Luận văn Thực trạng quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường trung cấp công nghệ lương thực thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

LỜI CẢM ƠN . 1

MỤC LỤC . 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài .6

2. Mục đích nghiên cứu.8

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.8

4. Giả thuyết nghiên cứu.8

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .8

6. Phạm vi nghiên cứu.9

7. Phương pháp nghiên cứu.9

8. Cấu trúc luận văn.10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP. 12

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo .12

1.1.1. Ở nước ngoài .12

1.1.2. Ở Việt Nam.13

1.2. Một số khái niệm .15

1.2.1. Khái niệm về quản lý.15

1.2.2. Khái niệm Đào tạo.16

1.2.3. Khái niệm về chất lượng .16

1.2.4. Chất lượng đào tạo .17

1.2.5. Kiểm định chất lượng giáo dục .23

1.3. Đặc điểm, vai trò của giáo dục Trung cấp Chuyên nghiệp .24

1.4. Lý luận về đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp chuyên nghiệp .26

1.4.1. Khái niệm .26

1.4.2. Nội dung đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp chuyên nghiệp.27

1.5. Lý luận về quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường TCCN.33

1.5.1. Khái niệm .33

1.5.2. Nội dung quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường TCCN.34

1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường Trung

cấp chuyên nghiệp .41

pdf141 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường trung cấp công nghệ lương thực thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh đều đánh giá khá cao chất lượng các giáo trình, tài liệu môn học hiện đang được sử dụng tại trường (70% và 78,3%). Đánh giá số lượng các tài liệu tham khảo, qua khảo sát trên nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, GV và học sinh về cơ bản các ý kiến (57,5% và 85%) cho rằng số đầu sách trong thư viện còn nghèo nàn, sách tham khảo chưa được đảm bảo phục vụ các chuyên ngành đào tạo. 56 Ngoài giáo trình, tài liệu tham khảo hiện có của trường, Nhà trường luôn khuyến khích GV tìm các nguồn tài liệu mở trong các thư viện online, các website chuyên ngành, tạp chí, sách báo và cung cấp cho học sinh các địa chỉ tham khảo, học tập. 2.2.4. Thực trạng quản lý đảm bảo về hoạt động đào tạo 2.2.4.1. Thực trạng quản lý đảm bảo công tác tuyển sinh Trường Trung cấp Công nghệ Lương thực Thực phẩm Tp.HCM hiện đang đào tạo nhiều ngành nghề ở các bậc học Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng nâng bậc. Phạm vi tuyển sinh của trường là trong cả nước, nhưng chủ yếu là các tỉnh phía Nam, trọng tâm là khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trường thực hiện tuyển sinh theo hình thức xét tuyển nhiều đợt trong năm phù hợp với chỉ tiêu đào tạo đã được phê duyệt, trên cơ sở căn cứ vào kết quả học tập ở phổ thông. Thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự tuyển sẽ nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh tại trường, các Sở Giáo dục – Đào tạo hoặc qua đường bưu điện. Đối tượng tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp của trường gồm 3 hệ:  Tốt nghiệp trung học phổ thông: đào tạo 2 năm.  Học hết lớp 12 nhưng chưa tốt nghiệp: đào tạo 2 năm 3 tháng.  