sinh viên có chú ý tới bài giảng hay không + Tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi thảo luận, ghi chép + Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao + Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình + Có hứng thú học tập + Biết vận dụng những tri thức được học vào thực tiễn + Có sáng tạo trong quá trình học tập. 1.2.3.3. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing Là tập hợp con trong tập hợp lớn, sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing cũng có những đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm hoạt động học tập như sinh viên Việt Nam trong bối cảnh văn hóa xã hội hiện nay. Tuy nhiên, sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing có những đặc điểm tâm lý và môi trường học tập đặc thù. Hầu hết sinh viên của trường đã phần nào định hình xu hướng nghề nghiệp của bản thân nên trong quá trình tiếp thu bài học, sinh viên chỉ tri giác những thông tin nào của giảng viên hay trong sách báo có liên quan đến hứng thú nhận thức, có ích cho hoạt động nghề nghiệp. Do ý thức bản thân thuộc khối ngành kinh tế, cần độ chính xác cao với những con số, số liệu cụ thể nên sinh viên thể hiện óc phê phán, chỉ thừa nhận những tri thức trên cơ sở có lập luận logic chặt chẽ, chính xác, những dẫn chứng thuyết phục. Tính cách sinh viên của trường rất đa dạng, phong phú, và chủ yếu có tính cách hướng ngoại, năng động, thực tế. Ngay từ những năm đầu tiên, nhiều sinh viên đã đặt kế hoạch làm thêm vừa để có thêm thu nhập, vừa có điều kiện cọ sát thực tế có thêm kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh việc làm gia sư, các công việc làm thêm chủ yếu của sinh viên của trường là tiếp thị sản phẩm mới, điều tra thị trường, chăm sóc khách hàng, tìm nguồn tiêu thụ cho các sản phẩm, ... Tinh thần tự giác trong học tập và tham gia tích cực các hoạt động đoàn hội, văn hóa nghệ thuật, thể thao của sinh viên trường khá cao. Các cuộc vận động xã hội như: đi bộ vì người nghèo, xây nhà tình thương, cứu trợ thiên tai bão lụt, động đất, ... cũng được đông đảo sinh viên trường tham gia, ủng hộ. Từ học kỳ thứ hai của năm đầu tiên, sinh viên trường đã được tiếp xúc với các môn tâm lý học. Đây là môn học mới mẻ đối với các em cả về nội dung và phương pháp học tập. Tốt nghiệp Phổ thông trung học, các em chỉ có một số tri thức khoa học cơ bản, phổ thông về các môn học như Toán, Lý, Hoá, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Môn Tâm lý học hầu như còn xa lạ với các em. Các em chỉ hiểu tâm lý theo nghĩa thông thường, do kinh nghiệm sống đem lại, vì thế nó có thể chính xác, nhưng phần lớn là không đầy đủ, không chính xác, chưa khoa học. Đây là thuận lợi, cũng là khó khăn của sinh viên khi học các môn Tâm lý. Nội dung chương trình các môn Tâm lý giảng dạy cho sinh viên đa phần là những khái niệm, những qui luật, nên nó có tính chất lý luận khái quát và trừu tượng, đòi hỏi sinh viên phải có một sự hiểu biết nhất định mới có thể tiếp thu được. Hơn nữa, sinh viên học tâm lý không phải để giảng dạy bộ môn này, mà để sử dụng nó làm cơ sở cho việc giao tiếp, giao dịch trong kinh doanh, nghề nghiệp tương lai. Do đó đòi hỏi người học phải hiểu tri thức Tâm lý học một cách khái quát đầy đủ, khoa học, đồng thời có tư duy sáng tạo, linh hoạt thì mới có thể vận dụng nó được. Hơn nữa, khi sinh viên ngồi học trong lớp với sĩ số đông (>100 sinh viên), giảng viên cũng khó có thể quan sát và tạo tình huống có vấn đề, khó phát huy tính tích cực tới tất cả các sinh viên trong lớp lớn như vậy khiến cho các em có điều kiện làm việc riêng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho giờ học môn Tâm lý khó gây hứng thú với các em. