MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .6
DANH MỤC CÁC BẢNG.7
PHẦN MỞ ĐẦU.10
1. Lý do chọn đề tài.10
2. Mục đích nghiên cứu.13
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .13
4. Giả thuyết khoa học .13
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .13
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .14
7. Phương pháp nghiên cứu.14
7.1. Cơ sở phương pháp luận .14
7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.15
Chương 1.16
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG .16
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG THPT.16
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .16
1.1.1. Giáo dục hướng nghiệp và quản lý HĐGDHN ở nước ngoài.16
1.1.2. Giáo dục hướng nghiệp và quản lý HĐGDHN ở Việt Nam:.18
1.2. Một số khái niệm.23
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT.27
1.3.1. Mục đích của công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường
phổ thông:.27
1.3.2. Chức năng của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông.27
1.3.3. Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông.27
1.3.4. Nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông .29
1.3.5. Phương hướng chủ yếu của nội dung hướng nghiệp .30
1.3.6. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông.32
1.3.7. Một số phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh phổ thông .35
1.3.8. Tính chất hướng nghiệp của nhà trường phổ thông Việt Nam .36
1.4. Lý luận về quản lý HĐ GDHN trong trường THPT .36
1.4.1. Thành lập Ban hướng nghiệp và xác định chức năng, nhiệm vụ cụ
thể của từng thành viên trong Ban hướng nghiệp .36
1.4.2. Tổ chức thực hiện phòng Thông tin hướng nghiệp.37
1.4.3. Phân công trách nhiệm hướng nghiệp trong nhà trường.37
1.4.4. Kế hoạch hoạt động GDHN .41
1.4.5. Tổ chức hoạt động GDHN .41
1.4.6. Chỉ đạo thực hiện hoạt động GDHN.41
1.4.7. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN .42
1.4.8. Tổng kết hoạt động GDHN.43
157 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, chọn nghề phù hợp năng lực, sở trường và tính cách của em không ?
(thứ bậc 11); Nhà trường có tổ chức cho HS tham quan một số doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất nào đó đang hoạt động tại địa phương không ? (thứ bậc 12); Trong khi
hướng dẫn HS làm hồ sơ đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ, nhà trường và GVCN có tư
vấn cho HS về việc chọn ngành, chọn trường để các em thi vào không ? (thứ bậc
13); Thầy (cô) HT, phó HT của trường có nói chuyện hay trao đổi với các em về
việc chọn ngành, chọn nghề, chọn trường để học hay về những nội dung có tính chất
HN không ? (thứ bậc 14) và Trường em có thực hiện 1 chủ đề/1 tiết GDHN cho mỗi
tháng đối với từng khối lớp (10, 11, 12) không ? (thứ bậc 15).
Theo kết quả khảo sát của bảng 2.17 về đánh giá của HS đối với việc CBQL
và GV tiến hành tổ chức, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ GDHN tại các trường
THPT ở địa bàn huyện Bình Chánh (bảng có 15 nội dung đánh giá) cho thấy những
khó khăn mà HS thường gặp trong việc được định hướng nghề nghiệp ở trường các
em đang học được HS đánh giá theo 2 mức độ sau:
Mức độ trung bình có các nội dung:
Khó khăn về trình độ nhận thức: Theo em, tầm quan trọng trong việc
chọn ngành, chọn nghề để học sau khi tốt nghiệp THPT (thứ bậc 1/15); Em có biết
HN nghĩa là gì không ?(thứ bậc 3/15);
Khó khăn có nguyên nhân từ gia đình: Cha, mẹ em đã có lần nào HN cho
em, khuyên em hay yêu cầu em phải chọn một ngành, một nghề, cũng như trường
ĐH, CĐ nào để thi vào không ? (thứ bậc 2/15);
Khó khăn có nguyên nhân từ nhà trường và thầy, cô: Thầy (Cô) giảng dạy
các bộ môn văn hóa có nói đến một ngành, một nghề nào đó liên quan đến môn học
đó không ?(thứ bậc 4/15); Nhà trường có tổ chức hoạt động TVHN cho HS không
?(thứ bậc 5/15); Có khi nào nhà trường mời một ai đó hoặc một đoàn cán bộ nào đó
đến trường để nói chuyện hay tư vấn cho HS về HN không ?(thứ bậc 6/15); Nhà
trường có phổ biến những thông tin, thông báo về tuyển sinh của các trường ĐH và
CĐ năm 2012 đến HS không ?(thứ bậc 7/15) và Nhà trường, Thầy (Cô) có cho HS
biết những yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần phải có ở người lao động để có thể
làm tốt công việc của một ngành hay một nghề nào đó không ?(thứ bậc 8/15).
