Trên thực tế, nếu người vay không trả được nợ đúng thời hạn thì có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với Ngân hàng. Giả sử khi Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ của khách hàng sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả của Ngân hàng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng Ngân hàng phải thực hiện một số biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện tình hình. Ngược lại, khi Ngân hàng đang ứ động vốn thì việc chậm trể trả nợ của khách hàng tạm thời không gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, tuy nhiên đây vẫn là mối lo ngạy của bất kỳ một Ngân hàng nào.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có ý niệm về tài chính.
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU AN GIANG
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đăng ký hoạt động tại nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0032/NH-CP ngày 24 tháng 04 năm 1993. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng Việt Nam cho thời gian hoạt động 50 năm.
Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 06 năm 1993. Vốn điều lệ tính đến ngày 14 tháng 02 năm 2006 là 1.100,047 tỷ đồng Việt Nam.
- Trụ sở: 442 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 3 – TPHCM.
- Số điện thoại: 84-8-8334085
- Fax: 84-8-8399885
- Địa chỉ thư điện tử: acb@acb.com.vn
- Trang web: www.acb.com.vn
- Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.
- Tên nước ngoài: Asia-Commercial-Bank (gọi tắt là ACB)
- Sản phẩm dịch vụ chính:
+ Huy động vốn (nhận tiền gởi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
+ Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
+ Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng).
+ Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,…
- Mạng lưới kênh phân phối: Hiện nay, Ngân hàng TMCP Á Châu đã có một mạng lưới tổ chức rộng lớn bao gồm: Hội sở chính đặt tại TPHCM và 62 chi nhánh ớ các tỉnh, thành phố trực thuộc (tính đến ngày 07/03/2006).
II. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN AN GIANG:
II.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Bắt đầu hoạt động vào ngày 16 tháng 09 năm 1994 theo giấy phép số 0091/GCT được cấp vào ngày 10 thánh 8 năm 1994.
- Trụ sở đặt tại: 94 Nguyễn Trãi-TP Long Xuyên-An Giang.
- Điện thoại: 076.844531-844532.
- Fax: 076.844530.
Ngày 22 tháng 8 năm 1994 được UBND cấp giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện số 001346.
Theo nội dung hoạt động của Ngân hàng Á Châu-CN An Giang được ghi rõ trong giấy phép thành lập số 533/GP-UP ngày 13 tháng 5 năm 1993 của UBND TPHCM thì UBND Tỉnh An Giang cấp giấy đăng ký kinh doanh số 064827 ngày 25 tháng 8 năm 1994.
II.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Hình 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của ACB-CN An Giang
Phòng
Hành chính-Kế toán
Tổ
Bảo vệ
Phòng
Tín dụng-TTQT
Phòng
Giao dịch-Ngân quỹ
Bộ phận
Tín dụng cá nhân
Bộ phận
Xử lý nợ
Bộ phận
Tín dụng doanh nghiệp
Ban Giám đốc
II.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
II.3.1. Ban Giám Đốc:
Ban Giám Đốc bao gồm 1 Giám Đốc
- Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao.
- Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thưởng và kỹ luật… của cán bộ, công nhân viên của đơn vị.
- Đại diện ACB ký kết các hợp đồng với khách hàng.
- Nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Xử lý hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của chi nhánh.
II.3.2. Phòng Tín dụng-TTQT:
- Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra, cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp, các tiểu dự án, tiêu dùng, xây dựng nhà ở,…
- Tiếp thị mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm của ACB.
- Thu hồi vốn và lãi cho vay, kể cả xử lý các khoản nợ khó đòi.
- Phối hợp các phòng chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng.
- Thực hiện vai trò tham mưu cho Ban Giám Đốc trong kế hoạch phat triển.
- Tiếp nhận hồ sơ quan hệ và thanh toán quốc tế.
- Các mặt nghiệp vụ khác có liên quan tác nghệp.
II.3.3. Phòng hành chánh-kế toán:
- Tuyển dụng nhân viên
- Theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên.
- Theo dõi, chấm công, lên bảng lương.
- Soạn thảo các thông báo qui định.
