Luận văn Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Tình hình vệ sinh môi trường. 3

1.1.1. Các khái niệm cơ bản. 3

1.1.2. Tình hình vệ sinh môi trường. 4

1.2. Những yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ,

thực hành về vệ sinh môi trường. 11

1.2.1 Một số khái niệm về kiến thức, thái độ, thực hành 11

1.2.2 Một số vấn đề về thực trạng kiến thức, thái độ,

thực hành vệ sinh môi trường của người dân 13

1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ,

thực hành về vệ sinh môi trường. 14

Chương 2: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Địa điểm nghiên cứu 21

2.3 Thời gian nghiên cứu 22

2.4 Phương pháp nghiên cứu 22

2.4.1. Phương pháp chọn mẫu 23

2.4.2. Chỉ số nghiên cứu 23

2.4.3. Kỹ thuật thu thập thông tin và công cụ nghiên cứu 27

2.4.4. Phương pháp khống chế sai số 28

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 28

2.4.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

3.1. Tình hình chung ở các điểm điều tra 30

3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh

môi trường của người dân tại các xã nghiên cứu 33

3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh

môi trường của người dân ở các điểm điều tra 39

3.4 Một số kết quả nghiên cứu định tính. 43

Chương 4: BÀN LUẬN 47

4.1. Tình hình kinh tế văn hoá xã hội ở các điểm điều tra 47

4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ

sinh môi trường của người dân ở hai xã điều tra. 51

4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố với thực hành

về vệ sinh môi trường của người dân 57

KẾT LUẬN 71

KHUYẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 79

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của ngƣời dân tại các xã nghiên cứu. Bảng 3.4. Kết quả điều tra về nguồn nước Các chỉ số n % Số người kể được tên các loại nguồn nước sạch 213 49,88 Số người kể được tên các loại nguồn nước không sạch 145 33,96 Số người kể được đúng tên các bệnh do việc sử dụng nguồn nước không sạch gây ra 154 36,07 Số người dân tin rằng nguồn nước gia đình mình đang sử dụng là nguồn nước sạch 122 28,57 Số người dân cho rằng cần tìm kiếm nguồn nước cho gia đình sạch hơn 112 26,23 Số hộ có nguồn nước sạch 93 21,78 Số hộ không có nguồn nước sạch 334 78,22 Số hộ đã có những việc làm thiết thực để bảo vệ nguồn nước sạch 71 16,63 Số hộ có nhà tắm 32 7,49 Số hộ có hố xử lý nước thải 11 2,58 Nhận xét: Bảng 3.4 cho chúng tôi thấy số người không kể tên được nguồn nước sạch khá cao (50,12%). Số người không biết các bệnh lây theo và do nguồn nước 63,93%, có 73,77% số người cho rằng không cần tìm kiếm nguồn nước sạch hơn, số hộ không có nguồn nước sạch 78,28%, số hộ không thực hiện các việc làm thiết thực để bảo vệ nguồn nước 83,37% đều là những tỷ lệ cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Bảng 3.5. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của người dân về nguồn nước. KAP về nguồn nƣớc n Tỷ lệ % Kiến thức Tốt 131 30,68 Trung bình 190 44,5 Yếu 106 24,82 Thái độ Tốt 75 17,56 Trung bình 227 53,16 Yếu 125 29,28 Thực hành Tốt 72 16,86 Trung bình 246 57,61 Yếu 109 25,53 Ghi chú: 1. Kiến thức tốt 2. Thái độ tốt 3. Thực hành tốt. Biểu đồ 3.4. KAP của người dân về nguồn nước Nhận xét: Kết quả trên cho chúng tôi thấy kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về nguồn nước còn rất thấp: Tỷ lệ số người có kiến thức tốt đạt 30,68% và thái độ tốt, thực hành tốt chỉ chiếm 17,56% và 16,86%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Bảng 3.6. Kết quả điều tra về quản lý phân Các chỉ số n Tỷ lệ % Số người kể được tên các loại hố xí hợp vệ sinh 97 22,72 Số người kể được tên các loại hố xí không hợp vệ sinh 92 21,55 Số người kể được đúng tên các bệnh do việc sử dụng hố xí không