Mức độ kém có các nội dung:
Khó khăn có nguyên nhân từ thầy cô: Trong các buổi sinh hoạt lớp, có
lần nào GVCN trao đổi với HS về việc chọn ngành, chọn nghề hay có HN cho các
em không ?(thứ bậc 9/15); Nhà trường, Thầy (Cô) bộ môn, GV chủ nhiệm có giới
thiệu cho HS biết về các trường ĐH hoặc CĐ nào đào tạo những ngành, nghề gì
không ?(thứ bậc 10/15);
Khó khăn về phương tiện và điều kiện HN: Em có bao giờ được Thầy
(Cô) giới thiệu hoặc hướng dẫn làm trắc nghiệm để biết xu hướng chọn ngành, chọn
nghề phù hợp năng lực, sở trường và tính cách của em không ?(thứ bậc 11/15); Nhà
trường có tổ chức cho HS tham quan một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nào đó
đang hoạt động tại địa phương không ?(thứ bậc 12/15);
Khó khăn về thời gian: Trong khi hướng dẫn HS làm hồ sơ đăng ký dự thi
vào ĐH, CĐ, nhà trường và GVCN có tư vấn cho HS về việc chọn ngành, chọn
trường để các em thi vào không ?(thứ bậc 13/15); Thầy (cô) HT, phó HT của trường
có nói chuyện hay trao đổi với các em về việc chọn ngành, chọn nghề, chọn trường
để học hay về những nội dung có tính chất HN không ?(thứ bậc 14/15) và Trường
em có thực hiện 1 chủ đề/1 tiết GDHN cho mỗi tháng đối với từng khối lớp (10, 11,
12) không ? (thứ bậc 15/15).
Sự phân chia nhóm khó khăn như trên chỉ mang tính chất tương đối để có thể
thấy học sinh THPT huyện Bình Chánh đối mặt với rất nhiều dạng khó khăn khác
nhau. Có khó khăn mang tính chủ quan (nguyên nhân nằm trong bản thân và cha
mẹ, anh chị các em) và có khó khăn mang tính khách quan (do chương trình, nhà
trường, gia đình, thầy cô,), có những khó khăn rõ ràng, áp lực trực tiếp từ tốt
nghiệp cuối cấp THPT nên rất ít HS hiểu HN nghĩa là gì (TB: 2,71), các GV giảng
dạy bộ môn thì chỉ tập trung giảng dạy và phải “chạy đua” với chương trình của bộ
môn mà thầy cô trực tiếp giảng dạy nên thầy cô giảng dạy các bộ môn văn hóa có
nói đến một ngành, một nghề nào đó lien quan đến môn học (TB: 2,62) ít khi được
GV quan tâm đúng mức, nhưng cũng có những vấn đề khá đơn giản như nhà trường
phổ biến những thông tin, thông báo về tuyển sinh của các trường ĐH và CĐ năm
2012 đến HS (TB: 2,54) hay nhà trường, thầy cô cho HS biết những yêu cầu về
phẩm chất và năng lực cần phải có ở người lao động để có thể làm tốt công việc của
một ngành hay một nghề nào đó khi bước vào cuộc sống nghề nghiệp (TB: 2,52)
Bảng 2.18. Đánh giá của HS về việc CBQL và GV thực hiện các cách thức
GDHN tại các trường THPT trong huyện
Nội dung đánh giá của HS TB ĐLTC
Thứ
bậc
1. HN thông qua các môn học văn hóa 2.28 0,76 5
2. HN thông qua học tập lao động kỹ thuật và lao động sản
xuất
1.97 0,74 13
3. Giới thiệu các ngành, nghề và hướng dẫn chọn nghề
dưới hình thức các buổi GDHN
2.48 0,74 2
4. Chương trình GDHN cung cấp cho HS hiểu biết về cách
lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai
2.54 0,74 1
5. Chương trình GDHN cung cấp cho HS hiểu biết về tình
hình và yêu cầu phát triển kinh tế, nghề nghiệp trong thời
gian tới
