Nghềnuôi trồng và khai thác thủy sản ởAn Giang đã có từrất lâu đời. Vào
khoảng thập niên 60 của thếkỷtrước, khi nghềkhai thác đạt qui mô và sản lượng
cao, cho được lượng tôm cá dồi dào thì bên cạnh đó nghềnuôi thủy sản tiến triển
song hành đểcung cấp lượng thủy sản hàng hoá quanh năm. Theo thời gian thì ngành
thủy sản ngày càng được củng cốvà phát triển góp phần quan trọng vào việc đảm bảo
1996 2000 2005
an ninh thực phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng nhất là lượng prôtêin từcá rất tốt cho cơ
thểcon người, giúp ổn định và tăng tích lũy cho nền kinh tếtrong tỉnh.
126 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3836 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm thức ăn cho cá, đó chính là lợi ích
qua lại của mô hình lúa - thủy sản.
Trước đây đối tượng thủy sản nuôi chân ruộng chủ yếu là cá mè vinh, cá mè
trắng, cá rô phi, cá rô, cá lóc, cá chép,… nhưng từ năm 2000 trở đi đối tượng nuôi
chủ yếu là tôm càng xanh vì lợi nhuận hơn rất nhiều so với nuôi cá. Vì vậy, mặc dù từ
năm 1995 đến năm 2005 diện tích nuôi thủy sản chân ruộng có tăng khoảng 4,5 lần
nhưng diện tích nuôi cá chân ruộng giảm, còn diện tích nuôi tôm càng xanh thì tăng
lên.
Bảng 2.6. Diện tích nuôi thủy sản theo mô hình nuôi chân ruộng
Diện tích (ha)
Năm
Nuôi cá Nuôi tôm
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
255,08
129,70
62,25
50,10
45,60
17,29
52,56
-
-
199,26
276,17
329,80
472,51
-
Nguồn: Sở NN & PTNT An Giang.
Như vậy nuôi tôm chân ruộng phát triển từ năm 2000 đến nay và diện tích
nuôi lại tăng nhanh. Về khu vực nuôi tôm chân ruộng chủ yếu tập trung ở huyện
Thoại Sơn và một số vùng thuộc huyện Châu Thành và Châu Phú.
+ Nuôi đăng quầng ven sông: đây là loại hình nuôi mới áp dụng ở An Giang
từ năm 2000 đến nay và đang có xu hướng gia tăng nhanh về diện tích. Bởi ưu điểm
của mô hình này là chi phí đầu tư thấp, chất lượng cá tốt gần tương đương cá nuôi bè,
sản lượng cao hơn nuôi cá ao, lợi nhuận cao. Song nhược điểm là gây ô nhiễm môi
trường (đặc biệt là vào mùa khô), rất khó phòng trị bệnh khi có dịch bệnh xảy ra, làm
phù sa bồi lắng lòng sông, gây cản trở luồng lạch giao thông, làm giảm tài nguyên
nước. Đối tượng nuôi chính là cá tra, tôm càng xanh. Khu vực phân bố chủ yếu là
đoạn sông Hậu thuộc xã Mỹ Hòa Hưng - Long Xuyên; Hòa Bình - Chợ Mới, nhờ địa
hình sông thoai thoải, độ sâu cạn do phù sa bồi lắng.
* Diện tích nuôi theo đối tượng
Từ năm 1996 - 1998 đối tượng nuôi chính là: cá basa, cá lóc bông, cá hú, cá
he, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, cá bống
tượng, cá sặc rằn, cá trê phi, cá trê lai, cá chép, cá hường. Trong giai đoạn này đối
tượng nuôi xuất khẩu chủ lực là cá tra, cá basa, cá lóc bông, cá he được nuôi bằng
lồng bè. Các đối tượng còn lại được nuôi bằng ao và được tiêu thụ nội địa.