- Xây dựng lịch công tác của Ban Giám Đốc trong tuần.
- Kiểm tra, lặp phiếu thu, phiếu chi đối với hồ sơ cho vay.
- Quản lý mạng vi tính, chương trình và phần mềm ứng dụng của chi nhánh.
- Một số nghiệp vụ có liên quan khác.
II.3.4. Phòng giao dịch-ngân quỹ:
- Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán.
- Cân đối thanh khoản, điều chuyển vốn.
- Kinh doanh vàng bạc, đá quí và thu đổi ngoại tệ.
- Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, các loại ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố (bản chính) của khách hàng vay.
- Đào tạo, huấn luyện các giao dịch viên (teller) trong nghiệp vụ ngân quỹ và phục vụ khách hàng.
- Các nghiệp vụ có liên quan khác.
II.3.5. Tổ bảo vệ:
- Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch,…
- Một số nghiệp vụ liên quan chức năng.
II.4. công tác tổ chức nhân sự:
Hiện nay, việc tổ chức nhân sự tại chi nhánh được thực hiện như sau:
Bảng 2: Thống kê số lượng nhân sự hiện tại năm 2006
ĐVT: người
Phòng ban
Số lượng
Trình độ
Phổ thông
Sơ cấp
Trung cấp
Cao đẳng
ĐH & trên ĐH
Ban
Giám đốc
1
1
Tín dụng-TTQT
21
21
Hành chánh-
Kế toán
3
3
Giao dịch-
Ngân quỹ
9
9
Tổ bảo vệ
3
2
1
Tổng cộng
37
2
35
(Nguồn: Phòng Hành Chánh)
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB AN GIANG :
III.1. Kết quả hoạt động kinh doanh :
Thực tế hiện nay cho thấy các loại hình sản phẩm, dịch vụ tại các Ngân hàng là hầu hết giống nhau. Để cạnh tranh nhằm giữ được khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới, Ngân hàng Á Châu An Giang đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng:
+ Phát huy sáng kiến, cải tến cách thức phục vụ khách hàng.
+ Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và nhân viên về chất lượng phục vụ khách hàng thông qua công tác thăm dò và khảo sát ý kiến của khách hàng.
+ Thiết lập các giải thưởng của ACB dành cho các khách hàng, cũng như nhân viên,…
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cùng với nhiều chương trình thực hiện đã tạo sự phát triển ngày càng cao cho Ngân hàng thông qua kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm: 2001, 2002, 2003 như sau:
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2003-2005:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Chênh lệch
2003/2002
Chênh lệch
2004/2003
Số tiền
Tăng trưởng
Số tiền
Tăng trưởng
1. Thu nhập
6.338
11.259
9.110
4.921
77,64
-2.149
-19,09
2. Chi phí
2.195
3.609
3.072
1.414
64,42
-537
-14,88
3. Lợi nhuận
4.143
7.650
6.038
3.507
84,65
-1.612
-21,07
(Nguồn: Báo cáo Thu nhập & Chi phí của ACB-CN An Giang)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Doanh thu của Chi nhánh: năm 2004 tăng đến 77,64% so với năm 2003 tương đương tăng 4.921 triệu đồng. Nhưng đến năm 2005 lại giảm tương đương giảm 2.149 triệu đồng so với năm 2004. Mặt dù thu nhập từ lãi cho vay tăng nhưng các khoản thu nhập khác lại giảm, điều này đã dẫn đến sự suy giảm thu nhập trong năm 2005.
- Chi phí hoạt động của Chi nhánh: năm 2004 tăng so với năm 2003 là 77,64% tức tăng 4.921 triệu đồng. Điều này là do chi phí quản lý quản lý tăng trong khi khoản chi nộp thuế và lệ phí lại không đổi. Chi phí quản lý tăng lên ngoài việc do chi trả cho công nhân viên tăng mà còn do chi phí cho hoạt động quản lý và công cụ tăng. Nhưng đến năm 2005 thì chi phí giảm so với năm 2004 là 14,88% tương đương giảm 537 triệu đồng. Mặt dù sự sụt giảm chi phí này không đáng kể so với sự tăng lên của năm 2004 nhưng nó phản ánh phần nào sự cố gắng của Chi nhánh trong việc hạn chế chi phí chưa thật sự cần thiết trong khi xu hướng giá cả tiêu dùng tăng như hiện nay.