2.25 0,75 7
6. Chương trình GDHN cung cấp cho HS hiểu biết về đặc
điểm, yêu cầu tâm - sinh lý của hệ thống nghề cơ bản trong
XH
2.23 0,78 9
7. Chương trình GDHN cung cấp cho HS hiểu biết về hệ
thống trường, lớp dạy nghề của Trung ương và của địa
phương
2.08 0,76 11
8. Chương trình GDHN cung cấp cho HS hiểu biết về các
hướng đi của HS sau khi ra trường
2.47 0,76 3
9. HN thông qua các hoạt động ngoại khoá như HS tham
quan các cơ sở sản xuất, các trường học nghề
2.27 0,78 6
10. HN thông qua các hoạt động ngoại khoá như tổ chức 2.25 0,76 8
các buổi gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với những người
quản lý hoặc thành công trong nghề
11. HN thông qua các hoạt động ngoại khoá như phối hợp
với Đoàn, Đội tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, ra báo
tường về lựa chọn nghề nghiệp
2.21 0,77 10
12. HN thông qua các hoạt động ngoại khoá như tổ chức
các nhóm nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan với
nghề nghiệp mà HS thích thú
2.06 0,70 12
13. HN thông qua các hoạt động ngoại khoá như đọc báo,
nghe đài, giới thiệu sách, xem phim để tìm hiểu đặc điểm
và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển
2.29 0,74 4
Kết quả bảng 2.18 trên cho thấy đánh giá của HS về việc CBQL và GV thực
hiện các cách thức GDHN tại các trường THPT trong huyện theo thứ tự từ cao đến
thấp như sau (bảng 13 nội dung):
Chương trình GDHN cung cấp cho HS hiểu biết về cách lựa chọn nghề
nghiệp cho tương lai (thứ bậc 1); Giới thiệu các ngành, nghề và hướng dẫn chọn
nghề dưới hình thức các buổi GDHN (thứ bậc 2); Chương trình GDHN cung cấp
cho HS hiểu biết về các hướng đi của HS sau khi ra trường (thứ bậc 3); HN thông
qua các hoạt động ngoại khoá như đọc báo, nghe đài, giới thiệu sách, xem phim để
tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển (thứ bậc 4); HN
thông qua các môn học (thứ bậc 5); HN thông qua các hoạt động ngoại khoá như HS
tham quan các cơ sở sản xuất, các trường học nghề (thứ bậc 6); Chương trình
GDHN cung cấp cho HS hiểu biết về tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế, nghề
nghiệp trong thời gian tới (thứ bậc 7); HN thông qua các hoạt động ngoại khoá như
tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với những người quản lý hoặc
thành công trong nghề (thứ bậc 8); Chương trình GDHN cung cấp cho HS hiểu biết
về đặc điểm, yêu cầu tâm - sinh lý của hệ thống nghề cơ bản trong XH (thứ bậc 9);
HN thông qua các hoạt động ngoại khoá như phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các
buổi tọa đàm, diễn đàn, ra báo tường về lựa chọn nghề nghiệp (thứ bậc 10); Chương
trình GDHN cung cấp cho HS hiểu biết về hệ thống trường, lớp dạy nghề của Trung
ương và của địa phương (thứ bậc 11); HN thông qua các hoạt động ngoại khoá như
tổ chức các nhóm nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan với nghề nghiệp mà
HS thích thú (thứ bậc 12) và HN thông qua học tập lao động kỹ thuật và lao động
sản xuất (thứ bậc 13).