Từ năm 1999 - 2003 đối tượng nuôi chính là cá tra, cá lóc bông, cá basa, cá
hú, cá he, tôm càng xanh, cá rô phi, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc,
cá rô đồng, cá thát lát, cá trê phi, cá trê lai, cá mè vinh, cá chép, cá chim trắng, cá mè,
cá hường. Trong giai đoạn này đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực là cá tra, cá basa, cá
lóc bông, cá he, cá rô phi, các đối tượng này được nuôi bằng lồng bè. Xu hướng nuôi
cá basa xuất khẩu trong giai đoạn này giảm rất mạnh do thời gian nuôi lâu (khoảng
12 - 18 tháng), giá bán chênh lệch so với cá tra không nhiều đôi khi bằng hoặc thấp
hơn. Các loại cá còn lại được nuôi bằng ao, chân ruộng, đăng ven và được tiêu thụ
trong nước.
Cá tra ngày càng trở thành đối tượng nuôi chiếm ưu thế vượt trội và là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh An Giang, do thời gian nuôi ngắn, giá bán cao, vòng
quay vốn nhanh, được người dân chấp nhận nuôi cao. Đây cũng là một lợi thế trong
xuất khẩu, nhưng cũng quá phụ thuộc vào một đối tượng nuôi khi gặp khủng hoảng.
Như vậy có 2 loại đối tượng thủy sản đặc trưng được nuôi ở An Giang trong
thời gian qua, đó là cá và tôm. Diện tích nuôi được thể hiện như sau:
Bảng 2.7. Diện tích NTTS theo đối tượng
Năm Tổng DT (ha) %DT nuôi cá %DT nuôi tôm %DT ương nuôi cá giống
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1.373,08
1.252,21
1.252,11
1.787,77
1.560,90
1.896,29
1.835,81
100
96,6
78,6
81,9
72
64,2
61,2
-
0,7
18,8
15,8
23,7
29,5
32,0
-
2,7
2,6
2,3
4,3
6,3
6,8
Nguồn: Sở NN & PTNT An Giang.
Qua đó cho thấy, trong tổng số diện tích nuôi, cá luôn chiếm tỉ trọng cao hơn
so với tôm. Tuy nhiên, năm 2005 so với năm 2000 thì diện tích nuôi tôm ngày càng
tăng lên, còn diện tích nuôi cá thì lại giảm.
* Diện tích nuôi phân theo địa phương
Do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thủy văn và tập quán sản xuất, nhìn
chung ở các địa phương trong toàn tỉnh có sự phát triển khác nhau và không đồng
đều. Trước tiên, đó là sự thay đổi về diện tích mặt nước, nếu như năm 1995 Chợ Mới,
Châu Thành là những huyện đứng đầu về diện tích mặt nước NTTS, thì sang năm
2005 Thoại Sơn và Châu Phú chiếm vị trí ấy, vì đây là 2 địa phương phát triển rất
mạnh hình thức nuôi chân ruộng.
Cũng trong giai đoạn này, có 5 huyện tăng về diện tích nuôi như Châu Đốc,
Phú Tân, Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn thì 6 huyện còn lại giảm. Cùng là những
huyện miền núi nên Tịnh Biên và Tri Tôn có diện tích NTTS thấp nhất, tuy nhiên qua
nhiều năm thì hướng phát triển của từng địa phương cũng khác nhau.
Bảng 2.8. Diện tích mặt nước NTTS phân theo huyện
Năm 1995 Năm 2005
Đơn vị ha % ha %
Tỉ lệ năm 2005
so với năm
1995 (%)
Tổng số
Long Xuyên
Châu Đốc
An Phú
Tân Châu
Phú Tân
Châu Phú
Tịnh Biên
Tri Tôn
Châu Thành
Chợ Mới
Thoại Sơn
1.373,08
139,38
11,49
53,85
124,35
56,86
125,35
92,34
21,59
289,59
291,20
167,08
100
10,2
0,8
3,9
9,1
4,1
9,1
6,7
1,6
21,1
21,2
12,2
1.835,81
123,63
53,83
40,37
90,26
217,58
332,29
23,59
35,77
124,40
188,65
605,44
100
6,7
2,9
2,2
4,9
11,9
18,1
1,3
1,9
6,8
10,3
33,0
133,70
88,69
468,49
74,96
72,58
382,65
265,08
25,54
165,67
42,95
64,78
362,36
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
2.3.2. Sản lượng thủy sản
Do điều kiện tự nhiên, khí hậu và môi trường có tiềm năng lớn và đa dạng cho
phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi cá lồng bè và nuôi tôm, các phụ phế phẩm từ chế
biến lương thực, cá tạp, cua, ốc,… có thể tận dụng chế biến thành thức ăn nuôi thủy
sản. Cho nên diện tích NTTS đã tăng lên nhanh chóng như đã phân tích ở trên, vì vậy
có tác động tích cực đến sản lượng thủy sản.