Tốt nghiệp trung học cơ sở: đào tạo 3 năm. Ngoài hình thức đào tạo chính quy tại trường, từ năm 2009 Nhà trường còn liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Cần Giuộc – Long An, trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bến Tre và đào tạo tại chỗ cho các DN: Công ty cổ phần Mía đường Bến Tre, Công ty cổ phần Xuyên Á – Long An, Công ty cổ phần Mía đường La Ngà, Công ty Lương thực Đồng Tháp. Nguồn tuyển sinh tại các cơ sở liên kết và các DN thường không ổn định, phân tán ngành nghề đăng ký, phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất nên chỉ tập trung một số ngành như Hạch toán kế toán, Điện Công nghiệp Dân dụng, Công nghệ chế biến và Bảo quản thực phẩm, Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm, Quản lý đất đai, vì vậy kết quả tuyển sinh trong những năm gần đây chưa đạt so với chỉ tiêu được giao. Cụ thể đối với hệ TCCN chính quy, kết quả tuyển sinh trong những năm gần đây như sau: Bảng 2.6. Tình hình thực hiện kế hoạch tuyển sinh Năm Chỉ tiêu Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 2009 750 274 36,5 57 2010 700 537 76,7 2011 1260 1020 81 2012 1710 1210 71 [Nguồn: Phòng đào tạo] Kết quả tổng hợp về điểm bình quân học bạ trung học phổ thông các môn văn hóa nhóm I (Toán, Lý, Hóa, Văn) của học sinh trúng tuyển ở các năm trong biểu đồ 2.4 cho thấy: chất lượng đầu vào của học sinh giảm dần từ mức bình quân 6,2 điểm năm 2009 xuống còn 5,1 điểm năm 2012. Điều này dẫn đến việc cần phải cải tiến phương pháp, phương thức giảng dạy phù hợp với đối tượng nếu muốn đảm bảo chất lượng đào tạo. [nguồn: phòng đào tạo] Biểu đồ 2.4. Điểm bình quân học sinh đầu vào Quá trình tuyển sinh được nhà trường thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính khách quan, đúng quy định ở mỗi giai đoạn. Tuy nhiên áp lực tuyển sinh trong những năm qua ngoài đặc điểm chung của các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Nhà trường còn chịu ảnh hưởng rất nhiều do địa bàn rất khó khăn về điều kiện đi lại, sinh hoạt; phương thức tuyên truyền, đưa thông tin đến học sinh chưa tốt, nên các năm gần đây luôn không hoàn thành kế hoạch tuyển sinh. Mặc khác nguồn tuyển sinh chủ yếu là con em ở nông thôn các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có mặt bằng giáo dục thấp; áp lực của việc tuyển sinh đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp trong các trường Đại học, Cao đẳng và số lượng cơ sở đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngày càng tăng cộng với tâm lý của các bậc phụ huynh, học sinh về hướng cho con tiếp tục học lên Cao đẳng, Đại học nên một phần làm số lượng tuyển sinh không đạt 0 1 2 3 4 5 6 7 2009 2010 2011 2012 6,2 5,6 5,2 5,1 Điểm bình quân Năm Điểm 58 chỉ tiêu, nhiều ngành không tuyển được học sinh, chất lượng học sinh đầu vào của trường ngày càng giảm. 2.2.4.2. Thực trạng quản lý đảm bảo công tác tổ chức đào tạo Để thực hiện chương trình đào tạo cả khoá học, phòng Đào tạo phối hợp cùng các phòng, khoa tổ bộ môn liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng học kỳ và cả năm học. Kế hoạch đào tạo quy định các môn học từng học kỳ và cả năm, phân công GV giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn, đảm bảo tính hợp lý về tỷ lệ giữa GV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giỏi với GV trẻ mới vào nghề cho từng lớp học, từng ngành học. Thời khóa biểu được cập nhật hàng tuần nên có thể bố trí các hoạt động đột xuất nhưng vẫn trên cơ sở tuân thủ tối đa tiến độ đào tạo; trước thời gian giảng dạy 1 tuần, GV nộp kế hoạch giảng dạy học phần cho phòng Đào tạo. Ngoài nội dung kiến thức, kế hoạch còn thể hiện chi tiết mục tiêu, thời gian, điều kiện, phương thức thực hiện đã được điều chỉnh phù hợp với đối tượng học tập. Đánh giá chung công tác bố trí môn học, phân công GV theo kế hoạch đào tạo hàng năm của trường Trung cấp Công nghệ Lương thực Thực phẩm trong thời gian qua đạt ở mức khá và tốt. Có tới 18% ý kiến học sinh được hỏi đánh giá mức độ tốt; 75% đánh giá mức độ khá, trong khi đó đánh giá ở mức độ trung bình là 6%, kém chỉ có 1%. Bảng 2.7. Đánh giá công tác bố trí môn học, phân công giáo viên Mức độ Số HS có ý kiến (người) Tỷ trọng (%) Tốt 50 18 Khá 215 75 Trung bình 18 6 Kém 02 1 Tổng cộng 285 100 59 2.2.4.3. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học Nhà trường liên tục cử các thầy cô giáo tham gia các lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học theo kế hoạch hàng năm, phương pháp “dạy học lấy người học làm trung tâm” hay “hướng vào người học” phát huy vai trò chủ đạo của Giáo viên và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của Học sinh và được Nhà trường vận động, khuyến khích và đưa vào việc chấm điểm thi đua nhưng trong thực tế việc mang lại kết quả chưa như mong muốn và Nhà trường cũng chưa chú ý nhiều đến việc tổng kết định kỳ, đánh giá và phổ biến kinh nghiệm. Thực tế hiện tại với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại. Do đặc thù của các phương pháp dạy học này không phát huy được tính chủ động của học sinh, hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều nên hiệu quả tiếp thu bài của học sinh có thể còn bị hạn chế (tuy nhiên với học sinh có chất lượng đầu vào không cao thì các phương pháp này dễ được các em chấp nhận – ý kiến một số học sinh – có chọn lọc – khi tác giả trao đổi). Riêng đối với các môn chính trị, pháp luật có sử dụng thêm phương pháp thảo luận, qua đó học sinh cũng đã được rèn luyện thêm khả năng tư duy logic, giúp các em mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình. Đối với các môn thực hành, GV sử dụng nhiều các phương pháp trình bày mẫu, thí nghiệm, hướng dẫn học sinh quan sát, phương pháp luyện tập Có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học, tiến hành điều tra trên cán bộ quản lý, GV, học sinh theo tiêu chí tổng quát “GV có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu, và luôn cập nhật các phương pháp giảng dạy mới” và các tiêu chí cụ thể trong các học phần, kết quả cho thấy: Có đến 59,6% ý kiến học sinh và 42,5% ý kiến cán bộ quản lý và GV cho rằng việc sử dụng các phương pháp là tốt; 30,2% học sinh và 35% cán bộ quản lý, GV đánh giá việc này ở mức độ trung bình. Phần lớn GV chỉ sử dụng được phần mềm soạn thảo văn bản thông thường, vẫn có GV không biết cách truy cập internet, chưa biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảngDo vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại trong Nhà trường chưa được phổ biến phủ khắp, phương pháp dạy học vẫn chủ yếu là các phương pháp truyền thống. Bảng 2.8. Đánh giá hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học 60 Mức độ Cán bộ quản lý, GV Học sinh Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Tốt 4 10,0 10 3,5 Khá 17 42,5 170 59,6 Trung bình 14 35,0 86 30,2 Kém 5 12,5 19 6,7 Tổng 40 100 285 100 Song song việc sử dụng phương pháp dạy học thì phương tiện dạy học là công cụ hỗ trợ cho tiến trình chuyển tải và tiếp nhận tri thức, trong đó công nghệ thông tin giữ vai trò quan trọng trong tiến trình này. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các ngành khoa học – kỹ thuật khác, máy chiếu (projector), máy tính cùng các phần mềm, hỗ trợ rất nhiều cho việc truyền đạt kiến thức của người thầy. Đánh giá về mức độ sử dụng các phương tiện dạy học của GV: kết quả khảo sát từ phía người học cho thấy, có 73% số người được hỏi đánh giá mức độ trung bình, 11,6% đánh giá mức độ kém, chỉ có 8,4% đánh giá ở mức độ tốt, còn lại 7,0% đánh giá ở mức độ khá cho thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học mới có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại cũng không đều. Số GV lớn tuổi mặc dù có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học nhưng thường ít hoặc không sử dụng hệ thống phương tiện dạy học hiện đại. Bên cạnh đó, các GV trẻ của trường đôi khi lại quá lạm dụng các thiết bị hiện đại trong việc hỗ trợ phương pháp giảng dạy làm mất tính tương tác tự nhiên, đôi khi gây ra sự nhàm chán. Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng phương tiện dạy học và cập nhật thông tin mới vào bài giảng của giáo viên Mức độ Mức độ sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên Mức độ cập nhật thông tin mới vào bài giảng Số HS có ý kiến (người) Tỷ trọng (%) Số HS có ý kiến (người) Tỷ trọng (%) Tốt 24 8,4 47 16,5 Khá 20 7,0 86 30,2 Trung bình 208 73,0 136 47,7 61 Kém 33 11,6 16 5,6 Tổng cộng 285 100 285 100 Về mức độ cập nhật thông tin mới vào bài giảng của GV: qua khảo sát và phỏng vấn người học, mức độ cập nhật thông tin mới như: các chuẩn mực kế toán; các thông tư, nghị định của Nhà nước về công tác kế toán tài chính vào bài giảng của GV kinh tế được đánh giá là tốt; việc cập nhật thông tin về tiến bộ của khoa học công nghệ đối với GV còn mức độ hạn chế. Đánh giá chung, mức độ cập nhật thông tin mới của GV hiện nay ở mức trung bình khá: có 47,7% ý kiến đánh giá mức trung bình; 30,2% đánh giá mức độ khá; 16,5% đánh giá ở mức độ tốt; và 5,6% đánh giá ở mức độ kém. 2.2.4.4. Thực trạng quản lý đảm bảo công tác đánh giá kết quả học tập Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh không chỉ giúp thấy được thực trạng kết quả học tập của học sinh, mà còn giúp Nhà trường đánh giá chất lượng của công tác quản lý, giảng dạy và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, GV trong toàn trường. Kết quả học tập của học sinh còn có thể là nguồn động viên để các em phấn đấu, tạo thành phong trào thi đua học tập trong Nhà trường. Vì vậy, trường đã rất chú trọng đến việc đổi mới, cải tiến hình thức, quy trình và phương pháp thi, kiểm tra nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng phù hợp với hình thức đào tạo và đặc thù môn học. Hiện nay, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đã được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong đánh giá học sinh giữa các lớp khác nhau và giữa các chuyên ngành khác nhau. Qua đó đã hạn chế được rất nhiều những thói quen xấu của học sinh trong thi cử như: xem tài liệu, quay cóp; đồng thời tạo cho học sinh sự chủ động trong việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Đây cũng là một nhân tố góp phần vào việc đảm bảo chất lượng đào tạo của học sinh trong Nhà trường. Đánh giá của cán bộ quản lý, GV và học sinh về việc tổ chức thi, kiểm tra, chấm điểm thi: Bảng 2.10. Mức độ thực hiện công tác thi, kiểm tra Mức độ Cán bộ quản lý, GV Học sinh Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 62 Tốt 6 15,0 15 5,3 Khá 19 47,5 175 61,4 Trung bình 14 35,0 79 27,7 Chưa tốt 1 2,5 16 5,6 Tổng 40 100 285 100 Có đến 62,5% cán bộ quản lý, GV và 66,7% học sinh cho rằng thực hiện khá và tốt công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng; chỉ có 2,5% cán bộ quản lý, GV và 5,6% học sinh cho rằng chưa tốt. Tuy nhiên mức đánh giá trung bình cũng còn cao (35% và 27,7%), điều này đòi hỏi Nhà trường cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc tìm tòi, đổi mới phương pháp và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Việc tổ chức thi tốt nghiệp, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả tốt nghiệp của học sinh Trung cấp chuyên nghiệp chính quy trong những năm gần đây như sau: Bảng 2.11. Kết quả tốt nghiệp của học sinh Năm Tổng số HS Xếp loại Dự thi lần 1 Tốt nghiệp Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình khá Trung bình 2009 320 289 8 49 98 134 2010 242 226 8 52 108 58 2011 237 221 1 10 80 90 40 2012 458 430 1 20 103 188 118 [Nguồn: Phòng Đào tạo] Tỷ lệ học sinh TCCN chính quy tốt nghiệp so với số tuyển vào: - Năm 2011: 221 x100 274 = 80,7% - Năm 2012: 430 x100 537 = 80,1% Như vậy so với số học sinh tuyển vào, số học sinh tốt nghiệp TCCN chính quy năm 2011 cũng xấp xỉ năm 2012. 