MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn . ii
Danh mục các chữ viết tắt . iii
Mục lục . iv
Danh mục bảng . viii
Danh mục hình. viii
MỞ ĐẦU. . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
2.1. Mục tiêu chung. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu. 3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ
PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4
1.1. Cơ sở khoa học về lao động và sử dụng lao động nông thôn . 4
1.1.1. Cơ sở lý luận về lao động trong nông thôn. 4
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nông thôn và việc làm của lao
động nông thôn. 4
1.1.1.2. Nội dung giải quyết việc làm ở nông thôn . 14
1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn . 16
1.1.1.4. Quy mô phát triển, cơ cấu sản xuất và khả năng phát triển
kinh tế.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về sử dụng lao động và giải quyết việc làm
trên thế giới và ở Việt Nam . 19
1.1.2.1. Kinh nghiệm về sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở
các nước trên thế giới . 19
1.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 27
1.2.1. Câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu . 27
1.2.2. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. 27
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 27
1.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin . 27
1.2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin. 29
1.2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin . 29
1.2.3.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo . 30
1.2.3.5. Phương pháp Ma trận SWOT . 30
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 31
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN HUYỆN THANH BA TỈNH PHÚ THỌ . 33
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 33
2.1.1.1. Vị trí địa lý . 33
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình thổ nhưỡng. 33
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thủy văn . 34
2.1.1.4. Tài nguyên. 35
2.1.1.5. Đặc điểm và tình hình sử dụng đất đai. 35
102 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,853.66 3.63 17.38
1. Đất đồng bằng cha sử dụng 280.69 1.71 184.23 6.01 174.23 6.11 62.07
2. Đất đồi núi chưa sử dụng 14,967.46 91.14 1,125.63 36.74 1,025.63 35.94 6.85
3. Núi đá không có rừng cây 1,174.15 7.15 1,753.80 57.25 1,653.80 57.95 140.85
(Nguồn: Phòng TNMT huyện Thanh Ba)
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
37
- Đất nông nghiệp: Trong 3 năm gần đây diện tích đất nông nghiệp có xu
hướng tăng nhẹ năm 2008 là 24.72%, năm 2010 là 25.95% chiếm 4.76% điều
này cho ta thấy huyện Thanh Ba là một huyện thuần nông sản xuất nông nghiệp
là chủ yếu.
- Đất lâm nghiệp: Qua 3 năm có biến động năm 2008 là 36,514.68ha đến
năm 2010 tăng lên 46,875.67 chiếm 28,37%. Diện tích đất lâm nghiệp tăng do
người dân đã chú trọng đến những loại cây có hiệu quả kinh tế cao như: Cây mỡ,
cây keo, cây nguyên liệu giấy... để hàng năm cung cấp cho nhà máy giấy Bãi
Bằng trong tỉnh hơn nữa để bảo vệ môi trường sinh thái chống xói mòn đất.
- Đất ở có xu thế giảm dần qua các năm do sự phát triển công nghiệp hoá
nông nghiệp nông thôn cụ thể năm 2008 là 1,158.86 ha đến năm 2010 giảm
xuống 1,149.21 ha.
- Đất chưa sử dụng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn nguyên nhân do huyện
Thanh Ba là huyện miền núi do vậy diện tích núi đá cao cụ thể năm 2008 là
1,174.15 năm 2010 là 1,653.80 ha chiếm 40,85%.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động ở nông thôn huyện Thanh Ba
Dân số là cơ sở để phát triển nguồn lao động. Chất lượng nguồn lao
động lại là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế, bảng 2.2. phản ánh tình
hình dân số và lao động của huyện Thanh Ba.