Bảng 2.9. Tổng sản lượng thủy sản thu hoạch (Đơn vị: tấn)
Năm Tổng SL Cá Tôm Thủy sản khác
1995
2000
2005
103.635
171.424
232.139
86.095
148.663
217.947
178
91
745
17.362
22.670
13.447
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
Từ 1995 đến 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thủy sản là
8,3%/năm, trong đó sản lượng cá chiếm ưu thế hơn sản lượng tôm, trung bình sản
lượng cá chiếm trên 80% tổng sản lượng thủy sản, nhưng sản lượng tôm thì tăng
nhanh hơn cá, trung bình tôm tăng khoảng 4,2 lần, cá chỉ tăng 2,5 lần.
* Sản lượng nuôi trồng
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2001 2002 2003 2004 2005 Năm
Cá tra Cá basa Cá lóc Cá và thủy sản khác
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
- Về mặt cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi thì chủ yếu là cá tra, cá basa, ngoài ra còn
có các loại cá khác như cá lóc, tôm, thủy sản khác.
Qua biểu đồ cho thấy cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi cá tra chiếm ưu thế nhất,
chiếm từ 74% (năm 2004) trở lên, trong khi đó cá basa là loài thủy sản đặc trưng của
An Giang mà sản lượng sản xuất càng ít dần và chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn từ 5%
trở xuống. Nguyên nhân là do cá tra là loài ăn tạp, dễ nuôi, mau lớn, thích nghi tốt
với các điều kiện nuôi khác nhau như nuôi trong ao hầm hoặc nuôi bè. Giống cá tra
thì dễ tìm, cá có sức chống chịu tốt với môi trường khắc nghiệt, thời gian nuôi thu
hoạch sớm, dễ chế biến, tỷ lệ fillet cao và dễ tiêu thụ. Còn cá basa mặc dù thịt cá
thơm ngon và bổ dưỡng hơn nhưng do nhu cầu trao đổi oxy cao nên chỉ thích nghi
với nuôi bè neo đậu ở vùng nước chảy mạnh (cá basa ở An Giang chỉ nuôi được ở
đoạn sông Hậu thuộc Châu Đốc), thời gian thu hoạch chậm hơn cá tra. Mà giá thu
mua nguyên liệu của cá tra nuôi bè và cá basa ít chênh lệch nên dẫn đến sản lượng cá
basa ngày càng giảm.
- Về mặt sản lượng thủy sản nuôi trồng nhìn chung tăng dần qua các năm, điều này
thể hiện rõ nhu cầu của con người và nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
ngành thủy sản. Có thể chia làm 2 giai đoạn:
+ Năm 1995 đến 2001, sản lượng thủy sản chủ yếu là khai thác, tỉ lệ % sản
lượng thủy sản nuôi trồng trong tổng sản lượng là rất thấp, từ 34,2% đến 46,5%.
+ Từ năm 2002 đến 2005 thì hoàn toàn ngược lại. Sản lượng nuôi trồng ngày
càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng 17,5% và chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu tổng
sản lượng, trên 75%.
Nguyên nhân là do phát triển NTTS phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời NTTS còn khai thác, tận dụng mọi tiềm
năng về tự nhiên cũng như KT - XH của tỉnh nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm, tăng
cường dinh dưỡng cho người dân và có dư để xuất khẩu.