Theo kết quả khảo sát của bảng 2.18 về đánh giá của HS đối với việc CBQL
và GV thực hiện các cách thức GDHN tại các trường THPT trong huyện (bảng có
13 nội dung đánh giá) cho thấy những khó khăn mà HS thường gặp trong việc được
tiếp cận các cách thức định hướng nghề nghiệp ở trường các em đang học được HS
đánh giá theo 2 mức độ sau:
Mức độ trung bình chỉ có 1 nội dung duy nhất: Chương trình GDHN cung
cấp cho HS hiểu biết về cách lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai (TB: 2,54)
Mức độ kém có các nội dung:
Khó khăn về chương trình GDHN: Giới thiệu các ngành, nghề và hướng
dẫn chọn nghề dưới hình thức các buổi GDHN (TB: 2,48); Chương trình GDHN
cung cấp cho HS hiểu biết về các hướng đi của HS sau khi ra trường (TB: 2,47);
Chương trình GDHN cung cấp cho HS hiểu biết về tình hình và yêu cầu phát triển
kinh tế, nghề nghiệp trong thời gian tới (TB: 2,25); Chương trình GDHN cung cấp
cho HS hiểu biết về đặc điểm, yêu cầu tâm - sinh lý của hệ thống nghề cơ bản trong
XH (TB: 2,23) và Chương trình GDHN cung cấp cho HS hiểu biết về hệ thống
trường, lớp dạy nghề của Trung ương và của địa phương (TB: 2,08);
Khó khăn qua các cách thức được tiếp cận GDHN: HN thông qua các
hoạt động ngoại khoá như đọc báo, nghe đài, giới thiệu sách, xem phim để tìm hiểu
đặc điểm và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển (TB: 2,29); HN thông qua
các môn học (TB: 2,29); HN thông qua các hoạt động ngoại khoá như HS tham
quan các cơ sở sản xuất, các trường học nghề (TB: 2,27); HN thông qua các hoạt
động ngoại khoá như tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với những
người quản lý hoặc thành công trong nghề (TB: 2,25); HN thông qua các hoạt động
ngoại khoá như phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, ra báo
tường về lựa chọn nghề nghiệp (TB: 2,21); HN thông qua các hoạt động ngoại khoá
như tổ chức các nhóm nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan với nghề nghiệp
mà HS thích thú (TB: 2,06) và HN thông qua học tập lao động kỹ thuật và lao động
sản xuất (TB: 1,97).
Qua kết quả cả bảng 2.18 trên và quan sát thực tế cho thấy, công tác GDHN
trong nhà trường THPT có vị trí rất quan trọng vì đó là một hệ thống các biện pháp
GD trong và ngoài nhà trường, nhằm bồi dưỡng, hướng dẫn HS có định hướng đúng
trong việc lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, sở trường của bản
thân và cũng đáp ứng được nhu cầu nhân lực mà XH đang đặt ra. Trong nhà trường
THPT công tác GDHN phải được tiến hành theo 4 con đường đó là: Phải được thực
hiện đồng bộ qua dạy các môn văn hóa, qua dạy lao động kỹ thuật và lao động sản
xuất, qua sinh hoạt HN và qua hoạt động ngoại khóa. Từ đó, giúp cho HS biết lựa
chọn hướng học tập và nghề nghiệp sau này một cách có ý thức. Những tri thức về
ngành, nghề khác nhau trong XH được chứa đựng trong nội dung các môn học, nếu
được mỗi GV bộ môn khai thác triệt để những tri thức và làm cho HS hiểu được
những ứng dụng của tri thức khoa học vào cuộc sống lao động sản xuất, sẽ làm cho
nội dung môn học trở nên thực tiễn. Mặt khác nó cũng đem lại cho HS những hiểu
biết tối thiểu về các ngành, nghề, sự phát triển và triển vọng của các ngành, nghề
chủ yếu và cơ bản của địa phương, từ đó tác động kích thích HS hăng say học tập,
định hướng thế hệ trẻ vào những lĩnh vực sản xuất mà nhà nước và địa phương đang
cần phát triển. Qua lao động sản xuất nhằm GD cho HS thái độ đúng đắn đối với lao
động, tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với những hoạt động nghề khác nhau trong XH,
phát triển hứng thú, năng lực nghề nghiệp, giúp cho HS lựa chọn nghề một cách tốt
nhất. Qua các buổi GDHN nhằm mục đích giới thiệu, giải thích, tuyên truyền nghề,
góp phần tích cực vào việc chuẩn bị nghề và tư vấn nghề cho HS. Việc tổ chức các
hoạt động ngoại khóa nhằm tạo điều kiện để các em bộc lộ những phẩm chất, năng
lực cá nhân là cơ sở để tư vấn nghề cho HS. Nhưng thực tế kết quả khảo sát ở 3
trường THPT huyện Bình Chánh HS đánh giá các yêu cầu trên ở các trường ở mức
độ trung bình và kém. Bởi vì, phần lớn ở GV của các bộ môn văn hóa đều cho rằng
chính việc truyền thụ những nội dung kiến thức trọng tâm của bộ môn mà các thầy
cô đang giảng dạy đã phải chịu một áp lực lớn về thời gian, nên mục đích HN qua
các môn học chưa được GV bộ môn văn hóa quan tâm. Mặt khác, do điều kiện
CSVC, kinh phí hạn hẹp và trang thiết bị trong nhà trường cũng chưa đáp ứng được
yêu cầu của các HĐGDHN, đa số các trường THPT trong huyện chủ yếu thực hiện
hình thức GDHN qua các buổi GDHN (thứ bậc 1). Các hình thức GDHN trong nhà
trường chưa thật sự phong phú và chưa được tổ chức thường xuyên, còn những hình
thức hứng thú có sức thuyết phục đối với HS như tham quan thực tế các CSSX, các
doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương, nghe các chuyên gia tư vấn
HN, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của những nhà thành đạt hoặc nghe các nghệ
nhân nói chuyện về nghề rất ít được nhà trường tổ chức thực hiện và hầu như các
trường lại bỏ ngõ luôn các hình thức này.
2.2.2.3. Kết quả khảo sát trên Cha mẹ HS:
Bảng 2.19. Xác định của CMHS về tính cần thiết của
GDHN ở gia đình
N %
Cần 99 95,2
Không cần 5 4,8
Bảng 2.20. Xác định của CMHS về quá trình tự HN cho
con em của họ
N %
Không trả lời 1 1,0
Có 54 51,9
Thỉnh thoảng 43 41,3
Không 6 5,8
Bảng 2.21. Đánh giá của CMHS về việc cập nhật thông tin
về các ngành, nghề trong XH của HS
N %
Không trả lời 1 1,0
Có biết 100 96,2
Bảng 2.22. Đánh giá của CMHS trong việc GVCN xác
định tính hiệu quả của GDHN để CMHS định hướng cho
HS
N %
Không trả lời 1 1,0
Có 92 88,5
Không 11 10,6
Bảng 2.23. Đánh giá của CMHS về việc HT hoặc phó HT
của trường tư vấn cho CMHS về cách HN cho HS
N %
Có 70 67,3
Không 34 32,7
Bảng 2.24. Đánh giá của CMHS về tính hiệu quả của việc
HN hiện tại của nhà trường trong việc chọn ngành, chọn
nghề của HS
N %
Có 93 89,4
Không 11 10,6
Bảng 2.25. Xác định của CMHS về thái độ của gia đình
đối với việc chọn ngành, chọn nghề của HS
N %
Gia đình cần phải can thiệp thật nghiêm khắc đối với việc
chọn ngành, chọn nghề của con và buộc con phải nghe theo
1 1,0
Gia đình chỉ đóng góp ý kiến cho con tham khảo rồi để cho
con có suy nghĩ và tự quyết định trong việc chọn ngành, chọn
nghề cho bản thân
78 75,0
Gia đình nên cho con mình tự do trong việc lựa chọn ngành 12 11,5
Không biết 3 2,9
nghề và không nên có ý kiến gì cả
Gia đình nên GD con thật sâu sát và khuyên con nên tìm hiểu
thêm các thông tin về HN và xin ý kiến tư vấn của thầy cô
trước khi quyết định chọn một ngành, một nghề nào đó cho
phù hợp
13 12,5
Bảng 2.26. Xác định của CMHS trong việc chọn hướng
học tập cho HS sau tốt nghiệp THPT
N %
Không trả lời 5 4,8
Du học nước ngòai 11 10,6
Cho con tôi sống với người thân ở nước ngòai để đi học tiếp 3 2,9
Cho con tôi học Trung học chuyên nghiệp rồi liên thông ĐH
sau
39 37,5
Cho con tôi học Trung cấp nghề để ra trường đi làm kiếm
sống
3 2,9
Cho con tôi đi làm ngay để kiếm sống 3 2,9
Thi đại học, cao đẳng 37 35,6
Theo hướng nó thích 3 2,9
Bảng 2.27. Đánh giá của CMHS trong việc theo dõi các
thông tin HN trên báo, đài về “Mùa tư vấn hướng nghiệp
tuyển sinh” ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012
N %
Không trả lời 1 1,0
Có 76 73,1
Không 27 26,0
Các bậc cha mẹ thường có tấm lòng hy sinh cao cả, chỉ cần nhìn thấy con cái
học thành tài, đỗ đạt cao là có thể làm mọi thứ, chịu đựng mọi vất vả để lo cho con
ăn học. Rất nhiều bậc phụ huynh và các HS khối lớp 12 cho rằng, chỉ có thi đỗ ĐH