- Chính sự biến động của doanh thu và chi phí đã làm cho lợi nhuận của Chi nhánh cũng biến động theo. Tuy nhiên, sự biến động này giữa chi phí và doanh thu thuận chiều nhau nên đã hạn chế sự biến động đột biến của lợi nhuận. Đặc biệt, năm 2004 tốc độ tăng của doanh cao hơn tốc độ tăng của chi phí nên làm cho lợi nhuận tăng so với năm 2003. Cụ thể, lợi nhuận năm 2004 đạt 7.650 triệu đồng, tăng 84,64% tương đương tăng 3.507 triệu đồng. Nhưng đến năm 2005 thì lợi nhuận giảm 1.612 tương đương giảm 21,07%.
Nhìn chung, trong những năm qua kết quả hoạt động của Chi nhánh luôn đạt lợi nhuận tương đối. Đạt được kết quả đó cho thấy trong thời gian qua hoạt động tín dụng của Chi nhánh không những góp phần vào sự phát triển kinh tế vùng thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng mà còn tạo được lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh cần nổ lực hơn nữa trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng để lợi nhuận luôn đạt sự tăng trưởng.
III.2. Thuận lợi và khó khăn:
Ngân hàng ACB-CN An Giang chính tức đi vào hoạt động năm 1994, là chi nhánh thứ 3 được thành lập sau chi nhánh Hà Nội và Sài Gòn. Trên 10 năm hoạt động với bề dày kinh nghiệm hoạt động Chi nhánh đã gặt hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên, quá trình hoạt động trong những năm gần đây đã có được một số thuận lợi và khó khăn sau:
III.2.1. Thuận lợi:
- Chi nhánh đặt tại TP Long Xuyên, địa bàn kinh tế sôi động và tập trung của tỉnh An Giang.
- Sự ra đời của Luật Ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng tại cơ sở khăc phục được những sai sót, nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín của ngân hàng.
- Được sự quan tâm của Hội sở, sự quan tâm của Tỉnh uỷ-UBND tỉnh, Ngân hàng nhà nước tỉnh và các sở ban ngàng hỗ trợ nhiệt tình giúp Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong quá trình hoạt động.
- Chi nhánh có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình tạo điều kiện phục vụ tốt cho khách hàng.
- Có một bộ phận khách hàng truyền thống có uy tín, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và gắn bó với chi nhánh.
III.2.2. Khó khăn:
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao, nhưng khách hàng không có đủ tài sản thế chấp, không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không hợp pháp, hợp lệ. Do đó đã hạn chế việc đầu tư vốn của Ngân hàng.
- Từ các vụ kiện bán phá giá cá tra-ba sa từ phía Mỹ trong những năm qua đã làm cho nhiều ngư dân bị thua lỗ, điều này đã làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng trong lĩnh vực này.
- Do là địa bàn tập trung các Ngân hàng, do đó để phát triển Chi nhánh đã phải tự nổ lực cạnh tranh.
- Việc xử lý nợ tồn động và nợ quá hạn cần thiết phải kểt hợp nhiều biện pháp, trong đó việc định giá và bán công khai tài sản thế chấp để thu hồi nợ là việc làm cần thiết. Nhưng do tỉnh An Giang chưa có trung tâm đấu giá tài sản, trong khi cơ quan thi hành án lại quá tải về khối lượng công việc, từ đó đã gây ra khó khăn cho Chi nhánh trong việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI ACB AN GIANG
I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ACB AN GIANG:
I.1. Phân tích tình hình huy động vốn:
Nếu như vấn đề hàng ngày của các khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ để phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối Ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp vốn ngược lại cho khối doanh nghiệp trong nền kinh tế, thực hiện vai trò trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua công tác huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của Ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu của dân cư để họ có thể gởi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.