63 2.2.4.5. Thực trạng quản lý đảm bảo công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa, thực nghiệm, thực hành Nhằm giúp học sinh hình thành các kỹ năng giao tiếp, lòng yêu nghề và gắn bó với thực tiễn liên quan đến lĩnh vực đào tạo, Nhà trường tổ chức các đợt tham quan, kiến tập tại các nhà máy, công ty. Đây là các hoạt động tạo cho học sinh nhiều hứng thú, giúp gắn bó hơn với tập thể, học hỏi được nhiều trong ứng xử, quan hệ, tác phong công nghiệp. Tuy nhiên số lượt tổ chức không nhiều, kế hoạch đào tạo chưa đề cập chi tiết. Công tác quản lý thực hành, thực nghiệm chỉ theo nội dung quy định trong kế hoạch đào tạo, thật sự chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; sản phẩm của việc triển khai thực nghiệm, thực hành không tính đến việc bù đắp một phần kinh phí chi cho hoạt động đó. Toàn bộ các thông tin về hoạt động đào tạo của Nhà trường, tình hình tốt nghiệp được lưu trữ theo quy định. Từ năm 2009, việc lưu trữ còn thực hiện trên máy tính, tuy nhiên cũng ở mức độ khá thô sơ, khi có nhu cầu tìm kiếm những thông tin cũ còn tốn nhiều thời gian. 2.2.5. Thực trạng quản lý đảm bảo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và NV Trường đã xây dựng được cơ cấu tổ chức hợp lý, rõ ràng, đúng quy định của một trường Trung cấp chuyên nghiệp công lập. Các văn bản quy định về tổ chức và quản lý các hoạt động của Nhà trường được ban hành thống nhất và được Hiệu trưởng phê duyệt, được phổ biến đến từng thành viên trong Nhà trường. Hiện nay, nhà trường đang dần hoàn thiện các qui trình quản lý, đồng thời quy định rõ ràng bằng văn bản chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong trường, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, điều hành. Tổng số cán bộ quản lý, GV, nhân viên là 90 người trong biên chế và hợp đồng dài hạn tính đến tháng 12 năm 2012. Công tác tổ chức, quy hoạch cán bộ được thực hiện hàng năm; công tác GV được đặc biệt quan tâm. Số lượng giáo viên (chỉ tính GV cơ hữu) hiện nay là 69 người trong đó có 59 GV chuyên trách và 10 GV kiêm nhiệm. Tỷ lệ giáo viên chuyên trách trên tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên chiếm tỷ lệ 65,6%. Cơ cấu giáo viên, cán bộ quản lý và NV cụ thể như sau: Bảng 2.12. Cơ cấu giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên Cơ cấu GV – CBQL, NV Số lượng Tỷ lệ (%) 64 Cơ cấu GV – CBQL, NV Số lượng Tỷ lệ (%) Trình độ chuyên môn TS 0 0,0 Th.S 11 12,2 ĐH 75 83,7 CĐ 0 0,0 Khác 4 4,1 Nghiệp vụ sư phạm Bậc 1 4 4,1 Bậc 2 77 85,7 ĐHSP 9 10,2 Trình độ ngoại ngữ A 46 51,0 B 18 20,4 C 15 16,3 Cử nhân 11 12,3 Trình độ tin học A 39 42,9 B 37 40,8 Trung cấp trở lên 15 16,3 Độ tuổi >= 50 tuổi 11 12,2 41 => 50 tuổi 22 24,5 31 => 40 tuổi 31 34,7 <30 tuổi 26 28,6 Thâm niên >= 20 năm 17 18,4 11 => 20 năm 15 16,3 5 => 10 năm 29 32,7 < 5 năm 29 32,6 [Nguồn: Phòng Đào tạo] • Cơ cấu GV – CBQL, NV theo trình độ chuyên môn Số lượng giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm tỷ lệ 12,2%, giáo viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 83,7% tuy nhiên vẫn còn 4 GV, chiếm tỷ lệ 4,1% mới chỉ có trình độ công nhân bậc 6/7. Số GV này đều ở Khoa Cơ điện, cũng do đặc thù của ngành chủ yếu là TH nghề nhưng theo quy định, yêu cầu về trình độ GV Trung cấp chuyên nghiệp, nếu số GV này tham gia giảng dạy hệ Trung cấp chuyên nghiệp thì ít nhất cũng phải có trình độ đại học. Vì vậy Nhà trường cần có chính sách vừa khuyến khích vừa bắt buộc để số GV này tiếp tục hoàn thiện nâng cao trình độ chuyên môn của mình. So sánh với mặt bằng bình quân chung cả nước về trình độ GV trong các trường Trung cấp chuyên nghiệp cho thấy: 65 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ trình độ chuyên môn của giáo viên Tỷ lệ GV có trình độ Đại học, Cao đẳng của trường bằng tỷ lệ bình quân chung cả nước; trình độ từ TCCN trở xuống cao hơn được 0,7% điều này phản ánh sự không vượt trội về trình độ chuyên môn của GV Nhà trường, đặc biệt là tỷ lệ GV có trình độ từ Thạc sĩ trở lên kém tỷ lệ bình quân cả nước đến 14%, trong khi trường đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố trung tâm về văn hóa, kinh tế, có sự thu hút lớn nguồn nhân lực trình độ cao. Đánh giá năng lực chuyên môn của GV, qua điều tra đối với cán bộ quản lý và GV, khảo sát trên HS khóa 12 để biết năng lực của CBQL và nhân viên; đồng thời trao đổi với Ban Giám Hiệu, kết quả như sau: Bảng 2.13. Đánh giá năng lực chuyên môn của GV, CBQL và nhân viên Mức độ Năng lực GV Năng lực CBQL và NV Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tốt 21 52,5 171 60 Khá 15 37,5 101 35,5 Trung bình 4 10,0 13 4,5 Cộng 40 100 285 100 Kết quả khảo sát thực tế và thông qua ý kiến Ban lãnh đạo của Trường cho thấy năng lực chuyên môn của GV Trường hiện nay ở mức khá – tốt, GV có kiến thức chuyên môn sâu, rộng và thường xuyên cập nhật thông tin về môn học và nghiệp vụ đảm trách, có tới 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% Cả nước Trường Trung Cấp CNLTTP 26,20% 12,20% 70,30% 70,30% 3,40% 4,10% Thạc Sĩ trở lên CĐ - ĐH Khác 66 52,5% ý kiến đánh giá ở mức tốt; 37,5% đánh giá ở mức khá; chỉ có 10,0% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Tuy nhiên nhà trường cũng cần có những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn cho GV trong thời gian tới. Bên cạnh đó, người học được tham gia đánh giá giờ giảng của GV và đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường không được thường xuyên, liên tục nên ảnh hưởng không ít đến việc đẩy mạnh đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường đáp ứng yêu cầu của giáo dục đào tạo. Cán bộ quản lý, nhân viên làm nhiệm vụ phục vụ cho công tác giảng dạy là lực lượng hết sức cần thiết, Nhà trường tổ chức đội ngũ cán bộ – CNV có đủ số lượng có trình độ chuyên môn phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ, theo chức năng của các phòng, ban, đồng thời xác định rõ chức trách nhiệm vụ của các phòng, ban và của nhân viên và có một số quy định nhiệm vụ lao động, kỹ thuật, lao động đặc thù (95,5%) được đánh giá khá – tốt. Kết quả trong những năm qua nhiều nhân viên đã tham gia học tập nâng cao trình độ. Tuy ít biến động, nhưng hàng năm, Nhà trường cũng có kế hoạch rà soát, sắp xếp, tuyển dụng thêm lao động cho các phòng, ban còn thiếu một cách công khai, đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu theo công việc, đúng quy trình tuyển dụng và tiếp nhận cán bộ. Do điều kiện kinh phí hạn chế nên số nhân viên phục vụ hoạt động đào tạo của trường chỉ được bổ sung dần và nhiều nhân viên còn phải kiêm thêm việc. • Cơ cấu GV – CBQL, NV theo nghiệp vụ sư phạm Về nghiệp vụ sư phạm, theo quy định thì GV của trường là đạt yêu cầu, tuy nhiên còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của GV theo các ngành đào tạo. • Cơ cấu GV – CBQL, NV theo trình độ ngoại ngữ và tin học Về trình độ ngoại ngữ, 100% số CBQL – GV của trường đã qua các lớp đào tạo tiếng Anh và đạt chuẩn theo quy định, tuy nhiên thực tế trình độ ngoại ngữ xác định theo chứng chỉ (có thời hạn) nhưng được ghi nhận kéo dài nên chưa đáp ứng yêu cầu thực tế vì hầu hết GV – CBQL ít sử dụng kiến thức của mình để phục vụ việc nghiên cứu, tìm tài liệu học tập. Do đó kiến thức ngoại ngữ đã được học cũng mai một dần. Về trình độ tin học, phần lớn CBQL – GV chỉ sử dụng được phần mềm soạn thảo văn bản thông thường, vẫn có GV không biết cách truy cập internet, chưa biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảngDo vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại trong Nhà trường chưa được phổ biến phủ khắp, phương pháp dạy học vẫn chủ yếu là các phương pháp truyền thống. 