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó do ý nghĩa của nó trong đời sống và sự hấp dẫn tình cảm của nó. (A.G.Côvaliôp) Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống của cá nhân. Hứng thú học tập môn tâm lý học là thái độ lựa chọn đặc biệt của sinh viên đối với kết quả, quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng những tri thức tâm lý học do ý nghĩa thiết thực và hấp dẫn của chúng trong cuộc sống, trong quá trình học tập và làm việc của mỗi sinh viên. Hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực và hoạt động. Các nhóm biểu hiện hứng thú học tập các môn tâm lý của sinh viên: - Nhóm nhận thức: sinh viên nhận thức tầm quan trọng, ý nghĩa thiết thực của môn học đối với chuyên ngành và cuộc sống của mình. - Nhóm thái độ cảm xúc: mức độ yêu thích với các môn tâm lý, sau mỗi tiết học hài lòng về giảng viên và kiến thức được cung cấp. - Nhóm các hành vi học tập: trên lớp và ngoài giờ trên lớp. CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING 2.1. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1.1 Nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu về bản chất của hứng thú học tập dưới góc độ Tâm lý học. Trên cơ sở đó, nghiên cứu các biểu hiện cụ thể của hứng thú học tập môn tâm lý. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn tâm lý của sinh viên. - Nghiên cứu các biện pháp để cải thiện hứng thú học môn tâm lý học. 2.1.1.2. Nghiên cứu thực tiễn: - Đề tài nghiên cứu hứng thú học tập môn tâm lý học trên các mặt nhận thức, thái độ, hành vi. - Nghiên cứu xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học môn tâm lý của sinh viên. 2.1.2. Tiến trình nghiên cứu: Thời gian: từ Tháng 9/2010 đến Tháng 6/2011 Địa điểm: Trường Đại học Tài chính - Marketing 2.1.2.1. Nghiên cứu lý luận: - Đọc các tài liệu trong và ngoài nước viết về hứng thú, hứng thú học tập nhằm xác định vấn đề cần nghiên cứu với những mục tiêu cụ thể và đặt ra giả thuyết nghiên cứu. - Xây dựng các khái niệm công cụ và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu, cũng như xác định khách thể nghiên cứu. 2.1.2.2. Khảo sát thăm dò: - Lập hệ thống câu hỏi mở, thăm dò sơ bộ trên 30 sinh viên Trường Đại học Tài chính Marketing nhằm xác định các vấn đề: + Những biểu hiện khi sinh viên có hứng thú học tập môn tâm lý. + Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học môn tâm lý của sinh viên - Tổng hợp các ý kiến thu được qua các phiếu thăm dò sơ bộ, đối chiếu với những vấn đề lý luận, để thiết lập hệ thống câu hỏi đóng trong phiếu khảo sát. 2.1.2.3. Xây dựng phiếu khảo sát : Tham khảo ý kiến chuyên gia, người hướng dẫn, giảng viên bộ môn và 30 sinh viên Trường Đại học Tài chính Marketing về hệ thống câu hỏi trong phiếu thăm dò. Sau đó, chỉnh lý và tiến hành đo thử, để xác định độ tin cậy của