mới có một “bến đỗ” an toàn nhất hoặc mới xứng đáng là con nhà “danh giá”, xứng
với truyền thống hiếu học của gia đình. Thực tế cho thấy, nhu cầu phấn đấu học tập
vươn lên không ngừng của mỗi thành viên trong XH là điều đáng khích lệ, càng học
cao, học giỏi, hiểu biết rộng, chúng ta càng có cơ hội làm việc, tạo ra nhiều sản
phẩm có giá trị cho XH. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa phải thi đậu ĐH bằng
mọi giá. Đã nhiều lần Bộ GDĐT lên tiếng, trong đó kêu gọi những sĩ tử hãy biết
chọn trường, chọn ngành thật sự phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân cũng
như phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Ngoài ĐH, còn nhiều con đường khác
để chúng ta bắt đầu cho một tương lai tốt đẹp. Nếu chúng ta chưa “khỏe” để tự tin
bước thẳng lên những bậc thang cao, thì chúng ta có thể bước từng bậc thang nhỏ.
Cùng một thời gian như nhau, cái đích đến là có được tấm bằng ĐH đều sẽ đạt
được. Bởi cơ chế liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng và từ Cao đẳng lên Đại học
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho HS muốn vươn lên những nấc thang cao hơn trong sự
nghiệp.
Chúng ta đã biết, GD gia đình chiếm một vị trí ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý
lựa chọn ngành, chọn nghề của HS và có tác động lớn đến sự định hướng nghề
nghiệp của các em. Vì thế, CMHS cần phải có những nhận thức đúng để GD và phối
hợp cùng nhà trường GD cho HS định hướng đúng trong việc lựa chọn ngành, chọn
nghề phù hợp với các em.
Qua kết quả điều tra (bảng 2.19) về nhận thức của 104 cha mẹ của ngẫu
nhiên 436 HS lớp 10, 11 và 12 thuộc 3 trường THPT trong huyện Bình Chánh cho
thấy hầu hết CMHS đều cho là việc chọn ngành, chọn nghề của HS cần có sự
GDHN của gia đình (tỉ lệ 95,2%). Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ
CMHS nghĩ rằng sự định hướng nghề nghiệp của con em HS không cần đến sự GD
của gia đình (tỉ lệ 4,8%) . Theo kết quả thống kê, có 25% CMHS là thành phần nội
trợ, buôn bán (tỉ lệ 19,2%), công nhân (tỉ lệ 16,3%) nên ít có thời gian và điều
kiện để tìm hiểu những thông tin về yêu cầu nghề, về thị trường lao động và nhu cầu
nhân lực của địa phương và do các CMHS mãi lo làm kinh tế nên ít có điều kiện
tìm hiểu đến tâm tư, nguyện vọng, sở trường của con em để kịp thời có hướng GD
và điều chỉnh những định hướng trong việc lựa chọn ngành, chọn nghề của các em
cho phù hợp (chỉ có 51,9% - bảng 2.20). Mặt khác, có 96,2% CMHS (bảng 2.21)
cho rằng con em họ biết về các thông tin về các ngành, nghề đang có trong XH để
tiếp tục tư vấn HN cho con em mình trong việc lựa chọn ngành, chọn nghề cho bản
thân. Ngoài ra, qua phỏng vấn cũng cho thấy không ít CMHS lại muốn con em mình
thi vào một ngành, một nghề nào đó miễn sau này đi làm có được nhiều tiền của, có
quyền lực và có một vị trí cao trong XH, tâm lý thích làm “thầy” trong nhận thức
của nhiều CMHS khó có thể thuyết phục Như vậy, đòi hỏi ở CMHS phải có thời
gian tâm sự, trò chuyện với con để tìm hiểu về tâm tư, nguyện vọng, sở trường của
con mình, mà từ đó có sự GD sâu sắc, tư vấn đúng hướng cho con em mình trong
việc lựa chọn ngành, nghề hay khuyên con nên tìm hiểu thêm thông tin về HN và
xin ý kiến tư vấn của thầy cô trước khi quyết định chọn một ngành, một nghề nào đó
cho phù hợp (có 88,5% CMHS cho biết GVCN có đề cập đến vấn đề HN như thế
nào cho đúng để HN cho con em của mình – bảng 2.22). Có nghĩa là, bên cạnh việc
GDHN của gia đình, CMHS cũng cần có sự phối hợp với nhà trường để giúp HS có
những định hướng đúng trong việc lựa chọn ngành, chọn nghề cho phù hợp (có
67,3% CMHS cho rằng Hiệu trưởng hoặc phó HT của các trường tư vấn về cách HN
cho con em họ - bảng 2.23).