Huyện Thanh Ba có gần 179.532 người (năm 2008) thuộc nhiều dân tộc
như: Kinh, Dao, Cao Lan... Dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ, phần
lớn tập trung đông tại các khu trung tâm cụm xã, thị tứ và thị trấn như Đồng
Xuân, Thanh Xá và thị trấn Thanh Ba. Lao động của huyện có 97.664 người
(chiếm 54% dân số), trong đó 91% số lao động sống ở nông thôn, trên 94%
lao động làm nông nghiệp. Những tỷ lệ này khá ổn định cùng với sự gia tăng
của dân số. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ làm nông nghiệp đang có xu hướng giảm
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
38
nhưng vẫn ở mức khá cao, chiếm trên 91% tổng số hộ. Những thông số này
cho thấy kinh tế của huyện chưa phát triển mạnh để tạo ra sự chuyển dịch cơ
cấu lao động.
Bảng 2.2: Tình hình lao động và dân số của huyện Thanh Ba
giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
Tốc độ
PTBQ
(%)
I. Dân số
1. Dân số trung bình Người 170.089 176.726 179.532 100,77
Tr.đó: dân số nông thôn Người 157.214 163.260 165.690 100,75
2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 14,7 11,95 10,97
3. Tỷ lệ dân số ở k/v nông thôn % 92 92 92
4. Tỷ lệ dân số nữ giới % 50,54 50,2 50
II. Tổng số hộ Hộ 36.111 37.413 38.655 100,98
- Hộ nông nghiệp Hộ 34.280 34.974 35.369 100,45
- Tỷ lệ hộ NN trong tổng số % 94,93 93,48 91,5
III. Nguồn lao động Người 90.744 94.439 97.664 101,06
1. Lao động nữ Người 45.282 47.016 48.622 101,02
- Tỷ lệ LĐ nữ trong tổng số % 49,9 49,78 49,78
2. Lao động ở nông thôn Người 83.342 86.327 89.275 100,99
-Tỷ lệ LĐ ở NT so với tổng số % 91,84 91,41 91,41
3. Lao động nông nghiệp Người 85.513 89.143 92.518 101,13
- Tỷ lệ LĐNN so với tổng số % 94,24 94,39 94,73
IV. Một số chỉ tiêu
1. Khẩu/hộ Người/hộ 4,71 4,72 4,64
2. Lao động/hộ Người/hộ 2,51 2,52 2,53
3. Lao động NN/hộ NN Người/hộ 2,49 2,55 2,62
4. Đất NN/LĐNN Ha/người 0,2287 0,224 0,2209
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Ba)
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Trong những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ sinh trên địa bàn huyện có biến
động theo chiều hướng giảm, nhưng tỷ lệ này còn ở mức cao 16,87% (năm
2010), tỷ lệ tử là 5,9% (năm 2010). Do đó, tốc độ phát triển dân số của huyện
không giảm, bình quân dân số giai đoạn 2008 - 2010 tăng 0,77% tương ứng
với gần 1.349 người. Như vậy, dân số của huyện có xu hướng tăng nhẹ trong
thời gian tới, đảm bảo cung cấp nguồn lao động dồi dào cho huyện trong phát
triển kinh tế.
Dân số gia tăng có tính hai mặt, một mặt tạo ra nguồn lao động cho
tương lai, mặt khác nếu gia tăng quá nhanh làm gia tăng mật độ dân số, gây
nên những bất ổn về vấn đề sản xuất lương thực và kéo theo đó là những vấn
đề an ninh cho xã hội.
Xét về cơ cấu trình độ văn hóa của lao động trên địa bàn huyện Thanh Ba,
biểu đồ 1 cho thấy: trình độ văn hóa của lao động còn thấp. Lao động không
biết chữ và chưa hết tiểu học chiếm gần 1/3 dân số huyện. Lao động đã qua
phổ thông cơ sở chiếm tỷ lệ lớn nhất 41,23%. Lao động đã qua phổ thông
trung học chiếm 24,55% [12]. Những thông số này không chỉ phản ánh yếu
kém về chất lượng lao động mà còn phản ánh chất lượng giáo dục của huyện.
Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh bỏ học cũng là một nguyên nhân đáng quan tâm.