thang đo. Xây dựng phiếu khảo sát, gồm những phần chính sau: + Các thông tin về cá nhân khách thể: giới tính, khoa, môn học + Câu 1: Ý kiến tham khảo về vai trò của các môn tâm lý ở ba mức độ 1: Không đồng ý; 2: Đồng ý; 3: Rất đồng ý. + Câu 2: Các biểu hiện khi hứng thú học tập một môn học nào đó + Câu 3: Sĩ số cần thiết để tạo hứng thú học tập + Câu 4, 7, 8: Các biểu hiện hứng thú học môn tâm lý về thái độ cảm xúc. + Câu 5, 6, 11: Các biểu hiện hứng thú học môn tâm lý về nhận thức. + Câu 9, 14, 16, 17, 18: Các biểu hiện hứng thú học môn tâm lý về hành vi học tập trên lớp. + Câu 10, 12, 13,15, 20: Các biểu hiện hứng thú học môn tâm lý về hành vi học tập ngoài giờ trên lớp. Các biểu hiện hứng thú học môn tâm lý trên được đánh giá trên thang đo năm mức độ: 1 Hoàn toàn không Hoặc 1 Không bao giờ 2 Ít 2 Hiếm khi 3 Trung bình 3 Thỉnh thoảng 4 Khá 4 Thường xuyên 5 Hoàn toàn 5 Rất thường xuyên + Câu 19, 21: Mức độ đánh giá bản thân sau khi học xong môn tâm lý trên năm mức độ: 1: Không rõ ràng; 2: Ít rõ ràng; 3: Trung bình; 4: Khá rõ ràng; 5: Rất rõ ràng + Câu 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học môn tâm lý trên năm mức độ: 1: Giảm hứng thú mức độ nhiều; 2: Giảm hứng thú mức độ vừa; 3: Không ảnh hưởng; 4: Tăng hứng thú mức độ vừa; 5: Tăng hứng thú mức độ nhiều. + Câu 23: Các biện pháp có thể áp dụng để tăng hứng thú học môn tâm lý ở ba mức độ: 1: Không kích thích; 2: Kích thích mức độ vừa; 3: Kích thích mức độ nhiều. 2.1.2.4 Khách thể khảo sát: - Đề tài khảo sát ý kiến của 361 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy bậc cao đẳng và đại học thuộc các khoa: 10 CTM: Khoa Thương mại, chuyên ngành Thương mại 10 DNH: Khoa Tài chính ngân hàng, chuyên ngành Ngân hàng 10 CKQ: Khoa Thương mại, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế 10 DTC: Khoa Tài chính ngân hàng, chuyên ngành Tài chính - Do đề tài nghiên cứu tiến hành vào học kỳ hai năm 2011, nên chỉ khảo sát được ở hai môn Tâm lý ứng dụng trong kinh doanh và Tâm lý học quản trị. Với môn Tâm lý học đại cương, chỉ tiến hành thăm dò sơ bộ trên 30 sinh viên nhằm xác định các vấn đề liên quan đến đề tài. Bảng 2.1: Khách thể khảo sát Số lượng % Khoa Đào tạo 10 CTM 127 35,2 10 DNH3 95 26,3 10 CKQ 87 24,1 10 DTC 52 14,4 Môn học Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh 305 84,5 Tâm lý học quản trị 56 15,5 Biểu đồ 2.1: Giới tính Đề tài khảo sát 269 sinh viên nữ (chiếm 74,5%) và 92 sinh viên nam (chiếm 25,5%). Tỷ lệ nữ gấp 3 lần tỷ lệ sinh viên nam. 2.2. Thực trạng nghiên cứu hứng thú học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing 2.2.1 Thực trạng biểu hiện hứng thú học tập a) Vai trò của các môn tâm lý Nữ: 269 SV 74,5% Nam:92 SV 25,5% Hứng thú học tập của sinh viên được biểu hiện qua thái độ nhận thức của họ về tầm quan trọng, sự cần thiết của các môn tâm lý đối với chuyên ngành và cuộc sống. Nhằm xác định ý nghĩa của các môn tâm lý đối với sinh viên, chúng tôi đưa ra ba mức ý nghĩa. Các mức ý nghĩa: Không đồng ý: 1 điểm, Đồng ý: 2 điểm, Rất đồng ý: 3 điểm. Đánh giá kết quả trung bình: Khoảng điểm từ 0 – 1: mức độ thấp Khoảng điểm từ > 1 – 2: mức độ trung bình Khoảng điểm từ > 2 – 3: mức độ cao Bảng 2.2: Những ý kiến của sinh viên về vai trò của các môn