Đối với Chi nhánh An giang, vốn huy động là một trong hai nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm tạo nguồn vốn tín dụng cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ thế công tác huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được kết quả sau:
Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động giai đoạn 2003-2005
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
Tăng trưởng
Số tiền
Tăng trưởng
1.Vốn HĐ
64.000
52.000
85.000
-12.000
-18,75
33.000
63,46
TGTT
14.000
9.000
11.000
-5.000
-35,71
2.000
22,22
TG
không
kỳ hạn
1.000
1.000
5.000
0
0,00
4.000
400,00
TG
có kỳ hạn
27.500
27.000
44.000
-500
-1,82
17.000
62,96
USD
(quy đổi)
21.500
15.000
25.000
-6.500
-30,23
10.000
66,67
2. Vốn ĐC
130.000
130.000
115.000
0
0,00
-15.000
-11,54
Tổng cộng
194.000
182.000
200.000
-12.000
-6,19
18.000
9,89
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ACB-CN AG)
Đồ thị 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2003-2005
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số dư huy động vốn biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2004 vốn huy động đạt 52.000 triệu đồng tương đương giảm 18,75% tức giảm 12.000 triệu đồng so với năm 2003; Nhưng đến năm 2005 vốn huy động đạt đến 85.000 triệu đồng tăng đến 63,46% tương đương tăng 33.000 triệu đồng so với năm 2004.
Sở dĩ có được sự tăng trưởng trên là do trong thời gian qua Chi nhánh thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo ACB. Đổi mới phong cách phục vụ, lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh và chính xác các chứng từ cũng như trong kiểm đếm nên đã tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.
Sự tăng trưởng này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng trong khi người dân vẫn có ích sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư, và hình thức đơn giản nhất là gởi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi. Tuy vậy, để thu hút được loại tiền gởi này đòi hỏi Chi nhánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa trước sức ép cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại khác và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.
Có thể nói, trong năm 2005 công tác huy động vốn ở Chi nhánh đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng. Chính sự tăng trưởng này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của địa phương.
I.2. Phân tích tổng dư nợ cho vay:
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung-dài hạn phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ.
Bảng 5: Tình hình tổng dư nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2003-2005
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Số tiền
Tăng trưởng
Số tiền
Tăng trưởng
Ngắn hạn
130.853
83,17
152.675
84,53
180.256
84,42
21.822
+16,68
27.581
+18,07
Trung-dài hạn
26.484
16,83
27.951
15,47
33.270
15,58
1.467
+5,54
5.319
+19,03
Tổng cộng
157.337
100,00
180.626
100,00
213.526
100,00
23.289
+14,80
32.900
+18,21
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ACB-CN An Giang)
Đồ thị 2: Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2003-2005
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Điều này cũng là tất yếu bởi doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số cho vay.
Dư nợ ngắn hạn:
Năm 2003 đạt mức dư nợ là 130.853 triệu đồng; năm 2004 là 152.675 triệu đồng tăng 21.822 triệu đồng tương đương tăng 16,68%. Sang năm 2005 mức dư nợ đạt 180.256 triệu đồng tăng 27.581 triệu đồng tương đương tăng 18,07% so với năm 2004. Nguyên nhân là do trong 2 năm nay tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay nên đã được đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm qua chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nhà tiêu dùng, công thương nghiệp.