hợp vệ sinh gây ra 112 26,23 Số người dân tin rằng hố xí gia đình mình vệ sinh 81 18,97 Số hộ có hố xí 154 36,07 Số hộ có hố xí hợp vệ sinh 49 11,48 Số hộ phóng uế bừa bãi (Không có hố xí) 273 63,93 Số hộ dùng phân để bón ruộng và hoa màu 123 28,80 Nhận xét: Bảng 3.6. cho chúng tôi thấy số hộ có hố xí chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số hộ điều tra (36,07%); trong số các hộ có hố xí, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh cũng chiếm tỷ lệ thấp (11,48%). Số người kể tên được các hố xí hợp vệ sinh thấp: 22,72%. Có 26,23% số người dân kể tên được các bệnh do sử dụng hố xí không hợp vệ sinh gây ra và còn 28,8% số hộ còn dùng phân tươi để bón ruộng. Bảng 3.7. KAP của người dân về quản lý phân. KAP về quản lý phân n Tỷ lệ % Kiến thức Tốt 93 21,78 Trung bình 222 51,99 Yếu 112 26,23 Thái độ Tốt 82 19,20 Trung bình 200 46,84 Yếu 145 33,96 Thực hành Tốt 48 11,24 Trung bình 123 28,81 Yếu 256 59,95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Ghi chú: 1. Kiến thức tốt 2. Thái độ tốt 3. Thực hành tốt. Biểu đồ 3.5: KAP của ngƣời dân về quản lý phân Nhận xét: Về quản lý phân: tỷ lệ số người dân có kiến thức tốt về quản lý phân chiếm tỷ lệ thấp 21,78 %, tỷ lệ thái độ tốt và thực hành tốt cũng thấp: 11,24% chiếm 19,2%. Bảng 3.8. KAP của người dân về chuồng gia súc KAP về chuồng gia súc n Tỷ lệ % Kiến thức Tốt 138 32,32 Trung bình 133 31,15 Yếu 156 36,53 Thái độ Tốt 132 30,91 Trung bình 123 28,81 Yếu 172 40,28 Thực hành Tốt 103 24,12 Trung bình 26 6,09 Yếu 298 69,79 21.78 19.2 11.24 0 5 10 15 20 25 KAP Tû lÖ % 1 2 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 32.32 30.91 24.12 0 5 10 15 20 25 30 35 KAP Tỷ lệ % Kiến thức tốt Thái độ tốt Thực hành tốt Biểu đồ 3.6. KAP của người dân về chuồng gia súc Nhận xét: Tổng hợp kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về chăn, thả, xây dựng chuồng gia súc chúng tôi thấy: Kiến thức tốt của người dân về vấn đề này còn thấp, mới chỉ đạt 32,32%. Thái độ, thực hành mức độ tốt của người dân cũng còn thấp, chỉ có 30,91% và 24,12%. Bảng 3.9. Thái độ và thực hành của người dân về hoá chất bảo vệ thực vật Chỉ số n Tỷ lệ % Thái độ Tốt 81 18,89 Trung bình 125 29,27 Yếu 221 51,76 Thực hành Tốt 38 8,90 Trung bình 77 18,03 Yếu 312 73,07 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 18.89 8.9 0 5 10 15 20 KAP Tỷ lệ % Thái độ tốt Thực hành tốt Biểu đồ 3.7. Thái độ, thực hành của người dân về hoá chất bảo vệ thực vật Nhận xét: Thái độ và thực hành của người dân về hóa chất bảo vệ thực vật còn chưa tốt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người dân có thái độ tốt về hóa chất bảo vệ thực vật là 18,89% và thực hành tốt về hóa chất bảo vệ thực vật của người dân cũng chỉ chiếm 8,9%. Bảng 3.10. KAP của người dân về vệ sinh môi trường KAP về vệ sinh môi trƣờng n Tỷ lệ % Kiến thức Tốt 73 17,1 Trung bình 265 62,05 Yếu 89 20,84 Thái độ Tốt 61 14,29 Trung bình 236 55,27 Yếu 130 30,44 Thực hành Tốt 35 8,2 Trung bình 189 44,26 Yếu 203 47,54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 17.1 14.29 8.2 0 5 10 15 20 KAP Tỷ lệ % Kiến thức tốt Thái độ tốt Thực hành tốt Biểu đồ 3.8. KAP của người dân về vệ sinh môi trường Nhận xét: Bảng 3.10 cho chúng tôi thấy kiến thức về vệ sinh môi trường của người dân còn rất thấp mới đạt 17,1%. Tỷ lệ người dân có thái độ tốt và thực hành tốt về vệ sinh môi trường cũng còn thấp (14,29% và 8,2%) . 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân ở các điểm điều tra Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tình hình kinh tế với thực hành vệ sinh môi trường của người dân Thực hành Kinh tế Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Đủ ăn 28 28,86 59 60,82 10 10,31 p<0,05 ữ2 =125.4 Nghèo 7 2,12 130 39,39 193 58,48 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Bảng 3.11 cho chúng tôi thấy có mối liên quan giữa tình trạng đói nghèo với thực hành vệ sinh môi trường của người dân, với p<0,05 chứng tỏ người dân ở các hộ gia đình đủ ăn có thực hành về VSMT tốt hơn người dân trong các hộ gia đình nghèo đói. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa phương tiện truyền thông với thực hành vệ sinh môi trường của người dân Thực hành PTTT Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Có PTTT 30 8,67 178 51,45 138 39,88 p>0,05 ữ2= 4.52 Không có PTTT 5 6,17 11 13,58 65 80,25 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy: Không có mối liên quan giữa thực hành của người dân về vệ sinh môi trường với tình trạng có hay không có phương tiện truyền thông. Với p>0,05 chứng tỏ ở nhóm người dân có phương tiện truyền thông và không có phương tiện truyền thông mức độ thực hành về vệ sinh môi trường là như nhau. Bảng 3.13. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành TĐHV Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Từ THCS trở lên 25 19,23 92 76,67 13 10,00 p<0,05 ữ 2 =26,62 Tiểu học 16 12,41 41 31,78 72 55,81 Mù chữ, BĐBV 5 2,25 56 31,46 116 66,29 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy: Với p<0,05 chứng tỏ có mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường. Nhóm có học vấn cao hơn thì thực hành về vệ sinh môi trường tốt hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa lứa tuổi của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành Lứa tuổi Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Tuổi: 29 14 19,18 36 49,32 23 31,51 p<0,05 ữ2= 18,74 30-59 18 5,68 141 44,48 158 49,84 60 3 8,11 12 32,43 22 59,46 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tuổi với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường. Với p<0,05 chứng tỏ thực hành về vệ sinh môi trường ở các lứa tuổi là khác nhau. Bảng 3.15. Mối liên quan giữa giới của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành Giới Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Nam 18 4,90 157 42,78 192 52,32 p<0,05 ữ2= 53,55 Nữ 17 28,33 32 53,33 11 18,33 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa giới với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường, Với p<0,05 chứng tỏ thực hành về vệ sinh môi trường ở cả hai giới là khác nhau. Tỷ lệ thực hành về vệ sinh môi trường mức độ tốt và trung bình ở nữ giới cao hơn nam giới (28,33% và 53,33% so với 4,9% và 42,78%). Tỷ lệ thực hành yếu của nam giới cao 52,32%, cao hơn của nữ giới 18,33%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thành phần dân tộc của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành Dân tộc Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Kinh 25 19,08 70 53,44 36 27,48 p<0,05 ữ2= 40,15 Khác 10 3,40 119 40,2 167 56,4 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Có mối liên quan giữa dân tộc và thực hành của người dân về vệ sinh môi trường (p<0,05). Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành Kiến thức Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Tốt 25 34,25 43 58,90 5 6,85 p<0,05 ữ2= 128,9 Trung bình 7 2,64 123 46,42 135 50,94 Yêú 3 3,37 23 25,84 63 70,79 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, với p<0,05 chứng tỏ có mối liên quan giữa kiến thức về vệ sinh môi trường của người dân với mức độ thực hành vệ sinh môi trường của họ. Kiến thức càng cao thì tỷ lệ thực hành tốt càng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thái độ của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành Thái độ Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Tốt 30 49, 27 44,26 4 5,56 p<0,05 ữ2= 170,69 Trung bình 3 1,27 101 42,8 132 55,93 Yêú 2 1,54 