Tỉnh có quỹ hỗ trợ tài chính đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người lao động có nguyện vọng và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động nước ngoài đều có thể tham gia xuất khẩu lao động, trong đó đặc biệt ưu tiên đối người lao động thuộc diện hộ nghèo, diện chính sách và đồng bào dân tộc Kh.mer.
- Mọi người lao động khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ 100 % chi phí giáo dục định hướng và đào tạo nghề ngắn hạn.
- Mọi người lao động khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được vay vốn từ các Ngân hàng thương mại với mức cho vay 80% tổng chi phí các dịch vụ.
- Riêng những người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách và dân tộc Kh.mer khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ 100 % tổng chi phí dịch vụ việc làm, trong đó Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay 80 %, Quỹ hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của tỉnh cho vay 20 % (thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội).
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn giới thiệu đầy đủ những điều mà người lao động quan tâm như vị trí làm việc, ngành nghề, mức lương và những thông tin quan trọng khác.
Philippin đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động. Qua đó các cơ quan quản lí lao động mới biết cụ thể người lao động đang ở đâu, làm gì và có thể quan tâm sâu sát họ; người chủ sử dụng lao động nước sở tại biết rằng người lao động đang làm việc tại đó và đã được đại sứ quán xác nhận, qua đó giảm thiểu rủi ro cho nguời lao động. Người lao động khi sang nước ngoài làm việc phải đến đại sứ quán Philippin tại nước đó để đăng kí.
Philippin đã xây dựng được “Trụ sở dừng chân một lần” tức là một toà nhà có đại diện của tất cả các cơ quan có liên quan như Bộ Ngoại giao, Cục Xuất khẩu lao động… để giúp người lao động làm đủ các thủ tục có liên quan một cách hợp lí và ít tốn thời gian.
Việc cấp giấy phép kinh doanh
Doanh nghiệp mới thành lập phải chứng minh khả năng kinh doanh của mình thông qua việc phải đưa được từ 50 – 100 lao động hoặc nhiều hơn trong năm đầu, nếu không sẽ không được cấp giấy phép.
Doanh nghiệp khi thành lập phải kí quỹ vào ngân hàng thương mại. Chính phủ quản lí khoản tiền này nhằm mục đích: nếu doanh nghiệp nào không đảm bảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi nhưng không đảm bảo các điều kiện cần thiết cho họ, thu phí của nguời lao động quá cao, hoặc khi Chính phủ phát hiện doanh nghiệp đã thu lợi quá mức so với mức trung bình làm cho người lao động không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động khi chưa hết hạn thì Chính phủ sẽ lập tức điều tiết khoản tiền này để trả lại cho người lao động.
Một điểm nữa trong việc sử dụng tiền đặt cọc là nếu người lao động làm việc ở nước ngoài không được chủ sử dụng lao động thanh toán đúng hợp đồng thì doanh nghiệp phải đàm phán, yêu cầu chủ sử dụng lao động thanh toán cho họ. Nếu việc đàm phán không thành thì khoản tiền đặt cọc của doanh nghiệp sẽ được chuyển cho nguời lao động sẽ được chuyển cho người lao động để bù vào khoản tiền mà chủ sử dụng lao động không trả cho họ. Để tránh trường hợp nêu trên, các doanh nghiệp rất thận trọng trong việc chọn đối tác. Họ luôn tìm kiếm sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua việc giới thiệu những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và những chủ sử dụng lao động có trách nhiệm.
Tạo uy tín về chất lượng lao động
Mặc dù đã có kinh nghiệm hơn 30 đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng Philippin cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức mà trước hết là vấn đề cạnh tranh. Chính vì vậy, một vấn đề mà Chính phủ Philippin đặt ra là phải xây dựng và quảng bá về người lao động của mình. Trước tiên là xác định người lao động có thể làm được những gì, sau đó tăng cường đào tạo để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh. Tiếp đó là trang bị ngoại ngữ cho nguời lao động. Cho đến nay tiếng Anh vẫn rất được chú trọng.