Dư nợ trung-dài hạn:
Tình hình dư nợ trung-dài hạn qua các năm như sau: năm 2003 là 26.484 triệu đồng; năm 2004 dư nợ này đạt 27.951 triệu đồng tăng 1.467 triệu đồng tương đương tăng 5,54% so với năm 2003; Sang năm 2005 mức dư nợ này tiếp tục tăng 19,03% tương đương tăng 5.319 triệu đồng. Các khoản cho vay trung-dài hạn có đặc điểm là không thể thu hồi nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu một phần. Dư nợ này tại chi nhánh trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp, xây dựng tiêu dùng.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển và tiếp tục phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám Đốc, các trưởng phòng, phải kể đến sự nổ lực của các nhân viên tín dụng. Đặc biệt là những nhân viên tín dụng làm tốt công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của Ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI ACB AN GIANG:
Trong thời gian qua Chi nhánh ACB An Giang đã được sự hỗ trợ tích cực từ Hội sở, cụ thể là sự có mặt của Tổ Công Tác Hội Sở tại Chi nhánh từ năm 2002. Tổ Công Tác Hội Sở phòng tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên tín dụng thực hiện theo đúng qui trình tín dụng ngay từ giai đoạn tiếp nhận đơn xin vay vốn của khách hàng. Chính động tác này đã giúp nhân viên tín dụng thẩm tra khách hàng ngay từ giai đoạn đầu của qui trình tín dụng, từ đó làm cho công tác thẩm định của nhân viên thẩm định hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Tình hình thẩm định giai đoạn 2003-2005
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Dự án
Tỷ trọng
(%)
Dự án
Tỷ trọng
(%)
Dự án
Tỷ trọng
(%)
Dự án
%
Dự án
%
DA được duyệt
3.017
92,00
3.171
93,71
4.668
96,77
154
5,10
1.497
47,21
DA không được duyệt
262
8,00
213
6,29
156
3,23
-49
-18,70
-57
-26,76
Tổng cộng
3.279
100,00
3.384
100,00
4.824
100,00
105
3,20
1.440
42,55
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số dự án được thẩm định qua các năm điều tăng, đặc biệt là năm 2005 tăng đến 42,55% tương đương tăng 1.440 dự án so với năm 2004, còn năm 2004 thì tăng chỉ 3,20% tương đương tăng 105 dự án so với năm 2003. Nhưng trong số đó vẫn có một số dự án không được duyệt, 213 dự án 2004 giảm 49 dự án hay giảm 18,70% so với năm 2003, đến năm 2005 thì số dự án không được duyệt tiếp tục giảm 26,76% tương đương 57 dự án so với năm 2004.
Như vậy, qua 3 năm thì tổng số dự án được thẩm định ngày càng tăng và số dự án không được duyệt thì giảm. Điều này, đồng nghĩa với dự án được xét duyệt đêu tăng qua các năm 2003-2005. Cụ thể, năm 2004 tăng 5,10% so với năm 2003 tương đương tăng 154 dự án được duyệt. Sang năm 2005 thì số dự án này lại tiếp tục tăng đến 1.497 dự án hay tăng đến 47,21% so với năm 2004.
Nhìn chung, xu hướng vận động trên là tốt thể hiện sự tăng trưởng trong công tác thẩm định. Tuy nhiên, để xem xét tính hiệu quả của công tác thẩm định chúng ta cần phân tích những hậu quả hay những rủi ro do công tác thẩm định không hiệu quả mang lại cho Chi nhánh trong thời gian qua. Chúng ta biết rằng mọi rủi ro của tín dụng đều dẫn đến kết quả cuối cùng là nợ quá hạn. Như vậy, để thấy được vấn đề ta cần tìm hiều tình hình nợ quá hạn và những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của Chi nhánh trong thời gian qua.
II.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn tại ACB-CN An Giang:
Đối với khoản cho vay khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, nếu được Chi nhánh đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho Chi nhánh thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, tất yếu Chi nhánh cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn.
Tình hình nợ quá hạn tại ACB-CN An Giang trong 3 năm qua như sau:
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2003-2005
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngắn hạn
2.617
2.331
2.108
-286
-10,93
-223
-9,57
Trung-dài hạn
529
920
1.138
391
73,91
218
23,70
Tổng cộng
3.146
3.251
3.246
105
3,34
-5
-0,15
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ACB-CN An Giang)
Đồ thị 3: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2003-2005
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy tổng nợ quá hạn tại Chi nhánh biến động không lớn và có sự thay đổi nghịch chiều giữa nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể nợ quá hạn của năm 2004 giảm 10,93% tức giảm 286 triệu đồng, trong khi nợ quá hạn dài hạn lại tăng 73,91% tương đương tăng 391 triệu đồng so với năm 2003. Và sang năm 2005 xu hướng đó cũng không thay đổi.