Bảng 2.10. Diễn biến sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác
Tổng SL SL nuôi trồng SL khai thác
Năm Tấn % Tấn % Tấn %
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
103.635
171.424
180.213
190.660
204.298
212.737
232.139
100
100
100
100
100
100
100
35.410
80.156
83.643
111.599
136.825
154.675
180.809
34,2
46,8
46,4
58,5
67,0
72,7
77,9
68.225
91.268
96.570
79.061
67.473
58.062
51.330
65,8
53,2
53,6
41,5
33,0
27,3
22,1
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
* Sản lượng thủy sản khai thác
Về sản lượng khai thác thủy sản từ năm 1995 - 2005 có sự dao động lớn. Năm
nào có lũ lớn thì sản lượng thủy sản tự nhiên có nhiều và sản lượng khai thác lớn như
năm 1997. Những năm lũ lớn và liên tiếp nhau như năm 2000 và 2001 thì ngư trường
được mở rộng, quy mô khai thác tăng lên, nguồn lợi cá tự nhiên được bổ sung rất
nhiều từ thượng nguồn và phát triển tốt ở các thủy vực thuộc vùng ngập nước của
tỉnh.
Tuy nhiên nhìn một cách tổng quan thì sản lượng khai thác ngày càng giảm
xuống, trong cả một giai đoạn sản lượng này giảm xuống 1,32 lần và năm 1995
chiếm 65,8% thì năm 2005 chỉ còn 22,1% trong tổng sản lượng.
Nguyên nhân vì đây là ngành truyền thống nên phương tiện đánh bắt của ngư
dân rất phong phú và đa dạng như: lưới kéo, lưới rê, lưới rùng, đăng, đáy, chà, vó,
cào, vớn, lờ, lợp,… Hiện có một số loại hình đánh bắt thủy sản sử dụng điện (lưới
kéo, lưới vây, lưới rùng) mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên rất lớn, do
đó nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm mạnh và dần dần cạn kiệt. Ngoài ra do áp
lực dân số, nhu cầu càng tăng, số lượng người tham gia đánh bắt thủy sản ngày càng
nhiều.
Hậu quả không chỉ nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên mà
còn ảnh hưởng rất lớn rất lớn đến năng suất, sản lượng của hộ nuôi cá lồng bè. Ngoài
ra còn có nhiều yếu tố khác cũng có tác động làm giảm bớt nguồn lợi thủy sản tự
nhiên, đó là nguồn cá từ Biển Hồ xuống ít do mực nước lũ thấp, đê bao tiểu vùng
ngăn nước tràn đồng.
Nhìn chung sản lượng thủy sản tự nhiên thuộc địa bàn tỉnh An Giang khá lớn
so với các tỉnh khác trong khu vực, thành phần giống loài rất phong phú và đa dạng.
Như vậy cần phải nghiên cứu các biện pháp phát triển nguồn lợi, khai thác và bảo tồn
một cách hợp lý.
34.2%
65.8%
46.8%
53.2%
Sản lượng nuôi trồng
Sản lượng khai thác
77.9%
22.1%
Biểu đồ 2.6. So sánh sản lượng thủy sản năm 1996 - 2005
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
2.3.3. Giá trị sản xuất (GTSX) thủy sản
* Giá trị sản xuất thủy sản toàn tỉnh
Nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản ở An Giang đã có từ rất lâu đời. Vào
khoảng thập niên 60 của thế kỷ trước, khi nghề khai thác đạt qui mô và sản lượng
cao, cho được lượng tôm cá dồi dào thì bên cạnh đó nghề nuôi thủy sản tiến triển
song hành để cung cấp lượng thủy sản hàng hoá quanh năm. Theo thời gian thì ngành
thủy sản ngày càng được củng cố và phát triển góp phần quan trọng vào việc đảm bảo
1996
2000
2005
an ninh thực phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng nhất là lượng prôtêin từ cá rất tốt cho cơ
thể con người, giúp ổn định và tăng tích lũy cho nền kinh tế trong tỉnh.
Bảng 2.11. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản
Đơn vị: triệu đồng
Trong đó
Năm Toàn ngành Nông
nghiệp
Lâm
nghiệp Thủy sản
1995
2000
2002
2003
2004
2005
5.577.687
7.353.366
8.944.585
10.295.506
12.526.700
13.085.590
4.877.781
6.035.949
7.242.114
8.439.399
10.099.204
10.561.633
54.962
85.951
89.888
91.394
98.368
102.077
644.944
1.231.466
1.612.583
1.764.713
2.329.128
2.421.880
TĐT% 8,9 8,0 6,3 14,1
Nguồn: Sở NN & PTNT An Giang
Mặc dù nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX nông - lâm -
thủy sản nhưng rõ ràng chúng ta cũng thấy được sự chuyển biến của ngành thủy sản.