61 46,92 67 51,54 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, với p<0,05 chứng tỏ có mối liên quan giữa thái độ về vệ sinh môi trường của người dân với mức độ thực hành vệ sinh môi trường của họ. Thái độ càng tốt thì tỷ lệ thực hành tốt càng cao. 3.5. Một số kết quả nghiên cứu định tính. Tại cộng đồng chúng tôi tiến hành một số cuộc thảo luận nhóm với các nhà lãnh đạo địa phương và người dân. Các cuộc thảo luận tập trung vào các vấn đề như: Tỡnh hỡnh nguồn nước của người dân địa phương đang dùng để ăn uống và sinh hoạt như thế nào? Tình hình quản lý phân người và gia súc ra sao? tỡnh hình xử lý rác thải cũng như hóa chất bảo vệ thực vật? Chỳng tụi đã thu được kết quả như sau: *Về vấn đề hố xí: Đa số những người được hỏi và tham gia thảo luận cho rằng tỷ lệ hộ gia đình có hố xí tại địa phương còn thấp, hố xí hợp vệ sinh cũng còn thấp. Theo Ông Bàn Văn Ch. - Xóm Cây thị, xã Cây Thị cho rằng: "về hố xí vệ sinh của các hộ gia đình trong 8 xóm, tôi thấy đa số các hộ gia đình chưa có hố xí hợp vệ sinh.." Ông Bùi Đình X. - UBMTTQ Xã Cây Thị – Trưởng ban chỉ đạo vệ sinh môi trường cho biết: "Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh mới đạt gần 20% ..". Còn theo Ông Bàn Văn T. - UBND Xã Cây Thị: "Số hộ có hố xí hợp vệ sinh rất ít, còn lại chủ yếu là hố xí không hợp vệ sinh và tạm bợ, thậm chí nhiều hộ chưa có..." Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Theo Bà Đặng Thị V.- Nhân viên y tế thôn bản xóm Hoan: "Hố xí ở vùng sâu chưa được thực hiện ở các hộ gia đình..." Còn Bà Lê Thị H. - Giáo viên trường tiểu học Cây thị: "Các gia đình có nhà xí nhưng cũng chưa đảm bảo vệ sinh (hố xí một ngăn) và có gia đình không có nhà xí còn đi bừa bãi..." Theo Ông Triệu Phúc Ph. – Nhân viên Y tế thôn bản Khe Cạn: "Hố xí ở các hộ gia đình hầu như chưa có, những hộ có là những hố xí không hợp vệ sinh, vì có một ngăn và chuyên đi bừa bãi..." Ông Nguyễn Chí Hiển - Trạm trưởng Y tế xã Cây Thị cho biết: "Hố xí hợp vệ sinh ở xã Cây Thị mới chỉ đạt 13% tổng số hộ ở 4 xóm vùng sâu..." * Về vấn đề nguồn nước sạch: Theo Bà Đặng Thị V. – Nhân viên y tế thôn bản xóm Hoan: "Nguồn nước xóm Hoan xa xôi, nước bị ô nhiễm là do làm vàng nước đục..." Còn Bà Lê Thị H. - Giáo viên trường tiểu học Cây Thị cho biết: "Đa số các gia đình sử dụng các nguồn nước từ giếng khơi, nhưng một số gia đình còn có giếng ở gần chuồng gia súc nên chưa đảm bảo vệ sinh..". Bà Nguyễn Thị Ph. - Trường tiểu học Cây Thị cũng cho biết: "Nguồn nước mà người dân hiện nay đang dùng có khoảng 80% giếng đào xây miệng, còn 20% là chưa hợp vệ sinh do nhân dân còn dùng nước khe, nước suối ở các xóm vùng sâu..." Theo Ông Triệu Văn T. - Xóm Khe Cạn: "Nước ở trong xóm có nhiều hộ không hợp vệ sinh vì sử dụng nước khe..." Theo Ông Nguyễn Trọng Kh. - Hội nông dân xã Cây Thị: "Nguồn nước địa phương đang dùng chủ yếu là giếng khơi, nguồn nước không hợp vệ sinh khoảng 80% nguyên nhân ô nhiễm do chăn thả gia súc kết hợp do chặt phá rừng đầu nguồn..." Ông Bàn Văn L. - Xóm Cây Thị cho biết: "Đa số các hộ gia đình trong bản dùng nước giếng. Một số hộ dùng nước không đảm bảo vệ sinh do gia đình đào giếng không xây thành xung quanh và vườn trồng vải thường phun thuốc trừ sâu..." Theo Bà Đỗ Thị H. - Xóm Khe Cạn: "Nước sạch ở trong xóm có nhiều hộ không hợp vệ sinh vì sử dụng nước khe, phân gia súc thả rông"... Ông Nguyễn Văn Th. - Xóm Suối Găng cho biết: "Dân ở xóm 90% dùng nước giếng". Ông Bùi Đình X.- Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Cây Thị cho biết: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 "Riêng xóm Cây Thị có dùng nước mạch từ núi về cho 11 hộ dùng và 3 xóm vùng sâu có dùng máng dẫn nước từ suối về để sinh hoạt ăn uống từng ngày..." *Về vấn đề nhà tắm: Ông Bàn Văn T. - UBND Xã Cây Thị cho biết: "Xã có trên 30% số hộ có nhà tắm đảm bảo, số còn lại còn tạm bợ, còn nhiều hộ chưa có nhà tắm..". Theo Bà Nguyễn Thị Ph. - Trường tiểu học Cây Thị: "Nhà tắm có khoảng 30 - 40% còn lại nhà tạm và có nhà còn chưa có chủ yếu là vùng sâu..". Ông Triệu Phúc Ph. – Nhân viên y tế thôn bản xã Khe Cạn: "Nhà tắm còn rất ít có vài chiếc chủ yếu là nhà tre"... Khi phân tích các nguyên nhân của thực trạng không tốt về nhà vệ sinh, nhà tắm, nguồn nước ở các bản vùng sâu của xã Cây Thị có một số ý kiến chính sau: Theo Ông Bùi Đình X.- Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Cây Thị: "Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là do khai thác khoáng sản như quặng sắt , số ít hộ còn chăn nuôi thả giông, công trình vệ sinh làm gần giếng nước ăn ở. Còn hố xí chưa hợp vệ sinh do tập tục còn lạc hậu, công tác truyền thông chưa sâu rộng, chưa thường xuyên..." Theo Ông Bàn Văn T. - UBND xã Cây Thị: "Lý do nhận thức để chuyển đổi hành vi của các hộ gia đình còn hạn chế về vệ sinh môi trường, còn nhiều hộ chưa có nhà tắm do các hộ đó còn nghèo chưa có điều kiện xây dựng..." Ông Triệu Phúc Ph.- Nhân viên Y tế thôn bản Khe Cạn: "Hố xí đa số là chưa có là do người dân còn nhiều tập quán lạc hậu, quan niệm cũ kỹ đó là cứ ra rừng và vườn xung quanh nhà, ở đó rộng rãi thoải mái..." Theo bà Phạm Thị M. - Giáo viên trường tiểu học Cây Thị: "Vấn đề chuồng trại nuôi gia súc còn thả giông và làm chưa hợp vệ sinh..." Ông Nguyễn Trọng Kh. - Hội nông dân xã: "Chuồng gia súc và nuôi thả gia súc hiện nay cũng không còn mấy nếu có thì chủ yếu ở các xóm vùng sâu, tỷ lệ sử dụng hố xí còn thấp do thói quen vì do tập quán..." Ông Dương Minh Th. - Uỷ ban nhân dân xã Cây Thị: "Hiện nay hố xí các hộ chưa hợp vệ sinh nhất là các xóm vùng sâu vùng xa lý do là theo thói quen gần rùng và suối. Hiểu biết của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 nhân dân về vệ sinh còn rất hạn chế . Riêng 3 xóm vùng sâu vẫn còn thả giông lợn..." Theo Bà Dương Thị Ch. – Nhân viên Y tế thôn bản xóm Suối Găng: "Một số hộ chưa có nguồn nước hợp vệ sinh và một số hộ không đủ nước ăn trong bốn mùa vì nước giếng cạn. Chuồng gia súc còn một số hộ làm chưa đúng theo quy định..." Ông Hoàng Văn H. - Cán bộ văn hoá xã hội xã Cây Thị: "Tình trạng hiểu biết của người dân 3 xóm vùng sâu về vệ sinh môi trường còn chưa tốt vì dân cư sống không tập chung và nhiều dân tộc trình độ dân trí còn thấp. Tình trạng vệ sinh nhà ở, xóm bản dân tộc chăn thả gia súc ở một số xóm còn thả giông chưa quy hoạch. Nhà ở xóm bản còn ở thưa ở trong các vùng sâu". Như vậy qua thảo luận nhóm với cộng đồng chúng tôi thấy mọi người đều xác nhận tỷ lệ người dân có nước sạch, hố xí vệ sinh, nhà tắm rất thấp. Nguyên nhân hàng đầu là do tập quán, phong tục lạc hậu, do nghèo đói... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng kinh tế, văn hoá, xã hội ở các điểm điều tra Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi còn khó khăn của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2005 thu nhập bình quân đầu người đạt gần 5 triệu đồng. 20/20 xã đã có điện lưới quốc gia, đến nay có 85% số hộ có điện sử dụng, 70% số xã có đường nhựa tới trung tâm, 13/20 xã có chợ, 15/20 xã có trung tâm văn hóa xã, tỷ lệ điện thoại 4 máy/100 hộ. Huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học vào năm 2002, phổ cập trung học cơ sở vào năm 2003. Về phương tiện nghe nhìn: 75% số hộ có truyền hình, 95% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Tỷ lệ hộ nghèo là 23,66% năm 2006 và 20,55% năm 2007. Như vậy, so với các tỉnh thuộc vùng trung du bắc bộ, huyện Đồng Hỷ có các chỉ số kinh tế xã hội vào mức chung của khu vực, đây cũng là yếu tố chi phối đến các vấn đề sức khỏe của người dân [40]. Xã Hợp tiến và xã Cây Thị là hai xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ. Hoạt động kinh tế của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và trồng rừng, vào thời gian nông nhàn, hầu hết lao động chính của các hộ gia đình tham gia khai thác khoáng sản, chủ yếu là khai thác quặng sắt, vàng. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hộ nghèo của các bản vùng sâu của hai xã là 77,3%, cao gấp hơn 3 lần so với tỷ lệ chung của cả huyện. Cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ đói nghèo của tỉnh và tỷ lệ đói nghèo của khu vực theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản toàn quốc năm 2006 [40]. Tỷ lệ này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai tại 9 tỉnh phía bắc và Tây Nguyên (68,9%) [34], cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh tại xã La Hiên huyện Võ Nhai (19,9%) [32] và cũng cao hơn so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Lê Thị Ánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Nguyệt tại hai xã Tân Long và Văn Lăng huyện Đồng Hỷ (49,1 và 47,7%) vào năm 2003 [35]. Nếu so sánh về tính tương đồng về điều kiện địa lý, văn hóa thì hai xã Văn Lăng và Tân Long trong nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Lê Thị Ánh Nguyệt [35] có thể tương đương hai xã chúng tôi nghiên cứu, nhưng về mặt thời điểm thì hiện nay cách tính tỷ lệ đói nghèo theo chuẩn mới khác với chuẩn cũ trước kia ( Chuẩn cũ đối với hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn, miền núi có thu nhập trung bình dưới 120.000 đồng/ người/tháng là hộ nghèo, hiện nay theo quyết định 170 năm 2005 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội thì hộ nghèo ở khu vực này được tính có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000đ/ người/ tháng) chính vì vậy chưa có cơ sở để khẳng định tỷ lệ đói nghèo trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Văn Lăng và Tân Long, nhưng rõ ràng có thấp hơn mặt bằng chung của huyện vì đây là hai xã đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ đói nghèo cao ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và là nguyên nhân chính tác động tiêu cực đến các vấn đề sức khỏe, trong đó có vấn đề vệ sinh môi trường. Trình độ học vấn của các đối tượng điều tra nhìn chung là thấp, tỷ lệ chủ hộ mù chữ là 12,40% và biết đọc, biết viết là 29,30%, tỷ lệ chủ hộ có trình độ tiểu học cũng khá cao (30,2%). Như vậy, tỷ lệ chủ hộ có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống chiếm tới trên 70%, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh ở La Hiên – Võ Nhai [32], cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Bế Ngọc Hùng tại hai xã của thị xã Bắc Kạn năm 2006 [26] tương đương với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và cộng sự tại hai xã vùng cao Văn Lăng và Tân Long của huyện Đồng Hỷ [21], tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Lê Thị Ánh Nguyệt [36] nhưng thấp hơn nghiên cứu của Đàm khải Hoàn, Nguyễn Thành Trung và cộng sự tại 9 tỉnh miền núi và Tây Nguyên [18]. Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiếp cận đến các kiến thức nói chung trong đó có kiến thức về vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khỏe [23]. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ số hộ có các phương tiện nghe nhìn của hai xã là 81%, kết quả ước tính trong quá trình điều tra của các điều tra viên thì số hộ có tivi khoảng 70%, tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn huyện năm 2005, nhưng cao hơn so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và cộng sự [20] tại Tân Long và Văn Lăng (50% và 55%) năm 2003 và bằng tỷ lệ chung toàn quốc tại thời điểm năm 2006 [40]. Tỷ lệ phương tiện truyền thông còn thấp chắc chắn liên quan mật thiết đến thực trạng kinh tế và tình hình đói nghèo tại hai xã điều tra. Về mặt chăm lo của xã hội: Hiện nay hệ thống loa công cộng đã đến được hầu hết số thôn bản trong cả hai xã, nhưng quá trình điều tra cũng như kết quả thảo luận với người dân cho thấy hiệu quả trong công tác tuyên truyền chưa cao, chất lượng truyền thanh kém, hiện có 3 xóm của xã Cây Thị, 3 xóm của xã Hợp Tiến loa truyền thanh không còn sử dụng được. Chúng tôi chưa có điều kiện điều tra và trong quá trình nghiên cứu cũng chưa được tiếp cận với các tài liệu liên quan đến thói quen khai thác, thưởng thức và sử dụng các phương tiện nghe nhìn của người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng thực trạng trên cũng cho thấy tỷ lệ số hộ có các phương tiện nghe nhìn và vấn đề thông tin công cộng tại hai xã điều tra của chúng tôi còn rất nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng nhiều đến đến khả năng tiếp cận với chủ trương chính sách của Đảng về vệ sinh môi trường nói riêng cũng như việc nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân nói chung. Tỷ lệ dân tộc trong đối tượng điều tra tập trung chủ yếu là người Dao (63,93%), tỷ lệ chủ hộ là người Kinh cũng tương đối đông (31%), kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Lê Thị Ánh Nguyệt tại xã Văn Lăng và Tân Long (Văn Lăng: 20,6% và 26,1%; Tân Long: 54% và 26%) [36], và có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 sự khác biệt về thành phần dân tộc với nghiên cứu của Võ Thị Mai ở Ôn Lương huyện Phú Lương cho kết quả thành phần dân tộc của chủ hộ chủ yếu là dân tộc Tày (77,1%) và dân tộc Kinh: 20,5% [33]. Tỷ lệ này cũng có sự khác biệt với nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai tại 9 tỉnh miền núi phía bắc và Tây nguyên: Dân tộc Dao chiếm 16,2% [34]. Kết quả chung tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản toàn quốc cho tỷ lệ thành phần dân tộc chủ hộ như sau: Chủ hộ là dân tộc kinh: 85%; Tày 2,2%; Thái 2%; Dao: 0,9% [40]. Rõ ràng khu vực nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với rất nhiều kết quả nghiên cứu khác, kể cả kết quả các cuộc điều tra trong cả nước về thành phần và cơ cấu dân tộc. Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có một nét văn hóa và các phong tục tập quán riêng, có những tập quán tốt cho sức khỏe con người nhưng cũng có những tập quán còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe [43]. Thành phần dân tộc của chủ hộ trong mẫu điều tra của chúng tôi có tỷ lệ người Dao rất cao. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng: Trước đây người Dao có tập quán du canh, du cư, nay đã cơ bản định cư, trồng lúa nước, khai thác vườn rừng [24]. Nhà ở của người Dao thường là nhà thấp, nền đất, chia nhiều phòng, trong phòng chứa nhiều thóc, ngô nên thường tối và chật chội [43], người Dao thích đẻ nhiều con [24]. Do du canh du cư nên người Dao chặt phá, đốt trụi hầu hết rừng cây nơi họ sinh sống làm cho nhiều nguồn nước bị cạn kiệt. Việc chăn thả các loại gia súc, gia cầm bừa bãi, không thích sử dụng hố xí là tập quán lâu đời của họ [24][44]. Tỷ lệ người Dao sống tập trung cũng là những yếu tố cần nghiên cứu trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cũng như việc triển khai các chương trình mục tiêu về y tế. Bên cạnh đó, một vấn đề cần lưu tâm đó là sự đan xen các dân tộc tại địa điểm nghiên cứu, nhất là tỷ lệ người Kinh trong cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu, sự đan xen này chắc chắn sẽ tạo ra những thuận lợi trong giao lưu văn hóa, nhất là văn hóa vệ sinh có lợi cho sức khỏe, đây là những gợi ý cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_Y_DP_DXH.pdf
Tài liệu liên quan