Phúc lợi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Để đảm bảo phúc lợi cho người lao động, ngoài các cán bộ chuyên trách ở đại sứ quán, Philippin còn bố trí các trung tâm có bác sĩ, cán sự xã hội ngay tại khu vực có người lao động làm việc.
Để thu hút người lao động trở về nước, Nhà nước tạo điều kiện cho họ thông qua chương trình đào tạo lại, chương trình nhà ở, chương trình học bổng cho con em.
Để tăng cường bảo vệ người lao động không bị môi giới đưa đi bất hợp pháp hoặc chịu nhiều thiệt thòi, Chính phủ mở chiến dịch thông tin đại chúng để tuyên truyền cho tất cả người dân biết thực trạng về vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các địa chỉ doanh nghiệp đáng tin cạnh, đồng thời mở chiến dịch chống việc đưa người và tuyển người bất hợp pháp.
Ở Philippin còn thông tin 24/24 giờ. Bất cứ người lao động nào gọi tới địa chỉ Cơ quan quản lí lao động ngoài nước (POEA) đều có thể kiểm tra thông tin và được trả lời hai câu hỏi: Người/Công ty môi giới tuyển lao động có giấy phép kinh doanh hay không? Công ty có giấy phép đó có hợp đồng không? Những câu trả lời sẽ cho họ biết cơ sở đó tuyển người hợp pháp hay bất hợp pháp.
Kinh ngiệm XKLĐ của tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp từ một tỉnh “trắng” về xuất khẩu lao động, nhưng chỉ trong 3 năm đã đạt số lao động xuất khẩu lên gần 2.000 người vào năm 2005. Đây là một bất ngờ lớn đối với nhiều địa phương trong vùng và cả nước.
Dự kiến từ nay đến năm 2010, Đồng Tháp sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 20.500 lao động. Lãnh đạo các ngành hữu quan trong tỉnh tin chắc vào khả năng thực hiện. Không ít tỉnh, thành bạn đã đến tận nơi để tìm câu trả lời từ cách làm sinh động và hiệu quả của một Chương trình được Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chính thức đề ra từ năm 2003.
Tháng 3/2003, Chương trình được triển khai đến tận các địa bàn dân cư. Các Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh, huyện do đồng chí Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban đã được thành lập. Hàng tháng, các cấp ủy, UBND báo cáo kết quả triển khai công tác xuất khẩu lao động, gắn vào chỉ tiêu thi đua khen thưởng từng cấp.
2.1. Tuyển chọn công khai và hỗ trợ người lao động
Đồng Tháp xác định ngay từ đầu: đưa lao động ra nước ngoài ngày càng khó khăn vì thị trường xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe, đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn cũng như các hình thức, biện pháp bảo đảm và quản lý hợp lý; nếu buông lỏng, chất lượng lao động không cao, lao động hay bỏ trốn sau thời gian đã ổn định công việc ở nước ngoài, kém ý thức trong việc thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ đã cam kết trước khi đi với đơn vị xuất khẩu lao động... sẽ dẫn đến thương hiệu lao động sẽ bị tụt giảm, sức cạnh tranh mất lợi thế.
Vì vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mà trực tiếp là Trung tâm dịch vụ việc làm đã đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng thông qua công tác tuyển chọn và đào tạo, thực hiện cam kết chặt chẽ.
Công tác tuyển chọn được thực hiện tại huyện, xã. Tại mỗi huyện có ban chuyên trách, tại mỗi xã, phường có tổ phụ trách xuất khẩu lao động... Sau khi đăng ký tại huyện, thị xã, lao động sẽ được 2 Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động phỏng vấn, tuyển chọn và thực hiện các thủ tục, yêu cầu.
Những đối tượng đạt chuẩn xuất khẩu lao động có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đều được hỗ trợ vay vốn thông qua ngân hàng và Quỹ hỗ trợ việc làm của tỉnh. Ngoài việc cho vay tín chấp 80 % theo qui định chung của Ngân hàng Nhà nước, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh Đồng Tháp còn xuất ngân sách 2 tỷ đồng ủy thác cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng chính sách xã hội cho vay thêm để đủ 100 % chi phí không cần thế chấp.