Mặt dù có sự thay đổi vị trí tăng giảm giữa nợ quá hạn trong ngắn hạn và dài hạn, nhưng tổng nợ quá hạn lại tăng qua các năm. Tuy nhiên sự tăng lên này không thể kết luận hoạt động tín dụng đang diễn biến theo chiều hướng xấu, là nguy cơ của rủi ro. Bởi muốn đánh giá xu hướng của nợ quá hạn ta phải xét đến tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ. Tại chi nhánh trong 3 năm qua tỷ lệ này có chiều hướng tốt, vào năm 2003 là tương đương 2%, sang năm 2004 là 1,8%, đến năm 2005 chỉ là 1,52% .
Bảng 8: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ giai đoạn 2003 – 2005
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng dư nợ
157.337
180.626
213.526
Nợ quá hạn
3.146
3.251
3.246
Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%)
2,00
1,80
1,52
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ACB-CN An Giang)
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Chi nhánh trong 3 năm qua là giảm qua các năm, đây là xu hướng tốt. Theo đánh giá của ngành thì tỷ lệ này ở mức 5% là bình thường, trên 5% là xấu còn dưới 5% là tốt.
II.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn:
Nợ quá hạn và nợ khó đòi luôn tồn tại ở bất cứ một đơn vị cho vay, một tổ chức tín dụng nào. Vấn đề ở đây là làm sao nhận biết được các nguyên nhân của nó để có thể đưa ra các biện pháp và giải pháp để khác phục.
II.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng:
- Đối với hộ nông dân: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, bị thiên tai lũ lục, sâu bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất làm mùa màng bị thất mùa ảnh hưởng đến thu nhập, nên không có khả năng trả nợ. Cần phải có thời gian để phục hồi sản xuất, khôi phục khả năng tài chính để trả nợ cho Ngân hàng.
- Đối với hộ ngư dân: Các hộ này trong quá trình nuôi cá bị dịch bệnh và chết, cùng với vụ kiện bán phá giá từ phía Mỹ đã làm giảm giá bán nên ngư dân bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ vay Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn.
- Đối với hộ kinh doanh cá thể: nguyên nhân là do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ.
- Về phía khách hàng có một số trường hợp khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật cho cán bộ tín dụng trong việc thẩn định. Ngoài ra còn một nguyên nhân do khách hàng cố tình không trả nợ.
II.2.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
- Ngoài ra, nợ quá hạn còn do nguyên nhân là nhân viên A/O trong quá trình thẩm định chưa tiến hành đúng và đầy đủ các thủ tục cần thiết và kiểm soát khách hàng chưa chặt chẽ trong quá trình sử dụng vốn vay.
- Một khoản nợ xấu, nợ khó đòi phát sinh có thể liên quan đến quá trình thực hiện qui trình tín dụng. Do tính cạnh tranh giữa các Ngân hàng nên quá chú trọng đến yếu tố tìm kiếm khách hàng mà nhân viên tín dụng nóng vội nên đã không thực hiện trình tự của qui trình cho vay.
- Bên cạnh còn có nguyên nhân liên quan đến chính sách tín dụng Ngân hàng như:
Việc cho vay tập trung quá nhiều vào một ngành hàng, một khách hàng, hoặc một nhóm khách hàng, ngành hàng có liên quan với nhau.
Quá chú trọng vào tài sản bảo đảm. Trong thời gian qua, một số nhân viên tín dụng đặt vai trò của bảo đảm tín dụng không đúng chỗ, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, trong khi các yếu tố khác lại không chú trọng đúng mức.
Một nguyên nhân nữa có thể do trình độ, năng lực, đạo đức của một số cán bộ tín dụng.
Trên thực tế, nếu người vay không trả được nợ đúng thời hạn thì có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với Ngân hàng. Giả sử khi Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ của khách hàng sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả của Ngân hàng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng Ngân hàng phải thực hiện một số biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện tình hình. Ngược lại, khi Ngân hàng đang ứ động vốn thì việc chậm trể trả nợ của khách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh An Giang.doc