Ch-a biÕt ch÷
5,25%
§· qua PTTH
24,55%
§· qua PTCS
41,23%
Ch-a hÕt tiÓu
häc
28,97%
Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu trình độ văn hóa của lao động năm 2010
(Nguồn: Báo cáo Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Ba)
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Xét về trình độ chuyên môn của lao động: Theo phòng Lao động -
Thương binh xã hội huyện Thanh Ba, số lao động thường xuyên có trình độ
chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 10%, mức tăng bình quân
không cao (2%/năm), lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng chậm
nhất 0,85%, công nhân kỹ thuật 2%, đáng chú ý là công nhân kỹ thuật có
bằng và không có bằng chiếm tỷ lệ rất ít, trong khi đó số người có trình độ
trung cấp và cao đẳng nhiều gấp 1,5 lần.
Qua một số chỉ tiêu thể hiện trong bảng 2.1 cho thấy: Do đất nông
nghiệp chỉ chiếm 24,72% tổng diện tích tự nhiên, nên trung bình mỗi lao
động nông nghiệp chỉ có 0,24 ha/người và bình quân mỗi hộ có 0,58 ha. Vì
vậy, nếu hộ dân ở nông thôn chỉ sống dựa vào sản xuất nông nghiệp với
nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp thì đói nghèo là một tất yếu. Do đó,
yêu cầu giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn càng
trở nên cấp thiết.
2.1.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất là điều kiện cơ bản để thúc đẩy các hoạt động kinh tế
phát triển. Nhìn chung tình hình cơ sở vật chất của huyện vẫn chưa đảm bảo
được sự phát triển về mặt văn hóa - tinh thần cho người dân cả về số lượng và
chất lượng. Tuy nhiên, huyện đã cố gắng tạo điều kiện cải thiện hệ thống cơ
sở vật chất cho các xã, thị trấn.
* Hệ thống đường giao thông
- Đường bộ: Quốc lộ có tuyến quốc lộ số 3 dài 22,0 km, đường đã trải
nhựa. Đường tỉnh có 4 tuyến (ĐT 311, ĐT312, ĐT 313, ĐT318) Với tổng
chiều dài 77,5 km.
- Đường thuỷ: Trải dài với 32,0km Sông Hồng chảy dọc địa phận huyện
- Đường sắt: Địa bàn huyện có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy
qua tổng chiều dài 21,6km, đây là tuyến liên vận huyết mạch nối liền Hà Nội
với các tỉnh phía Bắc và đi Trung Quốc.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông của huyện đã được đầu tư
mở rộng đáp ứng sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội, thuận lợi cho giao
thương hàng hóa, đi lại của nhân dân trong huyện. Nhiều tuyến đường được nâng
cấp và xây dựng mới, kể cả hệ thống giao thông nông thôn.
Toàn huyện hiện có trên 100 km đường quốc lộ và trên 200 km đường
giao thông liên xã. Những tuyến quốc lộ qua huyện đều được trải nhựa, hàng
năm thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng. Phần lớn hệ thống đường giao
thông nông thôn, liên thôn, xã được cải tạo, sửa chữa bê tông hóa và dải cấp
phối. Tuy nhiên, do là một huyện miền núi, hệ thống thủy văn đa dạng, lượng
mưa hàng năm lớn làm mặt đường xói lở, bào mòn đã ảnh hưởng không nhỏ
đến việc đi lại của nhân dân.
* Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thuỷ lợi của huyện tương đối hoàn thiện, toàn huyện có 433
công trình thủy lợi kiên cố, trong đó có số hồ, đập trên toàn huyện là 78 với
năng lực tưới cho khoảng 2100ha, tổng số trạm bơm là 25 trạm bơm
Ngoài ra nhân dân còn tự đầu tư xây dựng 55 phai trạm, 140 km mương đất
và nhiều con nước. Cùng với hệ thống các công trình thủy lợi, từ năm 1999
đến nay, huyện đã kiên cố được 433 km kênh mương, đầu tư 8 máy bơm hỗ
trợ chống hạn cục bộ cho các xã. Tuy nhiên, do cách quản lý và ý thức của
người dân nên một số công trình xuống cấp chưa phát huy hết vai trò tính
năng của mình.