tâm lý học TT Ý kiến về vai trò của môn Tâm lý học Không đồng ý Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB % % % 1 Giúp bạn nhận biết một cách hệ thống những đặc điểm tâm lý con người 2,5 72,6 24,9 2,22 2 Giúp bạn giải quyết các tình huống tâm lý một cách hợp lý 5,5 72,6 21,9 2,16 3 Giúp bạn có cách giao tiếp, ứng xử phù hợp 4,2 64,3 31,6 2,27 4 Cung cấp kiến thức bổ ích cho ngành học khác 16,9 65,6 17,5 2,01 5 Cần có trong chương trình đào tạo bậc đại học, cao đẳng 3,9 49,9 46,2 2,43 Điểm trung bình 2,22 (SD=0,336) Hầu hết sinh viên đồng ý với những ý kiến về vai trò quan trọng của môn tâm lý đối với cá nhân trong cuộc sống, giao tiếp, ứng xử, và với việc cung cấp kiến thức bổ ích cho các chuyên ngành khác, cũng như cần có trong chương trình học (83,1% - 97,5% sinh viên chọn đồng ý đến rất đồng ý). So sánh trung bình mức độ đồng ý về vai trò quan trọng của môn tâm lý học với mức trung bình (giá trị thử nghiệm là 2) cho kết quả p=0,000<0,05, cho thấy đồng ý ở mức độ cao. Như vậy, hầu hết sinh viên nhận thức cao vai trò quan trọng và sự cần thiết của môn tâm lý học. Ba ý kiến đầu tiên thể hiện vai trò của tâm lý học trong cuộc sống thực tế, bao gồm “Giúp bạn nhận biết một cách hệ thống những đặc điểm tâm lý con người”, “Giúp bạn giải quyết các tình huống tâm lý một cách hợp lý”, “Giúp bạn có cách giao tiếp, ứng xử phù hợp”. Hai ý kiến tiếp sau thể hiện vai trò của tâm lý học trong chương trình đại học, cao đẳng. Khảo sát tương quan giữa hai nhóm ý kiến này: Bảng 2.3: Điểm trung bình ý kiến của sinh viên về vai trò môn tâm lý học TT Vai trò môn TLH Điểm TB Độ lệch chuẩn 1 trong cuộc sống 2,22 0,380 2 trong đào tạo ĐH, CĐ 2,21 0,447 Kiểm định T mối tương quan giữa hai nhóm ý kiến về vai trò tâm lý học cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm ý kiến về vai trò môn Tâm lý học (p=0,838>0,05). Kết quả này cho thấy sinh viên nhận định tâm lý học trong cuộc sống và trong chương trình học có vai trò quan trọng như nhau. Bảng 2.4: Ý kiến của sinh viên về vai trò của các môn tâm lý học theo giới tính và theo môn học TT Ý kiến của sinh viên theo Điểm TB Độ lệch chuẩn 1 Giới tính Nam 2,17 0,370 Nữ 2,23 0,322 2 Môn Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh 2,22 0,338 Tâm lý học quản trị 2,22 0,328 Kiểm định tương quan về vai trò của môn tâm lý giữa sinh viên nam và nữ, giữa hai nhóm sinh viên học Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh và Tâm lý học quản trị, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về vai trò các môn tâm lý nói chung giữa nam và nữ (p=0,102>0,05), và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm sinh viên học Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh và Tâm lý học quản trị (p=0,904>0,05). Tóm lại, phần lớn sinh viên có nhận thức đúng đắn, phù hợp về vai trò của Tâm lý học. Sinh viên được khảo sát nhận định giống nhau về vai trò của Tâm lý học nói chung, vai trò của Tâm lý học trong cuộc sống và vai trò của Tâm lý học trong chương trình cao đẳng, đại học nói riêng. Kết quả này khả quan hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thơm (2005) với đề tài “Hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường đại học dân lập Đông Đô”. Trong đề tài này tác giả