Từ 1995 đến 2005, nếu như tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn khu vực nông -
lâm - thủy sản là 8,9%/năm, thì thủy sản tăng 14,1%/năm, trong khi đó nông nghiệp
chỉ tăng 8%/năm và lâm nghiệp là 6,3%/năm (thấp hơn bình quân của toàn ngành).
Trong cơ cấu GDP nông - lâm - thủy sản, tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm từ
86,81% (1995) xuống 80,96% (2005), còn thủy sản thì tăng lên từ 11,80% (1990) lên
18,25% (2005).
Như vậy, ngành thủy sản phát triển đã tác động tích cực trong việc chuyển đổi
cơ cấu kinh tế ở nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng
tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Thủy sản
Lâm Nghiệp
Nông nghiệp
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu GDP Nông - Lâm - Thủy sản
Nguồn: Cục thống kê An Giang
* Giá trị sản xuất thủy sản phân theo nuôi trồng và khai thác
GTSX ngành thủy sản toàn tỉnh An Giang giai đoạn 1996 - 2005 tăng lên liên
tục. Trong cơ cấu GTSX ngành thủy sản thì GTSX ngành nuôi trồng tăng từ 71,7%
lên 85%, còn GTSX thủy sản khai thác thì giảm xuống. Ngoài ra trong suốt thời gian
này GTSX thủy sản nuôi trồng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với GTSX thủy sản
khai thác.
Bảng 2.12. Cơ cấu GTSX ngành thủy sản An Giang
Tổng số NTTS Khai thác thủy sản
Dịch vụ thủy
sản Năm Triệu
đồng %
Triệu
đồng %
Triệu
đồng %
Triệu
đồng %
1996
1999
2000
2003
2005
728.226
965.628
1.231.466
1.764.713
2.421.880
100
100
100
100
100
521.819
684.041
840.939
1.340.966
2.058.238
71,7
70,8
68,3
76,0
85,0
202.458
277.520
352.693
363.424
286.407
27,8
28,7
28,6
20,6
11,8
3.949
4.067
37.835
60.323
77.235
0,5
0,4
3,1
3,4
3,2
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
Qua bảng 2.12 còn cho thấy, GTSX của dịch vụ thủy sản mặc dù chiếm tỉ lệ
rất nhỏ trong cơ cấu toàn ngành nhưng vẫn thấy sự tăng trưởng của nó, từ 0,5% tăng
lên 3,2%. Riêng về tốc độ tăng trưởng GTSX, thì tốc độ tăng trưởng GTSX của
ngành khai thác là tụt giảm rõ rệt, thể hiện ở hình 2.6 sau:
0
100
200
300
400
500
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Toàn ngành Nuôi trồng Khai thác
Năm
%
Biểu đồ 2.8. Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành thủy sản An Giang (Theo giá
hiện hành)
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
Tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản có thể chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1996 – 2000: GTSX ngành khai thác tăng lên liên tục và có tốc độ
tăng trưởng cao nhất, như năm 2000 tốc độ tăng lên đến 174,2% so với năm 1996.
Trong khi đó, GTSX ngành nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng rất thấp, thậm chí có
năm như 1998 tốc độ tăng trưởng giảm xuống so với năm 1996. Do đó, GTSX toàn
ngành trong giai đoạn này có tăng nhưng chậm và không ổn định.
- Giai đoạn 2001 – 2005: xu hướng phát triển có sự thay đổi ngược lại. Nhìn
chung, tốc độ tăng trưởng của toàn ngành tăng liên tục và tăng rất cao. Trong đó,
GTSX ngành nuôi trồng tăng lên nhanh chóng và nếu so với tốc độ tăng trưởng của
GTSX ngành khai thác những năm cao nhất của giai đoạn trước thì cao hơn gấp 2 lần,
điều đó biểu hiện sự phát triển vượt bậc của ngành nuôi trồng. Còn ngành khai thác
giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chựng lại và có xu hướng giảm xuống.