Với hệ thống thuỷ lợi trên đã phần nào đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản
xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, phần lớn kênh mương chưa được kiên
cố hoá và ý thức cho người dân trong bảo vệ tài sản công còn hạn chế nên ảnh
hưởng không nhỏ tới vấn đề giảm chi phí và tiết kiệm nguồn nước.
* Hệ thống công trình phúc lợi của xã
Hệ thống công trình phúc lợi của huyện dần được nâng cấp nhằm phục
vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng.
Tất cả các công trình đều được xây dựng kiên cố, bao gồm 26 trường mẫu
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
42
giáo, 28 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở, 1 trường THPT; 1THBT;
1 THBT; 1 bệnh viện huyện, 1 bệnh viện chè, có 26 trạm y tế xã, thị trấn có 1
trung tâm y tế dự phòng và 3 phòng khám đa khoa đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của nhân dân.
Cùng với hệ thống giáo dục, y tế, công tác tuyên truyền nâng cao dân
trí cũng được huyện chú trọng thông qua hệ thống phát thanh 26 trạm truyền
thanh không dây với 620 cụm thu tại 25 xã, 1 thị trấn và 01 đài cấp huyện
công suất 1kw, nâng tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh lên hơn 95%.
Toàn huyện có 01 trạm phát lại truyền hình, tuy công suất máy nhỏ dưới
500w nhưng đã phủ sóng được một số xã thượng huyện với thời lượng phát
sóng là 16 giờ/ngày.
* Hệ thống điện
Với sự đầu tư của Nhà nước và huy động vốn góp trong nhân dân, huyện
đã xây dựng được lưới điện hạ thế, đưa điện tới 100% các xã trong huyện.
2.1.2.3. Đặc điểm về thị trường
Thanh Ba là một huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ, dân số sống ở thành thị
chỉ chiếm 7,5% huyện có một trợ nằm ở trung tâm huyện ngay đường quốc lộ,
trong 25 xã đề có trợ nhưng là chợ phiên 5 ngày mới họp một lần, thị trường tiêu
thụ cung ứng sản phẩm không lớn, chủ yếu nguồn hàng hoá thực phẩm được
thương lái mang về khu vực thành phố để tiêu thụ. Sức mua trong vùng nhỏ chỉ có
nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp để phục vụ cho gia đình, sản xuất nông nghiệp
có quy mô manh mún nên lượng hàng hoá nông sản cung cấp còn thấp, lượng cầu
chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ nên lượng dư thừa không còn nhiều.
2.1.2.4. Cơ cấu kinh tế và kết quả sản xuất của các ngành
Mặc dù có xuất phát điểm kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, kinh
nghiệm quản lý còn non yếu nhưng trong thời gian qua kinh tế của huyện
Thanh Ba vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức trên 10%. Bảng 2.3. tổng
hợp tình hình phát triển kinh tế của huyện trong giai đoạn 2008 - 2010.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Bảng 2.3: Tình hình phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tốc độ
PTBQ
(%)
Tổng GDP Tr.đ 666.678 699.966 1.057.387 158,61
Cơ cấu
I. Ngành nông nghiệp % 48,36 47,11 32,72 67,66
1. Nông nghiệp % 78,43 78,30 78,27 99,8
2. Lâm nghiệp % 20,18 20,11 19,92 98,71
3. Ngư nghiệp % 1,39 1,60 1,81 130,22
II. Công nghiệp % 26,44 26,10 44,00 166,41
1. CN khai thác % 12,22 18,24 9,11 74,55
2. CN chế biến % 77,76 72,11 42,88 55,14
3. CN điện nước % 10,01 9,65 4,21 42,06
III. Thƣơng mại, DV % 25,20 26,79 23,28 92,38
Một số chỉ tiêu bình quân
1. Tổng GDP/khẩu Tr.đ/người 3,48 3,96 5,93 154,72
2. Tổng GDP/LĐ Tr.đ/người 6,51 7,41 11,09 154,87
3. Tổng GDP /hộ Tr.đ/hộ 16,49 18,71 27,73 154,54