khẳng định: phần lớn sinh viên đã nhận thức vai trò sự cần thiết tầm quan trọng của môn tâm lý học đại cương đối với hoạt động học tập và công tác sau này của họ. Tuy nhiên, sự nhận thức của sinh viên về vai trò tác dụng của môn tâm lý học đại cương chưa sâu sắc và chưa toàn diện. Điều này một phần lớn là do tên gọi và nội dung của môn học. Cùng thời điểm xuất phát bắt đầu mỗi môn học, sinh viên học môn Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh và Tâm lý học quản trị có thể phán đoán vai trò của hai môn này với cá nhân và chuyên ngành của họ như thế nào. Trong khi đó, với môn Tâm lý học đại cương là môn với tên gọi rất chung chung, nên có thể sẽ hứng thú với sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu, nhưng rõ ràng ngay từ ban đầu sinh viên khó có thể nhận thức sâu sắc, toàn diện được. b) Biểu hiện của hứng thú học tập của sinh viên với một môn học nào đó Biểu đồ 2.2: Những biểu hiện của hứng thú học tập của sinh viên với một môn học nào đó Về những biểu hiện của hứng thú học tập môn học nào đó, “tham gia tích cực trong các buổi học”, “phát biểu ý kiến, trao đổi với giảng viên” là hai biểu hiện được 283 sinh viên lựa chọn (chiếm 78,4%) và 281 sinh viên lựa chọn (chiếm 77,8%). Đa số sinh viên lựa chọn biểu hiện hứng thú học tập là “đọc tài liệu, sách tham khảo liên quan” (được 274 sinh viên lựa chọn, chiếm 75,9%). Một số biểu hiện khác như: đi học đầy đủ, đúng giờ (có 237 sinh viên lựa chọn), chuẩn bị các yêu cầu của giảng viên (192 sinh viên lựa chọn) cũng được sinh viên cho là những biểu hiện của người hứng thú học tập. Có 168 sinh viên (chiếm 56,5%) cho rằng ghi chép bài học cẩn thận, đầy đủ cũng là biểu hiện của một người hứng thú học tập. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá cao tính tích cực chủ động của mình trong quá trình học tập. Bên cạnh việc chuyên cần đến lớp, ghi chép bài vở, chuẩn bị yêu cầu của giảng viên là những yêu cầu cơ bản của người cắp sách đến trường, hơn thế, sinh viên bậc cao đẳng, đại học chủ động, tích cực tìm kiếm tri kiếm tri thức và năng động, tự tin thể hiện sự hiểu biết, quan niệm của mình. 192 237 168 283 281 274 0 50 100 150 200 250 300 350 Chuẩn bị các yêu cầu của GV Đi học đầy đủ, đúng giờ Ghi chép bài cẩn thận, đầy đủ Tham gia tích cực trong các buổi học Phát biểu ý kiến, trao đổi với GV Đọc tài liệu, sách tham khảo liên quan Số lư ợn g c) Hứng thú học tập các môn tâm lý học Chúng tôi đặt câu hỏi nhằm nghiên cứu lựa chọn của sinh viên với các mức chọn lựa: Hoàn toàn không: 1 điểm; Không: 2 điểm; Bình thường: 3 điểm; Khá: 4 điểm; Hoàn toàn: 5 điểm Đánh giá kết quả trung bình: Khoảng điểm từ 0 – 1: mức độ rất thấp Khoảng điểm từ > 1 – 2: mức độ thấp Khoảng điểm từ > 2 – 3: mức độ dưới trung bình Khoảng điểm từ > 3 – 4: mức độ trung bình Khoảng điểm từ > 4 – 5: mức độ nhiều c.1) Những biểu hiện về mặt thái độ cảm xúc Thái độ xúc cảm với đối tượng là một dấu hiệu không thể thiếu của hứng thú. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa thái độ nhận thức và thái độ xúc cảm của cá nhân đối với đối tượng mới có thể có hứng thú. Bảng 2.5 Những biểu hiện của sinh viên về mặt thái độ cảm xúc TT Biểu hiện về mặt thái độ cảm xúc Hoàn toàn không Không Bình thường Khá Hoàn toàn % % % % % 1 Bạn thích học môn tâm lý không 0,8 3,1 30,6 37,5 28,1 2 Nhìn chung, học xong môn tâm lý bạn hài lòng về kiến thức môn học 1,4 6,7 34,4 43,3 14,2 3 Nhìn chung, học xong môn tâm lý bạn hài lòng về giảng viên 0,8 3,6 19,7 32,1 43,8 Điểm TB 3,88 (SD=0,70) Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy thái độ cảm xúc của sinh viên như sau: - Có 65,6% sinh viên lựa chọn hoàn toàn thích và khá thích các môn tâm lý (28,1% rất thích và 37,5% khá thích) đối với hai môn tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh và tâm lý học quản trị, số còn lại 34,4% có thái độ trung lập, không thích và hoàn toàn không thích. - Về mức độ hài lòng của sinh viên đối với kiến thức môn học, đa số sinh viên (57,5%) lựa chọn rất hài lòng và hài lòng (43,3% và 14,2%). Thái độ trung lập chiếm 34,4%, không và hoàn toàn không hài lòng chiếm 8,1%. - Về mức độ hài lòng của sinh viên đối với giảng viên dạy môn tâm lý, đa số (75,9%) sinh viên lựa chọn rất hài lòng và hài lòng (32,1% và 43,8%). Thái độ trung lập chiếm 19,7%, không và hoàn toàn không hài lòng chiếm 4,4%. Kiểm định T với hai mẫu độc lập, kết quả p= 0,976 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ đối với sự yêu thích môn tâm lý học. Và cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai môn tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh và tâm lý học quản trị (p=0,486). Trung bình thái độ cảm xúc đạt được ở ba câu hỏi này là 3,88 với độ lệch chuẩn là 0,7. Điểm trung bình này nằm trong khoảng 3 đến 4, đạt mức độ trung bình. Đây được xem là dấu hiệu khả quan cho việc khảo sát biểu hiện hứng thú học tập các môn tâm lý của sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing. Bảng 2.6: Thái độ cảm xúc của sinh viên theo giới tính và theo môn học Thái độ cảm xúc của sinh viên theo Điểm TB Độ lệch chuẩn Giới tính Nam 3,95 0,647 Nữ 3,86 0,717 Môn học Tâm lý học quản trị 3,90 0,612 Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh 3,88 0,716 Kiểm định thái độ cảm xúc của sinh viên nam và nữ, giữa sinh viên học Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh và sinh viên học Tâm lý học quản trị. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thái độ cảm xúc về môn tâm lý học của sinh viên nam và nữ (p=0,036>0,05); giữa sinh viên học hai môn Tâm lý ứng dụng trong kinh doanh và Tâm lý học quản trị (p=0,784>0,05). Bảng 2.7: Thái độ cảm xúc của sinh viên theo lớp học TT Lớp TB Độ lệch chuẩn 1 10 CTM 3,69 0,673 2 10 DNH3 4,27 0,607 3 10 CKQ 3,75 0,730 4 10 DTC 3,86 0,595 Dùng phép kiểm ANOVA so sánh giữa bốn lớp được khảo sát về thái độ cảm xúc, với kết quả p=0,000 < 0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sinh viên bốn lớp này về thái độ cảm xúc. Trong bốn lớp, lớp 10DNH3 có thái độ cảm xúc cao về hứng thú học tập hơn ba lớp còn lại. Cụ thể là sinh viên lớp 10DNH3 thích học môn tâm lý hơn và có mức độ hài lòng về giảng viên, kiến thức cao hơn ba lớp còn lại. Bảng 2.8: Hứng thú của sinh viên bốn lớp về mặt thái độ cảm xúc TT Thái độ cảm xúc Lớp Rất không Thích ít Bình Khá Rất thích thường thích thích % % % % % 1 Thích học môn tâm lý 10 CTM 1,6 4,0 38,9 42,9 12,7 10 DNH3 0 3,2 12,6 36,8 47,4 10 CKQ 1,1 3,4 32,2 40,2 23,0 10 DTC 0 0 40,4 21,2 38,5 2 Hài lòng