2.3.4. Năng suất
Bảng 2.13. Diễn biến năng suất NTTS An Giang
Năm Năng suất nuôi trồng (tấn/ha)
Tỉ lệ % so với
năm trước
1996
2000
2003
2005
37,05
64,01
87,65
98,49
143,71
131,51
140,41
120,75
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
Nhìn chung năng suất nuôi thủy sản của tỉnh An Giang luôn biến động mạnh
và có xu hướng tăng dần theo năm. Mức tăng trung bình trong thời gian qua là
11,4%. Trong đó năng suất đạt cao nhất ở các huyện đầu nguồn sông Hậu và sông
Tiền như An Phú, Châu Đốc, Tân Châu.
Bảng 2.14. Năng suất NTTS phân theo địa phương năm 2005
Đơn vị SL nuôi trồng (tấn)
Dt nuôi trồng
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Long Xuyên 18.454 123,63 149,26
Châu Đốc 13.846 53,83 257,21
An Phú 19.121 40,37 473,64
Tân Châu 14.290 90,26 158,32
Phú Tân 33.990 217,58 156,21
Châu Phú 45.075 332,29 135,64
Tịnh Biên 935 23,59 39,63
Tri Tôn 1.163 35,77 32,51
Châu Thành 10.632 124,40 85,46
Chợ Mới 15.666 188,65 83,04
Thoại Sơn 7.636 605,44 12,61
Toàn tỉnh 180.809 1.835,81 98,49
Nguồn: Cục thống kê An Giang
2.3.5. Hiện trạng chế biến và xuất khẩu thủy sản An Giang
2.3.5.1. Chế biến thủy sản
Bảng 2.15. Cơ cấu sản phẩm thủy sản chế biến của An Giang
Cá Tôm Mực Thủy sản khác
Năm
Tấn Tăng % so với
2000
Tấn % Tấn % Tấn %
2000
2001
2002
2003
2004
2005
5.202
11.437
24.044
23.087
39.308
54.039
100
219,8
462,2
443,8
755,6
1038,8
443
289
137
52
1.094
56
100
65,2
30,9
11,7
247,0
12,6
764
748
215
-
-
3
100
97,9
28,1
-
-
0,4
907
1.362
1.861
3.493
5.327
-
100
150,2
205,2
385,1
587,3
-
TĐT% 59,7 -33,9 -67 55,7
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
- Về cơ cấu thủy sản chế biến: cá là sản phẩm thủy sản chế biến chủ yếu, từ
năm 1996 đến 2005 sản lượng không ngừng tăng, chiếm tỷ lệ 70% trở lên trong tổng
sản lượng thủy sản chế biến, đáp ứng được thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
Ngoài ra còn có tôm, mực và các loại thủy sản khác. Nhìn chung, sản lượng tôm, mực
chế biến ngày càng giảm, còn các loại thủy sản khác ngày càng tăng, điều đó cho thấy
sự đa dạng hóa các mặt hàng chế biến xuất khẩu nhằm sử dụng hết nguồn nguyên liệu
trong tỉnh.
Qua bảng 2.16 sản phẩm cá chế biến có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và tốc độ
tăng trung bình trong cùng thời kỳ so với các sản phẩm khác là cao nhất, kế đến là
các loại thủy sản khác. Riêng về tôm và mực, sản lượng chế biến không những giảm
mà tốc độ tăng trưởng còn ở con số âm. Điều này thể hiện rõ An Giang là tỉnh có
nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển con cá và đó cũng chính là những mặt hàng
chủ lực của tỉnh.
- Các loại sản phẩm: được chế biến dưới nhiều dạng như cá nguyên con, cá
cắt khúc, cá fillet đông lạnh tươi, tôm đông lạnh, mực đông lạnh; sản phẩm chế biến
sẳn như chả cá, cá tẩm bột, chạo cá; đồ khô như chà bông, lạp xưởng cá, các loại khô;
đồ hộp và các sản phẩm ăn liền. Ngay cả bong bóng cá, bao tử cá tra cũng được sử
dụng làm nguyên liệu chế biến.