Mặt khác, kết quả khảo sát của bảng 2.25 cho thấy có 75% CMHS cho rằng
gia đình chỉ đóng góp ý kiến cho con tham khảo rồi để cho con có suy nghĩ và tự
quyết định trong việc chọn ngành, chọn nghề cho bản thân. Tuy nhiên, cũng theo
bảng khảo sát này chỉ có 12,5% CMHS cho rằng gia đình nên GD con thật sâu sát
và khuyên con nên tìm hiểu thêm các thông tin về HN và xin ý kiến tư vấn của thầy
cô trước khi quyết định chọn một ngành, một nghề nào đó cho phù hợp. Kết quả này
cho thấy, hầu hết mọi nghề trong XH đều thay đổi và có nhiều nghề mới xuất hiện,
muốn chọn một nghề không còn đơn giản như trước đây mà cần phải tìm hiểu kỹ
những yêu cầu về năng lực, tính cách, trình độ học vấn mà nghề đòi hỏi và phải đối
chiếu với khả năng của mình xem có phù hợp hay không, muốn vậy trước khi chọn
ta phải định hướng nghề (bảng 2.26 cho thấy, có 37,5% CMHS cho con học Trung
học chuyên nghiệp rồi liên thông ĐH sau, cũng có 35,6% CMHS cho con thi ĐH,
CĐ). HN có thể được hiểu một cách đơn giản là một quá trình hoạt động tích cực, tự
giác của HS dưới sự hướng dẫn của nhà trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các
tổ chức xã hội để giúp HS tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành
nghề phù hợp (bảng 2.27 cho thấy có 73,1% CMHS cho biết họ thường xuyên theo
dõi các thông tin HN trên báo, đài về “Mùa tư vấn HN tuyển sinh 2012” ở Thành
phố Hồ Chí Minh). Chọn cho mình một nghề cũng có nghĩa là chọn cho mình một
tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn nghề sai
lầm nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Trước
thực trạng khá phổ biến là nhiều bạn trẻ chuẩn bị đi vào cánh cửa ĐH, vẫn lung túng
về việc chọn cho mình một ngành học; thực tế rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp
ĐH mới nhận ra là mình đã chọn sai ngành học và rất nhiều sinh viên phải học lại,
chọn lại những ngành nghề mới, gây bao nhiêu lãng phí về thời gian, tài chính cho
gia đình và XH Do đó, việc HN cho HS có những vai trò vô cùng quan trọng và
cần thiết trong nhà trường và gia đình.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động GDHN của Hiệu trưởng các trường
THPT huyện Bình Chánh
2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu GDHN ở các trường THPT tại huyện
Bình Chánh
Bảng 2.28. Đánh giá kết quả quản lý của nhà trường trong việc hướng dẫn
nghề nghiệp cho HS về chuẩn bị tư tưởng, nhân sự và cơ sở vật chất
Nội dung đánh giá kết quả quản lý của nhà trường TB ĐLTC
Thứ
bậc
1. HT có nhiệm vụ kết hợp với địa phương trong việc sử
dụng hợp lý HS ra trường
2,05 0,93 6
2. HT có nhiệm vụ cuối mỗi năm học, tổ chức bàn giao HS
ra trường cho địa phương, báo cáo rõ phẩm chất, năng lực
của từng em để địa phương có hướng sử dụng và tiếp tục
1,88 0,89 10
bồi dưỡng một cách hợp lý
3. HT có nhiệm vụ đề nghị với cấp ủy và Ủy ban Nhân dân