Tỉnh còn hỗ trợ tiền học nghề, giáo dục định hướng 500 nghìn đồng/lao động. UBND huyện, thị xã hỗ trợ cho mỗi lao động được vay từ 3-4 triệu đồng để chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, học giáo dục định hướng.
Ngày 1/9/2004, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động ra đời, đi vào hoạt động. Quỹ có vốn điều lệ dự kiến 15 tỷ đồng, hiện nay đã được cấp 10,5 tỷ đồng và đóng vai trò hỗ trợ vốn vay ưu đãi diện chính sách, không thế chấp, hỗ trợ rủi ro cho người lao động theo từng trường hợp với mức hỗ trợ tối đa là 15 triệu đồng/người.
2.2. Cung ứng tập trung cho thị trường lớn
Sau 2 năm xuất khẩu lao động đạt kết quả tốt, các ngành chức năng tập trung chuyển hướng từ mục tiêu giảm nghèo thành tăng giàu, từ cung ứng tản mạn thành cung ứng tập trung. Trong mấy tháng qua, Đồng Tháp đang ráo riết chuẩn bị hướng đến các thị trường lớn như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... nơi lao động xuất khẩu được hưởng mức lương cao hơn, trung bình 1.000 USD/tháng.
Đồng Tháp tổ chức tuyển chọn rất kỹ, chỉ chấp nhận những người thực sự muốn ra nước ngoài để làm việc và ưu tiên cung ứng cho các tập đòan kinh tế lớn bằng cách mời Công ty xuất khẩu lao động và đại diện doanh nghiệp nước ngoài đến Đồng Tháp (hoặc đưa lên TP Hồ Chí Minh) phỏng vấn trực tiếp.
Tại Malaysia, hiện có 300 lao động Đồng Tháp làm việc tập trung trong các doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn dệt may Hoa Long. Tháng 10/2005, Đồng Tháp đã đưa 6 bộ đội xuất ngũ sang Hàn Quốc, 6 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản và 1 lao động đầu tiên sang du học tại Đại học tổng hợp Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với giá 2.000 USD/năm gồm cả học phí và ăn ở, sinh hoạt trong ký túc xá. Sau khi các du học sinh này tốt nghiệp có thể đưa sang làm việc tại Nhật Bản, hưởng mức lương trung bình khoảng 2.000 USD/tháng và sẽ thu lại chi phí chỉ trong thời gian ngắn.
Năm 2006 tới, Đồng Tháp sẽ triển khai hoạt động xuất khẩu lao động với qui mô lớn hơn, số lượng nhiều hơn và chắc chắn chất lượng lao động được bảo đảm, khẳng định được thương hiệu để từ đó đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Đồng Tháp đang tiếp tục thực hiện nhiều chương trình, biện pháp đồng bộ, có sự phối hợp với chính quyền các cấp và ngành chức năng và người lao động. Nhất là việc đầu tư vào hệ thống trường dạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, tạo được sự phát triển bền vững khi tăng số lượng lao động xuất khẩu và mở sang các thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới.
Kinh nghiệm XKLĐ của tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, lao động phổ thông là chủ yếu. Trong 5 năm 2001 – 2005, Tuyên Quang đã tạo việc làm cho trên 46.674 người, trong đó XKLĐ là 2.595 người. Công tác XKLĐ được tỉnh Ủy, UBND, các ngành, các cấp hết sức quam tâm chú trọng, coi đây là giải pháp thiết thực để giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Công tác XKLĐ tỉnh Tuyên Quang hiện vẫn còn nhiều tồn tại như: nguồn lao động có tỉ lệ qua đào tạo nghề thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế; công tác tuyên truyền, phổ biến về XKLĐ chưa thật sự sâu rộng; nhận thức của người lao động về tạo việc làm và XKLĐ còn hạn chế. Do đó, Tỉnh đã chủ trương đẩy mạnh đào tạo nghề và ngoại ngữ cho người lao động để họ có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài. Tăng cường liên kết với các công ty chuyên doanh và các trung tâm dịch vụ việc làm để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và các địa phương khác trong nước, ưu tiên cho số lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm; mở rộng thị trường XKLĐ ở các nước để người lao động có thêm cơ hội được lựa chọn nơi đến phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy, Ả Rập Xê Út…; đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng nhiệm vụ quản lí hoạt động XKLĐ… Điều đáng ghi nhận trong những năm qua ở Tuyên Quang là việc thay đổi nhận thức của cả cộng đồng và xoá đi tình trạng thiếu thông tin thị trường, thậm chí thông tin sai lệch về XKLĐ, giúp người dân hiểu rã hơn và tin tưởng hơn vào chính sách XKLĐ của Nhà nước.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH TRÀ VINH
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỈNH TRÀ VINH
1. Vị trí địa lí
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm giữa hạ lưu sông Tiền và sông Hậu tiếp giáp biển Đông.