- Chế biến nước mắm: nước mắm cũng là sản phẩm truyền thống ở An
Giang, đã nổi tiếng trong vùng và trong nước, được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Thái
Lan, Lào, Campuchia. Toàn tỉnh hiện nay có 12 cơ sở chế biến nước mắm, chủ yếu là
của tư nhân, tập trung ở Châu Đốc, Long Xuyên, Chợ Mới, Châu Thành. Sản lượng
nước mắm tăng lên hàng năm. Tổng sản lượng 5 năm 2001 – 2005 là 15 triệu lít.
Nước mắm sản xuất theo qui trình công nghệ cổ truyền, thủ công, thiết bị dùng sản
xuất nước mắm rất đơn giản.
Nguyên liệu sản xuất nước mắm là tất cả loại cá được đánh bắt ở sông. Tuy
nhiên, hiệu suất thu hồi nước mắm nhiều nhất và rẻ tiền nhất là cá linh. Mùa cá linh
thường từ tháng 8 đến tháng 10 (âm lịch) hàng năm. Nghề làm nước mắm ở An
Giang có lợi thế là có lực lượng lao động, có tay nghề truyền thống; nguồn nguyên
liệu cá sông, nhất là cá linh rất dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng. Nhưng do qui trình
công nghệ sản xuất ở các cơ sở tư nhân còn lạc hậu, thời gian chế biến chượp quá dài
dẫn đến đồng vốn quay chậm, giá thành cao cộng với thiếu vốn, thiếu đầu tư sản xuất
nên chất lượng nước mắm chưa phù hợp thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước; về
chất lượng, mẫu mã, bao bì... không cạnh tranh lại với nước mắm ở Kiên Giang và
các nơi khác, đang có nguy cơ thu hẹp dần [31].
- Chế biến mắm các loại: mắm cá là đặc sản ở An Giang với nhiều tên gọi
khác như: mắm Châu Đốc, mắm Bà Giáo Khỏe ... Vào mùa nước nổi, còn gọi là mùa
cá, cá đánh bắt được bán tươi không hết phải làm mắm, làm khô. Ban đầu người dân
An Giang làm mắm, làm khô để giải quyết lượng cá dư thừa. Về sau nâng dần thành
nghề sản xuất mắm cá, khô cá các loại để tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu. Toàn
tỉnh hiện có 23 cơ sở sản xuất mắm cá (đều thuộc của tư nhân, hộ gia đình) tập trung
ở Châu Đốc và huyện An Phú với sản lượng tăng giảm không đều do tùy thuộc vào
thị trường tiêu thụ. Sản lượng mắm chế biến năm 2005 là 1000 tấn.
Nguyên liệu làm mắm thường là các loại cá lóc, cá kết, cá linh, cá trèn, cá
sặc...Tuy nhiên, các cơ sở chế biến mắm thường là của tư nhân hoặc hộ gia đình ở các
khu đông dân cư, gây mùi vị khó chịu... làm ảnh hưởng xấu đến môi trường; hàng cá
chế biến mắm chủ yếu tiêu thụ nội địa, do hạn chế về mùi vị, màu sắc, bao bì chưa hấp
dẫn và chưa bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm... nên chưa thu hút
người tiêu dùng trong và ngoài nước[31].
- Chế biến khô thủy sản nước ngọt: sản xuất các loại khô cá nước ngọt cũng
là một nghề truyền thống ở An Giang. Toàn tỉnh hiện có 12 cơ sở sản xuất khô cá,
trong đó có 5 cơ sở sản xuất cá tra phồng, đều thuộc các cơ sở tư nhân, hộ gia đình,
số lượng lao động tăng, giảm không ổn định, sản xuất theo thời vụ (chỉ mùa nắng,
mùa cá). Các sản phẩm khô cá ở An Giang rất đa dạng gồm: khô cá tra phồng, khô cá
lóc, khô cá lóc bông, cá sặc, cá chạch, khô cá các loại có tẩm gia vị... Sản lượng khô
các loại tăng hàng năm.Tổng sản lượng khô các loại trong 5 năm 2001 - 2005 là 5000
tấn. Hiện nay, chế biến khô ở An Giang vẫn chỉ là ngành sản xuất truyền thống chứ
chưa phát triển thành ngành công nghiệp chế biến.