4. GDP NN/LĐNN Tr.đ/người 3,81 4,04 3,85 104,5
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Ba)
Qua bảng 2.3 cho ta thấy, tổng giá trị GDP toàn huyện tăng liên tục, bình
quân giai đoạn 2008 - 2010 tăng 58,61%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng hợp lý, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại; tỷ
trọng của ngành nông nghiệp giảm dần. Năm 2008 tỷ trọng ngành nông
nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 48,36% - 26,44% - 25,20%, năm 2010 tỷ lệ
này tương ứng là 32,72% - 44% - 23,28%. Sự chuyển dịch này là một tiền đề
trong phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm cho lao động.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Nông nghiệp mặc dù giảm dần về tỷ trọng nhưng vẫn tăng về giá trị với
tốc độ tăng bình quân là 7,33%/năm. Điều này có được là do sự phát triển của
hầu hết các ngành, trong đó có sự phát triển mạnh của lâm nghiệp
(5,95%/năm) và ngư nghiệp (40,23%/năm). Trong nội bộ ngành nông nghiệp
đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp (chăn nuôi,
trồng trọt), tăng tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp. Năm 2008, cơ cấu Nông -
Lâm - Ngư là 79,64% - 19,08% - 1,28% thì năm 2010 tỷ lệ này là 78,27% -
19,92% - 1,81%. Sự chuyển dịch này phản ánh hướng phát triển đúng đắn của
sản xuất nông nghiệp - khai thác lợi thế về đất rừng. Tuy nhiên, tốc độ chuyển
dịch của ngành nông nghiệp còn thấp so với công nghiệp và dịch vụ.
Với thế mạnh về nguồn tài nguyên, nhưng công nghiệp khai thác lại
đang giảm dần về tỷ trọng, thay vào đó là sự phát triển của công nghiệp chế
biến. Giá trị của công nghiệp chế biến tăng bình quân 45,52%/năm, luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành (>70%). Còn công nghiệp khai thác
lại đang giảm dần tỷ trọng từ 12,22% (năm 2008) còn 9,11% (năm 2010) mặc
dù giá trị của công nghiệp khai thác vẫn tăng với tốc độ 96,62%/năm.
Ngành dịch vụ đang dần khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển
kinh tế của huyện. Năm 2008, dịch vụ chiếm 25,20% tổng giá trị sản xuất,
năm 2010 đạt 23,28%. Trung bình mỗi năm giá trị ngành dịch vụ tăng 46,51%
góp phần không nhỏ vào giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân.
Như vậy, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản lượng
lương thực bình quân/đầu người tăng lên từ 317 lên 440kg/năm, giá trị GDP
bình quân đầu người cũng tăng từ 2,65 triệu đồng/người (năm 2008) lên 4,78
triệu đồng/người (năm 2010). Tuy nhiên, giá trị GDP trung bình của lao động
nông nghiệp còn khá thấp và có khoảng cách ngày càng xa so với mức bình
quân chung từ 0,6 lần (năm 2008) còn 0,38 lần (năm 2010). Đây là một khó
khăn lớn cho công tác giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động
nông thôn.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
45
2.2. Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm trong nông thôn
ở huyện Thanh Ba
2.2.1. Thực trạng sử dụng lao động trong nông thôn của huyện Thanh Ba
2.2.1.1. Tình hình phân bổ lao động trên địa bàn huyện
Tình hình sử dụng lao động trong nông thôn ở huyện trước hết được thể
hiện qua sự phân bổ lao động trong các ngành kinh tế. Bảng 2.4 thể hiện nội
dung này.
Bảng 2.4: Tình hình phân bổ lao động nông thôn theo ngành kinh tế và vùng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 BQ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_trang_su_dung_lao_dong_va_giai_quyet_viec_lam.pdf