Vị trí địa lý giới hạn từ: 9o31’46’’ đến 10 o 04’5” vĩ độ Bắc và 105 o 57’16” đến 106 o 36’04” kinh độ Đông.
Hình 4: Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
Phía Bắc, Tây - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long.
Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre với sông Cổ Chiên.
Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với Sông Hậu.
Phía Nam, Đông - Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển.
Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên Quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km. Tổng diện tích tự nhiên 2.225 km2, chiếm 5,63 % diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và 0,67 % diện tích cả nước.
Trà Vinh có 7 huyện và 1 Thị xã, gồm các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải và Thị xã Trà Vinh.
2. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản
GDP bình quân đầu người năm 2005 là 6.179.600 đồng, tăng 1,12 lần so với năm 2004.
Tốc độ tăng trưởng (GDP): giai đoạn 2001 – 2005 bình quân mỗi năm tăng 12 %, riêng năm 2005 tăng trên 14,5 % so với cùng kỳ 2004, tuy chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch tăng 16,46 % nhưng đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2001 trở lại đây và cũng là tăng cao so với bình quân chung trong khu vực Đồng bằng sông Cửu long. Mức tăng trưởng trong khu vực kinh tế khá đều so với kế hoạch cụ thể như sau:
Khu vực I: Giá trị tăng thêm ước đạt mức tăng trên 9 % so với năm 2004 trong đó giá trị nông nghiệp tăng trên 4 %, giá trị lâm nghiệp tăng trên 6 %, giá trị thuỷ sản tăng trên 23 %.
Khu vực II: Ước giá trị tăng thêm trên 23 % so với năm 2004 trong đó giá trị công nghiệp tăng gần 19 %, xây dựng tăng trên 30 %.
Khu vực III: Ước Giá trị tăng thêm gần 21,5 %.
Từ mức tăng trưởng ngành và khu vực kinh tế như vậy dẫn đến cơ cấu có bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ: tỉ trọng nông - lâm – ngư nghiệp từ 58,68 % giảm còn 55,87 %; trong đó nông nghiệp từ 42,73 % giảm còn 38,8 %, thuỷ sản từ 14,84 % tăng lên 16 %, công nghiệp xây dựng từ 16,42 % tăng lên 17,72 % trong đó công nghiệp từ 9,71 % tăng lên 10,09 %, xây dựng từ 6,71% tăng lên 7,63 %, Dịch vụ từ 24,9 % tăng lên 26,41 % .
3. Thực trạng lao động việc làm của Tỉnh
3.1. Tình hình dân số lao động
Theo kết quả điều tra lao động việc làm vào tháng 7 năm 2005
Dân số toàn tỉnh có 1.028.186 người.
Số người trong độ tuổi lao động: 662.615 người.
Số người tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên: 601.934 người.
Số người không hoạt động kinh tế: 166.696 người.
Cụ thể như sau:
Số người tham gia hoạt động kinh tế là 601.844 người chiếm 78,45 % tổng nguồn lao động, trong đó có đủ việc làm là 529.736 người chiếm 88,02 % số người tham gia hoạt động kinh tế, số người thiếu việc làm thường xuyên là 50.903 người chiếm 8,46 % số người tham gia hoạt động kinh tế và số người thất nghiệp là 20.088, tỉ lệ thất nghiệp là 3,34 %.