Riêng nghề sản xuất khô cá tra phồng mới xuất hiện từ năm 1991 và phát triển
khá nhanh. Sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước có Việt
kiều sinh sống như ở Mỹ, Úc, Canađa... Nghề sản xuất khô cá tra phồng phát triển đã
kéo theo nghề nuôi cá tra phát triển, thu hút nhiều lao động có việc làm.
Nguyên liệu chính là cá tra nuôi ở ao hầm, bình quân tiêu thụ nguyên liệu
khoảng 2000 tấn/ năm, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cá tra nuôi. Cá tra có nhiều
mỡ nên có cơ sở chế biến khô cá tra phồng ở Châu Đốc đã đầu tư máy ép bọc rút
chân không để tăng thời gian bảo quản. Sản xuất khô cá tra phồng có hiệu quả sẽ giải
quyết được một lượng lớn cá tra nuôi ao hầm. Đây là biện pháp tích cực nhất tạo
thêm việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển nông
thôn[31].
- Bên cạnh những sản phẩm chế biến thực phẩm chính để xuất khẩu, các
doanh nghiệp ở An Giang đã tận dụng những phụ phẩm để chế biến bột cá làm thức
ăn cho gia súc như da cá, mỡ cá, xương cá. Gần đây người ta còn tận dụng mỡ cá làm
ra dầu biozen có thể thay thế cho các loại năng lượng trước đây như dầu diezen, xăng.
Loại dầu biozen này có năng lượng rất cao, giá thành rẻ hơn các nguồn năng lượng
khác và đặc biệt không gây ra ô nhiễm môi trường. Đây không phải là những mặt
hàng xuất khẩu chính nhưng cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao lợi nhuận,
giảm chi phí sản xuất, đồng thời thể hiện sự đa dạng hoá sản phẩm.
2.3.5.2. Thị trường
Thị trường là một yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của một doanh
nghiệp hoặc một sản phẩm hàng hóa nào đó. Do đó các doanh nghiệp phải không
ngừng vươn lên để đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của cơ chế thị trường: chất lượng
hàng hóa tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý.
* Đối với thị trường tiêu thụ nội địa
Là thị trường tiêu thụ lớn, sức mua ổn định cả về mặt sản lượng và giá trị.
Nhìn chung trong nội địa chủ yếu là tiêu thụ ở dạng tươi sống và đông lạnh ở thị
trường ngoài tỉnh. Cụ thể:
- Cá tra nuôi: tiêu thụ dưới dạng tươi sống và cung cấp nguyên liệu làm khô
cá tra phồng chiếm gần 50% sản lượng cá tra nuôi. Còn lại 50% được nông dân tăng
cường cải tiến kỹ thuật nuôi (như lồng bè, đăng quầng, ao hầm) làm cho cá có chất
lượng mỡ trắng, thịt ngon không kém gì cá basa, cá bông lau, cung cấp cho các cơ sở
chế biến fillet đông lạnh xuất khẩu ngoài tỉnh, hoặc tinh chế thành những sản phẩm
có giá trị gia tăng.
- Các loại cá khác: cá lóc bông, cá lóc... tiêu thụ tươi sống khoảng 40.000
tấn/năm (trong đó có 50% cá khai thác từ tự nhiên), cung cấp làm mắm các loại 1.000
tấn/năm và cung cấp làm khô khoảng 2.000 tấn/năm. Như vậy, nhu cầu thị trường đối
với mặt hàng cá lóc, lóc bông luôn được tiêu thụ hết sản lượng nuôi nhưng với yêu
cầu ngày càng cao về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
- Tôm càng xanh: chủ yếu tiêu thụ tươi sống trong tỉnh với giá cả bán tại các
chợ rất cao, còn chế biến thì ngày càng giảm vì tỷ lệ hao hụt rất lớn làm giá thành sản
phẩm rất cao khó cạnh tranh vớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH004.pdf