về giảng viên 10 CTM 0,8 4,7 28,3 31,5 34,6 10 DNH3 0 0 5,3 23,2 71,6 10 CKQ 2,3 4,6 24,1 34,5 34,5 10 DTC 0 5,8 17,3 46,2 30,8 3 Hài lòng về kiến thức 10 CTM 1,6 4,7 41,7 43,3 8,7 10 DNH3 1,1 7,4 20,2 44,7 26,6 10 CKQ 2,3 9,2 37,9 36,8 13,8 10 DTC 0 5,8 36,5 51,9 5,8 Tỷ lệ sinh viên lớp 10DNH3 có thái độ cảm xúc tích cực hơn ba lớp còn lại. Tuy hứng thú học tập được xét từ ba mặt nhận thức – thái độ - hành vi, nhưng thái độ cảm xúc tích cực sẽ làm tiền đề hình thành, duy trì, phát triển hứng thú của sinh viên trong suốt quá trình học. Dựa vào kết quả khảo sát ban đầu, nhìn chung, sinh viên hào hứng đón nhận môn tâm lý học, có thái độ cảm xúc tích cực với môn này, với giảng viên cũng như đối với kiến thức có được sau khi học xong. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thái độ cảm xúc giữ sinh viên nam và nữ; giữa môn Tâm lý ứng dụng trong kinh doanh và Tâm lý học quản trị. Trong bốn lớp học được nghiên cứu, lớp 10DNH3 có thái độ cảm xúc tích cực hơn cả. c.2) Những biểu hiện về mặt nhận thức Bảng 2.9: Những biểu hiện hứng thú học tập của sinh viên về mặt nhận thức TT Nhận thức của sinh viên về các môn tâm lý học Hoàn toàn không Không Bình thường Khá Hoàn toàn % % % % % 1 Với bạn, việc đạt được điểm cao môn tâm lý có quan trọng không? 2,5 3,6 27,0 37,1 29,8 2 Theo bạn, các môn tâm lý có cần thiết cho sinh viên không? 0 1,1 10,9 30,2 57,8 3 Ngoài giáo trình môn tâm lý, sinh viên có nên đọc thêm tài liệu, sách tham khảo cho 3,3 10,0 25,5 33,5 27,7 môn này không? Điểm TB 3,3 (SD=0,65) Dựa vào bảng 2.9 ta có nhận xét sau: - Về việc đạt được điểm cao môn tâm lý, 66,9% sinh viên lựa chọn rất quan trọng và quan trọng (29,8% và 37,1%). 27% ý kiến trung lập, số sinh viên còn lại trả lời không hoặc hoàn toàn không quan trọng (6,1%). - 88% sinh viên cho rằng các môn tâm lý rất cần thiết đến cần thiết (57,8% và 30,2%). 10,9% ý kiến trung lập, chỉ 1,1% sinh viên trả lời môn tâm lý không cần thiết và không có sinh viên nào cho rằng môn tâm lý hoàn toàn không cần thiết cho sinh viên. 4TBạn Nguyễn Thị Thúy A lớp 10DNH3 cho biết, “môn Tâm lý học rất cần thiết cho em và cho nghể nghiệp của em sau này vì em nghĩ môn học này có tính thực tế. Và khi được hỏi, bạn Huỳnh Văn T lớp 10CTM nói “Môn Tâm lý cần thiết cho hết mọi người để bản thân mỗi người biết cách cư xử với nhau cho tốt hơn”. - Nhận thức của sinh viên về việc nên đọc sách báo, tài liệu tham khảo liên quan đến môn tâm lý ở mức khá cao, 61,2% sinh viên trả lời cần thiết đến hoàn toàn cần thiết (27,7% và 33,5%). 25,5% ý kiến trung lập, vẫn còn 13,3% sinh viên cho rằng việc đọc sách báo, tài liệu tham khảo liên quan đến môn tâm lý là việc không nên làm. Bảng 2.10: Biểu hiện hứng thú học tập về mặt nhận thức của sinh viên theo giới tính và theo môn học Biểu hiện hứng thú học tập về mặt n nhận thức theo Điểm TB Độ lệch chuẩn Giới tính Nam 3,20 0,737 Nữ 3,33 0,617 Môn học Tâm lý học quản trị 3,29 0,567 Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh 3,30 0,666 Kiểm định nhận thức của sinh viên nam và nữ, giữa sinh viên học Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh và sinh viên học Tâm l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_07_7428598538_7314_1872697.pdf
Tài liệu liên quan