Như vậy tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm thường xuyên của Tỉnh còn ở mức cao, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, tỉ lệ này là 3,82 % và 8,17 %. Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn chỉ có 83,94 %. Định hướng phát triển đến năm 2010 của Tỉnh là phấn đấu giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống dưới 1,5 %. Để có thể thực hiện được chỉ tiêu đã đề ra đòi hỏi Tỉnh phải thực hiện nhiều biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó XKLĐ là một hướng giải quyết việc làm hữu hiệu.
Bảng 4: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM TỈNH TRÀ VINH NĂM 2005
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu
Toàn tỉnh
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
Tổng nguồn lao động
767.179
396.738
116.494
60.856
650.685
335.883
1. Số người hoạt động KT
601.844
306.571
76.068
35.797
525.776
270.774
Trong độ tuổi LĐ.
546.212
278.117
71.653
33.720
474.559
244.398
a. Có đủ việc làm
529.736
272.007
69.946
32.916
459.790
239.091
Trong độ tuổi LĐ
483.011
247.914
65.815
30.972
417.196
216.942
b. Thiếu việc làm
50.903
23.974
4.003
1.884
46.900
22.091
Trong độ tuổi LĐ
46.709
21.727
3.790
1.510
42.919
20.216
c. Không có việc làm
20.088
11.571
2.122
1.222
17.966
10.349
Trong độ tuổi LĐ
18.508
10.661
2.023
1.165
16.485
9.496
2. Số người không hoạt động KT
165.335
91.533
40.426
26.531
124.909
65.002
Trong độ tuổi LĐ
38.608
24.159
29.937
19.647
8.671
4.512
3.Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ(%)
-
-
-
-
83,94
-
Trong độ tuổi LĐ (%)
-
-
-
-
83,72
-
4. Tỷ lệ LĐ thất nghiệp (%)
3,34
3,77
2,79
3,41
3,42
3,82
Trong độ tuổi LĐ
3,39
3,83
2,82
3,45
3,47
3,89
Nguồn: Báo cáo lao động việc làm năm 2005 của Sở Lao Động TB & XH Trà Vinh
Lao động tham gia qua đào tạo
Theo kết quả điều tra năm 2004 thì trong 525.233 người tham gia hoạt động kinh tế thì chỉ có 7,04 % là đã tốt nghiệp phổ thông trung học, tỉ lệ lao động chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học hoặc mới tốt nghiệp tiểu học còn rất cao, đặc biệt là lao động ở vùng nông thôn (84,83 %). Bên cạnh đó, lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm tới 92,92 % tổng nguồn lao động. Ở nông thôn tỉ lệ này là 95,69 %.
Bảng 5: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NHỮNG NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Trình độ học vấn
Tổng số (người)
Thành thị
Nông thôn
Số
người
Tỉ lệ (%)
Số
người
Tỉ lệ (%)
Chưa biết chữ
54.972
2.931
4,04
52.041
11,49
Chưa tốt nghiệp tiểu học
167.687
12.443
17,17
155.244
34,29
Đã tốt nghiệp tiểu học
200.284
23.492
32,41
176.792
39,05
Đã tốt nghiệp PTCS
65.297
15.427
21,28
49.870
11,02
Đã tốt nghiệp PTTH
36.993
18.196
25,10
18.797
4,15
Tổng số
525.233
72.489
100,0
452.744
100,0
Nguồn: Báo cáo lao động việc làm năm 2004 của Sở Lao Động TB & XH Trà Vinh
Bảng 6: TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KĨ THUẬT CỦA NHỮNG NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Trình độ học vấn
Tổng số (người)
Thành thị
Nông thôn
Số người
Tỉ lệ (%)
Số người
Tỉ lệ (%)
Không có trình độ CMKT
488.027
54.800
75,60
433.227
95,69
Từ sơ cấp trở lên
24.842
13.762
18,98
11.080
2,45
Công nhân KT có bằng
12.364
3.927
5,42
8.437
1,86
Tổng số
525.233
72.489
100,00
452.744
100,00
Nguồn: Báo cáo lao động việc làm năm 2004 của Sở Lao Động TB & XH Trà Vinh
Từ đó có thể nhận thấy rằng lao động ở Trà Vinh chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật thấp. Đây là một hạn chế rất lớn, nó ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội. Người lao động với trình độ chuyên môn thấp, sự hiểu biết hạn chế sẽ khó lòng tìm được một việc làm tốt, thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống cho bản thân, gia đình cũng như đảm bảo sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Chính vì vậy, vấn đề đào tạo cần được các cấp chính quyền địa phương của Tỉnh quan tâm giải quyết giúp cải thiện, nâng cao trình độ, hiểu biết cho người dân, giúp họ có cuộc sống tốt hơn, đồng thời tạo nguồn nhân lực với chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cho tỉnh nhà. Đào tạo nguồn lao động chuẩn bị cho XKLĐ đồng thời thông qua XKLĐ, một bộ phận người lao động tham gia XKLĐ sẽ được rèn luyện, nâng cao nhận thức, trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiến tiến…