67 Có thể thấy, do trình độ thực tế về ngoại ngữ và tin học của GV chưa cao đã có ảnh hưởng tới chất lượng giờ giảng trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng đòi hỏi giáo dục đào tạo cũng cần có sự thay đổi, sự cập nhật về nội dung, phương pháp đào tạo. • Cơ cấu GV – CBQL, NV theo độ tuổi và thâm niên Số GV của trường có tuổi đời bình quân 38 và tuổi nghề bình quân là 10 năm. Con số này nói lên một cách khái quát về tính hợp lý của đội ngũ GV, cụ thể: số GV dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 28,6%; và số năm công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 32,6%. Số GV từ 50 tuổi trở lên chiếm 12,2% và có số năm công tác từ 20 năm trở lên chiếm tỷ lệ 18,4%. Với cơ cấu GV như hiện nay, đối với số GV trẻ khá thuận lợi trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận với các phương pháp giảng dạy hiện đại, bởi vì đội ngũ GV trẻ tuổi có ưu điểm là nhanh nhẹn, năng động, ham học hỏi, kiến thức đa dạng và cập nhật nhạy bén hơn. Tuy nhiên kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên việc truyền tải những kiến thức đến với người học đôi khi bị hạn chế, đặc biệt là sự yên tâm công tác trong ngành, đây là một thực tế đã diễn ra tại trường trong những năm trước đây. Sau khi ra trường (tốt nghiệp Đại học) và được tuyển dụng, GV thường được tiếp tục khuyến khích nâng cao trình độ (học cao học, nghiên cứu sinh), mặc dù được sự hỗ trợ của Nhà trường và làm thủ tục cam kết với tổ chức, nhưng sau khi tốt nghiệp, chế độ tiền lương chưa nâng lên theo bằng cấp (khung lương trong giai đoạn này chỉ xét theo niên hạn), với thị trường lao động rộng mở hơn, nhiều GV trẻ sẵn sàng chọn hình thức bỏ việc, chuyển sang làm việc trong các lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn. Từ năm 2009 đến năm 2012 có đến 12 GV chuyển công tác hoặc bỏ việc (trong đó có 8 Thạc sĩ và 1 đang làm nghiên cứu sinh). • Cơ cấu GV theo ngành đào tạo Bảng 2.14. Cơ cấu giáo viên theo ngành đào tạo TT Nhóm ngành Số GV Số HS TCCN HS/1 GV 01 Kỹ thuật 19 458 24,1 02 Công nghệ 25 562 22,5 03 Kinh tế 25 780 31,2 CỘNG 69 1800 26 Số liệu trên cho thấy: - Tổng số học sinh TCCN hệ chính quy: 1800 Học sinh - Tỷ lệ học sinh TCCN hệ chính quy trên 1 giáo viên là : 26 học sinh/1 GV. Như vậy nhìn chung về lượng GV đáp ứng chưa tốt yêu cầu của công tác giảng dạy, học tập. Nếu tính chỉ tiêu này cụ thể theo từng nhóm ngành đào tạo với kết quả: 68 Tỷ lệ học sinh TCCN hệ chính quy trên 1 giáo viên nhóm ngành: - Kỹ thuật: 24,1 học sinh/1 giáo viên - Công nghệ: 22,5 học sinh/1 giáo viên - Kinh tế: 31,2 học sinh/1 giáo viên Riêng ngành Hạch toán Kế toán là: 54,3 học sinh/1 giáo viên Với 2 nhóm ngành Kỹ thuật và Công nghệ, nếu xét đơn thuần về mặt GV thì tỷ lệ này đảm bảo cho việc đào tạo, tuy nhiên về mặt tổng thể thì lãng phí (trong thực tế do số lượng Học sinh các ngành không cân đối, thậm chí có ngành như: Công nghệ Chế biến và Bảo quản Lương thực, Khai thác và sửa chữa thiết bị cơ khí, Công nghệ nhiệt lạnh - bậc TCCN không tuyển được học sinh). Trong khi đó nhóm ngành Kinh tế thì cao nhưng thật sự cũng chỉ tập trung ở ngành Hạch toán Kế toán, đây là tỷ lệ không hợp lý, vượt xa quy định của Bộ giáo dục và đào tạo hiện nay (tối đa là 30 học sinh/1 GV đối với nhóm ngành này). Với điều kiện như vậy thì việc một GV phải đảm nhiệm nhiều môn học và khối lượng giảng dạy trong một năm học quá lớn, điều này ảnh hưởng không tốt đối với việc chuẩn bị bài lên lớp, tiến độ đào tạo, chi phí mời GV thỉnh giảng và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Hàng năm, Nhà trường đều có kế hoạch tuyển dụng GV mới và thực hiện theo quy trình công khai, minh bạch. Tuy vậy trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn do hầu hết học sinh mới tốt nghiệp ở các trường Đại học đều không muốn về trường công tác lâu dài hoặc họ cho rằn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_29_5028974032_0337_1871492.pdf
Tài liệu liên quan