địa phương mở các hướng đi đúng đắn, các lớp học nghề
thiết thực cho HS ở lại địa phương sản xuất và công tác
1,84 0,93 11
4. GV bộ môn tham gia tổ chức phòng triển lãm HN 2,10 0,70 5
5. GV bộ môn hướng dẫn HS lao động sản xuất HN 2,13 0,76 4
6. GV giảng dạy kỹ thuật giảng dạy nội dung HN mỗi
tháng một buổi (lấy trong thì giờ lao động quy định)
2,17 0,86 1
7. Hội CMHS giải thích cho CMHS về sự cần thiết phải
giúp con em trong việc lựa chọn nghề phù hợp với những
yêu cầu phát triển KT-XH
2,02 0,92 7
8. Hội CMHS hướng dẫn dư luận của CMHS trước việc
chọn nghề của con em mình
1,94 0,91 9
9. Hội CMHS đề cử những đại biểu có nhiệt tình với công
tác HN vào Ban HN của nhà trường
1,83 0,87 12
10. Hội CMHS lôi cuốn CMHS vào công việc tư vấn nghề
nghiệp cho con em
1,82 0,88 13
11. Hội CMHS tham gia xây dựng phòng triển lãm HN
cũng như những biện pháp HN khác
1,77 0,80 14
12. Phòng tư vấn HN thực hiện tư vấn hướng học, HN cho
HS có nhu cầu được tư vấn
2,15 0,84 2
13. Phòng tư vấn HN hướng dẫn cho HS cách thức lựa
chọn nghề nghiệp tương lai, trên cơ sở phù hợp với phẩm
chất, năng lực của cá nhân và yêu cầu của nghề cũng như
nhu cầu của XH
2,14 0,82 3
14. Phòng tư vấn HN hướng dẫn cho HS làm trắc nghiệm
HN để HS tự đánh giá năng lực bản thân
2,01 0,82 8
Kết quả của bảng 2.28 cho thấy các hoạt động được đánh giá theo thứ bậc từ
cao xuống thấp như sau:
GV giảng dạy kỹ thuật giảng dạy nội dung HN mỗi tháng một buổi (lấy trong
thì giờ lao động quy định) (thứ bậc 1); phòng tư vấn HN thực hiện tư vấn hướng
học, HN cho HS có nhu cầu được tư vấn (thứ bậc 2); phòng tư vấn HN hướng dẫn
cho HS cách thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai, trên cơ sở phù hợp với phẩm
chất, năng lực của cá nhân và yêu cầu của nghề cũng như nhu cầu của xã hội (thứ
bậc 3); GV bộ môn hướng dẫn HS lao động sản xuất HN (thứ bậc 4); GV bộ môn
tham gia tổ chức phòng triển lãm HN (thứ bậc 5); HT có nhiệm vụ kết hợp với địa
phương trong việc sử dụng hợp lý HS ra trường (thứ bậc 6); Hội CMHS giải thích
cho CMHS về sự cần thiết phải giúp con em trong việc lựa chọn nghề phù hợp với
những yêu cầu phát triển KT-XH (thứ bậc 7); phòng tư vấn HN hướng dẫn cho HS
làm trắc nghiệm HN để HS tự đánh giá năng lực bản thân (thứ bậc 8); Hội CMHS
hướng dẫn dư luận của CMHS trước việc chọn nghề của con em mình (thứ bậc 9);
HT có nhiệm vụ cuối mỗi năm học, tổ chức bàn giao HS ra trường cho địa phương,
báo cáo rõ phẩm chất, năng lực của từng em để địa phương có hướng sử dụng và
tiếp tục bồi dưỡng một cách hợp lý (thứ bậc 10); HT có nhiệm vụ đề nghị với cấp ủy
và Ủy ban Nhân dân địa phương mở các hướng đi đúng đắn, các lớp học nghề thiết
thực cho HS ở lại địa phương sản xuất và công tác (thứ bậc 11); Hội CMHS đề cử
những đại biểu có nhiệt tình với công tá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_25_3385638970_5344_1869341.pdf