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH TRÀ VINH
1. Quan điểm của Tỉnh về XKLĐ
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của XKLĐ, tỉnh Trà Vinh đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác XKLĐ. Quan điểm của Tỉnh: Quán triệt thông suốt tư tưởng trong các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở xã-phường-thị trấn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, coi công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là cơ hội để giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo đồng thời xây dựng được lực lượng lao động có kỷ luật, có kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà trong tương lai.
2. Các ban ngành của Tỉnh tham gia vào công tác XKLĐ
Ban chỉ đạo thực hiện công tác XKLĐ được thành lập từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn do đại diện lãnh đạo UBND làm trưởng ban và thủ trưởng ngành lao động thương binh và xã hội làm phó ban thường trực, thủ trưởng ngành công an làm phó ban, thủ trưởng các ban ngành chức năng liên quan là uỷ viên.
Sở Lao động Thương binh & Xã hội chỉ đạo chặt chẽ các Trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở dạy nghề tổ chức giáo dục dịnh hướng và đào tạo nghề cho người lao động bảo đảm chất lượng nguồn lao động theo yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động trong nước và các Cty xuất khẩu lao động. Tổng hợp tình hình thực hiện dự án báo cáo về Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo nhằm bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ.
Ngành Văn hoá Thông tin, Báo, Đài: Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về công tác dịch vụ việc làm và xuất khẩu lao động đến người dân.
Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính -Vật giá đề xuất các giải pháp về vốn và chính sách cho vay.
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Chính sách Xã hội hướng dẫn cơ chế cho vay, lãi suất cho vay và thực hiện cho vay, thu hồi nợ.
Ngành Công an thông báo các thủ tục, các khoản phí phải nộp, thời gian hoàn thành và cấp hộ chiếu theo yêu cầu của Cty xuất khẩu lao động.
Ngành Y tế: Tổ chức việc khám sức khoẻ cho người lao động theo yêu cầu của Công ty xuất khẩu lao động.
3. Những đơn vị tham gia vào XKLĐ
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 đơn vị tham gia tư vấn, tuyển dụng, giáo dục định hướng, dạy nghề, cung ứng lao động cho các đơn vị xuất khẩu lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm
Trường Dạy nghề
Công ty TNHH giới thiệu việc làm An Phú
Cty TNHH giới thiệu việc làm Việt Chiến
7 đơn vị xuất khẩu lao động của Trung ương và tỉnh bạn trực tiếp tham gia đưa người lao động của tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Công ty xuất nhập khẩu lương thực Trà Vinh (IMEX Trà Vinh)
Công ty dịch vụ XKLĐ và chuyên gia MILACO
Công ty dịch vụ XKLĐ và chuyên gia HITECO
Công ty dịch vụ xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp các tỉnh phía Nam (COOPIMEX)
Công ty XKLĐ thương mại và du lịch SOVILACO
Công ty TOMATECO
Công ty Kinh doanh Sản xuất Sài Gòn - Daklak (SADACO)
Mô hình liên kết XKLĐ
Công ty XKLĐ
(1)
Người lao động
(6)
(5)
(4)
(3)
(2)
Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh
Đơn vị cung ứng LĐ
Địa phương
Hình 5: Sơ đồ mô hình liên kết XKLĐ trong tuyển dụng lao động
(1) Căn cứ vào các hợp đồng đã kí kết với nước ngoài, các công ty XKLĐ thông báo kế hoạch, số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, chi phí, tiền lương, và các thông tin cần thiết khác cho Ban chỉ đạo thực hiện công tác XKLĐ tỉnh.
(2) Trên cơ sở đó Ban chỉ đạo điều phối địa bàn tuyển dụng xuống các huyện, thị xã và chỉ định các đơn vị tổ chức giáo dục định hướng và đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu của các công ty XKLĐ.
(3) Căn cứ vào chỉ tiêu được phân bổ, UBND và Ban chỉ đạo thực hiện công tác XKLĐ huyện, thị xã phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn. UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các đơn vị cung ứng lao động, các tổ chức đoàn thể (Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ) thông báo công khai các điều kiện, tiêu chuẩn, chi phí, tiền lương… đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tuyên truyền để người lao động đăng kí tham gia XKLĐ, họp dân bình nghị, xét chọn đối tượng theo tiêu chuẩn tuyển dụng của các công ty XKLĐ
(4) Người lao động đăng kí đi XKLĐ tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc các trung tâm, công ty giới thiệu việc làm.
(5) Lập danh sách báo cáo về Ban chỉ đạo tổng hợp
(6) Thông báo cho công ty XKLĐ trực tiếp đến phỏng vấn và tuyển chọn
Nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm và các đơn vị đào tạo: căn cứ vào nhu cầu tuyển lao động của các công ty XKLĐ phối hợp với UBND xã, phường thị trấn tổ chức tuyển chọn, giáo dục định hướng và đào tạo nghề đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nguồn lao động cung ứng và hướng dẫn các thủ tục hồ sơ cần thiết cho người lao động.
5. Các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Tỉnh có quỹ hỗ trợ tài chính đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người lao động có nguyện vọng và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động nước ngoài đều có thể tham gia xuất khẩu lao động, trong đó đặc biệt ưu tiên đối người lao động thuộc diện hộ nghèo, diện chính sách và đồng bào dân tộc Kh.mer.
- Mọi người lao động khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ 100 % chi phí giáo dục định hướng và đào tạo nghề ngắn hạn.
Mọi người lao động khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được vay vốn từ các Ngân hàng thương mại với mức cho vay 80% tổng chi phí các dịch vụ.
- Riêng những người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách và dân tộc Kh.mer khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ 100 % tổng chi phí dịch vụ việc làm, trong đó Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay 80 %, Quỹ hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của tỉnh cho vay 20 % (thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội).
6. Các kết quả đã đạt được
6.1. Công tác thông tin, tuyên truyền
Công tác thông tin tuyên truyền giữ vai trò rất quan trọng tác động đến người lao động, mục đích làm cho họ hiểu rõ đi XKLĐ là đi làm việc để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật quốc gia tiếp nhận lao động, bảo vệ uy tín cho lao động Trà Vinh nói riêng và cho lao động Việt Nam nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này đối với hoạt động XKLĐ, Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị cung ứng lao động đã có những hoạt động thiết thực nhằm cung cấp thông tin về XKLĐ đến người lao động.
- Năm 2005, Sở đã kí hợp đồng với Đài phát thanh và truyền hình phát sóng 45 lần thông tin quảng cáo về XKLĐ, phát gần 40.000 tờ rơi quảng cáo về tận khóm ấp, phát hành 3.600 tập san về thông tin lao động việc làm gửi đến các tổ chức hội đoàn thể 8 huyện thị và 102 xã, phường, thị trấn.
- Tại các địa phương, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể thường xuyên tổ chức các cuộc họp mặt người lao động và gia đình họ để vận động, tư vấn về XKLĐ. Bên cạnh đó, các đơn vị cung ứng và XKLĐ phối hợp với phòng tổ chức lao động và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức nhiều cuộc họp mặt tư vấn trực tiếp c